- Phần Mở Đầu
- Chương 1: Lời thuyết chỉ bảo
- Chương 2: Ý nghĩa hai thời kinh
- Chương 3: Yếu nghĩa kinh Lăng Nghiêm
- Chương 4: Yếu nghĩa Thập chú
- Chương 5: Kệ hồi hướng-Phát nguyện hồi hướng
- Chương 6: Thập nguyện Phổ Hiền - Phụ chú thích - Tam quy
- Chương 7: Kinh A Di Đà
- Chương 8: Hồng danh sám Lễ Phật
- Chương 9: Giải thích Nghi Mông Sơn Thí Thực
Phần mở đầu
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Nguồn: Chú giải: Ngài Quán Nguyệt, Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
LƯỢC TRÌNH VỀ PHIÊN DỊCH
BỘ NHỊ KHÓA HIỆP GIẢI
Nhị khóa: Hai thời khóa tụng; Hiệp giải: nhập chung để giải
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là "Nhị Khóa Hiệp giải". Như là: đem các bổn kinh mai và chiều họp chung lại làm một thể mà sắp làm 5 quyển; còn các bài phát nguyện, hồi hướng, tam tự quy y của mai và chiều thì nhập chung lại làm một quyển (quyển thứ 6), và các nghi thức thù ân chúc tán làm một quyển.
Nay tôi dịch bộ kinh này, xin chia làm hai tập thượng và hạ: Tập thượng nói riêng trọn về thời kinh mai, tập hạ nói nguyên vẹn cả thời kinh chiều, và xin để phiên dịch ra như thế này là Y theo lối quy định của các Đức Tổ xưa đã sắp đặt, mà các chùa bấy nay cũng thường tụng đã quen. Như vậy là để cho các học giả vẫn được dễ dàng xem hiểu thuận tiện, vì với "Nhựt tụng" đã riêng phần, xem đâu được sẵn liên tiếp đó. Như thế đã khỏi thất công tìm kiếm và gọi là "Nhị khóa hiệp giải" mới nhằm với bản dịch ngày nay vì đã phân riêng ra làm hai tập: thượng và hạ.
Với 5 bức biểu đồ thế giới và lời chú thích, nay cũng xin đem tiếp theo sau 4 câu "Tứ sanh cữu hữu đồng đăng hoa tạng huyền môn, bát nạn tam đồ cọng nhập Tỳ lư tánh hải" mà dịch ra cho pháp và nghĩa được liên quan với nhau.
Vì những bức biểu đồ ấy là tượng trưng những pháp tướng và tâm tướng của 4 câu trên ở Kinh Hoa Nghiêm, do "tri kiến của Phật" Ngài thuyết ra "Hoa tạng thế giới hải". Vài lời dịch thuật, xin đại chúng biết cho.
Nam mô Hoan Hỷ Địa Bồ Tát.
Phật tử THÍCH KHÁNH ANH
Viết tại chùa Phước Hậu
Ngày tự tứ tháng 7 năm Mậu Tuất
Phật lịch 2502 – Dương lịch 1958
NHỊ KHÓA HIỆP GIẢI
Bầu trời cao lớn, nào hẹp lượng với một vật ni; lòng Phật khắp phương, đâu nỡ ngơ với một linh nớ. Không hiềm vì một vật, thì cả hiện tượng đều lượng bao dung; chẳng bỏ xót một linh, thì toàn pháp giới đều ơn tế độ (đồng về cõi Phật)
Toàn pháp giới đồng về hờ mình, thì mỗi mỗi đức tốt trang nghiêm đều hiển hiện ngay nơi tự kỷ "lấy pháp giới để sửa thân, gom kiền khôn để làm lượng" cũng như cả vạn vật đều rực rỡ bày giữa bầu vũ trụ bao la.
Bởi thế, đức Như Lai giảng giáo tại xứ Trúc Kiền, mà mười phương cũng đồng được phổ độ hoặc bằng gián tiếp, hoặc chịu ảnh hưởng; đức Sơ Tổ ấn tâm ở bên chấn đán, mà bốn biển cũng đều được huân triêm hoặc bằng tương truyền hoặc bằng lưu thông. Phật trước đã nêu gương mẫu nơi tinh xá Kỳ Viên: Hiền sưa đã sắp khóa trình làm công phu triêu mộ. Với mai chiều, nếu chẳng có phép tu bằng hai thời khóa tụng, để làm như đường rầy tấn đạo, tỷ khác nào con ngựa không có điều khiển dây cương, thì lấy chi làm điều kiện để đáng tiêu của Tín Thí và kiến thiết nên đạo nghiệp!
Nên chi tụng 5 hội chú Lăng Nghiêm, thì dục vọng gì cũng thôi dứt: tụng 10 bài thần chú, thì quả tu có thể mưu cầu ; tụng Phật thuyết A Di Đà Kinh là chí hướng sẽ vãng sanh ; lạy Hồng danh báo sám nghi thức thì nghiệp chướng xưa tiêu diệt ; tụng văn Mông sơn là để thí thực cứu tế cho cô hồn; tụng chú Bát nhã là để phá tướng giải không cho tình thức, Kể cả các văn khóa tụng ấy, rốt đều hồi hướng về Tịnh thổ (độ) là làm chỗ để đi đến chốn về đến nơi; thế đủ thấy biết rằng; dẫu tầm phương chi để thoát tục nữa, cũng chẳng hơn hai thời khóa tụng đây vậy.
Chỉ vì kinh phật nhiệm mầu, nếu không giải thích thì ít ai hiểu thấu đặng; ngày trước tôi giảng diễn hai thời khóa tụng ở thiên thai U khổ, khổ vì chăng đủ tài liệu để chú giải nên các học giả chẳng dò nắm được lẽ hay của nó. Dù các bổn kinh A Di Đà, Tâm kinh đã có nhiều nhà chú giải, còn các bổn kia, hãy chưa rõ được!
Kế sau, được xem xét bổn "Nhật khóa tiện mông" tuy đủ mà thiếu, vì giải những bài mà bị bổn ấy bớt đi, thành thử tôi không nệ mình dốt, hèn mà đánh bạo ra làm việc biên tập.
Với các bổn: A Di Đà kinh, Bát nhã tâm kinh và Hồng danh bảo sám.... Là những bổn đã giai tác từ xưa; còn với các bổn: Chú Lăng Nghiêm, thập chú, Mông sơn, Hồi hướng, đều là phần tôi diễn thuật lại.
Việc biên tập đã thành, nhan đề là "Nhị Khóa hiệp giải hội bổn" vận động tài chánh in được một ngàn bộ, hoặc là mình đưa ra tặng cho, hoặc người htân đến nài thỉnh, chỉ trong vài tháng đã phát hành hết rồi, mà hãy còn nhiều người đến đòi hỏi mãi.
Sau đó, tính muốn tái bản, lại e rằng: Tánh dốt lẫn nhau với thối cũ, vóc trắng khó sánh cùng màu me,f bởi thế nên vừa chuộng cái tông chỉ cũ mà hay của xưa, vừa diễn cái biểu đồ mới mà đẹp của nay, để biên tập lại và chú giải trọn vẹn; trong đây có chỗ nào khó rõ, thì lại y theo nghĩa thành lập ra cái biểu đồ, để hành giả thấy rõ như xem chỉ trong bàn tay. Đã thành bộ pho, lại đặt tên là "Trùng đính Nhị khóa hiệp giải", để bổ khuyết vào chỗ chưa đủ của "Bổn hiệp giải" trước, vã lại vạch rõ thêm chỗ mà Tiền Hiền chưa phát minh.
Cốt mong các đấng Hậu hiền, xem nghĩa rồi thâu góp đặng lý mầu, dẹp sạch hết mê hoặc và các chướng.
Hơn nữa là, với sự "Hành" tu, hãy mau lên chóng tiến, đồng thời với lý "giải" tỏ, hãy triệt để nhận chơn, ngõ cùng vào biển tánh Tỳ lư, cả căn thân chánh báo, lẫn khí giới y báo, đồng hoàn toàn "Nhứt thế chủng trí" Tức là "Sai biệt trí" nghĩa là chứng trí nầy thì biết suốt cả sự vật. "Sai biệt trí" cũng gọi là Phật trí.
HƯNG TỪ bí xu, hiệu QUÁN NGUYỆT
Soạn lời tựa tại núi Thiên thai, thuộc tỉnh Chiết giang.
Ngày Phật Niết bàn, tháng trọng xuân, năm Tân dậu (1921)
GIẢO ĐÌNH
BỘ NHỊ KHÓA HIỆP GIẢI
Trong Thiên thai tông, ngài Quán Nguyệt pháp sư vì lẽ gì tạo ra bộ "Nhị Khóa Hiệp giải" nầy?
Nghĩa rằng: từ "kiếp không" về trước, một chữ "Phật" còn chẳng có, huống chi là "Khóa giải"?
Với chữ "Khóa" hãy còn không, thì làm gì có chữ "Giải". Đã không khóa không giải thì ở trong không "Ta" là phần năng độ; ngoài cũng không "Người" là cảnh sở độ. Năng sở đều không, thì hết thảy chi chi nữa cũng không còn.
Với tất cả chi chi đã toàn là không. Cho đến không cái "Không" cũng không luôn. Người mà với "Không cái không" đã không hẳn, thì đến đây hiện ngay ra cái Cảnh giới chính đương đồng thời Phật Oai Âm, với cái cảnh giới bấy giờ đó. Chính trong kinh Bát nhã bảo là cảnh "Vô Dư Niết bàn" đấy vậy.
Đâu có biết từ cái tâm nómống một niệm bất giác (si mê) thành thử từ trong cái cảnh giới "không không" kia, nảy ra các cái "có có" là như 3 tế tướng hỉ nộ ai lạc....
Đã có ra các cái "có" thì, "tâm không không" trở lại bị các cái có làm cột buộc. Bởi thế, loài người, loài trời, đều có bị những cái thấy lầm, cái nghĩ lầm là "kiến hoặc và tư hoặc" làm cột buộc; các thánh Bồ tát đều có bị cái "vô minh hoặc" làm cột buộc.
Các phàm thánh kia đã đều có bị kiết phược, nghĩa là 6 căndính mắc vào 6 trần, thì không thể không có phương pháp để giải thoát là cổi mở những điều kiết phược hay sao? Đấy là chỗ sở do để tạo ra bổn "Nhị Khóa Hiệp Giải" nầy, để khử niềm giải phược cho chúng.
Hỏi rằng: Dùng cái danh đề "Hiệp giải" đây là ý gì? Xin đáp lại bằng lời ví dụ như thế nầy: Có ông Trưởng giả vì cái cảnh ngộ "Cha già con muộn" e rồi nó khó nỗi nối dõi nghiệp nhà, kêu bằng "Sáng nghiệp na, thủ thành bất dị"! Nhơn đó, ông thốt lời than và dặn bảo với người bạn hiền rằng: "Oâi! tôi đã già nua quá, với cái gia nghiệp nầy hcả biết rồi nó sẽ ra sao! Chỉ nhờ bạn một điều là sau khi tôi tắt hơi cuối cùng rồi, xin bạn khéo nuôi giùm chút Bé nầy". Trối rồi tắt thở. Người bạn lãnh lời phú thác đem của quí là viên ngọc minh châu nhét trong túi áo của đứa bé, và thường thường cưng nhớ mật thiết không nỡ chút rời!
Kế đó, ông bạn là cha nuôi gặp việc phải đi qua xứ khác ở nhà, cậu Bé là dưỡng tử còn nhỏ dại không biết, bị nghe lời của đứa bạn khù khờ bày đặt lầm lạc: đem vạt áo kia cột thắt làm từ một gút, hai gút, cho đến hàng trăm hàng ngàn cái gút; đó rồi theo bọn lãng tử đi đây đi đó, vất vả nơi đất khách phương xa; lâu ngày, nó xài hết tiền, cơ hồ như cây không còn nhựa để sống!
Bấy giờ dưỡng phụ rồi việc về nhà, nghe con sa ngã, xiêu lạc, liền đi tìm giáp quanh vùng, đã lắm ngày tháng mà chưa được tin tức. Mãi đến sau, mới gặp đựng nó đương lẩn quẩn nơi ngã tư lộ lớn ngoài đồng. Cha tâm được con mừng hòa lẫn vơi lòng thương, kể sao cho xiết!
Dù rằng mình khong công sanh, nhưng có công dưỡng, huống nữa lãnh lời của bạn di chúc. Đành rằng nghĩa cũ vấn vương, thêm xót thân con rắc rối, nên mau mau lo giải thoát cho con trước đã. Nghĩa là mở lần từ 1 gút, 2 gút, cho đến mở cả trăm nghìn cái gút. Đến đó, lấy viên mình châu ra và chỉ thị rằng: "Ngọc nầy là vật quý báu nhứt trong thất bửu, nếu kẻ nào có phước thì lấy đặng, không ai cấm cản, vì là của sẵn có, và thụ dụng không hề thiếu hết, bởi nó có cái năng tánh hay phát sanh ra các thứ quý báu khác nữa; thế mà con sao quá dại, để cho đứa tà ngu kia nói cám dỗ đặt bày, làm cho cái vật "Quý vô giá" bị khuất lấp nhiều lớp lu lấp như bỏ quên mất đi, đến đỗi phải chịu đói khổ ra nông nổi nầy"! Đây "Nhị khóa" hai thời tu tụng là vì "minh châu" đó chăng? Còn "Hiệp giải" là "bạn hiền" cũng như Thiện tri thức và Cha nuôi đó chăng? Nhan đề là "Nhị Khóa giải" đây, chính là nghĩa "giải y xuất bữu cũng như xuất châu" mở gút áo lấy ngọc ra của Kinh Pháp Hoa kia, thật thế.
Tôi xét htấy lời "Hiệp giải" của ngài Quán Nguyệt pháp sư; mỗi lời mỗi lời như mỗi hạt ngọc lụn vụn, chẳng còn tìm kiếm của ai, mỗi câu mỗi câu tợ mỗi linh vàng đưa ra sẵn sàng tự có; đấy chính rằng: người có cách khéo "giải kiết" là mở gút đó chăng?
Tôi đây chậm chạp lắm, vì với mỗi cách gì: cũng chả ăn nhập vào đâu; chỉ được cái hân hạnh là: Pháp Sư Ngài bảo tôi khảo duyệt lại bản thảo kia, thì bất quá cũng như dính một giọt nước của giữa biển cả thôi.
Song một giọt dù ít, nhưng nó cũng không khác khí vị gì với biển cả chút nào, vì vẫn đồng một tánh nước. Tổ xưa đã bảo: "Phật pháp như đại hải lưu nhập A Nan tâm": (pháp của Phật như bể cả, trôi vào tâm của ngài A Nan Đà) thì cũng chỉ một tâm pháp
Nên với ơn thầy dầu chưa thể đền đáp được một phần muôn, chứ cũng chính phải ghi lời "Duyên khỉ tác giải" để làm bài tiểu dẫn như thế vậy thôi.
Nhứt tâm Bí Xu Bích Đạo soạn.
NHỊ KHÓA HIỆP GIẢI HỘI BỔN
Nhị khóa hiệp giả hội bổn đây, là một công tác của Ngài Pháp Sư hiệu Quán Nguyệt bên phái Thiên thai diễn thuật ra.
Ta nghị luận rằng:Ngài Pháp Sư làm ra "Nhị khóa hiệp giải hội bổn" đây là Ngài biết đạo chăng?
Vã luận: từ cái tâm nó vốn là bản thể chơn không, mà biến hóa ra thành cái "ngoan không" là vì bởi cái niệm bất giác (mê); rồi từ nơi "ngoan không" là vì bởi cái niệm bất giác (mê); rồi từ nơi "ngoan không" đó lại thành lập ra thế giới; đã có thế giới rồi lại phát sanh ra vạn vật.
Đã có muôn loài sanh ra rồi, thì nhân tâm đều xu hướng đến để nhiễm trước vào, mà bỗng nhiên chấp lấy có cái "ta" làm chủ. Từ có cái ta rồ, thì với tấtcả các pháp, không mộtpháp nào là không có cái ta nó chấp đến, từ tầng, mỗi lớp mê hoặc nghiệp chướng chát chồng, đều nhơn theo cái ta đó để phát sanh, mỗi sự, từng vật, hiện tượng ngỗn ngang cũng do cái ta đó mà huyễn hóa ra.
Đấy là từ nơi cái cảnh giới "Không" mà chường bày tiến đến cái cảnh giới "có". Phật bảo "tâm sanh chủng chủng pháp sanh" là vậy.
Lật lại nghĩa trên để xét thì cái ta tức là cái người, ta tức là sự vật; ta tức là thế giới và ngoan không; đến cả những gì cũng cứ so theo chánh nghĩa đó để xét lại, tìm cho đến nơi bản thể chân không, thì hẳn không có cái chi đáng gọi là cái "ta" cả.
Với cả vũ trụ vạn hữu, đều không có cái chi đáng gọi là ta rồi, mà còn có cái ta tự biết đó, thì "cái ta" ấy nó hãy còn chưa thoát khỏi nơi cái ta cuả sanh lão, bịnh tử bất quá nó cũng như cái biết chiêm bao trong giấc chiêm bao của ông Trang Tử đã bảo thế thôi.
Đây là từ nơi các cảnh giới "có" mà tiêu dung hườn lại cái cảnh giới "Không" Phật bảo "tâm diệt chủng chủng pháp diệt" là thế.
Từ không mà tiến đến có, thì cách với đạo ngày một đi xa lần; từ có mà lui lại không thì với đạo càng ngày càng gần gũi sát.
Với nghĩa rằng "cách đạo một ngày một xa" đó, nó cũng như nghĩa của câu "gọng xe thì hướng về phương nam, mà lần dấu của bánh xe lại lăn qua phía bắc", nghĩa là đi cách xà lui.
Với cái lối hành động trái ngược như thế đó, há không thể không có một phương pháp gì để chận ngăn lại ư? Là cản lại không cho nó vọng hành như con Tơm Tít bắn lùi.
Với nghĩa rằng "cùng đạo càng ngày càng gần" đó nó cũng như nghĩa của câu "nấu nước sôi mà hóa làm hơi bốc bay lên" nghĩa là bể trần lòng cạn bằng cách diệt tâm thâu tâm, với cái lỗi phóng tâm như "trụ sắc trần sanh tâm....." tán loạn như thế, thì há không thể không có một phương pháp gì để thâu liễm lại ư? là chế tâm lại một chỗ không cho nó phóng túng như như con khỉ, con vượn nhảy nhót.
Phương pháp ấy là gì?
Thưa rằng chỉ là 2 thời khóa tụng mai chiều đây vậy. Vì rằng: có thời tảo khóa, thì với cảnh giới từ nơi "không mà có" kia để làm tâm hơi; có thời mộ khóa, thì với cái cảnh giới từ nơi "có mà không" đó, để làm tin tức. Vậy cái tăm hơi ấy, cái tin tức ấy, đây gọi là Đạo chăng?
Đạo lại có "thị đạo" có "phi đạo" là hai bề mặt và trái. Với phi đạo mà cũng không một mơi , một chiều nào khá rồi ra được đó, là vì nó cũng là cái đạo để vào đạo, bởi nhờ có đó là phi, mới biết được đây là thị.
Với cái đạo để vào Đạo, nếu phi giải thích, thì không dễ gì mỗi ai cũng đều rõ được. Tỷ như qua chỗ nước lớn, tuy đã sẵn có ghe xuồng, nhưng không có dầm chèo mà có thể khỏi được cái điều mùi mắt thở than rằng khơi bể minh mông chăng!? Từ bổn kinh "Nhị khóa hiệp giả hội bổn" nầy ra đời, thì những nghĩa kín đáo của "nhị thời khóa tụng" đều rõ ràng bày ra, không sót mảy giấu khuất, dù là căn cơ người bực trung, trình độ người lớp hạ, cũng đều thông hiểu được dễ dàng; chỉ cốt một điều là cố gắng dày công lễ bái, trọn niệm tụng tu, thì tự nhiên cái cảnh duyên phải dứt, cái tâm vọng phải tan, một mảy trần chẳng dính bấm vì xem "tâm minh cảnh" đâu phải như lòng gương hửu hình, muôn hiện tượng đều không trơn, bởi biết "quả bồ đề" nào phải như trái cây thực vật.
Đạo ở tại đấy chăng? Hay là không ở nơi đó ư? Ta đây là kẻ còn ngu dốt, đâu đã đủ trí để biết đặng! Song, tâm ta vẫn tự tin chắc rằng sẵn có Đạo ở tại đây mà không ngờ, ấy là "Lời giải" của nhị thời khóa tụng đây vậy. Đã rõ được lời giải của nhị khóa rồi, thì biết rằng lời giải nhị khóa đó, là phi giải nhị khóa vậy đâu,mà là giải cái đạo vào Đạo vậy. Đành rằng với đạo không thể giải, mà với cái đạo vào Đạo chẳng khá dùng chẳng giải được, đấy là chỗ khổ tâm của Ngài Pháp Sư đối với việc tác thuật nầy vậy.
Trong đời có kẻ hỏi thăm đường đạo nầy, thì ắt phải từ nơi cái đạo vào Đạo mà vào chờ nghi. Mà ai là người muốn từ nơi cái đạo vào Đạo để đi vào, thì hơn nữa là ắt phải từ nơi cái đạo vào Đạo là chỗ của Ngài Pháp Sư hiệp giải đó để vào chớ có nghi ngờ gì nữa.
Nếu biết rằng: Cái đạo vào Đạo mà Pháp Sư giải ra đó, nó ở tại đây; ngay như cái đạo vào Đạo mà phi ngài Pháp sư giải đó, nó cũng ở tại đây, là vì chẳng phải ngài Pháp Sư chỗ giải cái đạo vào Đạo ở đây. Cho nên biết rằng: Cái đạo mà chẳng phải đạo vào Đạo của ngài Pháp Sư đã giải, cùng với cái đạo mà chăng chẳng phải đạo vào Đạo của ngài Pháp Sư đã giải, cũng đâu chẳng ở đây; vì Đạo thì không đâu là không ở, mà không nhứt định ở đâu, kêu bằng phi nội, phi ngoại, vô thỉ, vô chung bất sanh, bất diệt, vô lai, vô khứ.
Pháp sư ngài dư biết cái ý chỉ đó rồi; bởi thế, với tôi thì toi lẳng lặng có chỗ cảm đến, rổng rang có chỗ nghĩ đến, hình như chẳng tự biết trí lực của mình còn kém lắm, vừa nhận thấy thấp thoáng, mập mờ, mà dám làm lời tựa, và vội bàn đến cái tiêu tức của pháp môn, để dạy người có Đạo sau nầy.
Bấy giờ nhằm năm Quý Sửu (1913) tháng trọng động, ngày mười sáu, núi Oác Chầu (tại huyện Tân xương, tỉnh Chiết giang) họ Tịnh Hư, tên Du Hằng, soạn tựa nầy.[1]
_______________
CHÚ THÍCH
[1] Lược chú thích: Thiên thai tông:đời nhà Tỳ, Tổ Trí giả ở tại núi Thiên thai, nên Núi để lập thành danh tông phái. Dùng Pháp Hoa kính làm bổn kinh, dùng Trí độ luận làm chỉ nam, dùng Niết bàn kinh làm phù sơ, dùng đại phẩm kinh làm pháp quán, nhơn đó để phát minh cái diệu lý của nhứt tâm tam quán. Tông này Tổ thứ nhất là Huệ Văn ở Bắc Tề, tổ thứ hai là Huệ Tú ở Nam nhạc; tổ thứ ba là Trí giả vân vân. Chơn Không: chẳng phải ngụy là chơn; lìa danh tướng là không nghĩa là cái không đơn độc lệch về bên chơn, vì khong hcấp có một vật gì cả nên gọi là chơn không, đó là cái cảnh giới Niết bàn của Tiểu thừa. Đối với cái có phi hữu gọi là diệu hữu, bảo cái không phi không là chơn không, đó là cái lẽ chơn không rất tột của Đại thừa.