Rèn luyện Tâm thức: Bài Kệ 3

Thứ Sáu, 22 Tháng Hai 20192:00 CH(Xem: 2616)
Rèn luyện Tâm thức: Bài Kệ 3
Rèn luyện Tâm thức: Bài Kệ 3

Mọi hành động, xin tự mình soi xét,
Và ngay khi phiền não vừa khởi sinh -
Gây hiểm nguy cho người khác & chính mình -
Nguyện đối diện và phá tan mạnh mẽ.


Câu này thực sự là tâm điểm của những gì có thể được gọi là tinh túy của sự thực hành Giáo pháp của Đức Phật. Khi chúng ta nói về Pháp trong bối cảnh của Giáo lý Phật giáo, chúng ta đang nói đến Niết bàn, hoặc giải thoát khỏi khổ đau. Giải thoát khỏi đau khổ, Niết bàn, hoặc là Đọan diệt  chính là Chánh Pháp. Có rất nhiều mức độ đoạn diệt - ví dụ như kiềm chế hành động giết chóc hoặc tàn sát; có thể là một hình thức của Pháp. Nhưng điều này không thể được gọi là Phật pháp một cách đặc trưng được; bởi vì kiềm chế giết người là điều mà thậm chí một người không theo tôn giáo cũng có thể chấp nhận như là kết quả của việc tuân theo pháp luật. Bản chất tinh túy của Pháp trong truyền thống Phật giáo là trạng thái giải thoát khỏi khổ đau và phiền não (tiếng Phạn là: Kleha, tiếng Tạng là: Nyonmong) nằm dưới gốc rễ của khổ đau. Câu này chỉ ra cách đối phó với những phiền não hoặc những tư tưởng và cảm xúc quấy rối. Người ta có thể nói rằng đối với một hành giả Phật giáo, kẻ thù thực sự chính là kẻ thù bên trong - những cảm xúc phiền não và những trạng thái tinh thần phiền não này. Đó là những phiền não cảm xúc và tinh thần gây ra đau đớn và khổ não. Nhiệm vụ thực sự của một hành giả thực hành Phật pháp là đánh bại kẻ thù bên trong này. Vì áp dụng sự đối trị giải trừ dành cho những phiền não về cảm xúc và tinh thần nằm ở trọng tâm của sự thực hành Pháp, và theo một nghĩa nền tảng thì bài Kệ thứ ba này cho thấy điều rất quan trọng là phải trau giồi sự chánh niệm ngay từ lúc ban đầu. Nếu không, nếu bạn để cho những suy nghĩ và những cảm xúc tiêu cực phát sinh bên trong bạn mà không có bất kỳ sự kiềm chế nào, không có sự chú ý nào về sự tiêu cực của nó, thì cũng giống như bạn đang trao cho nó quyền tự do thống trị. Chúng có thể phát triển đến mức mà - chỉ đơn giản là -không có cách nào để chống lại. Tuy nhiên, nếu bạn phát triển chánh niệm về sự phiền não này, thì ngay khi chúng xuất hiện, bạn sẽ có thể dập tắt chúng ngay khi chúng vừa phát sinh. Bạn sẽ không cho chúng cơ hội hoặc không gian để phát triển thành những cảm xúc tình cảm tiêu cực toàn diện. Phương pháp mà câu thứ ba này cho thấy thì chúng ta nên áp dụng cách đối trị là - theo tôi - ở mức độ của sự biểu lộ và cảm nhận về cảm xúc. Thay vì nắm bắt nguồn gốc của cảm xúc nói chung, những gì đang được đề xuất cho việc áp dụng cách đối trị phù hợp với những cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực cụ thể. Ví dụ, để chống lại sự giận dữ, bạn nên trau dồi tình yêu thương và lòng từ bi.

Để chống lại sự luyến ái chặt chẽ với một đối tượng, bạn nên trau dồi những suy nghĩ về sự ô uế của vật thể đó, bản chất về sự nhàm chán của nó, v.v ... Để chống lại sự kiêu ngạo hoặc tự cao của mình, bạn cần phải suy nghĩ về những khiếm khuyết trong bạn để có thể tạo ra một cảm giác khiêm tốn. Ví dụ, bạn có thể nghĩ về tất cả những điều trên thế giới mà bạn hoàn toàn không biết gì về chúng cả. Lấy dấu hiệu ngôn ngữ như vị thông dịch viên ở trước mặt tôi đây. Khi tôi nhìn cô ấy và nhìn thấy những cử chỉ phức tạp mà cô ấy thực hiện để phiên dịch, tôi chẳng biết chút manh mối gì về chuyện đang diễn ra, và xem đó thật sự là một kinh nghiệm về sự khiêm tốn. Từ kinh nghiệm cá nhân của riêng tôi, bất cứ khi nào tôi có chút cảm giác náo nức về sự tự kiêu, tôi nghĩ về những chiếc máy tính. Nó thực sự làm cho tôi lắng đọng bình thản trở lại!

(Đây là ba câu bài Kệ đầu tiên từ Tám bài Kệ về Rèn luyện Tâm Thức; và bài bình luận của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma được thuyết giảng vào ngày 8 tháng 11 năm 1998 ở Washington D.C.)