Mười Chín Chân Trời Thiền

Wednesday, 17 April 20193:31 PM(View: 2515)
Mười Chín Chân Trời Thiền
MƯỜI CHÍN CHÂN TRỜI THIỀN

Khúc Ca 
Chứng Đạo có 266 câu, 56 đoạn. Để tiện theo dõi, người dịch xin chia làm 19 chân trời Thiền theo những tiết mục như sau:


TIẾT I : Như Lai Vô Thượng Thiền --

Đó là thứ Thiền không tu không chứng, hiện thực bằng trí quánchiếu vào thể tánh bình đẳng của sai biệt giới . Huệ Năng giải thích: "Muôn pháp đều suốt thông, muôn pháp đều sẵn đủ, tất cả chẳng nhiễm, lìa hết pháp tướng, chẳng gì là sở đắc, đó gọi là Tối ThượngThừa".

-- Chứng đạo : chứng vào thực tại của vũ trụ và nhân sinh
-- Tuyệt học : Phật vị của đại thừa vô học
-- Vô vi : " không làm nhưng không gì mà chẳng làm" (Lão Tử). 
-- Nhàn : thanh nhàntự tại . 
-- Vọng tưởng : hư vọng tưởng tượng. 
-- Chân : chân tâmchân lý, không trừ không cầu vì vọng và chân , hai bình diện của tâm thể, tự nó dung thông nhau chứ không gây chướng ngại cho nhau trong thế giới bình đẳng
-- Vô minh : hiểu lầm. Trong tâm lý của sinh hoạthiểu lầm thì mê sự (tham, sân, si, mạn, nghi: ngũ độn sử). Trong tâm lý của tri thứchiểu lầm thì mê lý (thân, biên, tà, kiến, giới : ngũ lợi sử). 
-- Pháp thân : thân chân thật, không sanh không diệt của Phật. Nguyên lý tối hậu của muôn vật. 
-- Không một vật : Lục Tổ Huệ Năng trong bài kệ chứng đạo nói "bổn lai vô nhất vật". Đây không phải là một sự phủ nhận, mà chính là một sự khẳng định tối hậu của giáo lý "Trung Đạo". 
-- Năm ấm : (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), ba độc : (tham, sân, si) đều là ảo ảnh do tâm tạo ra . 
-- Thực tướng : thực tại tối hậu của muôn vật. 
-- Pháp, nhân : cặp đối đãingoại cảnh và nội tâm, khách thể và chủ thể. 
-- Sát na : chớp nhoáng : thời gian của một ý nghĩ .


TIẾT II : Cảnh Giới Tự Chứng --

Có chứng Thiền Như Lai mới biết trong ấy có tất cả đức tướng Như Lai : sáu độ (thí độgiới độnhẫn độ, tiến độ, thiền độ, huệ độ) và muôn hạnh, dùng làm phương tiện của Bồ Tát giới . Quét sạch hết tạo tác của tư tưởng (hành), đó là cảnh giới bặt hết mâu thuẫn : tội phước, thêm bớtthời gian không gian(sáu nẻo luân hồi, ba ngàn thế giới); vậy nên đừng đuổi bắt gì hết, đừng nắm lấy vật thể nào hết (bốn đại), mà cứ tự nhiên thuận tánh (ẩm trác) trong sinh hoạt hằng ngày . Đó là cảnh giới vô niệmvô sanh, nhưng vô niệm không có nghĩa là diệt niệm (lau tâm) vì tâm vốn vô nhiễm, không có gì phải lau . Nếu hiểu vô niệmvô sanh là bóp chết tâm hồn và thể xác thì tốt hơn nên cầu đạo ở người gỗ, ở cái bồ nhìn, hơn là đến cửa Thiền
-- Chửa từng lau : trong bài kệ chứng đạoLục Tổ nói: 
"Xưa nay không một vật, 
Bụi còn bám vào đâu ?" 
-- Vô niệm : Lục Tổ giải thích vô niệm là "ở nơi niệm mà không niệm", có nghĩa là niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tức tùy cảm tùy ứng mà niệm chớ không phải thứ niệm (tư tưởngduyên sanhThiền sư Thần Hội cũng nói: 
"Không niệm niệm ấy tức niệm Chân Như 
Không sanh sanh ấy tức sanh thực tướng".


TIẾT III : ĐẠI Ý CHÍ --

Phàm dám đi con đường lớn phải cụ bị một ý chí kim cươngÝ chí ấy biểu hiện bậc chân tăng. Với ý chíấy, thiền sư thưa rằng con đường Thiền của sư đi là đi thẳng vào đất Như Lai, là khám phá chân lý(đạo) tự nguồn tâm gốc tánh, còn việc tầm chương trích cú thuộc thế giới của ảo tưởng, thì ngoài khả năng của sư . Tâm và tánh ấy là ma ni châu (ngọc như ý), là kho Như Lai, có đủ trí, đủ sáu thần dụng (sáu thần thôngthiên nhãn thôngthiên nhĩ thôngtha tâm thôngtúc mạng thôngthần túc thônglậu tận thông) ứng với sáu căn. Sáu căn tịnh thì tịnh luôn năm mắt (ngũ nhãn : nhục nhãnthiên nhãnhuệ nhãnpháp nhãnPhật nhãn) và được năm lực phá trừ các chướng ngại (ngũ lực : tín lực, tiến lực, niệm lựcđịnh lực, huệ lực). Đó là chỗ không nghĩ bàn được. Điều ấy ví như ta chuyển ngược ánh sáng vào nội tâm ắt ta dễ nhận thấy cái "bổn lai diện mục" như ta thấy ảnh trong gương; nhưng nếu ta phóng tâm ra ngoài tìm trăng (dụ cho viên giác) trên mặt nước (dụ cho tự tánh) ắt mắc phải trạng thái phân tâm, có chủ và khách biệt lập nhau, nên không thể chứng bồ đề
-- Không chẳng không, sắc chẳng sắc : siêu việt ngoài tri thức suy luận. Đó không phải là phủ nhận, mà là "phủ nhận cái phủ nhận" để đi đến cái khẳng nhận tối hậu trong tam đoạn luận bát nhã này:

<< không, bất không, không bất không. >>


TIẾT IV : Con Đường Niết Bàn --

Con đường Niết bàn là con đường đi chợ, ở đó phàm thánh lẫn lộn qua lại, mà cũng là con đường tuyệt đối cô đơn dành cho hàng long tượng của Phật pháp như có lần Bàng cư sĩ hỏi Mã Tổ: "Ai là người chẳng cùng muôn pháp làm bạn?" . Muốn đi qua con đường ấy phải có bộ xương kim cương, ẩn dưới thân hình tiều tụy (mạo tụy cốt cương), và vì tiều tụy nên không ai để ý, mà cũng không tự mình để ýđến mình. Đó là những người: 
"Vào nước không quậy sóng, 
vào rừng không động lá"

Bên ngoài càng tiều tụy thì bên trong nội lực càng sung mãnchâu báu cho mấy cũng không hết, thành tựu ba thân (pháp thânbáo thânhóa thân), hoàn tất tám cửa giải thoát (bát giải thoát : nội hữu sắctướng ngoại quán sắc, nội vô sắc tướng ngoại quán sắc, v.v...) chứng bốn trí (đại viên cảnh tríbình đẳng tánh trídiệu quan sát tríthành sở tác trí), v.v... Tất cả những điều thân chứng ấy đều là diệu dụngtự nhiên của tâm, nên cần quyết định thay vì tìm ngoài, cần mạnh tay xé nát manh áo bẩn của tâm ý thức che khuất tự tánh bồ đề (sở tri chướng). 
-- "Bậc cao một quyết là xong hẳn ... " Lão tử nói: "Bậc cao nghe đạo làm liền, bậc giữa nghe đạo nửa nhớ nửa quên, bậc thấp nghe đạo cười dài . Không cười không đủ là đạo"


TIẾT V : Chuyển Phẩm Chướng Đạo Thành Phẩm Trợ Đạo --

Con đường cầu đạo dẫy đầy chướng ngại, ở vật cũng như ở người; tuy nhiênchướng ngại là ở tâm, ở định kiến, không phải ở ngoại giới . Hãy vận dụng tinh thần đại vô úy chuyển biến tất cả nghịch cảnhlàm lợi khí cho mình. Được vậy, lời ác là công đức, lời gièm pha là cam lộ, tất cả kẻ thù là thầy ta, mọi chướng ngại sẽ tiêu tan và dung hòa (tiêu dung) trong cái không nghĩ bàn được. Nhẫn nhục ba la mật là vậy .


TIẾT VI : Tông Thông Thuyết Thông --

-- Tông là pháp Thiền. 
-- Thuyết là mười hai bộ kinh
Hễ tông thông thì tùy duyên mà nói pháp, nói thuận nói nghịch gì cũng là đạo . Đó là trạng thái tuyệt đốiquân bình giữa định và huệ, viên minhsiêu việt, không trệ ở không chướng. Lúc đó thì thuyết là tiếng rống đầy hùng lực của sư tử (biểu hiệu của Phật) làm rung động hết muôn thú (biểu hiệu bầy ma vô minh), voi (biểu hiệu hàng tu tiệm giáo) chạy dài, trong khi rồng thiêng (biểu hiệu hàng đại thừa đốn giáo) lắng nghe, mừng gặp mưa pháp.


TIẾT VII : Tâm Ấn Tào Khê --

Thiền sư khổ công lặn lội khắp nơi tìm đạo, sau mới gặp Tổ Tào Khê khai ngộ cho cái tâm "vô sanh", siêu việt ngoài sanh tử. Đó là thấy tánh. Đã thấy tánh thì làm gì vẫn không lìa tự tánh, hành động nào cũng tùy nghi mà hợp đạo, hợp thiền, gặp cảnh sống nào (cả cảnh gươm đao độc dược) vẫn giữ vẻ thản nhiên thanh thoát. Tổ Huệ Năng nói: "Người thấy tánh thì lập cũng được, không lập cũng được, tùy sự mà làm, tùy lúc mà nói, thấy khắp hóa thân, chẳng rời tự tánh, tức đặng phép tự tại thần thôngdu hí tam muội ... Người thấy tánh thì múa gươm giữa trận vẫn thấy tánh". 


TIẾT VIII : Tự Giác --

Đức Phật Thích Ca, trước khi được Phật Nhiên Đăng thọ ký, đã trải qua vô lượng kiếp tu hành nhẫn nhục. Theo gương ấy, Thiền sư cũng phải trải qua bao lần sanh tử luân hồi, và khi chứng pháp vô sanhngộ tự tánh, thì chớp thoáng tất cả nỗi vui buồn của thế tục, thuộc cảnh giới hiện tượng, đều bặt hết. Sư tìm đến cảnh thanh vắng ngồi tịnh nhằm trưởng dưỡng "thánh thai", loại bỏ những vô minh vi tế nhất kết từ vô lượng kiếp. Đó là tự giácnói đúng hơn, là chứng đến cảnh giới Bồ Tát, vì Thiền là bước đầu -- và là bước đầu quyết định -- chớ không phải là cứu cánh tối hậu như quả vị Như Lai .

Thiền sư so sánh cảnh giới ấy với những việc làm hữu vi của thế tục (bố thí) để cầu đạoviệc làm ấy đưa đến kết quả hữu vi (sanh lên cõi trời), hưởng hết công đức lại rơi về chỗ cũ, chẳng khác nào mũi tên bắn lên trời, đi lên hết đà lại rơi xuống đất. Nên muốn cầu đạo phải dùng pháp vô vi (không sở cầu, không sở đắc) thì kết quả mới viên mãn, và viên mãn tức thì : 
"Một nhảy vào liền đất Như Lai".


TIẾT IX : Giác Tha --

Tiếp tục pháp vô viBồ Tát tu hạnh giác tha, vừa tự lợi, vừa lợi tha, mà không đâu có "tự" làm việc cho, và có "tha" làm việc nhận. Đó toàn là những cảm ứng tự nhiên như trăng soi dòng nước, như gió thổi cụm tùng, trong đêm trường thanh vắng (biểu hiệu tâm thanh tịnh Niết Bàn) ; trăng không vì nước mà soi, nước không vì trăng mà nhận, nước và trăng đều vô tâm mà ứng hợp nhau trong cái thế duyên cảmđại đồng, không "tại sao", không "để mà", không gì gì hết (hà sở vi ?). Đó là lúc pháp nào cũng là pháp Phật (mây ráng khoác làm y). Tâm tự nó là tịnh, là định, là ngọc giới hạnh, là tâm ấn Phật. Tâm vào đâu là ở đó u hiển lên, nên bình báttích trượng, đều là chứng tích của Như Lai, trao truyền cho những sứ giả của Như Lai .

-- Tích trượng : cây gậy Thiền, đầu có hai vòng tượng trưng hai thừa, mỗi vòng có ba khoen, cộng chung sáu khoen, tượng trưng sáu độ ba la mật của bồ tát giới . 
-- Bát hàng rồng : xưa, tại chùa Bửu Lâm, có con rồng thường hiện lên mặt ao quấy phá. Sư Huệ Năngmở bình bát ra nói: "Nếu là thần long, thì ngươi hiện lớn được, hiện nhỏ được, ngươi dám hiện nhỏ chun trong bình bát này không?" Rồng bèn hiện nhỏ, Sư chụp nó vào bình bát, nói pháp cho nó nghe, rồi nó lột xương cốt đi mất. 
-- Gậy giải cọp : xưa, đời Nam Bắc triều, có một thiền sư ngồi tịnh ở sơn động, bỗng nghe tiếng hai con cọp đấu nhau trước chùa . Sư bước rađịnh tâm nói pháp, nhưng cặp hổ hăng máu không thèm nghe . Sư bèn vận dụng tâm "đồng thể đại bi", dùng tích trượng chắn giữa cặp hổ, rẽ đôi, rồi khiến mỗi con quày đầu ngược mà giải tán. 


TIẾT X : ĐẤT NHƯ LAỊ
Như Lai, sạch hết ngấn bụi tư duy, chẳng phải là chân nên đừng cầu, chẳng phải là vọng nên đừng diệt, chân và vọng. xét cùng ra, đều là không, đều là vô tướng. Cái không tướng, không “không” không bất không ấy là tướng thực của Như Lai, và cũng là thực tại tối hậu của muôn vật, vượt ngoài tất cả phạm trù tư tưởng, và chỉ hiện thực trong tâm giác ngộ. Tâm ấy vi như một phiến gương phản chiếu toàn thể thế giớibao dung vô ngại; toàn thề vũ trụ hiện trong tâm ấy - một điểm linh quang chiếu diệu, viên dung tất cả, không trong không ngoàị 

Cũng đừng nên níu cái không mà bác bỏ lí nhân quả, hoặc trừ cái có mà dính vào cái không, hoặc buông vọng tâm mà giữ chân lí, những thể đối đãi ấy, không hề có trong đất Như Lai, càng gây họa, làm thế khác nào sợ nước nhảy vào lửa, hay rước giặc vào nhà làm con nuôị Đem cái tâm thủ xả ấy ra tu hành ắt rơi vào những tạo tác của tám (đệ bái thức) í và thức, chỉ tổ làm hao tốn pháp tài và công đức. Do đó, Thiền Tông chỉ thẳng vào tâm, đốn ngộ lí vô sanh, đốn chứng tri kiến Phật

vô tướng : chân lí thuần túy sau khi xà trừ hết bóng dáng. Cũng nói “ở nơi tướng mà lìa tướng gọi là vô tướng”. Đây chỉ diệu minh chân tâm.

Vô không : tức là hữu 
Vô bất không: tức là không. Nói chung thì diệu minh chân tâm bao dung cả “hữu” và “không”; thêm một bước nữa, bằng cú pháp via negativa, thì đó là cái 
Vô không vô bất khôngquét sạch hết tương đối pháp, và hiển xuất cái diệu lí tuyệt đối : Như Lai 
Pháp tài : Tài có tiền tài và pháp tàị Tiền tài nuôi sắc thânpháp tài nuôi pháp thân 
Công đức : kết quả của những việc làm thiện 
Tri kiến : cái biết thấy vô thượng của Phật. Phật nói kinh là mở tri kiến Như Lai (Pháp Hoa

TIẾT XI : HÀNH NHƯ LAI SỰ.- Đã là sứ giả của Như Lai phải lấy í chí của Như Lai làm chí của mình, phải lấy hành vi của Như Lai làm hành vi của minh. Với tinh thần vô úy ấy, trong chí quyết đại hùngđại lực ấy, đại trượng phu vung gươm trí huệ kim cương đánh bạt hết ngoại đạo và thiên mạ Trong công tác quảng hành lục độ ấy, bồ tát đánh pháp lôi, nổi pháp cổ, bủa tứ vân, rưới cam lộtuyên dương tối thượng thừa, thúc giục hàng đốn giáo (long tượng) hàng tiệm giáo (năm tánh ba thừa) mau thức tỉnhtrên thực tại tối thượng, trên quả vị Phật. 
--Năm tánh : vô chủng tánh (của ngoại đạo), bất định tánh (lừng khừng, của phàm phuthanh văn tánh, duyên giác tánh và Như Lai tánh 
--Ba thừa : Thanh văn thừaDuyên giác thừa (tiểu thừa và bồ tát thừa (đại thừa). Ba thừa giả lập nầy điều bị phá để đưa đến Phật thừạ 


TIẾt XII : Vô Trụ Niết Bàn --

Tương truyền trên Tuyết Sơn (dụ cho pháp giới) có một loài bò duy nhất (thanh tịnh ngưu : dụ cho Pháp thân) ăn thứ cỏ duy nhất (phì nhị :thiền duyệt), sanh ra thứ sữa duy nhất ( đề hồ : pháp thực), ai ăn được thứ đề hồ ấy là thành Phật, chứng Niết Bàn (coi kinh Niết Bàn)

Pháp Phật là thứ sữa đề hồ ấy, thiền sư đã nếm qua và chứng "diệu tâm Niết Bàn". Đó là cảnh giớidung thông vô ngại, trong ấy một tánh viên thông tất cả tánh, một pháp chứa đủ tất cả pháp. Ví như một mắt trăng chiếu sáng trên vô số mặt nước sông hồ thành vô số mặt trăng. Một tức tất cả. Và tất cả trăng thâu nhiếp vào một mặt trăng. Tất cả là một. Cái lẽ "tịch chiếu bất nhị" là vậy . Trăng thì tịch nhưng "năng" chiếu thành vô số trăng. Vô số trăng dù rằng "sở" chiếu vẫn không lìa tịch, nên vẫn dự vào thể tánh thanh tịnh của vừng trăng MỘT. Cũng vậy, tất cả pháp thân Phật thể nhập trong tánh chúng sanhthành vô lượng báo thân và hóa thân Phật, thành vô lượng lý và sự pháp giới . Và tất cả pháp giớivật chất và tinh thần, và "phi tưởng phi phi tưởng", đều tương ứng tương hợp với pháp giới của Phật, với thực tại đại đồngNhư Lai .Toàn thể Hoa Tạng pháp giới đều biến chiếu tự thể tánh Như Lai . Nên không đâu có Như Lai mà đâu đâu cũng là Như LaiBiến Chiếu Như Lai . Niết Bàn không có ở đâu cả mà đâu đâu cũng là Niết BànVô Trụ Niết Bàn. Cũng vậy, chứng một địa là chứng tất cả địa (thập địa bồ tát :mười giai đoạn tu chứng), vì trong một địa gồm đủ tất cả địa, không phải là vật, không phải là tâm, mà cũng không phải là thành quả của nghiệp. Trong tinh thần ấy, tám vạn bốn ngàn pháp môn đều thành tựu trong búng tay, chớp nhoáng xóa bỏ vọng tưởng nghiệp báokhông gian thời gian (ba kỳkiếp). Đó là cảnh giới "bất nhị", không liên quan gì đến tư tưởng và ngôn ngữ, nên khen cũng thừa, chê cũng thừa, không bỏ được mà cũng không nắm được, vắng lặng, linh minh, mà vẫn không lúc nào lìa cái hiện tiền, cái hiện sanh của hiện tượng giới (đương xứ). Muốn chứng vào đó phải đi đến chỗ cùng lý tuyệt tình, phải húc đầu vào cái "vô sở đắc" tối hậu cũng tức là cái sở đắc tối hậu; nói một cách khác, tuyệt lộ "tức" giải thoát; cũng vậy, phiền não tức bồ đề, chớ không phải ngoài phiền não có bồ đề nào khác. Chứng đến đó gọi là Đốn, sau một bước nhẩy hư diệu giữa hư vô, thì mặc tình muốn nói thì nói, muốn im thì im, nói tức là im, im tức là nói, tùy duyên hoặc nói hoặc im, mở cửa từ bi thí pháp không trệ vào đâu hết. Đó là tâm không -- không khôngrốt ráo không -- của hệ thống Bát Nhã, không thể nói là "thị" (chấp nhận) hoặc "phi" (phủ nhận) theo tri thức thường, mà chỉ tùy cảm mà ứng dụng ngoài tất cả tiêu chuẩn thuận và nghịch của người đời .


TIẾT XIII : Truyền Tâm Pháp Yếu --

Dựng cao lá phướn của Phật pháp, nêu cao ý chỉ của Thiền Tôngthiền sư nay biểu dương tâm ấn Phật được mật truyền từ đức Thế Tôn đến Tổ Tào Khê; như một ngọn đèn truyền qua một ngọn đèn, truyền mãi không dứt. Trước hết từ hội Linh Sơn, Phật truyền tâm ấn cho Ca DiếpA Nan, ... đến Bồ Đề Đạt Ma là 28 vị Tổ Tây Độ; Tiếp theo là 6 vị Tổ Đông Độ (Đạt MaHuệ KhảTăng XánĐạo TínHoằng NhẫnHuệ Năng), và sau đó nhiều vô số kể.

Yếu chỉ của phép truyền tâm ấy là quét sạch tất cả đối thể mà cũng không nêu lên làm định lý một cái chân nào, vì cái chân nào cũng bao hàm cái giả, cả chân và giả chỉ có trong ảo giới, cũng như hữu và không, bất không không. Cả đến 20 cửa không của biện chứng Bát Nhã Niết Bàn (nội khôngngoại khôngnội ngoại khôngkhông không ... vô tánh tự tánh không) vẫn không chấp trước vì tất cả đều bình đẳng nhau, và dung thông vô ngại trong thể tánh Như Lai . Cả đến tâm (căn = giác quan) và đối tượng của giác quan (trần = bụi, ngoại giới) đều là hư giả như bụi đóng mờ gương, hễ bụi hết thì gương sánglại; đó là lúc thành tựu thể tánh Như Lai, tâm và pháp, chủ thể và đối tượng, đều dứt trọn cả hai . 


TIẾT XIV : Ma Chướng Thời Mạt Pháp --

Thời chánh pháp đã xa rồi, chân lý bị đắm chìm trong ác nghiệp quá nặng. Ma (tà kiến) ngày càng mạnh, còn pháp (chánh đạo) ngày càng thiếu chân truyền. Thế nên có người nghe nói phép Thiền Tôngđốn ngộ cho là ma giáo và lập tâm nghiền nát. (Trường hợp này rất nhiều, như Đạt ma bị đầu độc, Thần Hội bị vu hãm vào tù đầy, Đức Sơn lặn lội lên tận Long Đàm toan quét sạch thiền lâm của Tổ Sùng Tín, v.v...) Những xuẩn động ấy sẽ gây nghiệp quả cho thân và tâm, đừng kêu oan, hãy tự trách mình mê muội .

Muốn tránh những khổ lụy vô lối ấy chỉ cần đừng phỉ báng Bánh Xe Chánh Pháp của Thiền Như Lai .


TIẾT XV : Khí Tượng Phật Thừa -- 

Thiền là cây gỗ hương chiên đàn : chiên đàn mọc ở rừng nào là các loại cây tạp nhạp không mọc được vì tạp thụ mang khí lượng nhỏ hẹp không chịu nổi mùi hương chiên đàn.

Phật là sư tử : sư tử ở núi nào là cầm thú lẩn mất hết vì cầm thú mang tâm lượng nhỏ hẹp không chịu nổi tiếng rống của sư tử
Sư tử tự do tự tại giữa rừng chiên đàn, lại qua khắp bầu trời không giới hạn.

Tuy nhiên, nếu cá nhân ý thức thực chất của mình là sư tử thì trong chớp nhoáng thành sư tử ngay, bất chấp tuổi tác, thời gian, cũng như sư tử con mới ba tuổi đã hống khỏe như mẹ. Bằng cứ mang mặc cảmmình là chó rừng thì đến muôn vạn năm học rống cũng chẳng rống được, mà chỉ tru . Pháp Thiền viên đốn chỉ thẳng vào thực chất sư tử -- tức Phật tánh của tất cả chúng sanh.


TIẾT XVI : Pháp Viên Đốn --

Pháp viên đốn vượt ngoài suy luận của thế nhân, mọi sự nghi ngờ, bất quyết hãy tránh hết. Thiền sưkhông sính luận bàn, sư chỉ sợ người tu không tinh ý rơi vào hai cực đoan là đoạn kiến (hư vô) và thường kiến (cố định), hoặc chấp nhận (thị) hay phủ nhận (phi) một cách hồ đồ, vì chân và ngụy, địa ngục và thiên đường, chỉ cách nhau đường tơ kẽ tóc, và hễ sai một ly đi ngàn dặm. Gương xưa còn đó: "Thị" như trường hợp Long Nữ, ngộ lý cùng tột, mới tám tuổi đã tức khắc chứng quả vô thượng bồ đề(kinh Pháp Hoa). "Phi" như tỳ khưu Thiện Tinh chứng đến cái định tứ thiền, hưởng vui cõi trời sắc giới, phước hết rơi xuống làm phàm phuphỉ báng Niết Bàn, bát luật nhân quả, tạo tội xiển đề (bất tín) và rơi địa ngục ngay khi còn sống (kinh Niết Bàn, phẩm Ca Diếp)


TIẾT XVII : CHỨNG TÍCH CÁ NHÂN

Thiền sư bao lâu trên đường cầu đạo cũng mắc phải cái bịnh chấp chữ nghĩavăn chươngtriết học, lấy châu báu của người làm của mình, lấy trí mình lường trí Phật, bấy nhiêu công quả càng giam chặt thêm thân phận của một lữ khách phong trần trên con đường vĩnh cửu.

Đã vậy, nhiều người khác vẫn không gì hơn, như Thinh Văn, Duyên Giác dụng công quá nhiều (tinh tiến) mà không dụng tâm, còn ngoại đạo giỏi học giải mà không giỏi trí giải. Tất cả đều lấy hư làm thực, níu danh tướng, níu giác quan (căn cảnh), níu danh tự, không dám lìa danh ngôn nghĩa tướng để phát hiện chân lí, nên bị hệ lụy. Phá trừ tất cả tướng, vật, những ảo ảnh do tâm tạo, không còn thấy một bóng dáng nào ngăn lấp, là thấy thực thể, thấy Như Lai.

“Bất kiến nhất pháp tức Như Lai” 

Kinh Kim Cương nói : “nếu thấy chư tướng phi tướng tức thấy Như Lai”. Cái thấy ấy là kết quả của một sức quán tưởng tối cao đến chỗ tuyệt đối, chỗ tự tại – “être”. (Quán tự tại : đạo hiệu của Bồ tát Quan Thế Âm). Quán được vậy thì chớp nhoáng giải trừ hết nghiệp báo, vì nghiệp vốn là không, bằng không thì còn nằm trong hiện tượng giới mà trả nghiệp không biết đến đời kiếp nào. Đó là những người đắm chìm trong vọng tưởng điên đảo, đói sẵn cơm vua không dám ăn, bịnh sẵn thuốc không dám uống. Tuy nhiêndục giới đó là thế giới thuận tiện nhất để hành thiền, vì tri kiến Phật phải trụi luyện từ trong lò phiền não mới là tri kiến Phật, cũng như sen trỏ từ biển lửa mới là sen Như Lai của đạo lí “Diệu Pháp Liên Hoa”. Ví như trường hợp của tì khưu Dõng Thi, phạm tội dan díu với con gái một vị trưởng ,giả, vị hôn phu của cô ta nghe đồn tìm đến Dõng Thi, Dõng Thi lanh tay hạ sát. Sau ông hối hận, tìm đến bồ tátTì Cúc Đa La khóc lóc xin sám hốiBồ Tát nói : “Tội tánh không có ở đâu hết”. Thoắt nghe, Dõng Thi chứng pháp vô sanh, và thành Phật. Đó là pháp vô tướng sám hối (kinh Tịnh Nghiệp Chướng). 
 

TIẾT XVIII : Duy Ma Sư Tử Hống --

Tội là thật, trong thế giới hiện tượng, nhưng cũng là giả, trong thể tánh Chân Như . Đừng mắc phải mặc cảm tội lỗi mà tự mình che lấp mất bồ đềXem như câu chuyện sau đây trong kinh Duy Ma .

Có hai tỳ khưu tu ở cốc núi . Ngày kia, một ông đi khất thực, một ông nằm nhà. Xẩy có một cô gái đi qua, thấy thầy kia mê ngủ, bèn vào nhà và gây cuộc truy hoan. Ông sư khất thực trở về, thấy câu chuyện, giận quá lập tức chụp bắt cô gái gây tội . Cô sợ quá, băng đường chạy, sẩy chân té xuống hố chết. Thế là cả hai tỳ khưu phạm vào trọng giới cấm, một ông phạm dâm giới, một ông phạm sát giới .

Cả hai ông sợ quá, đến trình tự sự với Ưu Ba Ly, một cao đệ của Phật, nổi danh "đệ nhất trì giới". Ưu Ba Ly cứ theo giới luật mà kết tội, tội ấy không sám hối được, nhất định rơi địa ngục. Hai ông sư tuyệt vọng, nhưng còn ngờ, nên đến thỉnh giáo bồ tát Duy Ma Cật. Nghe kể lại tự sự, bồ tát chỉ nói có một câu: "Sự tình ấy không do bổn ý mà có, nên tự nó không có tội". Hai ông sư bỗng dưng vỡ lẽ "tội tánh vốn không", bèn được tự tâm giải thoát.

Câu nói của Duy Ma như vừng dương chiếu tan sương tuyết, phút chốc mở cửa diệu giácgiải thoát hai nhà sư tất cả mặc cảm tội lỗi . Ơn ấy không đền được bằng vàng ròng, bằng bốn sự cúng dường (áo, thức ăn, chỗ tu, thuốc), bằng thịt nát xương tan -- một câu nói trong phút chốc giải thoát con ngườimuôn ngàn kiếp luân hồi nghiệp quả.


TIẾT XIX : Pháp Vương Vương Pháp --

Đó là đạo pháp của đấng Vô Thượng Pháp Vương, của Bậc Tối Thắng, của tất cả Như Lai .Nay thiền sư giải lại theo sự chứng đắc của mình, ai tin nhận vậy đều khế hợp với thực tại vô thượng, đều tương ưng với tự tánh Như Lai .

Tự tánh ấy là bối cảnh trên đó diễn ra muôn vật, muôn sự duyên khởi lên trùng trùng vô tận, nên không sự vật nào là một thực thể, tất cả đều giả hợp, giả tan, đều là ảo, đều không có. 

Dưới mắt giác ngộ, không đâu có vật, có người, có Phật, toàn do nhân duyên mà hiện hữu, thoạt mất thoạt còn, như điện xẹt. Cả đến ba ngàn thế giới vô lượng vô biên kia cũng chỉ là những bọt nước xao trên bối cảnh của tự tánh Như Lai . Tự tánh hàm chứa toàn thể vũ trụ, không phân biệt, kỳ thị, mà tự nó vẫn linh minh, vẫn định, vẫn bất nhiễm, vẫn tịnh. Trên cái tịnh, tuyệt đối, dấy lên cái động, tương đối . Nên dầu động như vành xe sắt chuyển trên đầu người chứng đạo thì định và huệ vẫn viên minh và bất động; dầu trăng bốc lửa, mặt trời hóa băng, quần ma dấy loạn, thì chân lý ấy vẫn bất động và bất diệt; dầu ngoại đạo (bọ ngựa) có gây ma chướng thì xe voi (Phật thừa) vẫn vững đường lên, không gì cản nổi .

Vô Thượng Thiền là vậy, Thiền của bậc đại căn đại trí. Cũng như voi không đi lối thỏ, bậc đại giác không nệ tiểu tiết. Các anh đừng nhìn trong ống chê trời nhỏ hẹp. Với những ai chưa liễu đạt, khúc ca này sẽ vì các anh mà mở những bí quyết cuối cùng.


P.L. 

2510 - 2513