Tổng Quan Kinh Đại Niết Bàn - Tìm Hiểu Cấu Trúc Tổng Thể

Monday, 17 January 20225:25 PM(View: 1188)
Tổng Quan Kinh Đại Niết Bàn - Tìm Hiểu Cấu Trúc Tổng Thể
Tổng Quan Kinh Đại Niết Bàn
Nguyễn Minh Tiến

II. Tìm Hiểu Cấu Trúc Tổng Thể

1. VỀ HÌNH THỨC:

Toàn bộ kinh này có 13 phẩm kinh văn giảng giải giáo pháp và thêm vào 4 phẩm mang đậm tính chất tự sự thuộc về Hậu phần. Chúng tôi tán thành với cấu trúc nguyên thủy mà ngài Đàm-vô-sấm đã chọn cho 13 phẩm kinh đầu – có lẽ đã giữ nguyên theo Phạn bản – sau khi đã xem xét kỹ sự phân chia về sau của Nam bản – chủ yếu đã dựa vào bản dịch kinh Đại Bát Nê-hoàn của ngài Pháp Hiển. Cách phân chiacác phẩm theo Nam bản dường như để phù hợp hơn với cấu trúc truyền thống trong các tác phẩm của Trung Hoa – điều này cũng dễ hiểu, vì ngài Pháp Hiển là người Trung Hoa, còn ngài Đàm-vô-sấm là người Ấn Độ – trong khi cách phân chia nguyên thủy trong Bắc bản có vẻ phù hợp hơn với nội dung được chuyển tải trong mỗi phẩm. Chẳng hạn, trong phẩm Thọ mạng thứ nhất thì nội dung chính là nói về “thọ mạng của Như Lai”, nhưng theo Nam bản lại được phân ra thành các phẩm Tựa khởi đầu, phẩm Thuần-đà với sự xuất hiện của ông Thuần-đà, phẩm Ai thán với sự than khóc của đại chúng, phẩm Trường thọ nêu lên thọ mạng chân thật của Như Lai.v.v... (Nhưng theo chính sự giảng giải trong kinh này thì cách dùng “trường thọ” thay cho “thọ mạng” là không chính xác, vì thọ mạng của Như Lai không nằm trong phạm trù dài hay ngắn (trường, đoản). Như vậy, Nam bản tỏ ra chú ý đến các sự kiện cụ thểnhiều hơn là nội dung giáo pháp, chẳng hạn như ta thấy có phẩm Điểu dụ với ví dụ về loài chim; trong khi Bắc bản lại gọi tên các phẩm theo nội dung chính, như Thân Kim cang, Tánh Như Lai...

Mặt khác, vì bản Việt dịch này đã sử dụng toàn bộ Nam bản như một nguồn so sánh đối chiếu nên chúng tôi thiết nghĩ cũng cần nêu ra đôi điều nhận xét để có sự công bằng hơn đối với những công trìnhcủa người đi trước

Từ điển Phật Quang, tại mục từ về Nam bản Niết-bàn kinh (南本涅槃經) ở trang 3738 có ghi ngắn gọn như sau: 北涼曇無讖所譯之涅槃經四十卷,因其文粗樸,品目過略,後由南朝劉宋沙門慧嚴、慧觀與謝靈運等,依法顯之六卷泥洹經將之加以刪訂修治,文辭精練,共成二十 五品,三十六卷。... 〔梁高僧傳卷七慧嚴傳〕 (Bắc Lương Đàm-vô-sấm sở dịch chi Niết-bàn kinh tứ thập quyển, nhân kỳ văn thô phác, phẩm mục quá lược, hậu do Nam triều Lưu Tống sa-môn Tuệ Nghiêm, Tuệ Quán dữ Tạ Linh Vận đẳng, y Pháp Hiển chi lục quyển Nê-hoàn kinh tương chi gia dĩ san đính tu trìvăn từ tinh luyện, cộng thành nhị thập ngũ phẩm, tam thập lục quyển.... (Lương Cao tăng truyện, quyển thất, Tuệ Nghiêm truyện) – Bản dịch kinh Niết-bàn 40 quyển vào đời Bắc Lương của Đàm-vô-sấm, vì văn chương thô thiển mộc mạc, phẩm mục quá sơ sài, [nên] về sau đến đời Lưu Tống Nam triều mới được nhóm các sa-môn Tuệ Nghiêm, Tuệ Quán, [cư sĩTạ Linh Vận... cùng dựa theo [bản dịch] kinh Nê-hoàn 6 quyển của Pháp Hiển để thêm vào, san định sửa chữavăn chương câu cú thành tinh luyện, cả thảy là 25 phẩm, 36 quyển. [Dẫn theo] Lương Cao tăng truyện, quyển 7, truyện Tuệ Nghiêm.) 

Cứ theo nhận xét này của từ điển Phật Quang thì người đời sau nhất định phải chọn dịch Nam bản thay vì Bắc bản, vì là bản đã được tu chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức. Và sự thật là có nhiều vị đi trướcchúng tôi đã làm như thế. Tuy nhiênchúng tôi cho rằng những dòng trên đây dường như đã được viết ra bởi một người chưa từng đọc qua hết cả 2 bản dịch này, mà có lẽ chỉ căn cứ vào tư liệu sẵn có. Điều này thật không công bằng đối với công trình của ngài Đàm-vô-sấm! Sau đây là một vài nhận xét thô thiển của chúng tôi được rút ra sau khi đã đọc kỹ cả Bắc bản và Nam bản:

Về mặt văn chương, thật ra Nam bản không có gì khác biệt nhiều so với Bắc bản, trừ ra một số rất ít từ ngữ được thay đổi mà hầu hết chúng tôi đều có chú giải trong bản Việt dịch này. Những thay đổi này có khi cũng hợp lý, nhưng cũng nhiều khi không có tác dụng tích cực gì, và thỉnh thoảng lại có những chỗ không hợp lý. Những người san đính chỉ dựa vào văn chương là chính, không có sự đối chiếu Phạn bản nên những sai lầm như thế cũng là chuyện tất nhiên.

Về mặt phẩm mục, chúng tôi chỉ thấy là khác biệt như đã nêu trên, chứ hoàn toàn không đồng ý rằng sự phân chia các phẩm trong Bắc bản trước đó là “quá sơ sài”. Hơn nữa, điều này trong thực tế đã không có ảnh hưởng gì đến nội dung văn kinh.

Về sự “thêm vào”, ngay ở đầu Nam bản cũng thấy ghi rõ là “y Nê-hoàn kinh gia chi”, nhưng suốt quá trình so sánh cả 2 bản Hán văn này trong khi dịch, chúng tôi không thấy Nam bản có gì “thêm vào” quan trọng cả, trừ một vài chỉnh sửa nhỏ như đã đề cập trên. Hơn thế nữa, trong khi sử dụng bản dịch kinhĐại Bát Nê-hoàn của ngài Pháp Hiển để tham khảochúng tôi còn nhận thấy có nhiều điểm khác biệt có thể giúp làm rõ hơn cho Bắc bản, và chúng tôi cũng có ghi chú rõ những điểm này trong bản Việt dịch, nhưng những người thực hiện Nam bản dường như đã không nhận ra những khác biệt này, lại chính là những chỗ rất đáng để “thêm vào”! 

Ngoài ra, để làm rõ vấn đề hơn chúng tôi cũng đã tìm đến tận nguồn tư liệu dẫn chú của tự điển Phật Quang là Cao tăng truyện, quyển 7 và tìm thấy một đoạn văn ghi rằng: 嚴迺共慧觀謝靈運等。依泥洹本加之品目。文有過質頗亦治改。 (Nghiêm nãi cộng Tuệ QuánTạ Linh Vận đẳng, y Nê-hoàn kinh gia chi phẩm mục, văn hữu quá chất phả diệc trị cải. - [Tuệ] Nghiêm mới cùng với các vị Tuệ QuánTạ Linh Vận... y theo kinh Nê-hoàn mà thêm vào phẩm mục, văn chương có chỗ nào lệch lạc cũng chỉnh sửa lại.) Như vậy là quá rõ, công việc của ngài Tuệ Nghiêm và các vị đồng sự chỉ là “thêm vào phẩm mục”, là điều chúng tôi đã chỉ rõ; còn chuyện văn chương “có chỗ nào lệch lạc cũng chỉnh sửa lại” chính là những chỗ mà chúng tôi đã nhận ra sự chỉnh sửa từ ngữ và có ghi chú trong bản Việt dịch này. Như vậy, vấn đề chính là ở chỗ từ điển Phật Quang tuy lấy tư liệu từ đây nhưng đã ghi lại không được chính xác dẫn tới sự đánh giá sai lệch về Bắc bản. Tuy vậy, có một điều rất lạ là các bản khắc gỗ của Nam bản cũng đều ghi ở đầu kinh là “y Niết-bàn kinh gia chi” mà không ghi rõ là “gia chi phẩm mục”. Theo những gì chúng tôi đã nhận thấy qua đối chiếu tất cả các bản liên quan thì lẽ ra phải ghi là “gia chi phẩm mục” như trong Cao tăng truyện mới thật sự chính xác

Từ những nhận xét như trên, chúng tôi cho rằng trong hai bản dịch Hán văn này thì Bắc bản là bản nên chọn hơn, và chúng tôi chỉ sử dụng Nam bản để tham khảo mà thôi. Ngoài ra, sau khi đã Việt dịch Bắc bản rồi thì việc chuyển dịch Nam bản không còn cần thiết nữa, vì ngoài những khác biệt nhỏ như đã nêu trên thì thật ra hai bản chỉ là một mà thôi.

Trở lại với sự phân chia các phẩm trong kinh, chúng ta sẽ thử nhìn lại cấu trúc tổng thể của tất cả các phẩm kinh để có được một cái nhìn khái quát về toàn bộ kinh. Vì lần xuất bản này được trình bày xen lẫn các phần Hán ngữ, Chú âm và Việt dịch, nên chúng tôi đã thực hiện một bảng tra tổng quát cho phần Việt dịch của tất cả các phẩm, nhờ đó người đọc sẽ có thể tra tìm số trang của mỗi tập và dễ dàng quay lại tham khảo các phần khác nhau mỗi khi cần thiết. Vì thế, để thuận tiện trong việc trình bày, trong các phần phân tích tiếp theo chúng tôi sẽ không nêu số trang ở từng phần tham chiếu, quý độc giả chỉ cần căn cứ vào tên phẩm kinh được đề cập đến để tìm số trang tương ứng trong Bảng tra các phẩm Việt dịch được đặt ở cuối phần này mỗi khi muốn quay lại tham khảo các phần chính văn trong kinh.

2. VỀ NỘI DUNG:

Bây giờ, trước khi đi vào tìm hiểu từng vấn đề chính được nêu ra và thuyết giảng trong kinh, chúng tahãy cùng điểm qua một số nội dung chủ yếu trong mỗi phẩm. Quý độc giả cũng nên lưu ý một điều là, mặc dù sự phân chia các phẩm có liên quan đến nội dung chuyển tải, nhưng sự phân chia các phần trong mỗi phẩm, cũng như sự phân chia các quyển trong toàn bộ kinh dường như chỉ hoàn toàn dựa vào số trang, có lẽ là để thuận tiện cho việc khắc bản gỗ theo cách in ấn xưa kia. Tuy vậy, để độc giảtiện theo dõi nên khi phân tích nội dung chúng tôi vẫn nhắc đến sự phân chia các phần – không chú ý nhiều đến số quyển – và sẽ có sự lưu ý người đọc ở những nội dung có liên quan giữa các phần trong một phẩm với nhau.

• Phẩm thứ nhất, Thọ mạng, có hai nội dung quan trọng. Nội dung thứ nhất kéo dài trong suốt quyển 1 và một phần quyển 2, trình bày việc đức Như Lai tuyên bố sắp nhập Niết-bàn và tất cả các loài chúng sanh trong toàn cõi thế giới đều chấn động mạnh mẽ trước sự kiện này. Niềm tin mãnh liệt vào đức Thế Tôn được tất cả các loài chúng sanh bộc lộ một cách rõ rệt qua việc chuẩn bị vô số các phẩm vật cúng dường Như Lai và cùng nhau kéo về rừng Sa-la nơi Phật nhập Niết-bàn để thỉnh cầu ngài trụ thế, hoãn việc nhập Niết-bàn. Đức tin sâu vững mang đậm màu sắc Đại thừa cũng được trình bày trong phần này qua những sự kiện hy hữu và không thể nghĩ bàn, khiến người đọc kinh không khỏi liên tưởng đến một số phẩm kinh nổi tiếng như phẩm Bất tư nghị trong kinh Duy-ma-cật... Những mô tả này đều nhằm mục đích làm sinh khởi đức tin Đại thừa trong lòng người đọc, và vì thế có thể tóm gọn nội dung thứ nhất của phẩm kinh này là khởi tín, nghĩa là làm sanh khởi lòng tin

° Nội dung thứ hai nhằm xóa bỏ một nhận thức sai lầm phổ biến về thực tại. Đó là việc đi từ quan điểmchấp thường của thế gian cho đến chỗ chấp đoạn sau khi nhận ra rằng trong thế gian này mọi sự vật đều giả tạm và không có gì là thường tồn cả. Khi chỉ ra tính chân thật thường tồn của tánh Phật thuộc về cảnh giới của sự giải thoát rốt ráo, phẩm kinh này giảng rõ ý nghĩa “thường trụ bất biến” của Như Lai, và qua đó cũng chính là ý nghĩa thường trụ của Tam bảo. Vì Phật là thường tồn không thay đổi nên chỉ tạm nương theo thế tục mà gọi tên đó là “thọ mạng của Như Lai”, nhưng thật ra sự thường tồn này hoàn toàn không thuộc về phạm trù thời gian, lâu hay mau, dài hay ngắn... Nội dung thứ hai này kéo dài từ sau nội dung thứ nhất cho đến hết phẩm kinh, và trọn phẩm kinh này chiếm cả thảy 117 trang. 

• Phẩm thứ hai, Thân kim cang, chỉ vỏn vẹn khoảng 14 trang, thật ra là một phần được dành để củng cốý nghĩa “Như Lai thường trụ” đã nêu ra trong phẩm thứ nhất. Vì “thể” của Như Lai là thường trụ nên “dụng” của Như Lai cũng là thường trụ, và do đó mà thân chân thật của Như Lai chính là thân kim cangbất hoại, không thể nhầm lẫn với thân xác thịt đang thị hiện sắp nhập Niết-bàn. Đứng trước sự kiệnNiết-bàn sắp xảy ra, đức Phật đã thuyết giảng rõ ý nghĩa này để phá tan mọi sự hoài nghi còn sót lại trong đại chúng về ý nghĩa chân thật thường trụ của Như Lai. Có thể xem đây là một nội dung phụ nên được ghép vào để hiểu rộng và sâu hơn nội dung thứ hai trong phẩm thứ nhất.

• Phẩm thứ ba, Công đức danh tự, chỉ khoảng hơn 2 trang, có nội dung rất tương tự với các phẩm Phó chúc hay Chúc lụy thường đặt ở cuối những kinh khác khi nói về công đức của người thọ trì kinh. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ sẽ thấy ở đây có ý nghĩa xác lập đức tin là chính: đức tin vào Như Lai, và qua đó khởi sanh đức tin vào những nội dung sẽ được thuyết giảng trong kinh Đại Bát Niết-bàn này. Vì đức Phật sắp thuyết dạy những điều cực kỳ sâu xauyên áo và rất khó tin nhận nên trước tiên ngài muốn xác lập đức tin kiên cố cho thính chúng để có thể đủ sức tin nhận các phẩm kinh tiếp theo. Do ý nghĩa đó, có thể xem đây là phần nội dung phụ tiếp theo để củng cố nội dung “khởi tín” đã nêu ra trong phẩm thứ nhất.

Như vậy, qua cả ba phẩm kinh đầu tiên chúng ta xác lập được hai ý nghĩa quan trọng nhất, có thể xem là cốt lõi của tất cả các nội dung khác đã được trình bày trong ba phẩm này. Thứ nhất, làm sanh khởilòng tin sâu vững và kiên cố đối với Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng; thứ hai, chỉ rõ sự chân thật thường trụcủa Như Laihoàn toàn không thuộc về các pháp giả tạm, vô thường và liên tục biến hoại của thế gian. Các nội dung này sẽ tiếp tục được giảng rộng trong những phẩm kinh về sau.

• Phẩm thứ tư, Tánh Như Lai, chiếm 229 trang chia làm 7 phần, đủ cho thấy đây là một phẩm kinh vô cùng quan trọng. Vì thế, trọn phẩm kinh này sẽ trình bày nhiều nội dung cốt yếu xoay quanh chủ đềchính là tánh Như Lai hay tánh Phật.

° Nội dung được đề cập trước tiên trong phẩm kinh này là bốn biểu hiện của vị hành giả tu tập theo giáo pháp được thuyết giảng trong kinh. Đó là: tự sửa mình chân chánh, giúp người khác trở nên chân chánh, khéo ứng đáp phá trừ sự nghi ngờ và giảng rõ về lý nhân duyên. Do sự trình bày về bốn biểu hiện này mà Nam bản tách riêng phần đầu tiên của phẩm Tánh Như Lai này thành một phẩm gọi là phẩm Tứ tướngTuy nhiên, thật ra thì thông qua sự trình bày về bốn hướng tu tập như trên, đức Phậtcòn giảng rõ thêm về tính chân thật thường tồn của Như Lai hay cảnh giới Niết-bàn, cũng như ý nghĩa và công năng không thể nghĩ bàn của cảnh giới giải thoát rốt ráo mà hành giả sẽ đạt được qua sự tu tậpđúng theo kinh này. Hơn một nửa nội dung trong phần 1 của phẩm này đã được dành để phân biệt rõ những gì thuộc về cảnh giới chân thật giải thoát và những gì thuộc về phạm trù khái niệm nhận thức sai lầm của mọi chúng sanh

Ngoài rađức Phật cũng nêu rõ trong phần này những chỉ dẫn rất tường tận cho sự tu tập của người Phật tử, chẳng hạn như ý nghĩa và sự cần thiết của việc ăn chay và sống một cuộc sống thanh tịnhđạm bạc. Ngài cũng dự báo trước về những tỳ-kheo phá giới chạy theo vật dục sẽ xuất hiện trong thời mạt pháp, và họ sẽ luôn có rất nhiều lý lẽ để biện minh cho những việc làm sai trái của mình, thậm chí có thể lớn tiếng bảo rằng việc họ làm mới đúng theo lời Phật dạy và không ngần ngại lôi kéo rất nhiều người khác cùng sa đọa theo họ. Do những ý nghĩa đó, có thể nói nội dung thứ nhất của phẩm kinh này là vạch ra con đường tu tập chân chánh cũng như hé mở cánh cửa nhận thức chân thật cho những người Phật tử tin nhận và tu tập theo kinh Đại Bát Niết-bàn này.

° Phần 2 của phẩm thứ tư chiếm trọn quyển 5, dài 38 trang, phân biệt chỉ rõ phương tiện thuyết giáo của Như Lai để dẫn dắt chúng sanh vào cảnh giới giải thoát rốt ráo. Trọn phần này cũng nói rộng về những ý nghĩa khác nhau mà hành giả đạt được khi bước vào cảnh giới giải thoát. Do đó, có thể nói nội dung thứ hai của phẩm kinh này là hiển bày phương tiện giáo hóa khéo léo của đức Phật cũng như mở rộngthêm nhận thức chân thật của hành giả về cảnh giới giải thoát rốt ráo.

° Phần 3 của phẩm thứ tư bắt đầu bằng việc nêu ra bốn hạng người mà chúng sanh có thể nương theo trong sự tu tập. Trong phần này cũng đề cập đến bốn nguyên tắc để nương theo trong sự học hỏi và tu tập giáo pháp. Do những ý nghĩa này mà Nam bản gọi riêng phần này là phẩm Tứ y. Mặc dù vậy, nội dung phần này không chỉ giới hạn trong việc trình bày về tứ y, mà thật ra còn nhấn mạnh đến ý nghĩaphân biệt giữa chánh kiến và tà kiến; giữa sự tin nhận một cách sáng suốt với sự mù quáng tin theonhững điều chưa được biện giảichứng nghiệm; và sự phân biệt giữa những người Phật tử chân chánh với những kẻ ngoại đạo tà kiến cũng như hạng người xấu ác không sống theo Chánh pháp. Tất cả những lời dạy này đều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người Phật tử trên con đường tu tập, nhất là vào những thời kỳ quá lâu xa sau khi đức Phật đã nhập Niết-bàn. Do ý nghĩa đó, có thể nói nội dung chính của phần này là chỉ bày cho người Phật tử biết cách để chọn lọc và y cứ theo giáo pháp chân chánh mà không bị lôi cuốn vào những nhận thức sai lầmtà vạy

° Phần 4 của phẩm Tánh Như Lai được trình bày từ đầu Tập 2, kéo dài 38 trang, chủ yếu nêu rõ những nhận thức sai lầm, được gọi là sự thuyết giảng của ma, để phân biệt với những nhận thức đúng thật, tức là sự thuyết giảng của Phật. Do ý nghĩa này mà Nam bản đã tách riêng phần này thành một phẩm gọi là phẩm Tà chánh, nghĩa là phân biệt giữa tà đạo và chánh đạo. Thật ra thì ý nghĩa phân biệt tà chánh đã được trình bày ngay từ phần trước, nhưng sang đến phần này thì sự phân biệt được nêu ra một cách rõ ràngcụ thể hơn. 

Nội dung phần này cho chúng ta thấy rằng những gì được xem là thuộc về tà đạo không chỉ là những tư tưởng xấu ác trực tiếp làm tổn hại đến tha nhân, mà chúng còn là những nhận thức sai lầm, sự thiếu đức tin vào Chánh pháp, cũng như sự chấp chặt vào các giáo pháp quyền thừa mà phủ nhận những phần giáo pháp sâu xa uyên áo cũng do chính đức Phật thuyết dạy. Do những chướng ngại này mà người tu tập không thể nhận thức được chân lý khách quan, cũng như không thể đặt trọn niềm tin trong việc dấn thân vào con đường cầu đạo giải thoát. Có thể nói, tiếp theo nội dung của phần trước là chỉ bày phương pháp phân biệt và chọn lọc những điều chân chánh đúng theo Phật thuyết, phần 4 của phẩm kinh này mô tả chi tiết và cặn kẽ hơn về những gì sai tráità vạy phải được xem là ma thuyết. 

Điều cần chú ý trong phần này là đức Phật đã chỉ rõ rằng những “thuyết của ma” đó sẽ có thể xuất hiệnngay cả trong chốn Tăng phường, với những tỳ-kheo giả danh đội lốt tu hành mà không ngừng chạy theo vật dụcdanh lợi. Vì thế, người Phật tử muốn phân biệt được giữa ma và Phật thì chỉ có một cách duy nhất là phải y cứ những lời dạy trong kinh này, chứ không thể tin vào hình tướng bên ngoài cũng như tài biện luận của những hạng ngụy tăng có đôi chút thế trí biện thông.

Một nội dung quan trọng khác của phần này chính là giảng rõ ý nghĩa chân thật rốt ráo của Tứ diệu đế. Mặc dù bốn chân lý này đã được đức Phật thuyết dạy ngay từ lần đầu tiên Chuyển pháp luân, nhưng những ý nghĩa được trình bày trong kinh này mới có thể xem là sự phát triển đến mức cùng tột và vượt ngoài giới hạn của sự biện luận hay ngôn ngữ thế gian. Qua sự thuyết dạy của đức Phật trong phần này thì việc nhận biết ý nghĩa khổ đau, nguyên nhân khổ đau... tuy là đúng thật nhưng vẫn chưa đủ để gọi là Thánh đế, nếu như hành giả còn chưa nhận biết được ý nghĩa chân thật về tánh Phật, về Pháp thânthường trụ bất biến. Vì chưa đạt được nhận thức chân thật về thực tại hiện hữu nên dù biết là khổ cũng chưa thể chấm dứt được nguyên nhân sâu xa nhất của khổ; chỉ khi nào tuệ giác giải thoát được khai mở, có thể nhận biết một cách đúng thật về thực tại thì hành giả mới có thể hé mở được cánh cửa bước vào cảnh giới chân thật rốt ráo của Bốn Thánh đế. Vì thế, thông qua việc giảng rõ ý nghĩa của Bốn Thánh đế thì phần này cũng bắt đầu đề cập đến tánh Như Lai, hay tánh Phật, là phần nội dung cốt yếu nhất của toàn phẩm kinh này.

° Phần 5 được trình bày trong suốt quyển 8, dành trọn để nói về tánh Như Lai. Vì là một nội dung tinh tếvà hết sức sâu xatrừu tượng nên đức Phật đã dùng đến rất nhiều ví dụ, phương tiện để trình bày về tánh Như Lai trong phần này. Từ trang 200 (Tập 2) bắt đầu nêu ra các ví dụ về văn tự. Nam bản đã tách riêng phần này thành phẩm Văn tựTừ trang 209 (Tập 2) lại có nêu ví dụ về các loài chim. Nam bản tách riêng thành phẩm gọi là phẩm Điểu dụ. Tuy nhiênsự thật là còn có rất nhiều các ví dụ khác được trình bày xen vào chứ không chỉ là ví dụ về văn tự hay các loài chim. Nói chung, những gì được trình bày về tánh Phật ở phần này nhằm phá vỡ một số các nhận thức sai lầm phổ biến trong thính chúng, và chuẩn bị để tiếp tục trình bày những ý nghĩa sâu xa hơn trong phần tiếp theo.

° Phần 6 của phẩm Tánh Như Lai thuộc về quyển 9, bắt đầu từ trang 268 (Tập 2) và kéo dài 30 trang. Trọn phần này được dành để giảng rộng thêm về tánh Như Lai và xác định ý nghĩa rốt ráo chân thật của kinh Đại Bát Niết-bàn này, vượt trên tất cả các phần giáo pháp quyền thừa khác và là con đường duy nhất để đưa tất cả chúng sanh đạt đến cảnh giới giải thoát chân thật. Chính vì thế, phần này cũng xác lập ý nghĩa Niết-bàn của Như Lai không phải là sự hoại diệt như những chúng sanh phàm phu nhìn thấy, mà chỉ là những biểu hiện khác nhau trong sự giáo hóa của Phật mà thôi.

° Phần cuối của phẩm Tánh Như Lai được dành để nêu rõ ý nghĩa tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Phần này cũng phá vỡ mọi sự nghi ngờ về những phương tiện thuyết giảng sâu xa và đa dạng của đức Như Lai, luôn tùy theo căn cơ và môi trường, điều kiện của mỗi chúng sanh để có thể chỉ bày giáo phápmột cách hiệu quả nhất, dẫn dắt chúng sanh quay về con đường chân chánh, hướng đến giải thoát

Theo những ý nghĩa được trình bày ở phần này thì mọi sự cố chấp vào ngôn từ, khái niệm đều là sai lầm và vì thế khiến cho chúng sanh không thể nhận thức đúng về thực tại. Chẳng hạn, đề cập đến sự phân biệt đối với người phụ nữ vốn là một định kiến sai lầm đã tồn tại qua nhiều thế hệ trong xã hội thời bấy giờ, đức Phật khẳng định: “Như ai không biết được tánh Phật, ta gọi những người ấy là nữ nhân. Như ai tự biết mình có tánh Phật, ta nói rằng người ấy có tướng trượng phu.” Như vậy, rõ ràng là qua sự khẳng định này thì những khái niệm phân biệt nam nữ đã bị phá vỡ hoàn toàn, và lớp vỏ bọc hình tướng không còn là chỗ dựa để tồn tại những nhận thức sai lầm, không đúng thật. Không cần thiết phải thay đổi ý tưởng “trọng nam khinh nữ” vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của con người thời ấy, mà chỉ cần chỉ rõ ra rằng cái khái niệm phân biệt nam hay nữ dựa vào hình tướng là hoàn toàn không đúng thật, thì tự nhiên những nhận thức sai lầm được đặt trên nền tảng đó đều phải hoàn toàn sụp đổ. Tương tự như vậy, những nhận thức phân biệt sai lầm về Tiểu thừaĐại thừaThanh vănDuyên giácBồ Tát... đều nhất thời bị phá vỡ khi đức Phật dạy rằng: “Thanh văn, Duyên giácBồ Tát cũng vậy, thảy đều đồng một tánh Phật, cũng như chất sữa kia cùng một màu vậy.”

Thật ra, nội dung giảng giải về tánh Phật không chỉ dừng lại ở phẩm kinh này, mà sẽ còn tiếp tục được trình bày xuyên suốt cho đến cuối bộ kinhTuy nhiên, có thể xem đây là phẩm kinh quan trọng nhất về nội dung này vì đã nêu lên được những phần cốt lõi nhất mà các phẩm kinh về sau sẽ tiếp tục dựa vàođó để giảng rộng và sâu hơn. Từ đầu kinh cho đến phẩm kinh này, chúng ta lần đầu tiên thấy xuất hiệnlời xác quyết của đức Thế Tôn rằng “tất cả chúng sanh đều có tánh Phật”, và “tánh Phật đó là như nhau ở tất cả mọi người.” Với phần giảng giải trong các phẩm trước đây nhằm phân biệt rõ giữa những ý nghĩa chân thật thường tồn và những ý nghĩa giả tạm biến hoạiđức Như Lai đã dùng mọi phương tiệnđể phá bỏ các nhận thức sai lầm về hiện hữu, chuẩn bị dẫn dắt thính chúng đi vào cảnh giới giải thoátchân thật, và vì thế có thể xem phẩm kinh này như nhát rìu cuối cùng đốn ngã cây đại thụ tà kiến, để lộ ra vùng trời Chánh pháp mênh mông cao rộng, và dòng sữa pháp Đại thừa sẽ tiếp tục tuôn chảy từ sau phẩm kinh này cho đến cuối bộ kinh để nuôi dưỡng pháp thân còn non trẻ của muôn loài chúng sanhsau khi tiếp nhận phẩm kinh này.

Ý nghĩa được trình bày trong toàn phẩm Tánh Như Lai này là nhất quán và có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần với nhau xoay quanh chủ đề chính. Chính vì thế mà chúng tôi hoàn toàn tán thành cấu trúc phân chia phẩm này như nguyên thủy trong bản dịch của ngài Đàm-vô-sấm, rất hợp lý và có ý nghĩahơn nhiều so với sự tách riêng thành nhiều phẩm rời rạc như trong bản dịch của ngài Pháp Hiển, và sau đó là sự lặp lại của Nam bản. Một số các vị tiền bối khi chuyển dịch kinh này đã chọn cách phân chiatheo Nam bản, nhưng qua sự phân tích tìm hiểu nội dung, chúng tôi thiết nghĩ điều này rất đáng đượcxem xét lại.

• Phẩm thứ 5 là phẩm Đại chúng thưa hỏi, dài 31 trang được chia làm 2 phần. Như đã nói, sự chia đôi này có lẽ chỉ để thuận tiện khi phân quyển khắc in mà thôi.

° Đầu phẩm kinh này, đức Phật hiển lộ hào quang và những hiện tượng thần biến không thể nghĩ bàn, nhằm củng cố đức tin cho thính chúng sau khi đã thuyết giảng một phần giáo pháp quá sâu xa uyên áoHiện tượng hy hữu này cũng nhằm làm rõ ý nghĩa bình đẳng của tánh Như Lai, khi toàn thể đại chúngmỗi người đều tự thấy mình được tiếp xúc và cúng dường đức Như Lai một cách riêng biệt, cũng như vô số đại chúng vân tập nhưng không hề có sự chướng ngại về không gian. Có thể nói, chính qua phần này mà thể và dụng của tánh Như Lai được hiển bày trọn vẹn trước sự chiêm ngưỡng của toàn thể đại chúng.

Theo sự phân chia truyền thống thì phẩm Tánh Như Lai có thể xem là thuộc loại “vô vấn tự thuyết”, vì đức Thế Tôn đã quán xét căn cơ và thời điểm thích hợp của thính chúng để tự ý thuyết giảng. Trong khi đó, từ phẩm Đại chúng thưa hỏi này trở về sau thì hầu hết đều là những nội dung ứng đápđức Phật tùy theo những câu hỏi của các vị trong thính chúng nêu ra mà giảng giải, thuyết dạy về từng vấn đề liên quan.

° Nội dung thưa hỏi thứ nhất được đưa ra bởi một vị cư sĩ, ông Thuần-đà, người đã có đủ phước duyên để được đức Phật nhận cho phép cúng dường bữa cơm cuối cùng. Ông Thuần-đà thưa hỏi về ý nghĩacủa sự bố thí và sự phân biệt trì giớiphá giới, cũng như những gì có thể xảy đến cho người đã phạm vào tội lỗi, đã lỡ lầm phá giới, thậm chí là những giới cấm nặng, những tội đại nghịch. Đây là một nội dung cực kỳ quan trọng, và sẽ tiếp tục được đề cập về sau với đỉnh điểm là trường hợp của vua A-xà-thế phạm tội giết cha, một trong Năm tội nghịch

Sở dĩ chúng tôi xem đây là một nội dung cực kỳ quan trọng, là vì hầu hết – nếu không muốn nói là tất cả – chúng sanh ở cõi Ta-bà “ngũ trược ác thế” này đều là những người đã và đang có nhiều lầm lỗi, thậm chí là thường xuyên phạm vào các giới cấm mà Phật đã chế định. Vì thế, nếu đức Phật không từ bithuyết dạy những phương tiện tu tập để giúp chúng sanh quay về với chánh đạo thì chắc chắn đạo Phậtđã không thể nào mang lại lợi ích vô lượng vô biên cho nhân loại như trong hơn hai mươi lăm thế kỷ đã qua!

Trả lời câu hỏi của ông Thuần-đà, đức Phật đã ân cần chỉ dạy về các trường hợp khác nhau của người phạm giới và bằng cách nào có thể hóa giải được những nghiệp ác đã tạo ra. Cũng trong nội dung này, chúng ta thấy đề cập đến lời dạy về “cận tử nghiệp”, một trong những phần giáo lý quan trọng và cơ bản được rất nhiều tông phái khác nhau vận dụng trong sự tu tập, chẳng hạn như Mật tôngTịnh độ tông... Ngoài ra, trong phần thuyết giảng này đức Phật cũng đề cập đến khái niệm nhất-xiển-đề, tức là những kẻ đã đánh mất niềm tin vào Tam bảo, do đó cũng không tin các giáo lý nhân duyênnghiệp quả và sẵn sàng phạm vào mọi hành vi xấu ác. Mặc dù vậy, để hiểu đúng và đầy đủ về khái niệm nhất-xiển-đề cũng không phải chuyện đơn giản, vì chính đây cũng là một trong những nội dung mà các phẩm kinh về sau sẽ tiếp tục lặp lại và giảng giải rất sâu rộng.

° Tiếp theo câu hỏi của ông Thuần-đà là những nội dung đối đáp và thưa hỏi của vị Bồ Tát Đại trí Văn-thù-sư-lợi. Nội dung đối đáp và thưa hỏi này đã giúp thính chúng tiếp tục phân biệt rõ hơn giữa những lời dạy phương tiện của đức Như Lai với chân lý rốt ráo hay Đệ nhất thắng nghĩa là con đường duy nhấtđưa đến cảnh giới giải thoát.

Có điều quan trọng cần lưu ý là, phẩm kinh này là phần cuối cùng trong bản dịch kinh Đại Bát Nê-hoàn của ngài Pháp Hiển. Tuy cả hai vị Đàm-vô-sấm và Pháp Hiển có vẻ như cùng dịch từ một Phạn bản, nhưng phần mà ngài Pháp Hiển có được chỉ đến đây là hết (giữa quyển 11), còn phần Phạn bản của ngài Đàm-vô-sấm sử dụng vẫn tiếp tục kéo dài đến hết quyển 40. Do đây có thể biết là Phạn bản của kinh này vốn đã được chia ra ít nhất là hai phần. Chính ngài Đàm-vô-sấm theo như được kể lại cũng đã phải tìm sang xứ Vu Điền để thỉnh phần Phạn bản tiếp theo của kinh này. Còn bản Hậu phần 2 quyển phải đợi đến đời nhà Đường mới được dịch tiếp.

Từ sau phẩm kinh này thì Nam bản không còn có bất cứ sự phân chia nào khác biệt so với Bắc bản. Điều này cho thấy những người thực hiện Nam bản hoàn toàn chỉ dựa theo bản dịch trước đó của ngài Pháp Hiển để phân chia các phẩm chứ tự họ không có đóng góp gì thêm.

• Tiếp theo là phẩm thứ sáu, phẩm Thị hiện bệnh. Mở đầu phẩm này, Bồ Tát Ca-diếp nêu lên những thắc mắc khi thấy đức Như Lai có bệnh. Theo sự nhận biết của hàng Thanh vănDuyên giác thì công đức tu tập của đức Như Lai trải qua vô số kiếp là không thể nghĩ bàn, vì thế việc ngài có bệnh là hoàn toàn vô lý. Sau sự thưa hỏi của Bồ Tát Ca-diếp, đức Như Lai đã khởi tâm từ bi thị hiện cho đại chúngđược thấy tất cả mọi công đức giáo hóa vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn của Phật khắp trong Ba cõi, từ địa ngục lên đến các cõi trời, không một nơi nào là không được thấm nhuần ân đức giáo hóa của Phật. Sau khi thị hiện những thần biến như thế rồi, đức Như Lai mới ngợi khen sự thưa hỏi của Bồ TátCa-diếp. Điều này cho thấy vị này không thực sự có nghi vấn, mà chỉ vì tất cả thính chúng nên mới lên tiếng thưa hỏi về việc này. Trả lời những thắc mắc của Bồ Tát Ca-diếp nêu ra, đức Phật một lần nữa giảng rõ về ý nghĩa phương tiện thị hiện và phá tan mọi nghi ngờ về sự thị hiện bệnh khổ của Như Lai. Có thể nói, nếu như trong các phẩm trước đây đức Phật đã phá tan sự nghi ngờ của những kẻ phàm phu về việc Như Lai là hoại diệt, không thường trụ, thì trong phẩm này đức Phật lại tiếp tục phá tan những nghi ngờ của hàng Nhị thừa về những công đức không thể nghĩ bàn của Như Lai. Hơn thế nữa, đến cuối phẩm này đức Phật còn giảng rõ về sự giới hạn chưa đạt đến giải thoát trọn vẹn của Bốn thánh quả Tiểu thừa và quả Phật Bích-chi. Vì thế, nội dung chính trong phẩm Thị hiện bệnh có thể nói là để củng cố lòng tin và phá tan mọi sự nghi ngờ cũng như nhận thức sai lầm của hàng Nhị thừa đối với Như Lai.

• Phẩm thứ bảy bắt đầu nêu ra năm công hạnh mà vị Bồ Tát tu tập kinh Đại Bát Niết-bàn này cần phảichuyên tâm quán xét và thực hành. Phẩm này cũng dành trọn để nói về công hạnh thứ nhất là thánh hạnh – hạnh của bậc thánh nhân. Vì thế, phẩm này được gọi tên là phẩm Thánh hạnh.

° Bậc thánh nhân được nói đến ở đây chính là bậc xuất gia nghiêm trì giới luật, tu hành giải thoát. Nội dung phần thứ nhất của phẩm này chỉ bày những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc trì giới của người xuất gia, chẳng hạn như phải luôn cẩn trọng như người ôm phao vượt biển giữ gìn cái phao; phải nghiêm cẩn đối với những giới nhỏ nhặt cũng như trọng giới không khác gì nhau, ví như cái phao nổi dù thủng lỗ nhỏ hay lỗ lớn thì người ôm phao cũng đều phải bỏ mạng giữa biển khơi...

Phần này cũng giảng rộng về những hình tướng, sự việc cụ thể mà người xuất gia giữ giới không được phạm vào, đều là những chỉ dẫn rất chi tiếtrõ ràng và dứt khoát; chẳng hạn như người xuất gia giữ giớikhông được tích chứa tài vật, phải luôn tiết chế sự ăn uống, không được thưởng thức các loại âm nhạc, ca hát...; không được tham gia các cuộc vui, không được xem các trò vui thế tục...; không được tham gia xem tướngbói toán...; không được vì lợi mà giao du với những người thế tục có quyền thế.v.v... Theo phẩm kinh này thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để một người có thể tu tập hạnh bậc thánh, tức là trở thành một người xuất gia chân chánh, là phải nhất nhất tuân theo giới luật, phải biết khiếp sợ đối với sự hủy phạm giới luật còn hơn cả những mối nguy bức hại, hành hạ thân xác như lửa dữ thiêu đốt hay gươm giáo đâm chém... 

Nói tóm lại, phần 1 của phẩm Thánh hạnh nêu ra việc giữ giới như phẩm tính đầu tiên của người tu tậptheo hạnh bậc thánh, và cũng chỉ rõ rằng tất cả các bậc thánh nhân như Phật, Bồ Tát đều có đủ giới, định, tuệ... của bậc thánh, nên người tu tập không thể không khởi đầu từ việc giữ giới. Người tu tậpthành tựu việc giữ giới theo sự chỉ dạy ở đây sẽ đạt được địa vị Bất động, vì không còn bị lay chuyển bởi ngoại cảnh cũng như tự trong tâm không bao giờ còn có sự thối chuyển nữa. Vì Bất động địa là địa vị thứ tám trong Thập địa của hàng Bồ Tát, nên chúng ta hiểu rằng quá trình tu tập giữ giới của hành giảđể đạt đến sự thành tựu này cần phải diễn ra hầu như suốt cả chặng đường tìm cầu giải thoát. Từ sau địa vị Bất động, vị Bồ Tát vẫn không hề phạm giới nhưng đồng thời cũng siêu việt luôn cả sự giữ giới, không còn có sự phân biệt và cũng không bao giờ còn rơi vào chỗ hủy phạm giới luật. Có thể nói là phần này đã nói rất đầy đủ về việc trì giới, từ những chỉ dẫn chi ly lúc mới khởi đầu cho đến những ý nghĩa rốt ráo, cùng tột nhất của việc giữ giới.

° Phần 2 của phẩm Thánh hạnh tiếp tục giảng rõ về các pháp quán tưởng là một khía cạnh tu tập khác trên con đường xuất thế. Người giữ giới là để có được sự kiểm thúc thân tâm, nhưng đồng thời trên nền tảng giữ giới đó còn phải có sự tu tập nhiều pháp môn khác, mà sự quán tưởng chân chánh là một yêu cầu thiết yếu. Nhờ quán tưởng theo những sự chỉ dạy ở đây mà hành giả dần dần trừ bỏ được tham dụcđạt được Bốn niệm xứ, rồi đạt được địa vị Kham nhẫn, tức Hoan hỷ địa, là địa vị đầu tiên trong Thập địa của hàng Bồ Tát.

Liên quan đến việc giữ giới, trong phần này cũng nêu ra nội dung đức Phật đáp lời thưa hỏi của Bồ TátCa-diếp và nói về việc Bồ Tát có thể do tâm đại bi hộ pháp mà phạm vào giới luật nhưng không bị xem là phá giới. Đây chính là một ý nghĩa quan trọng khác biệt giữa sự giữ giới của hàng Thanh văn với sự giữ giới của hàng Bồ Tát. Đối với Bồ Tát thì giữ giới là một phương tiện để đạt đến giải thoát nhưng tự thân việc giữ giới không phải là giải thoát. Vì thế, nếu vì những mục đích cao cả và chính đáng thì Bồ Tát vẫn có thể phạm vào giới luật. Chính qua sự thuyết dạy về ý nghĩa sâu xa nhất của sự giữ giới này mà giới luật mới thật sự trở thành đôi cánh nhiệm mầu giúp hành giả bay cao bay xa trên con đườnghướng đến giải thoát, chứ không còn là một sợi dây ràng buộc hay tấm áo giáp nặng nề chỉ để bảo vệngười tu tập như theo tinh thần giữ giới của hàng Thanh văn.

Nội dung tiếp theo trong phần này là giảng về Tứ thánh đế, được đức Phật xem là một tên gọi khác của Thánh hạnh. Phần giảng giải về Tứ thánh đế ở đây rất cần được xem kỹ, vì có nhiều ý nghĩa chi tiếtđược mở rộng sâu xa hơn so với đã từng được giảng trong các kinh điển khác.

° Phần 3 của phẩm Thánh hạnh tiếp tục giảng rộng ý nghĩa của Tứ thánh đếđồng thời cũng nêu ra ý nghĩa phân biệt giữa chân lý thế gian (Thế đế) và chân lý xuất thế gian (Thật đếĐệ nhất nghĩa đế). Nội dung phần này cũng nhắc lại và giảng giải thêm về tánh Phật, qua đó chỉ rõ những nhận thức sai lầmcủa các phái ngoại đạo về thường, lạc, ngã, tịnh. Những ý nghĩa thường, lạc, ngã, tịnh đối lại với vô thường, khổ, vô ngãbất tịnh sau khi được nêu ra trong phần này sẽ còn được lặp lại và tiếp tục giảng giải trong nhiều phần khác cho đến cuối bộ kinh, vì đây được xem là những phẩm tính quan trọng nhất để phân biệt giữa Niết-bàn với sanh tử, giữa thế gian với xuất thế gian

° Phần thứ 4, cũng là phần cuối của phẩm Thánh hạnh này được dành để tiếp tục giảng rõ các ý nghĩathường, lạc, ngã, tịnh và qua đó chỉ rõ sự khác biệt giữa giáo pháp phương tiện quyền biến được thuyết dạy cho hàng Thanh văn với giáo pháp rốt ráo được đức Phật thuyết dạy trong kinh này. Nội dung phẩm này cũng nêu rõ những kết quả cụ thể có được khi vị hành giả tu tập thành tựu theo Thánh hạnh. Khi đó, hành giả sẽ đạt được địa vị Vô sở úy, không còn sợ sệt đối với bất cứ điều gì, và chứng đắc đủ các phép tam-muội siêu việt khỏi hai mươi lăm cảnh giới hiện hữu.

Nội dung cuối của phần này được dành trọn để nêu lên ý nghĩa quan trọng của việc cầu pháp. Sau khi được nghe đức Phật thuyết giảng những ý nghĩa sâu xa trong kinh này, Bồ Tát Ca-diếp đã nói lên một lời hết sức cảm động: “Bạch Thế Tôn! Con nay thật sự có thể nhẫn chịu sự lột da mình làm giấy, chích máu tự thân làm mực, lấy tủy trong xương mình làm nước, chẻ xương mình làm bút để sao chép kinh Đại Niết-bàn này. Khi sao chép ra rồi, con sẽ đọc tụng cho được thông suốt, sau đó sẽ vì người khác mà giảng rộng nghĩa kinh này.” Đức Phật đã ngợi khen tinh thần trân trọng giáo pháp của Bồ Tát Ca-diếp và nhân đó liền kể lại câu chuyện tiền thân của ngài đã từng xả bỏ thân mạng chỉ để cầu được nghe một nửa bài kệ nói lên chân lý giải thoátThan ôi! Đời nay còn có bao nhiêu người có được sự trân trọnggiáo pháp của đức Thế Tôn đủ để xả bỏ tài vật ngoài thân, nói chi đến chuyện không tiếc cả mạng sống? Nhưng thật ra thì chính tinh thần tôn trọng giáo pháp này là một động lực vô cùng quan trọng có thể giúp người tu tập trở nên kiên trì và dũng mãnhtinh tấn trên con đường tu tập. Có lẽ chính vì ý nghĩa đó mà đức Thế Tôn đã thuyết giảng về ý nghĩa này trong phần cuối cùng của phẩm Thánh hạnh.

• Phẩm tiếp theo là phẩm Hạnh thanh tịnh (Phạm hạnh), tiếp tục giảng về hạnh thứ nhì trong năm công hạnh đã được nêu ra từ đầu phẩm trước. Trong phần này, đức Phật tuần tự giảng rõ về bảy pháp tu tậpđể đạt đến sự thanh tịnh, trong đó thì yếu tố đầu tiên là phải rõ biết đầy đủ về Mười hai bộ kinhhay nóicách khác là tất cả giáo nghĩa đã được đức Phật thuyết dạy. Yếu tố thứ hai là rõ biết tất cả ý nghĩa sâu rộng của văn tự, như vậy ở đây hàm nghĩa bao gồm cả các văn tự của thế gian. Những sự rõ biết này nên được hiểu là sanh khởi từ trí tuệ thực chứng qua tu tập, không phải do sự thâu nhặt kiến thức theo cách của các học giả thế gian. Chính vì thế mà đỉnh cao nhất của sự rõ biết này là thành tựu Nhất thiết trí, là trí tuệ viên mãn của tất cả chư Phật. Vị Bồ Tát có được trí tuệ rộng khắp, bao hàm tất cả như vậy mới có thể đủ sức hoằng hóa lợi tha, tự mình đạt đến giải thoát mà cũng dẫn dắt mọi chúng sanh khác đi theo con đường giải thoát giống như mình. Các pháp tu tiếp theo lần lượt được giảng giải chi tiết, đều là những chỉ dẫn thiết yếu để người tu tập nương theo trên con đường hướng đến sự giải thoát

° Cũng trong phần này, đức Phật bắt đầu giảng giải về Bốn tâm vô lượng. Theo nội dung giảng giải nơi đây thì bốn tâm vô lượng thật ra chỉ là một tâm, nhưng do sự phương tiện giáo hóa chúng sanh mà phân ra làm bốn, vì đức Phật có chỉ rõ: “Tâm vô lượng có bốn thể tánh... chia thành bốn nhóm nên gọi là bốn.” Phải nắm hiểu được ý nghĩa này chúng ta mới không lấy làm lạ khi trong suốt phần sau đó kinh văn dành một phần lớn để giảng về tâm từ mà ít đề cập hơn đến các tâm bi, hỷ và xả. Ngoài ra, trong phần này đức Phật cũng giảng rõ sự khác biệt giữa tâm từ và đại từ, hay có thể nói một cách khác đi là sự khác biệt giữa tâm từ của hàng Thanh văn với tâm từ của bậc Bồ Tát. Có thể nói, nếu không được đọc hiểu qua phần nội dung này thì người Phật tử rất khó có thể hiểu được tâm từ của hàng Bồ Tátđúng theo lời Phật dạy.

° Phần thứ hai của phẩm Hạnh thanh tịnh có nội dung tiếp tục giảng giải về đức đại từ, nêu ra những tấm gương đại từ của chính đức Phật và những năng lực không thể nghĩ bàn của đức đại từ đó qua từng trường hợp cụ thể. Sau đó, đức Phật kết luận: “Các tâm bitâm hỷ... cũng đều [có vô lượng thần thông] như vậy.”. Như vậy, qua sự giảng giải về tâm từ cũng là nói rõ về cả Bốn tâm vô lượng

Nội dung tiếp theo của phần này mô tả về địa vị Cực ái nhất tử mà vị Bồ Tát đạt được nhờ tu tập thành tựu Bốn tâm vô lượng. Cũng liên quan đến nội dung này là 11 pháp không (thập nhất không) mà vị Bồ Tát đạt được qua sự tu tập quán xét. Cuối phần này bắt đầu đề cập đến Bốn pháp không ngăn ngại, là một trong các nội dung quan trọng trong sự tu tập của hàng Bồ Tát mà theo lời Phật dạy là hoàn toànkhác biệt và vượt trội so với những chỗ đạt được của hàng Thanh vănDuyên giác. Vị Bồ Tát nhờ có bốn năng lực không ngăn ngại này mới có thể thực hiện được chí nguyện độ sanh mà không bị rơi nhiễm vào vòng trần cảnh.

° Phần thứ ba của phẩm này tiếp tục giảng về Bốn pháp không ngăn ngại của hàng Bồ Tát và xác quyết rằng bốn pháp này không thể có được ở hàng Thanh vănDuyên giác, vì giới hạn tu tập của hàng Thanh vănDuyên giác chỉ có thể đạt được một hoặc hai pháp trong số này, không thể đạt được cả bốn pháp. Hơn thế nữa, công năng và ý nghĩa của các pháp này ở hàng Bồ Tát cũng hoàn toàn khác biệt so với hàng Thanh văn và Duyên giác.

Nội dung tiếp theo trong phần này bắt đầu đề cập đến ý nghĩa chân thật của sự hiện hữu và qua đó lần đầu tiên nêu lên khái niệm “vô sở đắc” (không có chỗ được), một khái niệm vô cùng quen thuộc trong hệ thống kinh văn Bát-nhã nói chung cũng như trong kinh Kim cang Bát-nhã ba-la-mật nói riêng. Tuy nhiên, nếu như trong các kinh văn khác khái niệm này chỉ được nêu lên một cách cô đọng, thì ở đây đức Phậtđã đưa ra rất nhiều sự giảng giải chi tiết để giúp người nghe có thể tiếp nhận được một cách tương đốidễ dàng hơn. Phần lớn nội dung ở cuối phần này được dành để nói về sự tu tập chân chánh theo kinh Đại Bát Niết-bàn này và giảng giải về ý nghĩa Mười danh hiệu Phật (Thập hiệu). Điều cần lưu ý là ở đây đức Phật giảng giải sâu rộng những ý nghĩa này cho một thính chúng đặc biệt đang thọ nhận kinh Đại Bát Niết-bàn, nên có những phần ý nghĩa nêu ra ở đây mà người đọc sẽ không thể tìm thấy ở bất cứ một quyển từ điển Phật học nào.

° Phần thứ tư tiếp nối trình bày về ý nghĩa Mười danh hiệu Phật, và qua đó trình bày về công hạnh tutập không thể nghĩ bàn trong quá khứ của đức Phật khi còn là Bồ Tát. Đây chính là tấm gương sống động để tất cả những người Phật tử có thể nhìn vào và thực sự hiểu được thế nào là ý nghĩa của con đường tìm cầu chân lý giải thoát. Thông qua việc trình bày các công hạnh của Bồ Tátđức Phật giảng giải cặn kẽ về các pháp môn tu tập như Tứ niệm xứ, cũng như nói về phẩm tính của vị Bồ Tát tu tậptheo kinh này là không thể nghĩ bàn.

Nội dung tiếp theo trong phần này là những phân biệt về nội dung ý nghĩa kinh này so với các phần giáo pháp quyền thừa khác và những trường hợp nhân duyên xuất hiện kinh này. Trong phần này đức Phậtcũng dự báo về giai đoạn mạt pháp sau này với những tư tưởng tà vạy, những nhận thức sai lầm của hàng ngoại đạoCuối cùng, phần này được kết thúc với sự mở đầu câu chuyện về vua A-xà-thế, một câu chuyện sẽ trở thành đề tài thuyết giảng quan trọng trong các phần tiếp theo sau. Và đến đây chấm dứt nội dung quyển 18, hết Tập 3. 

° Phần thứ năm của phẩm Hạnh thanh tịnh bắt đầu từ đầu Tập 4, kéo dài 42 trang. Tiếp theo câu chuyện đã mở đầu từ cuối phần trước với vị đại thần Nguyệt Xưng cố lôi kéo vua A-xà-thế đến với thầy ngoại đạo Phú-lan-na, phần này tuần tự trình bày 5 đại thần khác của vua cũng đều cố gắng thuyết phụcvua tìm đến với 5 vị thầy ngoại đạo khác nữa. Qua phần này, kinh văn đã cho chúng ta thấy sơ lược về chủ thuyết của những vị thầy ngoại đạo đương thời. Tuy nhiêntên tuổi của sáu thầy ngoại đạo này cũng như giáo thuyết của họ không hề khơi dậy được sự tin tưởng trong lòng vua A-xà-thế, nên sau đó xuất hiện vị lương y Kỳ-bà, là anh em cùng cha khác mẹ với vua, đã lên tiếng thuyết phục vua tìm đến sám hối tội lỗi trước đức Phật.

Vua A-xà-thế là một nhân vật cực kỳ đặc biệt. Mặc dù do lòng sân hận mà ông đã giết hại chính cha mình, nhưng ông tỏ ra là một người rất am hiểu lý lẽ và đạo đức. Vì thế, ngay khi đáp lại câu hỏi vấn an đầu tiên của Kỳ-bà, vua đã đọc một bài kệ nói lên trọn vẹn những suy nghĩ ray rứt và ân hận của mình về tội lỗi đã phạm. Nội dung bài kệ này cũng như những đối đáp tiếp theo sau đó với Kỳ-bà cho thấy là nhà vua hiểu biết rất cặn kẽ những điều Phật đã từng thuyết dạy về thiện ác, và cũng cho thấy một nhận thức đúng đắn đối với mọi hành vi ứng xử. Chính vì sự hiểu biết đúng đắn này mà nhà vua không thể không ôm lòng ân hậnhối tiếc sâu sắc về hành vi giết cha của mình.

Vị lương y Kỳ-bà cũng là một bậc thiện tri thức hiếm có, tỏ ra rất am tường Phật pháp và có đủ tài biện luận để chỉ rõ cho vua A-xà-thế thấy được việc nên làm vào lúc này. Chính nhờ những lập luận sắc bén và chính xác của ông đã giúp vua A-xà-thế lấy lại được sự tự tin đủ để quyết định tìm đến sám hối trước Phật về những tội lỗi nặng nề đã tạo. Chỉ riêng phần lập luận của Kỳ-bà được trình bày lại trong kinh này tự nó cũng đã là một thời thuyết pháp rất sâu xa và cặn kẽ, đủ để làm nhân duyên sinh khởi đức tinmạnh mẽ trong lòng vị vua đang bị dằn xé bởi mặc cảm phạm tội nặng nề. Tuy vậy, yếu tố quyết địnhcuối cùng dẫn đến sự chuyển hướng trong lòng vua A-xà-thế chính là sự hiển linh của người cha quá cố, đã hết lời khuyên bảo nhà vua phải tìm đến với đức Phật thay vì tin theo các tà sư ngoại đạo. Vì thế, sự ăn năn hối cải và quay về với Chánh đạo của vua A-xà-thế là một sự tập hợp của nhiều yếu tố nhân duyên nội tâm và ngoại cảnhđồng thời nhờ có oai lực và lòng từ bi cũng như trí tuệ không thể nghĩ bàn của đức Phật. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì cánh cửa vào địa ngục A-tỳ của vua A-xà-thế hẳn đã không dễ gì được khép lại. Câu chuyện mở đầu về việc vua A-xà-thế sám hối đã chiếm trọn phần thứ 5 của phẩm Hạnh thanh tịnh.

° Phần thứ sáu, cũng là phần cuối của phẩm này, dài 31 trang được dành trọn để trình bày về trường hợp hối cải của vua A-xà-thế và những thuyết giảng của đức Phật giúp nhà vua tiêu trừ tội nghiệp. Nội dung thuyết giảng này cũng chính là nền tảng căn bản cho giáo thuyết “tội tánh tức không”, một phần giáo lý Đại thừa cực kỳ quan trọng và về sau đã có không ít ngộ nhận từ những người không nắm hiểu trọn vẹn ý nghĩa của giáo lý này. Chúng tôi sẽ cố gắng dành riêng một mục trong phần phân tích nội dung để trao đổi nhiều hơn về ý nghĩa quan trọng này. 

Cuối phần này có dẫn chú đến kinh Tạp hoa, tức kinh Hoa nghiêm, trình bày về Thiên hạnh. Trong Hoa nghiêm kinh sớ quyển 41 có nói: “...心隨其樂同修天行, 得天身故。 (...tâm tùy kỳ nhạo đồng tu thiên hạnh đắc thiên thân cố.) Vì nói rằng “tu thiên hạnh đắc thiên thân” nên có thể hiểu thiên hạnh ở đây chính là các hạnh lànhcụ thể là Thập thiện nghiệp mà đức Phật đã dạy. Trong nhiều kinh văn khác đức Phật cũng thường dạy rằng tu Thập thiện chính là nhân để sanh lên các cõi trời.

• Phẩm thứ 9 tiếp theo là phẩm Hạnh anh nhi, tức là công hạnh tựa như đứa trẻ thơ. Nói tương tợ như trẻ thơ có hai nghĩa, đó là vì công hạnh và sự giáo hóa của đức Như Lai có những điểm được so sánhvới những phẩm tính của trẻ thơ. 

° Về công hạnhđức Như Lai không khởi dậy các tướng của pháp; không trụ yên, không vướng mắc nơi hết thảy các pháp; tuy thị hiện có đến đi nhưng thật không hề có sự dao độngthường trụ yên nơi Đại Niết-bàn; tuy vì hết thảy chúng sanh mà diễn thuyết các pháp nhưng thật không có chỗ thuyết giảng. Đứa trẻ thơ cũng có những điểm tương tợ như vậy, vì còn là trẻ thơ nên không khởi dậy, không trụ yên, không đến không đi, không nói năng thuyết giảng. Vì thế nên nói rằng công hạnh của Như Lai tương tợ như đứa trẻ thơ. Hơn nữa, đứa trẻ thơ chưa hề bị trói buộc bởi những khái niệm và tên gọi, đức Như Lai thì vượt ra khỏi sự trói buộc của khái niệm và tên gọi nên nói là tựa như trẻ thơ. 

° Về sự giáo hóa, đối với đức Như Lai thì tất cả chúng sanh đều như những đứa trẻ thơ cần phải dẫn dắt, dỗ dành. Khi cần dỗ dành, dẫn dụ trẻ thơ, cha mẹ luôn phải dùng đến những món đồ chơi không có giá trị thật, như lá vàng, búp bê, ngựa gỗ... Như Lai giáo hóa chúng sanh cũng vậy, để dẫn dụ chúng sanh quay về với Chánh pháp cũng thường dùng đến những giáo pháp quyền thừa không rốt ráo chân thật, như dạy rằng sanh lên các cõi trời được hưởng khoái lạc, rằng có các quả vị giải thoát trong Hai thừa... Nhưng thật ra thì các cõi trời cũng là xoay vòng trong sanh tử, nào có gì khoái lạc? Chỉ có một quả vị giải thoát rốt ráo là quả Phật, không thật có những quả vị trong Hai thừa...

Vì những điểm tương tợ như thế mà phẩm Hạnh anh nhi này dạy về những phẩm tính của người tu tậptheo công hạnh của Như Lai được xem là tương tợ với trẻ thơ. Đây cũng là phẩm cuối cùng trình bày về năm công hạnh: Bệnh hạnh, Thánh hạnhPhạm hạnhThanh tịnh hạnh; riêng phần Thiên hạnh được dẫn chú xem kinh Hoa nghiêm.

• Mở đầu phẩm thứ mười mang tên vị Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương, đức Phậtdạy về mười công đức không thể nghĩ bàn mà chỉ riêng hàng Bồ Tát tu tập theo kinh Đại Niết-bàn này mới có thể có được, không chỉ là phi thường ở thế gian, mà cho đến hàng Thanh vănDuyên giác cũng không thể có được. Riêng công đức thứ nhất có 5 điều, được giảng giải suốt trong 3 quyển: 21, 22 và 23. Năm điều đó bao gồm: một là được nghe những giáo pháp siêu việt thế gian; hai là nghe rồi có thể làm lợi ích cho người khác; ba là có thể dứt trừ mọi sự nghi hoặc; bốn là đạt được tâm sáng suốt chánh trực; năm là thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm của pháp Phật.

° Về những pháp siêu việt thế gian, đó chính là những pháp như tánh Phật, Niết-bàn hay tánh thật của tất cả các pháp. Những pháp ấy vượt ngoài mọi khái niệm, nhận thức cũng như sự suy diễn lý luận của thế gian, chỉ có thể đạt đến qua sự trực nhận của trí tuệ Bát-nhã, và vì thế nên kinh văn dạy rằng các pháp này không thuộc về bất cứ phạm trù đối đãi nào trong các pháp của thế gian; cho nên nói là chẳng phải có, chẳng phải không; chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi; chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu...

Hơn thế nữa, vị Bồ Tát nhờ tu tập kinh Đại Niết-bàn này nên đối với cả những kinh sách thế tục ngoại đạo cũng thông đạt và nhận ra được những ý nghĩa sâu kín nhiệm mầu. Điều này cho thấy một khi tuệ giác giải thoát được hiển lộ thì không còn có phân biệt trong sự nhận thức thực tại, vì hành giả đối với bất cứ pháp nào cũng thấy là pháp giải thoát cả.

Sau khi đức Phật đã tuần tự giảng giải đủ năm điều thuộc về công đức thứ nhất, Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương liền thưa hỏi dựa theo những sự biện luận của pháp thế gian. Điều này giúp bộc lộ những mối nghi ngờ có thể nảy sinh trong thính chúng đối với sự thuyết giảng quá sâu xa uyên áo của đức Thế Tôn. Vì thế, sự thưa hỏi của vị Bồ Tát này không thực sự là thưa hỏi, mà chỉ là muốn tạo một nhân duyên thích hợp để thính chúng được nghe thuyết giảng rõ hơn về giáo pháp sâu xachưa từng được nghe này.

Trước khi đức Phật đưa ra câu trả lời, kinh văn mô tả một hiện tượng phóng quang hy hữu mà trong khắp đại chúng không ai có thể rõ biết được nguồn gốc. Cuối cùngvâng lời Phật dạy, Đại Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi mới trình bày với thính chúng về nguồn gốc của hào quangliên quan đến thế giới Bất Động ở phương đông và đức Phật Mãn Nguyệt Quang Minh cũng đang thuyết giảng kinh Đại Niết-bàn, đồng thời cũng có vị Bồ Tát tên là Lưu Ly Quang thưa hỏi những điều giống hệt như Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương vừa thưa hỏi. Hiện tượng kỳ thú này còn có ý nghĩa sâu xa cho thấy sự nghi hoặc của tất cả chúng sanh dù là ở bất cứ thế giới nào cũng đều là như nhau. Vì thế, đức PhậtMãn Nguyệt Quang Minh đã dạy Bồ Tát Lưu Ly Quang hãy tìm đến thế giới Ta-bà để được nghe câu trả lời của đức Phật Thích-ca Mâu-ni dành cho Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương với cùng nội dung.

Một người bạn vong niên của chúng tôi có lần nhận xét rằng: “Có nhiều phần nội dung trong kinh điểnthật ra có thể xem như những bộ luận.” Nhận xét này là hoàn toàn chính xác khi áp dụng vào sự giảng giải của đức Phật ở đây – và rất nhiều phần giảng giải khác nữa kể từ đây cho đến cuối bộ kinh này. Vì thế, đây là những phần kinh văn mà người đọc cần phải tự mình suy ngẫm thật kỹ từng câu chữ, hoàn toàn không thể có bất cứ một sự tóm lược hay khái quát nào. Mặc dù vậy, nếu nhất thiết phải đưa ra một nội dung khái quát về phần này thì có thể tạm nói rằng đó chính là sự biện giải về ý nghĩa chân thậtcủa các phẩm tính thường, lạc, ngã, tịnh cũng như Niết-bàn và những nhân duyên giúp đạt đến Niết-bàn. 

° Trong phần thứ hai của phẩm kinh này, Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương tiếp tụcthưa hỏi về các pháp tu của hàng Bồ Tátcụ thể là về pháp Bố thí ba-la-mật. Đức Phật đã giảng rộng về ý nghĩa của pháp tu này, có thể nói là tương đồng với những ý nghĩa đã được thuyết giảng trong kinh Kim Cang, nhưng trong phần này thì những ý nghĩa đó đã được giảng giải một cách tường tận và cặn kẽ hơn rất nhiều. Ngoài ra, sau khi giảng kỹ về pháp Bố thí ba-la-mật, đức Phật cũng dẫn chú đến kinh Hoa nghiêm về các pháp ba-la-mật khác như Tinh tấn, Thiền định... cho đến Bát-nhã ba-la-mật...

Tiếp theo nội dung này là phần thuyết giảng về tánh Phật và những kẻ nhất-xiển-đề, những kẻ phạm vào Năm tội nghịch. Đây là những nội dung rất khó nhận hiểu, vì đứng từ góc độ biện luận của thế gianthì hầu như đây là những vấn đề mâu thuẫn không thể giải quyếtTuy nhiênđức Phật đã chỉ rõ ra rằng tất cả những lập luận nền tảng mà kẻ phàm phu dựa vào để phán đoán mọi việc đều là sai lầm, vì thật tánh của tất cả các pháp thật ra không có gì là nhất địnhĐức Phật dạy: “Hết thảy phàm phu cho đếnhàng Thanh văn và Phật Bích-chi cũng là như vậy. Họ thấy tất cả các pháp đều có tướng nhất định; nhưng chư Phật, Bồ Tát đối với tất cả các pháp đều không thấy có tướng nhất định.” Vì tất cả các pháp đều không có tướng nhất định nên mọi sự suy luận biện giải tưởng như rất chắc chắn thì thật ra không hề dẫn đến một nhận thức chân thật về thực tại. Đây chính là lý do vì sao kẻ phàm phu chưa đạt đượctrí tuệ giải thoát không thể nhận biết được tánh Phật, thậm chí cũng không hiểu đúng về những kẻ gọi là nhất-xiển-đề cho đến những hệ quả của kẻ phạm vào Năm tội nghịch. Ngay cả những phẩm tính mà kẻ phàm phu dùng để xưng tán Như Lai cũng là không nhất định. Vì thế, người đọc phần này cần phải tự mình suy ngẫm và trực nhận tính chất “không có tướng nhất định” của tất cả các pháp thì mới có thể tiếp nhận được những lời dạy sâu xa của đức Phật

Tuy phá vỡ mọi nhận thức suy luận sai lầm của thế gian như vậy, nhưng đức Phật cũng hé mở cảnh giới giải thoát chân thật qua lời dạy: “Thật cũng có tướng nhất định. Vì sao là nhất định? [Vì có] thường, lạc, ngã, tịnh. Những tướng ấy ở đâu? Đó là nói [nơi cảnh giới] Niết-bàn.” Vì thế, sau khi phủ nhận tất cả mọi nhận thức không đúng thật, đức Phật tiếp tục xác quyết tính chân thật và lợi ích vô biên của kinh Đại Bát Niết-bàn này, có thể giúp tất cả chúng sanh đạt đến giải thoát nên luôn được sự hộ trì của mười phương chư Phật. Để xác tín điều này, đức Phật đã kể lại một tiền kiếp xa xưa của ngài từng bán thân lóc thịt cúng dường Phật để được nghe kinh Đại Niết-bàn này, và do nhân duyên đó nên đến nay tiếp tục thuyết giảng kinh này giữa đại chúng. Những ai còn có sự hoài nghi đối với công đức của kinh này nên đọc kỹ phần này sẽ có thể phá tan được sự hoài nghi đó.

Đoạn cuối của phần này được dành để nói về phẩm tính vô phân biệt và không vướng mắc của vị Bồ Tát trong khi tu tập hành trì. Do sự vô phân biệt và không vướng mắc này mà Bồ Tát “có thể quán xét sâu xa nên không sanh ra lậu hoặc, phiền não”.

° Phần thứ ba của phẩm Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương tiếp tục chỉ dẫn về sự tu tập của hàng Bồ Tát. Phần này dạy rằng, Bồ Tát dù đã dứt trừ được phiền não nhưng vẫn còn có thể khởi sanh ba loại tư tưởng xấu ác là sân giácdục giác và hại giác. Vì thế, vị Bồ Tát khéo tu tập theo kinh này cần thường xuyên quán niệm nhận biết các loại tư tưởng xấu ác đó để mỗi khi chúng sanhkhởi thì không bị cuốn trôi theo chúng.

Để nói rõ về sự tỉnh giác mà hành giả trong suốt tiến trình tu tập cần phải có, đức Phật đã đưa ra một ví dụ rất cụ thể và sống động bằng hình ảnh một người đang chạy trốn với những hiểm nguy luôn theo đuổi và rình rập. Vị Bồ Tát cũng vậy, có thể rơi vào con đường xấu ác, đọa lạc bất cứ lúc nào nếu khôngcó sự thường xuyên tỉnh giác và sáng suốt trong quá trình tu tập.

Cuối phần này, đức Phật thuyết giảng về sự phân biệt giữa Niết-bàn và Đại Niết-bàn, hay cảnh giới giải thoát rốt ráo. Phần nội dung này chấm dứt với sự mô tả về bốn phẩm tính thanh tịnh của cảnh giới Niết-bàn, và đến đây thì đức Phật đã thuyết giảng trọn vẹn về công đức thứ nhất trong mười công đức của người thọ trì kinh Đại Bát Niết-bàn này.

– Công đức thứ hai của người hành trì theo kinh Đại Bát Niết-bàn được trình bày trong phần thứ tư của phẩm kinh này. Với công đức này, hành giả sẽ có sự chứng đắc chưa từng có, cho đến những sự thấy nghe, nhận biếtđạt được và thấu hiểu cũng đều là chưa từng có. Sự thành tựu tất cả những năng lựcphi thường này đều là xuất phát từ sự nhận thức chân chánh và dứt trừ mọi sự phân biệt trói buộc đối với hình tướng mà có được. Chẳng hạn, với năng lực nghe biết, đức Phật dạy: “Tuy nghe âm thanhnhưng trong tâm không hề có tướng nghe âm thanh, không khởi các tướng hiện hữu, thường, lạc, ngã, tịnh; tướng tự chủ, tướng nương theo, tướng tạo tác, tướng nguyên nhân, tướng nhất định, tướng kết quả. Vì nghĩa ấy nên những chỗ trước đây các vị Bồ Tát không nghe thì nay được nghe.” 

Kể từ phần này trở đi, những lời thưa hỏi của các vị Bồ Tát ngày càng nêu ra những nội dung mang tính cật vấnbiện bác nhiều hơn, và phần lớn đều dựa trên sự nhận thức theo cách nhìn của hàng Nhị thừahoặc trí thức thế gian. Như đã nói, những thưa hỏi loại này thật ra không hẳn là thưa hỏi, mà chính là những nỗ lực của các vị muốn cùng đức Thế Tôn phân tích làm rõ hơn vấn đề đang thuyết giảng để toàn đại chúng đều được nhận hiểu. Chẳng hạn, sau lời dạy như trên của đức Phật thì Đại Bồ TátQuang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương đã cật vấn: “Nếu Như Lai dạy rằng không khởi các tướng nhất định, tướng kết quả thì nghĩa ấy không đúng. Vì sao vậy? Trước đây Như Lai có dạy: Nếu ai nghe được một câu, một chữ trong kinh Đại Niết-bàn này thì nhất định sẽ được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vì sao nay Như Lai lại nói rằng không nhất định, không kết quả? Nếu [quả thậtsẽ] được thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề thì đó tức là tướng nhất định, là tướng kết quả. Vì sao nói rằng không [có các tướng] nhất định, tướng kết quả?...” Rõ ràng, những cật vấn như thế này có ý nghĩa làm bộc lộ sự hoài nghi đối với sự thuyết giảng của đức Như Lai xuất phát từ nhận thức giới hạncủa hàng Nhị thừa hoặc trí thức thế gian. Chính vì thế mà trước khi trả lời những chất vấn loại này, đức Phật thường hết lời ngợi khen người thưa hỏi, và sự giảng giải của ngài sau đó cũng không thật sự dành cho người thưa hỏi mà là hướng về đại chúng.

Trong suốt nội dung còn lại của phần này, đức Phật tuần tự trình bày cặn kẽ về các công đức thứ ba, thứ tư... cho đến thứ sáu, mỗi phần đều có giảng rõ những nhân duyên và ý nghĩacông hạnh tu tập của hành giả theo kinh Đại Bát Niết-bàn này.

– Công đức thứ ba là đạt được tâm từ của hàng Bồ Tát, không phải tâm từ của hàng Nhị thừa. Người đạt được tâm từ này không thấy có tâm từ của chính mình, không thấy có tâm từ của người khác, tuy khởi lòng thương xót tất cả nhưng không thấy có chúng sanh được thương xót; cũng không còn thấy có sự trì giới hay phá giới; tuy thấy có các cảm thọ khổ nhưng không thấy có người nhận chịu sự khổ. Sự thành tựu ở đây chính là đạt đến sự nhận thức theo đúng nghĩa lý chân thật đệ nhất.

– Công đức thứ tư được trình bày qua mười điều, tức là mười công hạnh tu tập của vị hành giả thọ trìkinh Đại Bát Niết-bàn này. Thứ nhất là tinh cần, không buông thả lười nhác; thứ hai là tín tâm kiên cố; thứ ba là tâm vô phân biệt; thứ tư là tu tập thanh tịnh tâm mình, lìa xa hết thảy mọi sự xấu ác, giữ theo giới hạnh thanh tịnh, dứt hẳn mười điều ác của thế gian cho đến mười sáu điều ác trong luật nghi; thứ năm là dứt sạch mọi dư nghiệp thế gian; thứ sáu là dứt trừ mọi nghiệp duyên; thứ bảy là tu tập thân thanh tịnh, đầy đủ mọi phước đức nên thành tựu ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp; thứ tám là rõ biết các duyên; thứ chín là lìa khỏi mọi sự thù oán đối nghịch; thứ mười là dứt trừ mọi sự thiên lệch, lìa xa mọi cảnh giới hiện hữu và phiền não tham ái.

– Công đức thứ năm được trình bày qua năm điều. Thứ nhất, các căn đều đầy đủ; thứ hai, không sanh ra ở những nơi xa xôi hẻo lánh; thứ ba, được chư thiên yêu mến, nhớ nghĩ đến; thứ tư, thường được sự cung kính của hàng thiên ma, sa-môn, sát-lợi, bà-la-môn; thứ năm, chứng đắc Túc mạng trí. Năm công đức này được dạy là khác biệt với năm công đức của người tu tập thành tựu hạnh bố thí, vì tuy chúng tương tợ như nhau nhưng công đức của người tu tập kinh Đại Niết-bàn là thường tồn, thanh tịnh và cao trổi hơn.

– Công đức thứ sáu là thành tựu pháp Tam-muội Kim Cangđứng đầu trong tất cả các pháp tam-muội. Bồ Tát trụ trong pháp định Kim Cang này được mô tả với tất cả những năng lực không thể nghĩ bàn của vị hành giả đã thâm nhập cảnh giới giải thoát, vượt xa tất cả những năng lực của mọi pháp tu tập khác.

° Phần thứ năm của phẩm kinh này tiếp tục dạy về công đức thứ bảy của người thọ trì kinh Đại Bát Niết-bàn. Công đức này được trình bày qua bốn công hạnh giúp hành giả hướng đến Đại Niết-bàn, tức cảnh giới giải thoát. Bốn công hạnh bao gồm: một là gần gũi các bậc thiện tri thức; hai là hết lòng nghe pháp; ba là chú tâm suy xét và bốn là y theo pháp tu hành.

Khái niệm thiện tri thức ở đây cần được hiểu là những người có thể giúp chúng ta sanh khởi mọi hạnh lànhtăng tiến trên con đường tu tập, chứ không chỉ đơn thuần là những người bạn tốt hoặc có hiểu biếtrộng. Vì thế, sự gần gũi các bậc thiện tri thức được xem là yếu tố nhân duyên đầu tiên để giúp hành giảcó thể đến gần cảnh giới Đại Niết-bàn. Và hiểu theo nghĩa này thì thiện tri thức là những bậc tu hànhchân chánh, là những tấm gương sáng để hành giả noi theo, đồng thời cũng là những bậc thầy để chỉ dạy cho hành giả mọi phương pháp tu tập cần thiết trên đường cầu đạo giải thoát.

Nhìn từ một góc độ thì đây là một điều kiện ngoại cảnh mà hành giả không hoàn toàn chủ động để có được. Nhưng từ một góc độ khác thì hành giả nếu ý thức được tầm quan trọng của yếu tố này ắt phải có những nỗ lực tìm kiếm và tạo mọi điều kiện để được gần gũi các bậc thiện tri thứcNgoài rahành giả có nhận thức được điều này mới có thể sẵn lòng nghe theo những chỉ dạy của các bậc thiện tri thức. Cũng như người bệnh có chịu nghe theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc thì mới có hy vọng khỏi bệnh.

Công hạnh thứ hai là sự lắng nghe Chánh phápChánh pháp ở đây được xác định rõ ràng là kinh điểnPhương đẳng Đại thừa, như kinh Đại Bát Niết-bàn này. Và việc nghe pháp cũng được chỉ rõ là một tiến trình lâu dài, bền bỉ, “từ chỗ phát tâm ban đầu [rồi tu tậpcho đến chỗ cứu cánh cuối cùng của tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề”. Mặc dù vậy, kinh văn cũng nói rõ: “Không phải chỉ nghe mà đạt đếnĐại Niết-bàn, chính nhờ sự tu tập mới đạt đến Đại Niết-bàn.” 

Vì thế, tiếp theo công hạnh thứ hai này cần có công hạnh thứ ba là chú tâm suy xét ý nghĩa của Chánh pháp đã được nghe. Sự chú tâm suy xét này tất yếu sẽ dẫn đến thành tựu các pháp tam-muội là Không, Vô tác và Vô tướngHay nói cách khác, sự tu tập ba pháp tam-muội này chính là chỗ chú tâm suy xétcủa hành giả tu tập kinh Đại Bát Niết-bàn.Công hạnh thứ tư thuộc công đức thứ bảy của người tu tậpkinh Đại Bát Niết-bàn này là y theo Chánh pháp tu hànhY theo Chánh pháp tu hành tức là dựa trên nền tảng nhận thức chân chánh để tu tập các pháp môn, từ Bố thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mậtNhận thức chân chánh đó chính là rõ biết về thật tướng của Niết-bàn, rõ biết về tánh Phật, về thật tướngcủa tất cả các pháp... Dựa trên nền tảng nhận thức chân chánh đó để tu tập theo Chánh pháp chính là yếu tố thứ tư giúp hành giả đạt đến cảnh giới giải thoát Đại Niết-bàn.

Tu tập đầy đủ bốn công hạnh vừa nêu trên tức là thành tựu trọn vẹn công đức thứ bảy của vị hành giảthọ trì kinh Đại Bát Niết-bàn này.

– Công đức thứ tám bao gồm tu tập dứt trừ sự tương tục của năm ấm (hay năm uẩn), lìa xa năm kiến chấp gồm thân kiếnbiên kiếntà kiếngiới cấm thủ kiến và kiến thủ kiếnthành tựu sáu niệm xứ bao gồm niệm Phậtniệm Phápniệm Tăng, niệm chư thiên, niệm bố thí và niệm giới luật; tu tập năm phép định (tam-muội) là Tri định, Tịch địnhThân tâm thọ khoái lạc định, Vô lạc định và Thủ lăng nghiêm địnhhết lòng gìn giữ tâm Bồ-đề, thường gần gũi thân cận với bốn tâm vô lượng là đại từđại biđại hỷđại xảtin theo một lẽ chân thật duy nhất là Đại thừađạt được tâm khéo giải thoáttrí tuệ khéo giải thoát

Nội dung cuối của phần này là sự thưa hỏi của vị Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương về ý nghĩa cũng như mối quan hệ giữa tâm không và các phiền não tham, sân, si thật có. Đây là những nội dung thắc mắc mà hầu hết người tu tập đến giai đoạn này đều tất yếu phải nảy sanh. Vì thế, vị Đại Bồ Tát này đã thay mặt thính chúng để nêu ra và thỉnh vấn đức Phật

° Câu trả lời của đức Phật được trình bày trong nội dung mở đầu của phần cuối (phần thứ sáu) phẩm này. Trong nội dung này, đức Phật nêu ra và chỉ rõ những sai lầm trong nhận thức của kẻ phàm phu về sự sanh khởi của tâm tham dục, qua đó giảng rõ lý trung đạo chân thật, thấy rõ thật tánh các pháp vốn chẳng phải có, chẳng phải không. Ý nghĩa chẳng có chẳng không này chính là nền tảng của một tâm vô sở trụ, dứt trừ hết thảy mọi sự vướng mắctrói buộc bởi các pháp thế gian. Mối quan hệ giữa tâm và sự sanh khởi của phiền não tham dục cũng được phân tích rõ trong phần này. Khi vị Bồ Tát thông đạt tất cả những điều nói trên thì dứt trừ được sự sanh khởi của mọi phiền não tham dụcthành tựu trọn vẹn công đức thứ tám của người thọ trì kinh Đại Bát Niết-bàn này.

– Tiếp theo nội dung này là phần trình bày về công đức thứ chín. Để thành tựu công đức này, hành giảphải sanh khởi năm điều: một là đức tin, hai là lòng ngay thẳng, ba là trì giới, bốn là gần gũi bạn lành, năm là [đầy đủ sự] nghe nhiều. 

- Về đức tin, ở đây giảng rõ là đức tin chân chánh vào nhân quả, vào giáo pháp Đại thừa và mọi phương tiện hóa độ khéo léo của chư Phật. Đức tin chân chánh như vậy là nền tảng của mọi việc lành, nên sanh khởi đức tin như vậy rồi thì mọi việc làm dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít cũng đều chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả giải thoát. Do đó Phật dạy: “Nhân lòng tin ấy mà đạt được tánh của bậc thánh, tu hành bố thí dù nhiều hay ít cũng đều được đến gần Đại Niết-bàn, không đọa vào sanh tử.”

- Về lòng ngay thẳng, đức Phật giảng rõ đó chính là tâm chánh trực vị tha, luôn nghĩ đến sự lợi lạc cho chúng sanh, giúp cho mọi chúng sanh đều phát tâm Bồ-đề. Qua nội dung này đức Phật cũng thuyết giảng về những ý nghĩa của tánh Phật và nhất-xiển-đề. Phật dạy: “Vì lòng ngay thẳng nên tin có tánh Phật. Vì tin có tánh Phật nên không thể gọi là nhất-xiển-đề.” Hơn nữa, Bồ Tát giữ lòng ngay thẳng nên tu hành trì giới một cách chân chánh, không hủy phạm, không sai lệch, không vì cầu được những quả báo tốt hay vì ghê sợ những quả báo xấu, cho dù thành tựu trọn vẹn sự giữ giới cũng không tự sanh tâm kiêu mạn.

- Về sự gần gũi bạn lành, ở đây đức Phật cũng giảng rõ chỉ có chư Phật mới thật sự là những bậc thiện tri thức của hành giả, vì các ngài có đủ trí tuệ và phương tiện khéo léo, không bao giờ có sự sai lầmtrong việc tùy duyên hóa độ chúng sanh như hàng Thanh vănDuyên giác có thể mắc phải. Nêu ra ý nghĩa này, đức Phật muốn củng cố một đức tin chân chánh trong thính chúng vào sự giáo hóa và giáo pháp Nhất thừa chân thật của Như Lai, nhờ đó mới có thể mang lại những lợi lạc lớn lao cho hành giả. Do giáo pháp được thuyết giảng trong kinh này là cực kỳ sâu xa uyên áo, nên chúng ta cũng không lấy làm lạ nếu như có những vị Thanh vănDuyên giác có thể khởi tâm hoang mang nghi ngại hoặc chưa thể đặt trọn niềm tin chân chánh vào lời dạy rốt ráo của Phật. Chính vì thế mà đức Thế Tôn đã phải nhọc công ân cần nhắc lại nhiều lần cũng như hiển bày những sự thần biến nhiệm mầu để củng cố đức tin chân chánh cho thính chúng

- Về sự nghe nhiều, đức Phật giảng rõ ý nghĩa nghe nhiều không do nơi số lượng kinh điển được nghe, cho nên từ những người thọ trì đủ Mười hai bộ kinh cho đến kẻ chỉ thọ trì riêng một kinh này, hoặc thậm chí chỉ là một bài kệ bốn câu; hoặc dù không thọ trì được cả một bài kệ bốn câu mà chỉ cần ghi nhớ được ý nghĩa “Như Lai thường trụ không biến đổi” thì cũng được xem là thành tựu sự nghe nhiều. Thậm chí nếu hành giả không ghi nhớ chân lý này nhưng thấu hiểu được thật tánh của các pháp là không có tánh, nên biết được Như Lai vốn thường không thuyết pháp, đó cũng gọi là nghe nhiều. Theo đây mà hiểu thì sự nghe pháp cốt yếu ở chỗ nắm hiểu được tinh túy và ý nghĩa sâu xa chứ không hề đặt nặng ở cái gọi là “học rộng biết nhiều”. Tiếp tục giảng rộng ý nghĩa về phần công đức thứ chín này, đức Phậtcòn thuyết dạy về pháp Tam-muội Không để giúp hành giả thấu suốt được thật tánh của tất cả các pháp đều là không.

– Về công đức thứ mười, Phật dạy rằng đó chính là “tu tập Ba mươi bảy phẩm [trợ đạo], vào cảnh giớiĐại Niết-bàn với thường, lạc, ngã, tịnh, [lại] vì chúng sanh mà phân biệt giảng thuyết kinh Đại Niết-bàn, chỉ rõ tánh Phật”. Khi Bồ Tát tu tập và thuyết giảng như thế, những ai tin nhận đều sẽ đạt được cảnh giới giải thoát, những ai không tin nhận đều phải chịu lưu chuyển trong sanh tử luân hồi. Mặc dù vậy, đức Phật cũng dự báo trước rằng sau khi ngài nhập diệt sẽ có không ít những tỳ-kheo xấu ác không hề tin nhận mà còn hủy báng kinh này, thậm chí sẽ ra sức ngăn cản người khác truyền rộng kinh này. Vì thế, vị hành giả thành tựu công đức thứ mười được giảng thuyết ở đây chính là thấu hiểu và giảng rộng được ý nghĩa của kinh Đại Bát Niết-bàn. Đến đây chấm dứt phẩm Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Đức Vương và cũng vừa hết quyển 26.

• Phẩm thứ mười một mang tên vị Bồ Tát Sư Tử Hống và cũng được mở đầu với sự giới thiệu phần thưa hỏi của vị này. Phẩm này được chia làm bảy phần, dài 253 trang, có thể xem là phần có nội dung dài nhất trong toàn bộ kinh. Đức Thế Tôn vào lúc này đã từ bi nhắc nhở toàn thể thính chúng về cơ hội thưa hỏi cuối cùng này, và vì thế mà Phật không giới hạn sự thưa hỏi trong bất cứ chủ đề nào có liên quan đến con đường tu tập về sau của các vị đệ tử. Hơn thế nữa, đức Phật cũng nhân sự thưa hỏi của Bồ Tát Sư Tử Hống mà ngợi khen và mô tả những phẩm tính siêu việt của vị Bồ Tát Đại thừa khi thuyết giảng giáo pháp, hùng hồn như tiếng sư tử rống có thể khuất phục muôn loài. Cũng như tiếng rống oai hùng của loài sư tử, tiếng thuyết pháp chân chánh của vị Bồ Tát Đại thừa có thể hàng phục tất cả ngoại đạo tà kiến, làm hiển lộ mặt trời Chánh pháp nơi thế gian. Và sự thuyết giảng chân chánh đó được xác quyết một cách rõ ràng là phải nói lên chân lý: “Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật; Như Lai là thường trụ không hề biến đổi.” Chính vì vậy mà nội dung thưa hỏi chính thức của Bồ Tát Sư Tử Hống đã được khởi đầu đi thẳng vào vấn đề quan trọng này: “Thế nào là tánh Phật?”

° Trả lời câu hỏi này cũng như những vấn đề liên quan khác, đức Phật đã nêu ra và xác lập ý nghĩatrung đạo để phá vỡ tất cả những nhận thức sai lệch của kẻ phàm phu cũng như hàng Nhị thừa. Phật dạy: “Chỗ thấy biết của chúng sanh khởi lên gồm có hai loại: một là thường kiến, hai là đoạn kiến. Hai cách thấy biết ấy không gọi là trung đạo. Không phải thường cũng không phải đoạn mới gọi là trung đạo. Không phải thường cũng không phải đoạn tức là trí tuệ quán chiếu Mười hai nhân duyênTrí tuệ quán chiếu ấy gọi là tánh Phật.” 

Từ đây cho đến hết phần đầu tiên của phẩm này, đức Phật tuần tự phân tích rất nhiều khía cạnh liên quan khác nhau để làm rõ nghĩa tánh Phật. Trong những nội dung thuyết giảng này, có lẽ cần lưu ý nhất là mối tương quan nhân quả trong Mười hai nhân duyênSở dĩ chúng tôi thấy lưu ý điều này, là vì Mười hai nhân duyên theo như được phân tích và thuyết giảng ở đây không hoàn toàn giống như được hiểu theo khái niệm của hàng Nhị thừa. Chính đức Phật trong phần này cũng nhắc lại lời dạy rằng: “Ý nghĩa của Mười hai nhân duyên là rất sâu xa, không thể biết, không thể thấy, không thể suy xét. Đó là cảnh giới của chư Phật, Bồ Tát, chẳng phải chỗ hàng Thanh vănDuyên giác có thể đạt đến.” Nếu chúng tanhớ lại rằng Mười hai nhân duyên chính là phần giáo pháp căn bản nhất của Duyên giác thừa thì ta sẽ thấy được tầm quan trọng của những lời giảng dạy mở rộng trong phần này. 

Sự khác biệt giữa các thừa cũng được giải thích rõ ở đây là tùy thuộc vào mức độ trí tuệ quán chiếu Mười hai nhân duyên. Phật dạy: “Trí tuệ quán chiếu Mười hai nhân duyên có bốn bậc: bậc thấp, bậc vừa, bậc cao và bậc cao nhất.” Đức Phật cũng chỉ rõ sự phân biệt này: bậc thấp là hàng Thanh văn, bậc vừa là các vị Duyên giác, cả hai bậc này đều không thấy được tánh Phật; bậc cao là hàng Bồ Tát Thập trụ, có thể thấy được phần nào tánh Phật nhưng không rõ ràng; và bậc cao nhất quán chiếu thấy được rõ ràng tánh Phật nên thành tựu quả Bồ-đề chính là chư Phật.

° Một nội dung khác rất quan trọng được trình bày trong phần này là mười pháp tu tập mà vị Bồ Tát sau khi thành tựu đầy đủ mới có thể thấy được phần nào tánh Phật. Mười pháp ấy bao gồm: một là ít ham muốn, hai là tự biết đủ, ba là tịch tĩnh, bốn là tinh tấn, năm là chánh niệm, sáu là chánh định, bảy là chánh tuệ, tám là giải thoát, chín là tán thán giải thoát, mười là dùng pháp Đại Niết-bàn giáo hóa chúng sanhChúng tôi lưu ý nội dung này vì xét thấy đây là một nội dung quan trọng có thể giúp người tu tậphiểu đúng về ý nghĩa “thấy tánh thành Phật để tránh không rơi vào sai lầm. Từ đây cho đến hết phần thứ nhất đức Phật tuần tự giảng rõ về cả mười pháp tu tập này.

° Phần thứ hai của phẩm kinh này bước sang quyển 28. Nội dung đầu tiên của phần này được dành để nói về “tướng trạng của Như Lai”. Vì tánh Phật là không thể thấy được đối với hàng phàm phu cho đếnBồ Tát Cửu địa, nên đức Phật phải phương tiện dạy những phương cách để những chúng sanh phàm phu có thể thông qua các tướng trạng mà nhận biết được tánh Phật. Những hình tướng thị hiện và mọi sự thuyết giảng của đức Như Lai đều thuộc về các phương tiện này.

– Nội dung thứ hai của phần này tuần tự thuyết giảng về các điều kiện có thể làm cho vị Bồ Tát sanh tâm thối chuyển trên đường tu tập, cũng như những điều kiện giúp cho vị Bồ Tát đạt được tâm khôngthối chuyển. Phần nội dung này kéo dài cho đến hết quyển 28. Trọng tâm phần này có thể xem như một cẩm nang chi tiết dành cho người tu tập để có thể tự mình phân biệt những điều nên làm, những điều nên tránh, chẳng hạn như 13 pháp dẫn đến sự thối chuyển, 6 pháp phá hoại tâm Bồ-đề... cho đếnnhững nguyện lực giúp hành giả đạt được tâm không thối chuyển.v.v... Mặc dù vậy, đức Phật cũng nhắc nhở rằng: “Tâm không thối chuyển [đó] không gọi là tánh Phật.”

° Phần thứ ba của phẩm này bước sang quyển 29, đức Phật giảng tiếp về tâm thối chuyển của người tu tập và đưa ra ví dụ cho thấy đó chỉ là một giai đoạn nhất thời mà thôi. Người tu tập dù có sanh tâm thối chuyển thì khi đủ nhân duyên chắc chắn cũng sẽ tiếp tục quay lại con đường tìm cầu giải thoát. Và đức Phật xác quyết: “Tất cả chúng sanh chắc chắn rồi sẽ thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.” Đây là một quan điểm rất lạc quan trong sự tu tập, nhưng không vì thế mà dẫn đến sự dễ duôi, buông thả. Vấn đề quan trọng nhất là hành giả không chấp nhận cuộc sống trôi lăn trong sanh tử luân hồi nên phải khởi tâm xa lìa càng sớm càng tốt. 

– Nội dung tiếp theo trong phần này đức Phật dạy về những nhân duyên tu tập để có được 32 tướng tốt, cũng chính là những pháp tu để hướng đến quả vị Phật. Nhờ tu tập các pháp này, vị Bồ Tát đạt được 32 tướng tốt nhưng đồng thời cũng đạt được tâm không thối chuyển.

° Phần tiếp theo nữa là ý nghĩa sanh diệt của năm ấm, cũng tức là sự tương tục đời sống của chúng sanhGiáo lý về tái sanh là một phần giáo lý không phải người Phật tử nào cũng có thể am hiểu một cách đúng đắn. Rất nhiều Phật tử hiện nay vẫn thường nhầm lẫn với những thuyết của ngoại đạo như tin vào sự hiện hữu của linh hồn, hoặc đơn giản hóa vấn đề thành sự đầu thai từ cảnh giới này sang cảnh giới khác... Tuy nhiên, nếu đọc thật kỹ những thuyết giảng của đức Phật trong phần này, chúng tasẽ thấy rằng vấn đề không hoàn toàn đơn giản như thế! Chỉ khi thấu hiểu được sự sanh diệt tương tụccủa năm ấm – mà không hề có cái gọi là linh hồn thường tồn – được thuyết giảng ở đây thì chúng tamới thật sự hiểu được về ý nghĩa vô ngã trong đạo Phật

– Cũng trong phần nội dung thuyết giảng về sự sanh diệt của năm ấmđức Phật còn dạy về 8 phương thức ví dụ, có thể nói là đã khái quát được tất cả những phương thức mà một luận sư có thể dùng đến để làm rõ luận thuyết của mình trước thính chúng. Những phương thức này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị khoa học và tính hợp lý của chúng, và nếu được vận dụng một cách thích hợp chắc chắnsẽ luôn mang lại hiệu quả tốt đẹp cho việc thuyết giảng. Tám phương thức ví dụ đó bao gồm: một là xuôi theo trình tự diễn tiến mà ví dụ, [gọi là thuận dụ], hai là ngược với trình tự diễn tiến mà ví dụ, [gọi là nghịch dụ], ba là nêu sự việc trước mắt mà ví dụ, [gọi là hiện dụ], bốn là dùng sự việc không có [nhưng hợp nghĩa] mà ví dụ, gọi là [phi dụ], năm là nêu ví dụ trước rồi đặt vấn đề sau, [gọi là tiên dụ], sáu là đặt vấn đề trước rồi nêu ví dụ sau, [gọi là hậu dụ], bảy là nêu ví dụ cả trước và sau để làm rõ vấn đề, [gọi là tiên hậu dụ], và tám là dùng sự biến đổi [tương tự của sự việc] để làm ví dụ, [gọi là biến dụ]. Nếu thử phân tích một số các ví dụ được dùng trong các văn bản thời hiện đạichắc chắn chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra chúng dường như không thể vượt ra ngoài tám phương thức được đức Phật khái quát ở đây!

– Trong phần nội dung tiếp theoBồ Tát Sư Tử Hống thưa hỏi và đức Phật trả lời về việc tu tập giới, định, tuệ của hàng Bồ Tát. Những điều Phật giảng giải ở đây không chỉ nhằm giải đáp thắc mắc, mà thật ra là những chỉ dẫn rất cặn kẽ để bất cứ ai cũng có thể nương theo sự chỉ dẫn này mà vững bước trên đường tu tập. Kế đó, nội dung còn lại của phần này được dành cho những thưa hỏi mang tính biện luậncủa Bồ Tát Sư Tử Hống và sự giải thích mở rộng của đức Phật về tánh Phật, về Niết-bàn. Cuối cùngtrong phần này, đức Phật giảng về nhân duyên dẫn đến việc ngài quyết định nhập Niết-bàn tại rừng Sa-la nơi thành Câu-thi-na này; kể lại việc hóa độ ba anh em ông Ca-diếp, và đây cũng là nhân duyên sanhkhởi việc đức Phật tiếp tục hàng phục sáu thầy ngoại đạo, sẽ được kể rõ trong phần tiếp theo.

° Phần bốn của phẩm Bồ Tát Sư Tử Hống mở đầu với câu chuyện được kể lại về sự quy y Tam bảo của ông trưởng giả Cấp Cô Độc và cũng là nhân duyên ra đời của tinh xá Kỳ viên nổi tiếngSự kiện này cũng mở đầu những công kích dữ dội từ phía sáu thầy ngoại đạo đối với giáo pháp của Phật, và cuối cùng bọn họ đã yêu cầu phải tổ chức một trận “so tài”. Nhưng lửa đom đóm làm sao so với ánh mặt trời, nên đức Phật trong dịp này đã hiển thị thần biến vô song để khuất phục tất cả bọn họ, và nhân đó cải hóa được vô số những đệ tử lầm đường lạc lối đi theo bọn họ. Dù vậy, vẫn không chịu cải tà quy chánhnên bọn sáu thầy ngoại đạo liền rời khỏi thành Xá-vệ để kéo nhau sang thành Bà-chỉ-đa. Vào lúc này, đức Phật vì có nhân duyên nên đã hiện lên cõi trời Đao-lợi để thuyết pháp cho bà Ma-da – mẹ ngài trước đây – và chư thiên nơi đó.

Những câu chuyện về sự hàng phục ngoại đạo được tiếp tục cho đến gần cuối phần này và được trình bày xen lẫn trong đó những bài thuyết pháp ngắn về nhiều khía cạnh tu tập khác nhau cũng như những phần biện luận phá vỡ tất cả những tà thuyết sai lầm của các thầy ngoại đạoCho đến nội dung cuối của phần này thì đức Phật nhắc lại và giảng thuyết rộng hơn về tánh Phật cũng như những phẩm tính của vị Bồ Tát tu tập thành tựu giáo pháp Đại thừaĐức Phật cũng thuyết giảng sâu rộng hơn trong phần này về giáo pháp “vô sở trụ”, nhằm làm rõ hơn ý nghĩa nhập Niết-bàn của Như Lai vào lúc này. Kinh văn từ đây bước sang quyển thứ 31, thuộc Tập 6.

° Từ đầu phần thứ năm của phẩm kinh này, Phật bắt đầu giảng dạy về mười tướng thế gian và ba tướng xuất thế gian, tức định, tuệ và xả, cũng chính là những pháp tu thiết yếu dẫn đến sự giải thoát, nghĩa là giúp hành giả đạt đến chỗ thấy được tánh Phật. Toàn bộ vòng xoay sanh tử và nguyên nhâncủa nó được đức Phật mô tả thật ngắn gọn và súc tích ở đây, có thể giúp người tu tập nhận ra vấn đềmột cách không mấy khó khăn: “Nếu vướng mắc nơi tướng ắt có thể sanh ra si mê; vì si mê nên sanh tham ái; vì tham ái nên bị trói buộc; vì chịu trói buộc nên phải thọ sanh; vì thọ sanh nên có sự chết; vì có sự chết nên là vô thường.” Đi ngược lại tiến trình này chính là hướng đến giải thoát, Niết-bàn. Vì thế, sanh tử là vô thường mà Niết-bàn là thường: “Nếu không vướng mắc nơi các tướng ắt không sanh ra si mê. Vì không sanh ra si mê nên không có tham ái. Vì không có tham ái nên không bị trói buộc. Vì không bị trói buộc nên không phải thọ sanh. Vì không thọ sanh nên không có sự chết. Vì không có sự chết nên gọi là thường. Vì nghĩa ấy nên Niết-bàn là thường.”

Để khởi đầu ngay từ chỗ “không vướng mắc nơi các tướng”, hành giả phải tu tập ba yếu tố định, trí tuệvà buông xả theo đúng pháp. Kinh văn phần này giảng rõ về ba yếu tố này cũng như phương pháp tu tập khác nhau dẫn đến những kết quả khác nhau, như hàng Bồ Tát Thập trụ là tuệ vượt hơn định; hàng Thanh vănDuyên giác là định vượt hơn tuệ; chỉ có chư Phật mới đạt được sự tương đương giữa định và tuệ; đó gọi là xả, và nhờ đó mà đạt được giải thoát. Từ đây về sau đức Phật tuần tự giảng rõ về hai pháp định và tuệ cũng như phương pháp tu tập và kết hợp hai pháp này để đạt được cảnh giới buông xảgiải thoát, tức Niết-bàn. 

Sau khi giảng rõ về ý nghĩa cảnh giới Đại Niết-bàn, đức Phật lại dạy về mười pháp tu giúp hành giả có được một nhận thức chân thật về cảnh giới Niết-bàn đó. Mười pháp này bao gồm: một là đầy đủ lòng tinchân chánh, hai là trọn vẹn giới hạnh thanh tịnh, ba là gần gũi các bậc thiện tri thức, bốn là ưa thíchcảnh vắng lặng an tĩnh, năm là tinh tấnchú tâm quán xét Bốn chân đế, sáu là [tu tập] đầy đủ sáu niệm xứ, bảy là nói lời nhu hòa dễ mến, tám là giữ gìn bảo vệ Chánh pháp, chín là hết lòng giúp đỡ cho những bạn đồng tu chân chánh, mười là có trí tuệ đầy đủ, nghĩa là có sự quán xét đúng thật về những đức thường, lạc, ngã, tịnh của Như Lai; rằng tất cả chúng sanh đều có tánh Phật... Đó là mười pháp tu tập giúp hành giả đạt đến cảnh giới giải thoát, thấy được thật tướng không hình tướng của Niết-bàn.

° Tiếp theo nội dung này, đức Phật dạy về mối quan hệ giữa nghiệp và sự giải thoát, cũng như sự khác biệt giữa quả báo của kẻ ngu si và người có trí tuệ. Đây có thể nói là phần giáo pháp quan trọng tác động đến sự quyết định mọi hành vi ứng xử của người tu tập, bởi vì qua sự thuyết giảng này mà chúng ta mới có được một nhận thức đúng thật về nghiệp và kết quả, cũng như mối quan hệ giữa nghiệp đã tạo ra với việc tu tập đạt đến giải thoátĐức Phật dạy: “Nhờ sức của trí tuệ, người trí có thể làm cho nghiệp rất nặng sẽ đọa vào địa ngục chuyển thành nghiệp nhẹ phải chịu ngay trong đời này. Kẻ ngu tuy tạo nghiệp nhẹ trong đời này nhưng sẽ phải thọ quả báo nặng ở địa ngục.” 

Về khả năng chuyển hóa nghiệp lực, Phật dạy: “Tất cả thánh nhân sở dĩ tu tập đạo là vì muốn phá trừ [hoặc chuyển hóa] những nghiệp nhất định [phải có quả] thành quả báo nhẹ, những nghiệp không nhất định [phải có quả] sẽ thành không có quả báo.” 

Mặc dù vậy, đây là một vấn đề vô cùng phức tạp và tinh tế nên kinh văn đã dành rất nhiều nội dung từ đây về sau để tiếp tục giảng rộng hơn nữa. Ngoài rađức Phật cũng phân biệt trường hợp vị Bồ Tát do sự phát nguyện mà thọ thân trong những cảnh giới xấu ác, hoàn toàn không phải do nghiệp lực.

Trả lời câu hỏi của Bồ Tát Sư Tử Hống về việc “làm sao có thể khiến cho quả báo nặng trong địa ngụcchuyển thành quả báo nhẹ lãnh chịu trong đời hiện tại”, đức Phật đã thuyết giảng về bốn pháp tu tập: thân, giới, tâm, tuệ. Nội dung thuyết giảng về bốn pháp tu tập này sẽ còn được tiếp tục trình bày kéo dài sang phần tiếp theo.

° Phần sáu của phẩm Bồ Tát Sư Tử Hống tiếp tục giảng rộng những nguyên nhân khiến cho “nghiệp nhẹ trong đời này nhưng sẽ phải thọ quả báo nặng ở địa ngục” chính là do không tu tập bốn pháp thân, giới, tâm, tuệ, đồng thời đức Phật cũng giảng rõ thế nào là không tu tập thân, giới, tâm, tuệ. Ngược lại, những ai biết tu tập thân, giới, tâm, tuệ sẽ có thể làm cho nghiệp ác nặng nề đã lỡ phạm vào cũng có thể chuyển hóa thành quả báo nhẹ lãnh chịu ngay trong đời này. Đức Phật cũng giảng rõ ở đây thế nào là tu tập thân, giới, tâm, tuệ.

Do sức tu tập của chúng sanh mỗi người đều khác nhau nên trong phần này đức Phật đưa ra ví dụ để phân biệt giảng rõ về bảy hạng người khác nhau. Dựa vào sự thuyết giảng về các hạng người khác nhau này chúng ta có thể thấy được sự khác biệt trong những mức độ tu tập khác nhau của mỗi hạng người.

– Nội dung tiếp theo trong phần này quay lại giảng giải về tánh Phật và ý nghĩa “tất cả chúng sanh đều có tánh Phật”. Để làm rõ những nhận thức phiến diện của chúng sanh về tánh Phật, đức Phật đã đưa ra ví dụ “người mù sờ voi”, nay đã trở thành một ẩn dụ nổi tiếng thường được dùng để chỉ những kẻ thấy biết không toàn diện vấn đề nhưng luôn chấp chặt vào sự nhận biết của mình. Đức Phật cũng nêu ra trong phần này những khía cạnh ý nghĩa khác nhau về tánh Phật và những nhân duyên tu tập như thế nào để có thể thấy biết được tánh Phật. Toàn bộ phần nội dung này là những thuyết giảng rất sâu xa, người đọc cần phải chú ý nghiền ngẫm từng câu chữ, quả thật không thể dựa vào đôi dòng tóm lược mà có thể nắm hiểu được ý nghĩa

– Tiếp theo sau nội dung này là phần giảng thuyết về công hạnh tu tập không thể nghĩ bàn của vị Bồ Tátđể đạt đến địa vị không thối chuyển. Nội dung cuối cùng của phần này được dành để thuyết giảng về tám điều ý nghĩa sâu xa không thể nghĩ bàn của kinh điển Đại Bát Niết-bàn này. Phần cuối (thứ bảy) của phẩm kinh này thật ra chỉ là hơn 5 trang được đưa sang quyển 33, không phải là một nội dung tách biệt. [1]

Trong phần này, Bồ Tát Sư Tử Hống thưa hỏi và được Phật giải đáp về việc đức Như Lai đã không chọn cách hóa sanh trong thế gianCuối cùngBồ Tát Sư Tư Hống đọc một bài kệ xưng tán Phật và chấm dứt nội dung phẩm này.

• Phẩm thứ mười hai là phẩm mang tên Bồ Tát Ca-diếp, mở đầu với sự thưa hỏi của vị Bồ Tát này về việc vì sao đức Phật đã không cứu độ tỳ-kheo Thiện Tinh là kẻ xấu ác, nhất-xiển-đề, để ông này phải đọa vào địa ngục Vô gián. Để giải thích điều này, đức Phật đưa ra những ví dụ về căn tánh sai khác của chúng sanh, và do đó mà sự hóa độ của đức Như Lai cũng tùy theo những sai khác về căn tánh đó. Mặc dù vậy, đối với đức Như Lai thì dù thuyết pháp cho hàng Bồ Tát hay cho hạng nhất-xiển-đề cũng đều như nhau, không hề có sự phân biệtTrường hợp của tỳ-kheo Thiện Tinh là vì tự thân ông ấy thường biếng nhác, buông thả, gần gũi tin theo bạn bè xấu ác, nên dù được gặp Phật, nghe Phápnhưng chẳng hề có được chút lợi ích gì. Nhân nơi trường hợp này, Bồ Tát Ca-diếp tiếp tục thưa hỏi và Phật giảng rộng thêm về ý nghĩa thế nào là hạng nhất-xiển-đề và do đó cũng có liên quan đến ý nghĩatánh Phật.

° Nội dung tiếp theo tiếp tục trình bày về căn tánh sai khác của mọi chúng sanh và nói rõ thêm về phương tiện khéo léo của đức Như Lai trong sự tùy thuận giáo hóa. Vì muốn cho tất cả chúng sanh đều được giải thoát nên đức Phật đã dùng đến vô số những phương tiện sai khác, tùy thuận nói ra những giáo pháp khác biệt nhau, nhưng thật ra tất cả đều hướng đến một mục đích cuối cùng là sự giải thoátrốt ráochấm dứt vòng sanh tử luân hồi. Từ đây đến hết quyển 33 đức Phật tuần tự đưa ra các trường hợp hóa độ khác nhau để minh họa cho sự phương tiện hóa độ của đức Như LaiPhương tiện thị hiệnquan trọng nhất được giảng giải trong phần này là việc đức Như Lai sắp nhập Niết-bàn.

° Trong phần hai của phẩm Bồ Tát Ca-diếp, đức Phật tuần tự thuyết giảng phân biệt các nhận thức sai lầm khác nhau của hàng đệ tửxuất phát từ sự suy diễn sai lệch về chính những lời giảng dạy của đức Như Lai. Tuy đức Phật luôn thuyết dạy những điều đúng thật, nhưng do sự hiểu biết không đúng thật về ý nghĩa lời dạy của Như Lai nên một số đệ tử Phật đã trình bày lại sai lệch lời dạy của ngài. Điều này hầu như đã và đang diễn ra trong mọi thời đại, kể cả thời đại của chúng ta ngày nay. Chính vì thế mà người Phật tử chân chánh luôn phải ra sức học hỏi giáo pháp để có thể tự mình nhận ra được những sự sai lệch này.

– Tiếp theo nội dung này, đức Phật dạy về những kẻ có thể dứt mất căn lành do lòng nghi ngờ Chánh pháp. Phật dạy: “Có những người thông minh lanh lợitrí tuệ sáng suốt, khéo biết phân biệt, nhưng [1] lìa xa bạn tốt, [2] không nghe Chánh pháp, [3] không khéo suy xét, [4] không thực hành đúng pháp; những người như vậy có thể dứt mất căn lành.” Do bốn yếu tố sai lầm vừa nêu mà những người này sẽ tự sanh khởi sự nghi ngờ và suy diễn sai lệch về Chánh pháp, dẫn đến không còn tin vào lý nhân quả, vào nhân lành của sự bố thícho đến không tin vào tất cả những gì Phật dạy, không tin rằng có các bậc thánh nhân đạt đạo ở thế gian này, không có Thánh đạo giải thoát.v.v... Những suy diễn của hạng người “thông minh lanh lợi” này nghe qua có vẻ như rất hợp lý, nhưng thật ra chỉ hoàn toàn là những điều suy diễn dựa vào chỗ “thế trí biện thông” của họ, không có sự tu chứng, thể nghiệm trực tiếp trong thực tiễnđời sống. Vì thế, do chính những suy nghĩ sai lầm đó mà họ tự mình dứt mất căn lành. Nếu như khôngmay mắn gặp được bậc thiện tri thức chỉ bày khuyên bảo ắt họ phải rơi vào chỗ sa đọa mãi mãi.

– Nội dung thưa hỏi tiếp theo của Bồ Tát Ca-diếp là một vấn đề hết sức tinh tế, đó là sự dứt mất căn lành và sự thường tồn của tánh Phật. Hai điều này có vẻ như tự chúng là mâu thuẫn nhau và không thể cùng tồn tại song hành, vì tánh Phật nếu không thể dứt mất thì tự nó đã là căn lành, làm sao có sự dứt mất căn lành ở những kẻ nhất-xiển-đề nếu như tánh Phật là không dứt mất?

Trước khi trả lời câu hỏi này, đức Phật dạy về bốn phương thức trả lời của đức Như Lai để tùy thuậngiáo hóa chúng sanh. Bốn cách trả lời đó bao gồmtrả lời bằng cách xác định chắc chắn (định đáp), trả lời bằng cách phân biệt giải thích (phân biệt đáp), trả lời thích hợp tùy theo câu hỏi (tùy vấn đáp) và trả lời bằng cách phớt lờ, xem như không nghe (trí đáp). Như vậy, đối với những người có thể tin nhận, đức Phật sẽ đáp câu hỏi trên bằng cách phân biệt giải thích: vì sao tánh Phật là có, vì sao gọi là không; vì sao gọi là cũng thuộc về ba đời quá khứhiện tại và vị lai; và vì sao không thuộc về ba đời.v.v... Nhân đây đức Phật cũng giải thích cặn kẽ về tánh Phật ở các địa vị tu chứng khác nhau của hàng Bồ Tát

Tuy nhiên, đối với những kẻ cố chấp cho rằng tánh Phật ở những người đã dứt căn lành nhất định là có hoặc nhất định là không, Phật dạy rằng cần phải đáp lại câu hỏi của họ bằng cách phớt lờ đi. Sự phớt lờ này có hai ý nghĩa, một là ngăn chặn, chấm dứt sự tranh cãi vô ích với hạng người cố chấp; hai là tự mình không để vướng mắc vào sự cố chấp sai lầm đó. Đến đây thì kinh văn vừa hết quyển 34.

° Sang phần 3 của phẩm kinh này, đức Phật tiếp tục giải thích về ý nghĩa quan hệ thời gian (trong ba đời) của tánh Phật, cũng như sự phát triển, chuyển biến dần dần của tánh Phật qua các địa vị tu chứngĐức Phật cũng giảng rõ về ý nghĩa phiền não che lấp tánh Phật nơi tất cả chúng sanh. Sau đó, đức Phật lại giảng rõ về ý nghĩa trung đạo để hiểu đúng về tánh Phật, lần lượt phá bỏ những nhận thức sai lầm và thiên lệch của người đời. Những giảng giải này đều thuộc về cách trả lời phân biệt giải thích(phân biệt đáp) như đã nêu ở phần trước. 

Cũng liên quan đến ý nghĩa trung đạo, Phật dạy về cách hiểu “cũng có, cũng không” đối với một vấn đề. Chẳng hạn như về mối tương quan giữa quả và hạt giống, Phật dạy: “Vì nếu lìa ngoài hạt giống thì không thể có quả nên gọi là có; vì hạt giống thật chưa nảy mầm nên gọi là không. Vì nghĩa ấy nên nói rằng: cũng có, cũng không.” Cũng vậy, đối với tánh Phật thì “chúng sanh tức là tánh Phật, tánh Phật tức là chúng sanh; chỉ là hoàn cảnh, thời điểm khác nhau nên có tịnh và bất tịnh.” 

– Nội dung tiếp theo trong phần này nói về những nhân duyên khác nhau khi đức Phật giảng thuyết kinh điển. Chẳng hạn, có những kinh do Phật tùy ý thuyết giảng (vô vấn tự thuyết), lại có khi là tùy theo ý chúng sanh mà thuyết giảng, lại cũng có khi vừa tự ý Phật, vừa tùy theo ý chúng sanh mà thuyết giảng

Sau đó, đức Phật cũng nói về bảy cách thuyết giảng được ngài sử dụng trong khi thuyết giảng Chánh pháp. Bảy cách thuyết giảng này bao gồm: “một là nói dựa vào nguyên nhân, hai là nói dựa vào kết quả, ba là nói dựa vào cả nguyên nhân và kết quả, bốn là nói dẫn dụ, năm là nói những điều không thật [có nhưng] ứng hợp, sáu là nói những điều dùng rộng rãi trong thế tục, bảy là theo đúng ý mà nói”.

– Tiếp theo nội dung này, đức Phật đưa ra ví dụ và thuyết giảng về bảy hạng chúng sanh khác nhau trong sự tu tập Chánh pháp là kinh Đại Bát Niết-bàn vi diệu này. Bảy hạng chúng sanh này tiêu biểu cho các mức độ nhận thức và tu tập khác nhau, từ những kẻ nhất-xiển-đề cho đến những người nhận hiểu đúng Chánh pháp và luôn nỗ lực suy xéttu trì. Phần giảng giải về nội dung này kéo dài đến hết quyển 35.

° Trong phần bốn của phẩm Bồ Tát Ca-diếp, đức Phật tiếp tục giảng về bảy hạng chúng sanh đã nêu ra trong phần trước. Nội dung giảng giải này cũng tuần tự đề cập đến các pháp giải thoát như Noãn phápĐỉnh pháp..., sự dứt trừ phiền não của vị A-la-hán..., sự tu chứng của vị Tu-đà-hoàn.v.v... Mặc dù vậy, đức Phật cũng nhắc nhở rằng không hề có sự phân biệt tách bạch các hạng người khác nhau. Phật dạy: “Trong bảy hạng người kể trên, có khi chỉ một người gồm đủ tính chất của bảy hạng ấy, hoặc có khi bảy hạng người đều có chung một tính chất trong số đó.” Lời dạy này giúp chúng ta thấy rõ được tính chất phức tạp và tinh tế trong sự tu tập chuyển hóa tâm thức của một con ngườihoàn toàn không mang tính khuôn thước cứng nhắc như sự sửa chữa hoặc tu bổ một cấu trúc vật chất

– Cũng trong phần này, đức Phật nêu ra một nội dung quan trọng về mối quan hệ giữa lòng tin và trí tuệĐức Phật dạy: “Người có lòng tin mà không có trí tuệ thì thường làm tăng trưởng vô minh. Người có trí tuệ mà không có lòng tin thì thường làm tăng trưởng tà kiến.” Trí tuệ ở đây cần được hiểu là năng lựcsuy xétphán đoán sự việc, và vì thế nếu không được đi kèm với lòng tin vào Chánh pháp sẽ rất dễ khiến người tu tập rơi vào tà kiến. Ngược lại, người có lòng tin vào Chánh pháp mà thiếu đi trí tuệ để nhận hiểu, phân biệt đúng đắn thì rất dễ ngày càng lún sâu vào chỗ si mê, tăm tối. Như thế, người Phật tử nếu muốn tu tập đúng hướng thì nhất thiết phải quan tâm phát triển cả hai yếu tố lòng tin và trí tuệ, không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua yếu tố nào cả. Người có lòng tin Phật mà không đủ trí tuệ để học hỏiChánh pháp thì mãi mãi vẫn chỉ là kẻ si mê, ngu dốt, cho dù quỳ lạy tượng Phật nhưng vẫn không thể làm đệ tử chân chánh của Phật. Người có trí tuệ mà không có lòng tin thì dễ rơi vào chỗ tự cao, ngã mạn, luôn cố chấp vào những nhận thứchiểu biếtphán đoánsuy diễn của mình, không thể tự nhận rasự sai lầm và do đó ngày càng tăng trưởng chỗ thấy biết tà vạy, không chân thật.

– Trong nội dung tiếp theođức Phật thuyết giảng về sự hiện hữu và ý nghĩa của tánh Phật trong mối quan hệ so sánh phân biệt với hư không để làm rõ những ý nghĩa trừu tượng. Đoạn kinh văn này giảng rất kỹ về ý nghĩa hiện hữu trong thời gian cùng sự khác biệt giữa cái “không” của hư không với cái “có” của tánh Phật, tuy có vẻ mường tượng như nhau nhưng thật ra là hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt này được tóm gọn trong ý nghĩa “thường” và “không” như lời Phật dạy: “Tánh Phật là thường nên không thuộc về ba đờihư không là không nên không thuộc về ba đời.” 

– Cũng trong phần này, đức Phật giảng về mười pháp tu tập để giúp hành giả thoát ra khỏi vòng xoay tranh biện ở thế gian và không bị những pháp thế gian làm ô nhiễm. Mười pháp đó bao gồm: “một là đức tin, hai là trì giới, ba là gần gũi bạn tốt hiền thiện, bốn là khéo suy xét nội tâm, năm là đầy đủ tinh tấn, sáu là đầy đủ chánh niệm, bảy là đầy đủ trí tuệ, tám là đầy đủ chánh ngữ, chín là ưa thích Chánh pháp, mười là thương xót chúng sanh”. Về sự khác biệt giữa chúng sanh và bậc giải thoát, Phật dạy: “Sắc của phàm phu do phiền não mà sanh, cho nên người trí nói: Sắc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Sắc của Như Lai lìa xa mọi phiền não, nên ta nói sắc ấy là thường hằng, không biến đổi.” Đến đây kinh văn vừa hết quyển 36.

° Bước sang phần năm của phẩm Bồ Tát Ca-diếp, trở lại với nội dung đã nêu ra từ cuối phần trước, Phật dạy về ý nghĩa “sắc ấm khởi sanh từ phiền não” cũng như sự cần thiết phải quán xét những tai hạicủa phiền não và nguyên nhân của chúng. Do những ý nghĩa này, sự phân biệt giữa chúng sanh phàm phu và bậc giải thoát được thể hiện rất rõ ràng qua những định nghĩa do đức Phật đưa ra như sau: “[Người nào] rõ biết được [những điều] về phiền não như: nguyên nhân sanh ra phiền nãoquả báo của phiền não, [phân biệt được] phiền não nhẹ và nặng, vì dứt trừ phiền não nên tu hành đạo, [người] đó chính là Như Lai.” và: “[Người nào] không rõ biết được [những điều] về phiền não như: nguyên nhânsanh ra phiền nãoquả báo của phiền não, [không phân biệt được] phiền não nhẹ và nặng, không thể tu tập đạo, [người] đó chính là phàm phu.” Hơn thế nữa, sau khi giảng về rõ ba loại phiền não là dục lậuhữu lậu và vô minh lậuđức Phật còn đưa ra kết luận: “Vô minh chính là cội nguồn của tất cả các phiền não.” Ngoài ra, Phật cũng phân biệt giảng rõ những ý nghĩa vô minh chính là phiền não lậu hoặc với vô minh là nhân sanh ra phiền não lậu hoặc. Những thuyết giảng này là rất cần thiết để giúp người Phật tửtrên đường tu tập nhận ra được một cách chính xác đâu là những nguyên nhân cần dứt bỏ và đâu là những sai lầm mê muội mà tất cả chúng sanh thường hay mắc phải.

Đến đây, dựa trên những điều Phật đã thuyết giảngBồ Tát Ca-diếp đưa ra một nghi vấn hết sức quan trọng: “Nếu nói phiền não tức là chúng sanhchúng sanh tức là phiền não, làm sao có thể nói trong thân chúng sanh [là phiền não đó] có vị thuốc hay nhất?” Vị thuốc hay nhất ở đây chỉ năng lực giải thoát, tức khả năng tu tập chứng đạo của mọi chúng sanhHay nói khác đi, thân tâm chúng sanh hiện nay vốn là kết quả của những nghiệp lực xấu ác đã tạo; những nghiệp lực xấu ác này lại tiếp tục làm nhân sanh ra những quả xấu ác khác nữa... Kinh văn ghi lại lập luận của ngài Ca-diếp như sau: “[Nếu] nhân là chúng sanh [thì] quả cũng là chúng sanh; [nếu] nhân là phiền não [thì] quả cũng là phiền não. Nhân và quả của phiền não chính là chúng sanhchúng sanh chính là nhân và quả của phiền não.” Nếu cứ tương tụcxoay vần như vậy thì dựa vào đâu mà tin được rằng chúng sanh có khả năng tu tập đạt đến giải thoát?

Qua sự thưa hỏi của Bồ Tát Ca-diếp, đức Phật xác nhận rằng “vô lượng chúng sanh đều có cùng mối nghi như vậy”, vì thế sau đó đức Phật đã thuyết giảng rất kỹ về nội dung này. Sau khi đưa ra ví dụ so sánh về các loại quả có thể có hạt hoặc không có hạt, đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh cũng giống như vậy, cũng phân làm hai loại. Một là những người có quả phiền não [tạo ra] nhân phiền não, hai là những người có quả phiền não nhưng không [tạo ra] nhân phiền não. Những ai có quả phiền não nhưng không [tạo ra] nhân phiền não gọi là Phạm hạnh thanh tịnh.” Như vậy, nền tảng của sự tu tập chính là làm thế nào để “quả phiền não” không tiếp tục tạo ra “nhân phiền não”. Bằng cách đó mới có thể chấm dứt được sự tương tục sanh khởi của dòng nghiệp lực và đạt được giải thoát. Qua sự thuyết giảng này, chúng ta nhận hiểu rằng “quả phiền não” là điều mà tất cả chúng sanh không ai tránh khỏi, kể cả các bậc thánh nhân, vì nó vốn dĩ là kết quả của những nghiệp lực đã tạo trong quá khứ. Nhưng đối với những chúng sanh phàm phu thì quả phiền não ấy tất yếu sẽ tạo ra nhân phiền não, để lại tiếp tục hình thành những quả phiền não khác trong tương lai; còn đối với những hành giả tu tập Chánh đạo thì quả phiền não của họ không tạo thành nhân phiền não, do đó không còn tiếp tục sanh khởi những phiền nãokhác, và cảnh giới giải thoát do đó mà có thể đạt được.

Vậy phải tu tập như thế nào để quả phiền não không tạo thành nhân phiền não? Trước hết, đức Phậtdạy về sự quán xét cảm thọ, là nguyên nhân trực tiếp của tất cả phiền não. Nói nguyên nhân trực tiếp, vì tuy vô minh là nguyên nhân sanh khởi sâu xa nhất, nhưng chính các cảm thọ mới là nguyên nhân trực tiếp có thể nhận biết qua sự quán xét. Vì thế mà Phật dạy phải khởi đầu từ sự quán xét cảm thọ. Tiếp đó, người tu tập sẽ quán xét các nguyên nhân của cảm thọ, rồi đến quả báo của cảm thọ. Nhờ quán xét như vậy mà không còn tạo ra nhân của cảm thọ, có thể dứt trừ những kiến chấp về ngã và ngã sở. Nhờ nhận ra mình đã dứt trừ được phần nào cảm thọ qua sự quán xét như vậy, người tu tập liền sanh khởilòng tin vào Tám chánh đạotin chắc rằng tất cả cảm thọ đều có thể dứt trừ tận gốc rễ nhờ tu tập Tám chánh đạo. Lại nhờ tu tập đúng theo Tám chánh đạo nên có thể quán xét sâu xa và thấu suốt về các cảm thọ và quả của cảm thọ là tham ái. Nhờ quán xét và tu tập đúng theo Chánh đạo nên chúng sanhtuy mang thân phiền não mà vẫn trọn đủ khả năng giác ngộ, có thể đạt đến quả vị giải thoát. Tiếp đó, đức Phật tuần tự dạy về sự quán xét các vọng tưởng, xúc chạm cho đến tham dục, nghiệp... và các nguyên nhân, kết quả của mỗi pháp như vậy. Trong phần này đức Phật cũng phân biệt giảng rõ về các nghiệp của thân, khẩu và ý. Từ đây cho đến hết phần này có thể xem là những chỉ dẫn sâu xa cho người tu tập trong việc phân biệt và xác định phương hướng tu tập chân chánh theo đúng sự thuyết dạy trong kinh Đại Bát Niết-bàn này. Toàn bộ tiến trình tu tập hướng thượng này được tóm gọn như sau: “Sự ham muốn chân chánh là căn bảngiải thoát xúc là nguyên nhâncảm thọ là chỗ thâu nhiếp, khéo suy xét là chỗ tăng trưởng, cho tới niệm là pháp làm chủ, định là pháp dẫn dắt, trí tuệ là pháp trổi thắng, giải thoát là pháp chân thật, rốt cuộc đạt đến kết quả, gọi là Niết-bàn.” 

Ngược lại, đối với những chúng sanh phàm phu, Phật dạy rằng: “[Đối với người thế tục thì] tham dục là [các] thức, xúc chạm là sáu nhập, chỗ thâu nhiếp là cảm thọtăng trưởng là vô minh, pháp làm chủ là danh sắc, pháp dẫn dắt là tham ái, pháp trổi thắng là chấp thủ, chỗ chân thật là hiện hữu, chỗ rốt ráo là sanh, già, bệnh, chết.” Rõ ràng là qua sự so sánh những điều thuyết giảng của đức Phật như vừa nêu trên, người tu tập có thể tự mình nhận ra được phương hướng đúng đắn cho sự tu tập. Kinh văn từ đây hết quyển 37.

° Phần cuối cùng của phẩm Bồ Tát Ca-diếp tiếp tục thuyết giảng về sự tu tập quán tưởng, với mười pháp quán tưởng được trình bày cụ thể như sau: “Một là quán tưởng về vô thường, hai là quán tưởngvề khổ, ba là quán tưởng về vô ngã, bốn là quán tưởng chán lìa sự ăn uống, năm là quán tưởng về hết thảy mọi việc trong thế gian đều không thể ưa thích, sáu là quán tưởng về sự chết, bảy là quán tưởng[các cảnh giới hiện hữu] có nhiều tội lỗi tai hại, tám là quán tưởng sự xa lìa [các cảnh giới hiện hữu], chín là quán tưởng sự diệt mất [của các cảnh giới hiện hữu], mười là quán tưởng sự không tham áivướng mắc [đối với các cảnh giới hiện hữu].”

– Về kết quả tu tập các pháp quán tưởng này, Phật dạy: “Vị Bồ Tát ma-ha-tát, tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào tu tập mười pháp quán tưởng như vậy thì rốt ráo nhất định chứng đắc Niết-bàn. [Người như vậy] không chạy theo tâm ý người khác, tự mình có thể phân biệt thiện ác.” 

Nội dung phần này được dành trọn để giảng giải về mười pháp quán tưởng như vậy.

• Phẩm tiếp theo là phẩm Kiều-trần-như, thứ 13, được chia làm 4 phần, kéo dài 96 trang. Phần đầu tiên được mở đầu với nội dung thuyết giảng về năm ấm của chúng sanh với đủ những tính chất vô thường, khổ, không, vô ngãbất tịnh... và nhờ dứt trừ được năm ấm với những tính chất đó mà người tu tập đạt đến cảnh giới giải thoát với các phẩm tính thường, lạc, ngã, tịnh. Qua sự thuyết giảng về giáo phápchân chánh, đức Phật cũng đưa ra sự xác quyết về phương pháp tu hành của hàng ngoại đạo là không thể dẫn đến sự giải thoát chân chánh. Phật dạy: “Tất cả ngoại đạo chỉ tự xưng một cách giả dối, không hề có đạo hạnh chân thật.”

– Việc đức Phật đưa ra lời xác quyết như trên có thể xem là nhằm mục đích hóa độ cho một số lượng rất đông những người theo các phái ngoại đạo hiện đang có mặt trong thính chúng. Vì chính qua sự xác quyết như vậy của đức Phật mới có thể khiến họ phải bộc lộ những nhận thức sai lầmtà kiến ra trước thính chúng, và đức Phật sẽ lần lượt phá vỡ tất cả mọi luận thuyết sai lầm của họ, dẫn dắt họ quay vềcon đường Chánh đạo.

° Toàn bộ nội dung còn lại của phẩm Kiều-trần-như có thể nói là được dành để trình bày việc các phái ngoại đạo đều lần lượt được Phật hóa độ. Mở đầu là việc tất cả ngoại đạo cùng nhau kéo nhau đến chỗ vua A-xà-thế để kêu ca than phiền về việc Phật đang thuyết pháp tại rừng Sa-la và vua A-xà-thế đã chấp nhận cùng đi đến chỗ Phật để nghe bọn họ tranh biện với đức Phật. Sau đó, tất cả ngoại đạo lần lượt từ bà-la-môn Xà-đề-thủ-na, Phạm chí Bà-tư-trá, Tiên-ni... cho đến cuối cùng là Phạm chí Tu-bạt-đà 120 tuổi, đều được Phật hóa độ. Cũng nhân việc hóa độ Phạm chí Tu-bạt-đà, kinh văn trong phần này còn ghi lại nhân duyên trước đây đức Phật chọn ngài A-nan làm thị giả. Phẩm này kéo dài đến hết quyển 40 và sang quyển 41 (thuộc 2 quyển Hậu phần) rồi chấm dứt với sự kiện ông Tu-bạt-đà nhập Niết-bàn sau khi chứng quả A-la-hán.

• Hai quyển Hậu phần (41 và 42) gồm cả thảy bốn phẩm, dài 89 trang. Phẩm thứ nhất là phẩm Lời dạy cuối cùng, ghi lại những lời dặn dò sau chót của đức Phật. Ngoài việc nhắc nhở tất cả bốn chúng đệ tửphải luôn tinh cần tu tập hướng đến sự giải thoátđức Phật cũng trả lời bốn câu hỏi quan trọng cuối cùng của ngài A-nan về sự tu tập của Tăng đoàn sau khi Phật nhập diệt: Một là nên ứng xử như thế nào đối với các tỳ-kheo xấu ác; hai là sau khi Phật nhập diệt phải nương theo ai làm thầy; ba là sau khi Phật nhập diệt rồi nên an trụ nơi đâu; và bốn là việc kết tập kinh điển về sau nên ghi chép như thế nào.

° Về bốn việc ngài A-nan thưa hỏi, đức Phật đã tuần tự căn dặn từng việc cặn kẽ.

– Thứ nhất, cần lấy phép quán niệm chân chánh để dạy bảo khuyến hóa các tỳ-kheo xấu ác. 

– Thứ hai, sau khi Phật nhập diệt phải lấy giới luật làm bậc thầy lớn nhất. 

– Thứ ba, sau khi Phật nhập diệt cần phải an trụ nơi Tứ niệm xứ. Đó là: 1. Quán xét thể tánh và hình tướng của thân đồng với hư không, gọi là thân niệm xứ; 2. Quán xét mọi cảm thọ không ở bên trong, không ở bên ngoài, không ở khoảng giữa, gọi là thọ niệm xứ; 3. Quán xét tâm này chỉ là tên gọi, tính chất của tên gọi là lìa khỏi [thực thể], gọi là tâm niệm xứ; 4. Quán xét các pháp không [rơi vào] pháp thiện, không [rơi vào] pháp bất thiện, gọi là pháp niệm xứ

Điều rất đáng chú ý ở đây là Tứ niệm xứ như trên đã được giảng giải theo một ý nghĩa có phần khác biệt so với ý nghĩa thường gặp trong các kinh điển Tiểu thừa. Bốn pháp “thân, thọ, tâm, pháp” này vẫn thường được giảng giải ngắn gọn là: “quán thân bất tịnhquán thọ thị khổquán tâm vô thườngquán pháp vô ngã”. Nếu so sánh với những ý nghĩa vừa giảng giải trên chúng ta thấy mức độ nhận thức đã được mở rộng hơn nhiều và thể hiện rất rõ tinh thần Đại thừa. Chẳng hạn, việc “quán thân bất tịnh” có công năng giúp hành giả buông bỏ tư tưởng chấp ngã, không còn đắm chấp và cho rằng thân này là “của ta”; trong khi việc quán xét “thể tánh và hình tướng của thân đồng với hư không” cũng giúp đưa đến kết quả tương tự nhưng sâu sắc hơn đồng thời còn giúp hành giả có được một nhận thức đúng thật về tánh tướng của thân, cũng là thật tánh của tất cả các pháp. 

So sánh giữa “quán thọ thị khổ” và việc quán xét “mọi cảm thọ không ở bên trong, không ở bên ngoài, không ở khoảng giữa”, chúng ta cũng thấy có một sự khác biệt tương tự về mặt nhận thức... 

– Về câu hỏi thứ tư, đức Phật dạy rằng trong tất cả các kinh điển được ghi chép lại sau này cần ghi rõ ở đầu kinh về người đã được nghe Chánh pháp từ chính đức Phật và thuật lại đúng thật (như thị ngã văn), nơi chốn, thời gian Phật thuyết pháp (nhất thời Phật tại) và những đối tượng tham gia Pháp hội (dữ đại tỳ-kheo chúng... tứ chúngBồ Tát chúng... )

° Tiếp đó, đức Phật cũng để lời di giáo về việc sử dụng các phẩm vật cúng Phật sau khi Phật nhập diệt. Phật dạy: “Sau khi Phật diệt độ, tất cả những vật mà người ta do lòng tin dâng cúng lên Phật thì nên dùng để tạo hình tượng Phật... ...hoặc mua các loại hương, dầu, hoa quý mà dâng cúng Phật. Trừ việc dâng cúng Phậtngoài ra không ai được dùng. Người nào dùng [những phẩm vật ấy] tức là phạm tội ăn cắp tài vật của Phật.” 

Đức Phật từ bi để lại lời dặn dò này hẳn đã lường trước được những người đời sau sẽ vì tham sự thọ nhận và thụ hưởng những phẩm vật cúng dường Tam bảo mà xao nhãng chuyện tu tập. Vì thế, nếu ai còn biết nhớ đến và vâng theo sự dặn dò này thì không thể buông thả chạy theo sự hưởng thụ những phẩm vật dâng cúng của thí chủ, mà phải luôn nghĩ nhớ đến việc chuyên tâm tu tập hành trì. Hơn thế nữa, như Phật có dạy công đức cúng dường Phật là vô lượng vô biên, người thọ nhận làm sao có được những công đức như thế nên không khỏi làm luống phí tâm nguyện cúng dường Phật của thí chủtội nghiệp không thể nói hết.

° Phần tiếp theođức Phật cũng dạy về công đức của người cúng dường hình tượng Phật về sau cho đến tháp thờ Phậtxá-lợi Phật... Phần nội dung tiếp theo được dành để nói về phương cách tổ chức lễ trà-tỳ và thờ kính xá-lợi Phật. Sau những lời dặn dò cuối cùng này thì đức Phật hiển lộ trọn vẹn Pháp thân trang nghiêm thanh tịnh cho toàn đại chúng được chiêm ngưỡng lần cuối trước khi thị hiện nhập Niết-bàn.

• Phẩm thứ hai của Hậu phần là phẩm Duyên dứt về nguồn, kể lại việc đức Thế Tôn thị hiện nhập xuất tất cả các cảnh giới thiền định khác nhau từ Sơ thiền cho đến Diệt tận định và những lời giáo huấn cuối cùng của Phật về sự tu tập của tất cả đại chúng. Sau đó, kinh văn mô tả quang cảnh vào lúc đức Phậtnhập Niết-bàn với những chấn động sâu xa cả ở ngoại cảnh cũng như trong lòng người. Đại chúng thảy đều bàng hoàngbi thương than khóc trước sự kiện này và khắp các cảnh giới của muôn loài chúng sanh khác nhau đều chấn độngcho đến chư thiên cũng hiện thân cúng dường di thể Như Lai tại rừng Sa-la...

• Hai phẩm cuối cùng chủ yếu kể lại những sự kiện từ sau khi Phật nhập Niết-bàn, như việc tổ chức lễ trà-tỳ và sau đó là phân chia xá-lợi Phật, vì thế về mặt giáo nghĩa không có gì nhiều để xem xét.

Tiếp theo sau đây là Bảng tra các phẩm Việt dịch để giúp quý độc giả thuận tiện trong việc tìm đến các phần và phẩm kinh muốn xem lại.