Phẩm Thứ Sáu: Thanh Tịnh

Thursday, 04 August 202210:14 AM(View: 899)
Phẩm Thứ Sáu: Thanh Tịnh

SỐ 226
KINH BÁT-NHÃ BA LA MẬT SAO
Hán dịch: Phù Tần, Thiên Trúc Sa môn Đàm-Ma-Ty và Trúc-Phật-Niệm
Dịch Hán ra Việt: Thích nữ Tâm Thường

(Ni viện Diệu Quang – Nha Trang)

 

Quyển thứ ba

Phẩm thứ sáu: Thanh tịnh


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Ít có người hiểu Trí độ do vì bỏ qua không học tập.


Phật bảo Tu-Bồ-Đề:


– Đúng như vậy! Đúng như vậy! Ít có người hiểu Trí độ vì không quen học tập để đạt đến. Vì sao? – Này Tu-Bồ-Đề! Sắc thanh tịnh, đạo cũng thanh tịnh, nên ta nói sắc thanh tịnh, đạo cũng thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức cũng thanh tịnh nên nói đạo cũng thanh tịnh, vậy nên thức cũng thanh tịnh.

Lại nữa, Tu-Bồ-Đề! Sắc thanh tịnh, Nhứt thiết trí cũng thanh tịnh. Sắc cũng thanh tịnh, thế nên sắc thanh tịnh, Nhứt thiết trí cũng thanh tịnh như nhau không khác. Hiện tại không đoạn quá khứ, quá khứ không đoạn vị lai, nên không hư hoại. Vì vậy nên nói vì không đoạn quá khứ.


Xá-Lợi-Phất bạch Phật:


– Kính bạch Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh là thậm thâm.


Phật dạy:


– Rất thanh tịnh.


Xá-Lợi-Phất thưa:


– Kính bạch  Thiên Trung Thiên! Rất thanh tịnh, rất trong sáng.


Phật dạy:


– Rất thanh tịnh.


Xá-Lợi-Phất thưa:


– Thanh tịnh không cấu nhiễm, thanh tịnh không tỳ vết, thanh tịnh không sở hữu, thanh tịnh đối với dục nhưng không dục. Thanh tịnh ngay nơi sắc nhưng không sắc.


Phật dạy:


– Rất thanh tịnh.


Xá-Lợi-Phất thưa:


– Không sanh là sắc rất thanh tịnh. Ngay nơi hữu trí mà vô trí, rất thanh tịnh. Ngay nơi trí mà vô trí, rất thanh tịnh. Ngay nơi sắc hữu trí, vô hữu trí rất thanh tịnh. Ngay nơi thọ, tưởng, hành, thức nhưng vô hữu trí, vô hữu trí rất thanh tịnh (?). Trí độ thậm thâm cũng rất thanh tịnh.

Kính bạch Thiên Trung Thiên! Nhứt thiết trí không tăng không giảm. Nhứt thiết trí rất thanh tịnh, không nắm bắt các pháp.

Phật dạy:


– Rất thanh tịnh.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Ngã thanh tịnh, sắc cũng thanh tịnh. Kính bạch Thiên Trung Thiên!.


Phật dạy:


– Vốn thanh tịnh.


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Cho nên nói ngã thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức cũng thanh tịnh. Kính bạch Thiên Trung Thiên.


Phật dạy:


– Vốn thanh tịnh.


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Ngã thanh tịnh, đạo cũng thanh tịnh. Ngã thanh tịnh, Nhứt thiết trí cũng thanh tịnh. Ngã thanh tịnh không có đầu mối, ngã thanh tịnh không có ranh giới.
Sắc cũng thanh tịnh không ranh giới, kính bạch Thiên Trung Thiên.


Phật dạy:


– Vốn thanh tịnh.


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Ngã không có ranh giới. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không có ranh giới. Kính bạch Thiên Trung Thiên. Người hiểu biết thanh tịnh tức là Đại Bồ tát học đại Trí độ vậy. Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ cũng không ở chỗ này, cũng không ở chỗ kia, cũng không lìa đây, cũng không ở trung gian.


Phật dạy:


– Vốn như vậy.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Đại Bồ tát biết như vậy là người thực hành Trí độ. Người có tưởng liền lìa xa Trí độ.


Phật dạy:


– Lành thay! Lành thay! Tu-Bồ-Đề! Có danh tự nên có tưởng, do tưởng nên có dính mắc.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Kính bạch Thiên Trung Thiên! Thật khó đạt Trí độ. Quyết định an ổn nơi dính mắc.


Xá-Lợi-Phất  thưa:


– Thưa ngài Tu-Bồ-Đề! Dính mắc chỗ nào?


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Người biết sắc không, đó gọi là dính mắc. Biết thọ, tưởng, hành, thức không, đó là dính mắc. Đối với pháp quá khứ biết là pháp quá khứ, đó là dính mắc. Đối với pháp vị lai biết là pháp vị lai, đó là dính mắc. Đối với pháp hiện tại biết là pháp hiện tại, đó là dính mắc. Người biết pháp là được công đức lớn. Phát tâm Bồ tát là dính mắc.


Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi Tu-Bồ-Đề:


– Sao gọi là dính mắc?


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Do tâm  biết được. Câu Dực! Đem tâm biết này bố thí cho người phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác vốn thanh tịnh luôn có tạo tác. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn được Bồ tát khuyến trợ chỉ dạy người trở thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác là giảng dạy chánh pháp. Ngay nơi thân tâm không có lỗi, có gieo trồng hạt giống Phật. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn này do lìa các sự dính mắc, vì đã vứt bỏ cội gốc giao tiếp.


Phật dạy:


– Lành thay! Lành thay Tu-Bồ-Đề! Làm cho Đại Bồ tát biết được nguồn gốc là biết rõ việc dính mắc. Lại nữa Tu-Bồ-Đề! Có việc dính mắc rất sâu xa vi diệu. Nay ta sẽ nói rõ việc đó. Hãy lắng nghe kỹ. Lời nói đầu, giữa, cuối đều thiện.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:

– Cúi xin Thế tôn, con ưa thích được nghe.


Phật dạy:


– Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn đối với Như Lai Chánh đẳng Chánh giác suy nghĩ nên phát khởi tưởng, theo chỗ nghĩ tưởng cho nên bị dính mắc vào Phật
quá khứ, hiện tại, vị lai.


– Kính bạch Thiên Trung Thiên! Đối với pháp vô dư tùy hỷ khuyến trợ là người khuyến trợ  Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ngay nơi pháp nhưng không có pháp, nên nói không có quá khứ, hiện tại, vị lai. Do vậy không thể có người tạo tác, cũng không thể có tưởng, cũng không thể tạo nguyên nhơn. Có người nhưng không thể thấy, nghe, không thể biết.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


–  Kính bạch Thiên Trung Thiên! Nguồn gốc này thanh tịnh thậm thâm.


Phật dạy:


– Vốn thanh tịnh.


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Ngày nay con xin quy y Trí độ.


Phật dạy:


– Pháp không tác giả nên được thành Vô thượng chánh giác.


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Các pháp thật chẳng tạo nên chánh giác.


Phật bảo Tu-Bồ-Đề:


– Không có pháp đối đãi, vì nó vốn thanh tịnh.Chỉ có một pháp làm thanh tịnh,  cũng không tạo tác đối với tất cả. (Đối với tất cả cũng không tác giả)


Phật bảo Tu-Bồ-Đề:


– Thế nên lìa các dính mắc là bỏ nguồn gốc giao tiếp.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Trí độ khó hiểu. Kính bạch Thiên Trung Thiên!


Phật dạy:


– Đúng như vậy! Không có người đắc Chánh giác.


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Trí độ không thể phân biệt. Kính bạch Thiên Trung Thiên.


Phật dạy:


– Đúng như vậy!  Tu-Bồ-Đề, chẳng phải chỗ tâm có thể biết được.


– Không dính mắc sắc là thực hành Trí độ. Người thực hành không dính mắc thọ, tưởng, hành, thức là hành Trí độ. Đây là đại Bồ tát hành Trí độ ngay nơi sắc không dính mắc; ngay nơi thọ, tưởng, hành, thức không dính mắc. Đối với đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật cũng không dính mắc. Lại từ nơi Nhứt thiết trí phát xuất ra nên đó là Nhứt thiết trí.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Kính bạch Thiên Trung Thiên! Pháp Thế tôn thuyết thậm thâm khó đạt. Nếu Thế tôn  có thuyết cũng không tăng, không thuyết cũng không giảm.


Phật dạy:


– Đúng như vậy! Đúng như vậy! Tu-Bồ-Đề! Ví như Như Lai trọn đời khen ngợi về KHÔNG  thì KHÔNG cũng không tăng; hoặc không khen ngợi  KHÔNG thì KHÔNG cũng không giảm. Ví như khen ngợi người huyễn thì người huyễn cũng không tăng; không khen ngợi người huyễn thì người huyễn cũng không giảm. Nghe điều tốt cũng không vui, nghe điều xấu cũng không buồn.


Như vậy, này Tu-Bồ-Đề! Đối với pháp, mỗi người đều đọc tụng, tu học pháp, pháp cũng không tăng không giảm.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Đại Bồ tát rất khổ nhọc hành trì Trí độ. Người nào thủ hộ Trí độ không giải đãi, không khiếp sợ, không giao động, không thối lui. Vì sao? – Vì người thủ hộ Trí độ là thủ hộ KHÔNG, nên tất cả mọi người đều nên làm lễ Đại Bồ tát, vì Đại Bồ tát mặc áo giáp đại thệ nguyện, cùng với KHÔNG mà chiến đấu. Đại Bồ tát vì tất cả mọi người nên mặc áo giáp đại thệ nguyện. Vì tất cả mọi người nêu lên KHÔNG. Đại Bồ tát là người rất dõng mãnh.


Kính bạch Thiên Trung Thiên, dùng pháp KHÔNG đạt đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, được thành Chánh đẳng chánh giác.


Có Tỳ kheo khác nghĩ: “Ta nên quy y Trí độ vì pháp đó không sanh, cũng không diệt”.


Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi Tu-Bồ-Đề:


– Bồ tát theo lời dạy của Trí độ là dạy những gì?


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Là theo chỗ chỉ dạy về KHÔNG.


Thích Đề Hoàn Nhơn thưa:


– Chỗ nào là chỗ theo chỉ dạy KHÔNG?


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Người muốn yên tịnh, đó là Đại Bồ tát, là người biết Trí độ.


Thích Đề Hoàn Nhơn bạch Phật:


– Kính bạch Thiên Trung Thiên! Người lãnh thọ Trí độ phải hộ trì trong thời gian bao lâu?


Tu-Bồ-Đề bảo Thích Đề Hoàn Nhơn:


– Thế nào, Câu Dực! Ông có thể thấy pháp là cần phải  hộ trì  hay sao mà ông nói là muốn hộ trì pháp?


Thích Đề Hoàn Nhơn thưa:


– Không phải.


Tu-Bồ-Đề bảo:


– Người học theo những gì Trí độ chỉ dạy, chính là người đã được pháp hộ trì, là người làm theo pháp. Người hoặc phi nhơn chắc chắn không thể phá hoại được người này.


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Nếu Đại Bồ tát hộ trì pháp KHÔNG  là đã học tập thực hành theo Trí độ.  Thế nào Câu Dực! Có thể giữ gìn tiếng vang được không?


Thích Đề Hoàn Nhơn thưa:


– Không thể.


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Như vậy này Câu Dực! Đại Bồ tát thực hành Trí độ, pháp đó cũng như tiếng vang. Do biết vậy nên cũng không nhớ nghĩ. Do không nhớ nghĩ tức là thực hành Trí độ.


Nhờ oai thần của Phật, các Tứ thiên vương, Thích, Phạm và Tôn thiên trong ba ngàn đại thiên quốc độ, tất cả đều đi đến trước chỗ Phật, đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng  rồi cùng đứng qua một bên.


Chư Thiên, Thiên vương, Thích, Phạm đều nương oai thần của Phật nên nghĩ: “Ngàn các đức Phật đều tên là Thích Ca Văn, Tỳ kheo của Phật đều tên là Tu-Bồ-Đề. Người hỏi Trí độ đều như  Thích Đề Hoàn Nhơn”.


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Vì không có tác giả. Kính bạch Thiên Trung Thiên.


Phật dạy:

– Không có tác giả nên không dính mắc.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Bồ tát nên thực hành Trí độ như thế nào?


Phật dạy:


– Không nghĩ mình thực hành thọ, tưởng, hành, thức là thực hành Trí độ. Sắc không đầy đủ sắc là phi sắc, là hành Trí độ. Thọ, tưởng, hành, thức không đầy đủ là hành Trí độ.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Khó kịp. Kính bạch Thiên Trung Thiên. Ngay nơi dính mắc mà không dính mắc, đó chính thật là không dính mắc.


Phật dạy:


– Không dính mắc sắc là thực hành Trí độ. Người thực hành không dính mắc thọ, tưởng, hành, thức là hành Trí độ. Đây là đại Bồ tát hành Trí độ ngay nơi sắc không dính mắc; ngay nơi thọ, tưởng, hành, thức không dính mắc. Đối với đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật cũng không dính mắc. Lại từ nơi Nhứt thiết trí phát xuất ra nên đó là Nhứt thiết trí.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Kính bạch Thiên Trung Thiên! Pháp Thế tôn thuyết thậm thâm khó đạt. Nếu Thế tôn  có thuyết cũng không tăng, không thuyết cũng không giảm.


Phật dạy:


– Đúng như vậy! Đúng như vậy! Tu-Bồ-Đề! Ví như Như Lai trọn đời khen ngợi về KHÔNG  thì KHÔNG cũng không tăng; hoặc không khen ngợi  KHÔNG thì KHÔNG cũng không giảm. Ví như khen ngợi người huyễn thì người huyễn cũng không tăng; không khen ngợi người huyễn thì người huyễn cũng không giảm. Nghe điều tốt cũng không vui, nghe điều xấu cũng không buồn.


Như vậy, này Tu-Bồ-Đề! Đối với pháp, mỗi người đều đọc tụng, tu học pháp, pháp cũng không tăng không giảm.


Tu-Bồ-Đề bạch Phật:


– Đại Bồ tát rất khổ nhọc hành trì Trí độ. Người nào thủ hộ Trí độ không giải đãi, không khiếp sợ, không giao động, không thối lui. Vì sao? – Vì người thủ hộ Trí độ là thủ hộ KHÔNG, nên tất cả mọi người đều nên làm lễ Đại Bồ tát, vì Đại Bồ tát mặc áo giáp đại thệ nguyện, cùng với KHÔNG mà chiến đấu. Đại Bồ tát vì tất cả mọi người nên mặc áo giáp đại thệ nguyện. Vì tất cả mọi người nêu lên KHÔNG. Đại Bồ tát là người rất dõng mãnh.


Kính bạch Thiên Trung Thiên, dùng pháp KHÔNG đạt đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, được thành Chánh đẳng chánh giác.

Có Tỳ kheo khác nghĩ: “Ta nên quy y Trí độ vì pháp đó không sanh, cũng không diệt”.


Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi Tu-Bồ-Đề:


– Bồ tát theo lời dạy của Trí độ là dạy những gì?


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Là theo chỗ chỉ dạy về KHÔNG.


Thích Đề Hoàn Nhơn thưa:


– Chỗ nào là chỗ theo chỉ dạy KHÔNG?


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Người muốn yên tịnh, đó là Đại Bồ tát, là người biết Trí độ.


Thích Đề Hoàn Nhơn bạch Phật:

– Kính bạch Thiên Trung Thiên! Người lãnh thọ Trí độ phải hộ trì trong thời gian bao lâu?


Tu-Bồ-Đề bảo Thích Đề Hoàn Nhơn:


– Thế nào, Câu Dực! Ông có thể thấy pháp là cần phải  hộ trì  hay sao mà ông nói là muốn hộ trì pháp?


Thích Đề Hoàn Nhơn thưa:


– Không phải.


Tu-Bồ-Đề bảo:


– Người học theo những gì Trí độ chỉ dạy, chính là người đã được pháp hộ trì, là người làm theo pháp. Người hoặc phi nhơn chắc chắn không thể phá hoại được người này.


Tu-Bồ-Đề thưa:

– Nếu Đại Bồ tát hộ trì pháp KHÔNG  là đã học tập thực hành theo Trí độ.  Thế nào Câu Dực! Có thể giữ gìn tiếng vang được không?


Thích Đề Hoàn Nhơn thưa:


– Không thể.


Tu-Bồ-Đề thưa:


– Như vậy này Câu Dực! Đại Bồ tát thực hành Trí độ, pháp đó cũng như tiếng vang. Do biết vậy nên cũng không nhớ nghĩ. Do không nhớ nghĩ tức là thực hành Trí độ.


Nhờ oai thần của Phật, các Tứ thiên vương, Thích, Phạm và Tôn thiên trong ba ngàn đại thiên quốc độ, tất cả đều đi đến trước chỗ Phật, đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng  rồi cùng đứng qua một bên.


Chư Thiên, Thiên vương, Thích, Phạm đều nương oai thần của Phật nên nghĩ: “Ngàn các đức Phật đều tên là Thích Ca Văn, Tỳ kheo của Phật đều tên là Tu-Bồ-Đề. Người hỏi Trí độ đều như  Thích Đề Hoàn Nhơn”.