SỐ 226
KINH BÁT-NHÃ BA LA MẬT SAO
Hán dịch: Phù Tần, Thiên Trúc Sa môn Đàm-Ma-Ty và Trúc-Phật-Niệm
Dịch Hán ra Việt: Thích nữ Tâm Thường
(Ni viện Diệu Quang – Nha Trang)
Quyển thứ tư
Phẩm thứ chín. Hằng-Giá-Điều Ưu-bà-di
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Thật lành thay Đại Bồ tát Bất thối chuyển! Nhờ đại công đức đạt đến Bất thối chuyển nhiều như số cát sông Hằng để làm tướng ứng hiện. Hôm nay Thiên Trung Thiên thuyết pháp thậm thâm là sự thi hành của đại Bồ tát.
Phật dạy:
– Lành thay! Lành thay! Tu Bồ Đề! Lời hỏi của thầy thật là thậm thâm. Đây tức là không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh tử, vô sở sanh, vô sở hữu, vô sở dục. Đó là Diệt. Niết-bàn là giới hạn.
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Niết-bàn là giới hạn, không thuộc về các pháp.
Phật dạy Tu Bồ Đề:
– Các pháp thậm thâm. Vì sao? – Vì sắc thậm thâm. Tu Bồ Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng thậm thâm. Ấm cũng thậm thâm như sắc thậm thâm.
Tu Bồ Đề! Sao gọi là thọ, tưởng, hành, thức thậm thâm? Có thậm thâm là chẳng phải sắc thậm thâm. Đó là sắc thậm thâm, thọ tưởng hành thức cũng như vậy. Thức này là thậm thâm.
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Thật lành thay chút vi diệu sắc từ Niết-bàn!
Phật dạy Tu Bồ Đề:
– Thọ, tưởng, hành, thức là luôn luôn theo Niết-bàn thậm thâm. Thậm thâm là Trí độ. Đại Bồ tát tư duy đây là trụ. Như Trí độ dạy, vì học Trí độ. Đại Bồ tát theo tư tưởng này tư duy, nghĩ về lời dạy như hư không. Thực hành một ngày thậm thâm không thể nói hết.
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Đại Bồ tát này thực hành một ngày thậm thâm thì đẩy lui được bao nhiêu kiếp sanh tử?
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– Ví như có một người thanh niên rất yêu mến một cô gái xinh đẹp, cùng hẹn hò gặp nhau nhưng cô gái không được tự do để đến gặp. Thế nào, Tu Bồ Đề! Chàng thanh niên này có nhớ đến cô gái kia không?
Tu Bồ Đề thưa:
– Người thanh niên này luôn nhớ nghĩ đến cô gái không có lúc nào quên.
Phật dạy:
– Chàng thanh niên này suốt ngày nghĩ đến cô gái kia, tâm anh ta không thay đổi. Đại Bồ tát nghĩ đến Trí độ, suốt ngày thực hành, đẩy lui được vô số kiếp sanh tử. Đại Bồ tát y theo Trí độ dạy, học tập theo như lời dạy trong đó, suốt ngày nghĩ nhớ thực hành theo thì Bồ tát này đã đẩy lui sự xấu ác và diệt trừ tội lỗi. Nếu đại Bồ tát lìa Trí độ, ngay khi làm việc bố thí số kiếp nhiều như cát sông Hằng, không bằng đại Bồ tát vâng theo lời dạy của Trí độ, suốt ngày thực hành theo, công đức của người này vượt lên trên công đức của người kia.
Lại nữa, Tu Bồ Đề! Đại Bồ tát sống lâu kiếp số nhiều như cát sông Hằng, làm việc bố thí cho Tu-đà-hoàn, Tư-đà-kàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật mà lìa Trí độ. Đại Bồ tát nào vâng theo lời dạy của Trí độ thì công đức của Bồ tát này vượt hơn công đức của đại Bồ tát sống lâu kiếp số nhiều như cát sông Hằng làm việc bố thí, trì giới… ở trên. Đại Bồ tát nào nghĩ đến Trí độ liền thuyết pháp, công đức người đó lại vượt hơn công đức của Bồ tát trên nữa.
Lại nữa, Tu Bồ Đề! Đại Bồ tát này vì đem pháp bố thí nên công đức của Bồ tát đó lại càng tăng thêm. Nếu đại Bồ tát làm việc bố thí pháp, đó là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đại Bồ tát nào bố thí pháp mà không giữ đúng, công đức của Bồ tát đó không bằng công đức của đại Bồ tát bố thí pháp mà lại giữ đúng. Người nào thọ trì Trí độ không lìa, giữ đúng, thì công đức của đại Bồ tát này rất nhiều.
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Tất cả không sanh tử. Người nào không lay động? Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trong hai việc này, công đức nào nhiều hơn?
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– Đại Bồ tát đối với phước sanh tử, đối với công đức sanh tử đã thực hành Trí độ, ưa thích KHÔNG, ưa thích Vô sở hữu, ưa thích Diệt tận, ưa thích Vô sở đắc. Khi nghĩ như vậy là không lìa Trí độ. Ai không lìa Trí độ là đại Bồ tát đắc Vô lượng vô số công đức không thể tính.
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Thiên Trung Thiên thuyết sao gọi là công đức vô lượng không thể tính? Có gì sai biệt chăng?
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– A tăng kỳ, số đó không cùng tận, không thể tính, không thể lường, hoàn toàn không thể đạt được ranh giới. Vì vậy nên gọi là “vô lượng vô số” không thể tính.
Tu Bồ Đề bạch:
– Lời dạy của Phật không thể tính. Sắc cũng không thể tính. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không thể tính.
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– Như đã nói, sắc không thể tính. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không thể tính.
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Sao gọi là không thể tính?
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– Như hư không cho nên không thể tính. Vô tướng, vô nguyện cho nên không thể tính. Như vậy, không thể tính tức là hư không, cũng không khác với pháp.
Phật dạy:
– Thế nào, Tu Bồ Đề! Ta nói các pháp đều không phải không?
Tu Bồ Đề thưa:
– Đúng như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên. Phật thuyết pháp đều là không, không cùng tận.
Phật dạy:
– Đúng như vậy. Này Tu Bồ Đề! Các pháp đều là không, không thể tính, không có từng pháp khác nhau. Có chỗ sai khác phân biệt, có thể đắc, không thể đắc, tức Như Lai, đắc không thể cùng tận, không thể tính kể. Như không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh tử, vô sở sanh, vô sở hữu, không sanh không diệt, giống như Niết-bàn theo những lời dạy mà ưa thích. Đó là lời Như Lai dạy.
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Thật lành thay pháp Thiên Trung Thiên đã dạy. Pháp này thật không thể đạt được. Như con nhớ lời Phật dạy, các pháp cũng không thể đạt được.
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– Đúng như vậy, không thể đạt được hết các pháp. Pháp như hư không cho nên không thể đạt được.
Tu Bồ Đề thưa:
– Như Phật dạy vốn không thể đạt được. Cúi xin Phật chỉ dạy về chỗ không thể đạt được đó.
Phật dạy:
– Thế nào Tu Bồ Đề! Lục Ba la mật là không thể đạt được. Đó là: bố thí không tăng không giảm, trì giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật, trí tuệ ba la mật là không tăng không giảm. Đó là lục ba la mật không tăng không giảm.
Sao gọi là đối với lục ba la mật không tăng không giảm? – Đó là Đại Bồ tát tự mình đạt đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Do nhơn gì được gần Phật Đại Bồ tát vì không lìa Trí độ tự đạt đến Vô thượng chánh giác.
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– Như nguồn gốc không thể đạt được, không tăng không giảm. Đại Bồ tát là người thực hành Trí độ với phương tiện quyền xảokhông nghĩ tăng giảm của bố thí ba la mật, chỉ vì có danh tự ba la mật. Đây là bố thí ba la mật đem vật mình có mà bố thí, nghĩ đem công đức bố thí này tạo nên Vô thượng Chánh giác, bố thí như Vô thượng Chánh giác. Đại Bồ tát này là người thực hành Trí độ. Người hành Trí độ đó là phương tiện quyền xảo, không nghĩ tăng giảm của Trì giới ba la mật, chỉ vì có danh tự đây là trì giới ba la mật, đây là tâm niệm giữ giới, đem công đức này bố thí tạo nên Vô thượng Chánh giác, bố thí như Vô thượng Chánh giác. Đại Bồ tát này là người thực hành Trí độ: nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật cũng vậy. Đại Bồ tát này là người thực hành Trí độ phương tiện quyền xảo, không nghĩ tăng giảm của Trí độ, chỉ vì có danh tự, vì Trí độ tức là phát tâm trí tuệ, đem công đức này bố thí làm nên Vô thượng Chánh giác, bố thí như Vô thượng Chánh giác, là hay làm việc bố thí.
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Những gì là Vô thượng Chánh giác thí?
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– “Vốn không” đó là Vô thượng Chánh giác, đó là không tăng không giảm, thường nghĩ theo đây, hoàn toàn không lìa thực hành, nay được gần Vô thượng Chánh giác.
Như vậy, này Tu Bồ Đề! Vốn không này không thể đạt được, cũng không tăng không giảm. Suy nghĩ nhớ đến việc này là không mất, đó là Trí độ không tăng không giảm. Đại Bồ tát suy nghĩ nhớ việc này lìa chỗ ngồi Vô thượng Chánh giác.
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Đại Bồ tát đem tâm ban đầu sẽ gần Vô thượng Chánh giác. Nếu đem tâm sau gần Vô thượng Chánh giác, tâm đầu tâm sau cả hai tâm không đối đãi. Tâm sau tâm đầu cũng không đối đãi thì những công đức ở đâu để phát sanh ra?
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– Ví như đốt tim của ngọn đèn thì tim đó làm cho cháy lên ánh sáng ban đầu hay cho ánh sáng ở giai đoạn sau cuối?
Tu Bồ Đề thưa:
– Cũng không phải tim đèn cháy đầu mà có ánh sáng, cũng không phải lìa tim đèn cháy dầu mà có ánh sáng. Cũng không phải tim đèn cháy sau mà có ánh sáng. Cũng không lìa tim đèn cháy sau mà có ánh sáng.
Phật dạy:
– Thế nào Tu Bồ Đề! Đúng như vậy phải không?
Tu Bồ Đề thưa:
– Đúng như vậy, đúng như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên!
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– Đại Bồ tát cũng không phải từ sơ tâm đắc Vô thượng Chánh giác, cũng không phải lìa sơ tâm đắc Vô thượng Chánh giác. Cũng không từ hậu tâm đắc Vô thượng Chánh giác. Cũng không lìa hậu tâm đắc Vô thượng Chánh giác.
Tu Bồ Đề bạch Phật:
– Kính bạch Thiên Trung Thiên! Nhơn rất sâu xa. Đại Bồ tát không dùng sơ tâm được đắc Vô thượng Chánh giác, Đại Bồ tát cũng không lìa sơ tâm đắc Vô
thượng Chánh giác, cũng không dùng hậu tâm đắc Vô thượng Chánh giác, cũng không lìa hậu tâm đắc Vô thượng Chánh giác.
– Thế nào Tu Bồ Đề! Tâm trước diệt, tâm sau mới sanh, phải không? – Không phải như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên!
– Thế nào Tu Bồ Đề! Tâm mới sanh ra bị diệt phải không?
Tu Bồ Đề thưa:
– Pháp đó là pháp diệt, kính bạch Thiên Trung Thiên!
– Thế nào Tu Bồ Đề! Pháp đó sẽ diệt và cái diệt đó có diệt mất không?
Tu Bồ Đề thưa:
– Thưa không, kính bạch Thiên Trung Thiên!
– Thế nào Tu Bồ Đề! Có thể trụ như bổn vô không?
Tu Bồ Đề thưa:
– Người nào muốn trụ sẽ như bổn vô.
– Thế nào Tu Bồ Đề! Giả sử làm cho trụ như bổn vô sẽ không có khác phải không?
Tu Bồ Đề thưa:
– Thưa không, kính bạch Thiên Trung Thiên.
– Thế nào Tu Bồ Đề! Bổn vô là thậm thâm phải không?
Tu Bồ Đề thưa:
– Thậm thâm, kính bạch Thiên Trung Thiên.
– Thế nào Tu Bồ Đề! Bổn vô là có tâm phải không?
Đáp:
– Thưa không có. Kính bạch Thiên Trung Thiên.
– Thế nào Tu Bồ Đề! Hay có bổn vô khác có tâm phải không?
Đáp:
– Thưa không. Kính bạch Thiên Trung Thiên.
– Thế nào Tu Bồ Đề! Bổn vô thấy được ý không?
Đáp:
– Thưa không. Kính bạch Thiên Trung Thiên!
– Thế nào Tu Bồ Đề! Ai thực hành được như vậy có phải là thực hành sâu xa không?
Đáp:
– Người thực hành như vậy, kính bạch Thiên Trung Thiên, là không hành. Vì sao? – Vì hành như vậy là không thấy hành, vì không thể thấy hành.
Phật bảo Tu Bồ Đề:
– Đại Bồ tát hành Trí độ là hành những gì?
Tu Bồ Đề thưa:
– Là xét rõ việc làm, kính bạch Thiên Trung Thiên.
– Thế nào Tu Bồ Đề! Người xét kỹ việc làm là hành tưởng phải không?
Đáp:
– Thưa không, kính bạch Thiên Trung Thiên.
– Thế nào Tu Bồ Đề! Đại Bồ tát vì biết niệm tưởng phải không?
Đáp:
– Thưa không, kính bạch Thiên Trung Thiên.
– Thế nào Tu Bồ Đề! Vì không biết niệm tưởng là niệm phải không?
Tu Bồ Đề thưa:
– Đại Bồ tát không làm như vậy.
– Thế nào Tu Bồ Đề! Không tưởng về hành động mà hành động đúng thì rơi vào Thanh văn.
Tu Bồ Đề thưa:
– Đại Bồ tát phương tiện quyền xảo, ngay nơi vô tưởng không tham.
Xá Lợi Phất hỏi Tu Bồ Đề:
– Nếu Đại Bồ tát ngay trong giấc mộng hướng đến ba việc niệm giải thoát môn: “Không không, vô tướng vô tướng, vô nguyện vô nguyện” tam muội này là
có tăng trưởng. Bát-nhã độ làm cho ngày đêm thêm tăng trưởng, hoặc ban đêm trong giấc mộng cũng tăng trưởng. Vì sao? – Vì Phật đã dạy: ngày hay đêm
trong giấc mộng đều giống nhau không khác.
Tu Bồ Đề hỏi Xá Lợi Phất:
– Nếu Đại Bồ tát ban ngày nghĩ đến Trí độ, ban đêm trong giấc mộng nghĩ đến Trí độ cũng tăng trưởng.
Xá Lợi Phất thưa:
– Thế nào, thầy Tu Bồ Đề! Nếu trong giấc mộng có tạo tác, tạo tác ấy đâu có sở hữu, phải không?
Đáp:
– Thưa không. Tất cả các pháp thuyết ra cũng như những gì có ra trong giấc mộng.
Tu Bồ Đề hỏi Xá Lợi Phất:
– Trong giấc mộng làm việc thiện, thức dậy rất vui, đó tức là tăng trưởng. Nếu làm ác thì không vui, đó tức là giảm.
Xá Lợi Phất thưa:
– Giả sử trong giấc mộng thấy có giết hại, tâm người đó rấtvui, thức dậy nói: “ Ta giết rất vui thích!”. Như vậy thì thế nào?
Tu Bồ Đề thưa:
– Đó là không nói dối, đều có nguyên nhân. Tâm không rỗng không, gặp đủ các duyên, hoặc thấy, hoặc nghe, hoặc nghĩ, liền biết đó chính là nguyên nhân
làm cho tâm người bị dính mắc, liền có sở đắc. Sao gọi là sở đắc? Từ nhân duyên nào chịu tội này? Không từ không có nguyên nhân mà chịu tội này, đều từ
nhân duyên sanh ra.
Xá Lợi Phất thưa:
– Tất cả nguyên nhân tạo ra đều là không chính xác, đều là không. Thế nào, kính bạch Thiên Trung Thiên, từ nhơn nào mà được sanh ra?
Đáp:
– Từ nhơn “tưởng” được sanh ra.
Xá Lợi Phất thưa:
– Đại Bồ tát ngay trong giấc mộng bố thí, đem việc bố thí này cùng tạo nên Vô thượng Chánh giác, thì có đem thí này thí hay không?
Tu Bồ Đề trả lời Xá Lợi Phất:
– Đại Bồ tát Di Lặc nay ở gần đây, sắp thành Phật, đem câu hỏi này hỏi Di Lặc thì Ngài sẽ trả lời cho.
Xá Lợi Phất bạch Bồ tát Di Lặc:
– Nay tôi đã hỏi. Tu Bồ Đề thưa, Đại Bồ tát Di Lặc có thể giải thích việc đó.
Bồ tát Di Lặc bảo ngài Xá Lợi Phất:
– Như tên của tôi là Di Lặc, ngài sẽ giải thích thế nào? Sẽ dùng “sắc” giải thích hay là sẽ dùng “thọ, tưởng, hành, thức” giải thích? Sắc tức là không, sẽ dùng không sở hữu giải thích, hoặc dùng thọ, tưởng, hành, thức giải thích không? Cũng không thấy pháp sẽ giải thích thì chỗ nào để hiểu được. Cũng không thấy pháp giải thích sẽ đắc Vô thượng Chánh giác.
Xá Lợi Phất bạch Bồ tát Di Lặc:
– Những điều Ngài nói ra là đã chứng đắc.
Bồ tát Di Lặc bảo Xá Lợi Phất: Pháp thuyết ra không nói chứng đắc.
Xá Lợi Phất liền nghĩ: “Bồ tát Di Lặc đã nhập trí tuệ thậm thâm. Vì sao? – Vì Trí tuệ độ đến nay đã lâu xa.
Phật dạy:
– Thế nào, Xá Lợi Phất! Có thể thấy người kia trở thành A-la-hán không?
Xá Lợi Phất thưa:
– Thưa không, kính bạch Thiên Trung Thiên.
Phật bảo Xá Lợi Phất:
– Đại Bồ tát thực hành Trí độ cũng như vậy, không nghĩ ta được thọ ký từ pháp này, không từ pháp này được thọ ký, hoặc ngay nơi pháp này sẽ đắc Vô
thượng Chánh giác, tự đạt đến bậc Chánh giác. Đại Bồ tát này làm việc làm như vậy là thực hành Trí độ, không sợ không đắc Bất thối. Người theo lời dạy này là thực hành Trí độ. Đại Bồ tát này là người không sợ hãi. Vì sao? – Vì nếu vị này đi đến trong chỗ hổ lang nhưng không sợ hãi, trong tâm nghĩ rằng:
“Giả sử hổ lang có ăn nuốt ta, ta sẽ bố thí cho chúng. Đó là thực hành đầy đủ bố thí ba la mật, gần Vô thượng Chánh giác. Nguyện khi ta được thành Phật, làm cho trong cõi đó không có cầm thú”.
Nếu Đại Bồ tát đi đến trong chỗ giặc giã rất nguy hiểm, cũng không sợ hãi. Vì sao? – Vì giả sử giặc có làm cho ta ngay trong đó bị chết, tâm nghĩ: “Tập hợp của thân ta sẽ tan rã, giả sử có giết ta, ta cũng không giận hờn. Đó là thực hành đầy đủ nhẫn nhục ba la mật, sẽ gần Vô thượng Chánh giác. Nguyện khi ta được thành Phật, làm cho trong cõi đó không có giặc cướp”.
Nếu Đại Bồ tát đến chỗ hoàn toàn không có nước uống, cũng không sợ hãi, tâm nghĩ: “Tất cả mọi người đều do không có đức nên khiến cho không có nước uống. Nguyện khi ta được thành Phật, làm cho trong cõi nước của ta thường có nước tám vị, làm cho tất cả mọi người đều được uống dùng. Vì người đời nên thường tinh tấn”.
Nếu Đại Bồ tát đến chỗ lúa thóc khan hiếm đắc đỏ cũng không sợ hãi. Trong tâm nghĩ: “Ta sẽ vững vàng tinh tấn, tự đạt được Vô thượng Chánh giác. Khi thành Chánh giác, làm cho trong cõi nước của ta không có những thứ xấu ác, làm cho tất cả mọi người ngay nơi sở nguyện, các thức ăn uống như đã có ở trên trời Đao Lợi hiện ngay trước mặt”. Thiện nam tử này vì tất cả mọi người nên tinh tấn đạt đến Vô thượng Chánh giác, thành bậc Chánh giác.
Nếu Đại Bồ tát lúc ở chỗ giặc ác cũng không sợ hãi. Vì sao? – Vì không thấy có pháp sẽ làm khổ. Nhờ vậy nên không sợ. “Giả sử thân ta gặp bệnh chết, tâm không thay đổi, quyết tinh tấn. Nguyện khi ta thành Vô thượng Chánh giác, làm cho tất cả mọi người trong nước của ta đều không có sự xấu ác, không có người chết”. Lời nói của Đại Bồ tát này như lời của Phật không khác.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Đại Bồ tát này không lâu sẽ thành Vô thượng Chánh giác, tự đạt đến bậc Chánh giác. Tự mìnhđối với pháp cũng không sợ hãi. Vì sao?
– Vì từ lâu xa đến nay phát tâm nói lớn rằng: “Không lâu sẽ chứng đạt cứu cánh”. Vì rất lâu xa nhưng chỉ trong phút chốc đã đạt được cứu cánh. Đại Bồ tát này nay gần Vô thượng Chánh giác, thành bậc Chánh giác. Nghe nói như vậy nhưng không sợ hãi.
Bấy giờ Ưu bà di Hằng Giá Điều đứng dậy, đến trước đảnh lễ Phật, quỳ thẳng bạch Phật:
– Con nghe lời này không sợ hãi, chắc chắn sau này muốn vì tất cả nọi người thuyết pháp làm cho mọi người không sợ hãi.
Khi đó Phật mỉm cười, từ trong miệng phóng ra năm sắc hào quang. Ưu bà di dùng hoa vàng dâng lên cúng Phật, nhờ oai thần của Phật, hoa đó trụ ở trên hư không bên chỗ Phật, không rớt xuống đất.
Tôn giả A-Nan rời tòa đứng dậy, sửa y phục,đến trước Phật đảnh lễ chân Phật, lui quỳ thẳng bạch Phật:
– Như Lai mỉm cười không phải là không có nguyên do, ắt Ngài có điều gì chỉ dạy?
Phật bảo A-Nan:
– Ưu bà di Hằng Giá Điều này đời vị lai, kiếp tên làTinh Tú, sẽ ở trong kiếp đó thành Phật hiệu là Kim Hoa Phật.
Phật bảo A-Nan:
– Ưu bà di này đời sau sẽ bỏ thân hình nữ nhơn, thọ thân hình nam tử, liền sanh ở nước của Phật A-Súc