- Lời Đầu Sách
- Tiểu Sử Vua Trần Thái Tông
- Năm Giới
- Bốn Núi
- Nói Rộng Sắc Thân
- Rộng Khuyên Phát Tâm Bồ Đề
- Luận Về Thọ Giới
- Luận Về Tọa Thiền
- Luận Về Giới Định Huệ
- Luận Gương Tuệ Giáo
- Luận Về Niệm Phật
- Khoa Nghi Sáu Thời Sám Hối
- Khóa Lễ Sáu Thời Sám Hối
- Bình Đẳng Sám Hối
- Kinh Kim Cang Tam Muội
- Nói Rộng Một Đời Hướng Thượng
- Ngữ Lục Vấn Đáp
KHÓA HƯ LỤC
Trần Thái Tông - Thích Thanh Từ dịch
BÌNH ĐẲNG SÁM HỐI
Pháp tánh như như, không có niệm lự chừng mảy tóc. Chân nguyên trong lặng, xưa nay bặt cả bụi nhơ. Bởi chợt khởi vọng duyên, hiện thành thân huyễn. Chạy theo nghiệp thức, quên mất hạt minh châu, tan hết gia tài, sáu căn ham mê tham dục. Nếu có thu nhận tịnh pháp, ắt hay tẩy sạch vọng trần. Phát tâm bình đẳng nhất chân, lễ thể pháp thân vô tướng. Tiến vào trong ấy thì tự thọ dụng và tha thọ dụng lẫn nhau. Nhằm bên kia cầu thì diện mục mập mờ liền tự hiện.
Tuy nhiên như thế, kiếm chưa rút ra khỏi hộp ngọc thì chỗ loạn khó yên; thuốc ra khỏi bình vàng thì gốc bệnh mới lành. Trẫm khi muôn việc rảnh rỗi, xem thấu chỗ sâu xa của ba tạng, gặp được pháp môn này, chỉ thẳng trong người có khả năng thành Phật. Dù là người mắt sáng, ngại gì trên gấm thêm hoa. Nếu là tri âm, hãy nên tiến bước.