- 01. Giới Thiệu
- 02. Hãy Làm Một Người Ân Cần Tế Nhị
- 03. Những Đặc Trưng của Luận Giải
- 04- Kệ Tán Dương, Nguyện Ước Trước Tác, Và Khuyến Khích Lắng Nghe Tốt
- 05- Sự Liên Hệ Giữa Ba Con Đường
- 06. Viễn Ly
- 07- Tâm Giác Ngộ (Bodhicita)
- 08- Một Quan Điểm Đúng Đắn Về Tính Không
- 09- Huấn Thị Để Thực Hành
- 10- Kết Luận Lưu Ý Trên Chủ Trương Không Tông Phái
05. SỰ LIÊN HỆ GIỮA BA CON ĐƯỜNG
Sự viễn ly càng mạnh mẽ của chúng ta với những điều được gọi là tốt đẹp của cõi luân hồi thì lòng từ bi của chúng ta sẽ càng mạnh mẽ hơn đối với những người khác. Thí dụ, trong một ga xe lửa ở Ấn Độ, chúng ta thấy những người mù, những người mất tay chân, ăn xin, v.v…, và điều này liên hệ một cách dễ dàng đến việc phát triển lòng từ bi cho họ. Nhưng nếu chúng ta không có sự viễn ly hay từ bỏ, thế thì khi chúng ta đến, thí dụ, một thành phố lớn, rồi thì thay vì là lòng từ bi, chúng ta chỉ cảm thấy thèm muốn những gì chúng ta thấy hay tự hào với những gì chúng ta có. Trái lại, nếu chúng ta quen thuộc với viễn ly, với một ý niệm về những gì gọi là tốt đẹp của cõi sinh tử thì một cách căn bản chẳng có ý nghĩa gì, rồi thì khi chúng ta đến một nơi như Nữu Ước, thí dụ, và thấy tất cả những người này, suy nghĩ đầu tiên của chúng ta một cách tự nhiên là cảm thấy từ bi yêu thương cho họ.
Viễn ly có hai cách để nhìn. Một là, với một thái độ như thế, chúng ta nhìn xuống tại những khổ đau của sinh tử luân hồi, không có gì thích thú trong ấy, và chúng ta cảm thấy nhờm chán và nguyện ước được thoát khỏi chúng một cách hoàn toàn. Bằng một cách nhìn khác, chúng ta nhìn lên ở sự giải thoát và nguyện ước đạt đến điều ấy. Thái độ nhị nguyên này mạnh mẽ, thì xu hướng đến tâm giác ngộ (tâm b ồ đề) càng kiên cường hơn, điều này cũng tương tự như hai phương hướng quan sát, cả nhìn lên và nhìn xuống. Rồi thì, căn bản trên điều này, nếu chúng ta có một quan điểm đúng đắn về tính không, chúng ta sẽ có thể đạt đến hoặc là giải thoát hay giác ngộ.
Quan điểm đúng đắn ở trong dạng thức của hai sự thật, điều ấy rút ra từ Bốn chân lý cao quý. Đức Phật, Ngài là cội nguồn của sự hướng dẫn an toàn, đã dạy Giáo Pháp với ngôn từ của Ngài. Một cách đặc biệt, Ngài đã dạy Bốn chân lý cao quý và hai sự thật, đây là những điều không lừa dối. Đây là những điều không bao giờ sai lầm.
Do vậy, thật là quan trọng để hiểu và thực chứng những điều ấy. Với tâm giác ngộ (tâm b ồ đề), một sự thông hiểu về tính không đem chúng ta đến trạng thái toàn thiện toàn giác của một vị Phật. Nếu đơn thuần với viễn ly, thế thì nó chỉ đưa chúng ta đến giải thoát. Đây là trong luận giải, thảo luận về điều thứ nhất là viễn ly.