Vật Bất Thiên

Wednesday, 21 September 201610:49 PM(View: 5235)
Vật Bất Thiên
TRIỆU LUẬN
Tăng Triệu

VẬT BẤT THIÊN


Chúng ta biết rằng, mọi vật đều do duyên sanh, không có tự tánh.


Chúng ta ở trong không gian và thời gian.


Lúc xưa chúng ta còn trẻ, Bây giờ chúng ta đã già.


Nhưng chẳng có gì biến đổi cả,. Tại sao vậy?


Vì rằng cái khuôn mắt trẻ đó, nó ở ngày xưa chứ không ở hiện nay. Nó không đến hiện nay. Nó ở chỗ của nó. Nay chưa có, xưa chưa từng không, nên biết VẬT CHẲNG ĐI.


Còn cái mặt già này nó ở hiện tại, nó không phải là cái mặt ngày xưa. Nó cũng ở chỗ của nó.


Bởi vậy mớI nói CHẲNG CÓ GÌ BIẾN ĐỔI CẢ. mọi vật tự ở vị trí của mình nên VẬT TỨC CHƠN.


Đó là xét trong một thời gian dài. Nếu chúng ta để ý , quan sát kỹ sẽ thấy lúc nào vật cũng chơn. Thí dụ: S


áng nay chúng ta ở nhà. Trưa nay chúng ta ở chùa.


Nhưng không thể nói ta bây giờ là ta buổi sáng. Bởi vì mọi vật đều do nhân duyên hợp lại mà thành. Do đó giữa 2 cái ta đó có nhiều khác biệt. Ta buổi trưa này nhiều bụi bậm hơn, mệt mỏi hơn, đói khát hơn, nhưng tỉnh táo hơn v v… cái ta buổi sáng.


Vậy có thể nói Ta buổi sáng nó ở buổi sáng. Còn ta bây giờ là ta lúc trưa.


Vậy thì cái ta buổi sáng nó đâu có đến buổi trưa ? còn cái ta buổi trưa đâu phải là cái ta buổi sáng


Vậy thì cái ta nào tự nó ở vị trí của nó, chẳng có gì thay đổi cả, vì vậy nên nó là chơn. Hay VẬT TỨC CHƠN.


Nếu xét cho kỹ thì trong từng sát na, con người hay vật đều có thay đổi. Vậy thì trong mỗI sát na vật tự ở vị trí của mình, nó chẳng chuyển động, chẳng biến đổi nên nó tức chơn. Vì vậy mới nói:


Gió bão bay núi mà thường tịnh
Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi
Bụi trần lăng xăng mà chẳng động
Trăng qua bầu trời mà chẳng đi.


Khi một vật chuyển động, thì vật sau không phải vật trước. vì vị trí của nó, thời điểm của nó không phải là vị trí và thời điểm của vật trước. Nó chỉ là nó khi ở vị trí và thời điểm của nó. Vì vậy một vật vừa là thường vừa là vô thường.


Chính vì vậy mà kinh Pháp Hoa nói “Thế gian tướng thường trụ”.


Mọi biến đổi chỉ có thể diễn ra trong dòng chảy của thời gian.


Ngược lại, thời gian cũng chỉ có khi sự vật biến đổi.


Vì hai nhân tố này phụ thuộc lẫn nhau không thể tách rời nên chúng đều do duyên khởi, không có tự tánh.


Hay nói cách khác Thời gian và sự biến đổi của sự vật đều không có thực, bổn tánh của chúng là không.