Bài 11-20

Thứ Hai, 01 Tháng Sáu 20202:41 CH(Xem: 2222)
Bài 11-20

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 11

TIỂU KINH SƯ TỬ HỐNG

I. TOÁT YẾU 


Cùlasìhanàda Sutta - The shorter discourse on the Lion's roar
.


The Buddha declares that only in his Dispensation can the four grades of noble individuals be found, explaining how his teaching can be distinguished from other creeds through its unique rejection of all doctrines of self
.


Bài kinh ngắn nói về tiếng rống sư tử
.


Phật tuyên bố, chỉ trong Giáo pháp Ngài mới có thể tìm thấy bốn cấp bực thánh chúng, và giải thích giáo lý Ngài khác với các tôn giáo khác ở chỗ độc đáo phủ nhận tất cả kiến chấp về bản ngã như thế nào.


II. TÓM TẮT 


Phật bày cho các đệ tử đối đáp với ngoại đạo khi bị chất vấn lý do lời tuyên bố "chỉ có trong đạo Phật mới có bốn thánh quả sa môn, tức bốn đôi tám vị". Trả lời: "Vì chúng tôi có bốn pháp là: tin đấng Đạo sư, tin Pháp, viên mãn Giới luật và có những pháp hữu tại gia xuất gia mà chúng tôi thương mến."


Nếu ngoại đạo vặn lại, tôn giáo nào cũng có bốn pháp ấy, đạo Phật có gì khác? Nên hỏi lại họ: - "Cứu cánh là một hay nhiều?" Nếu trả lời chân chính, họ phải nói chỉ có một.


- "Cứu cánh ấy dành cho người có tham hay không tham?" Họ cũng phải đáp là cho người vô tham.


Hỏi tiếp như trên về sân, si, ái, chấp thủ, vô trí, có phản ứng thuận nghịch, ưa hý luận, thì họ đều buộc phải trả lời chân chính rằng "cứu cánh ấy là cho người không tham, không sân, không si, không ái nhiễm, không chấp thủ, có trí, không có phản ứng thuận nghịch, không ưa hý luận."


Có hai loại tri kiến hay quan điểm: hữu kiến và phi hữu kiến. Người cố chấp hữu kiến thì bị chướng ngại bởi phi hữu kiến, và ngược lại. Người nào không như thật tuệ tri sự tập khởi và đoạn diệt của hai loại kiến ấy, vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly khỏi chúng, chính là người có tham, sân, si, ái, chấp thủ, vô trí, có phản ứng thuận nghịch, ưa hý luận, do vậy không thoát khỏi sinh, già chết, khổ đau. Ai như thật tuệ tri những điều trên, là người không còn tham sân si ái, không chấp thủ, có trí, hết phản ứng thuận nghịch, hết ưa hý luận. Người ấy giải thoát khỏi sinh, già, chết, khổ sầu.


Có bốn chấp thủ là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Có những sa môn bà la môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, song chỉ hiển thị hoặc một thủ, hoặc hai hoặc ba thủ, trừ ngã luận thủ; nên tri kiến họ còn thiếu sót. Trong giáo pháp thiếu sót như vậy, dù có lòng tin bậc đạo sư, tin giáo pháp, thành tựu các giới luật, thương mến các bạn đạo, lòng tin ấy, sự thành tựu ấy, lòng thương mến ấy được xem là không hoàn toàn. Vì giáo pháp ấy không được khéo thuyết giảng, không hướng thượng, không đưa đến tịch tịnh niết bàn. Ngược lại, khi Phật tự xưng liễu tri tất cả thủ, Ngài chân chính hiển thị sự liễu tri dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Trong một giáo pháp như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Đạo sư, với Pháp và

Tăng, thành tựu viên mãn Giới, thương mến bạn đạo, thì sự tịnh tín ấy, sự thành tựu và thương mến ấy được xem là hoàn toàn. Vì giáo pháp ấy dẫn đến tịch tịnh niết bàn, được bậc Chính Đẳng giác hiển thị.


Kế đến Phật phân tích nguồn gốc phát sinh 4 loại chấp thủ theo 12 chi duyên khởi, bắt nguồn từ vô minh. Tỳ kheo đã đoạn trừ vô minh thì không chấp thủ, nhờ
không chấp thủ nên không tháo động, tự thân chứng niết bàn.


III. CHÚ GIẢI 


Phản ứng thuận nghịch
: Thuận là bị tham chi phối; nghịch là bị sân chi phối.  luận là tâm hành còn bị điều động bởi ái và kiến.


Hữu kiến
bhavaditthi là thường luận, hay "chấp thường", tin bản ngã là trường cửu. Phi hữu kiến, vibhavaditthi là đoạn diệt luận hay "chấp đoạn" nghĩa là cho con người chết rồi là hết, không có tái sinh để chịu quả báo các hành vi thiện ác. Sự cố chấp hữu kiến kéo theo sự phản đối phi hữu kiến, điều này liên quan đến câu nói ở trước "cứu cánh (niết bàn) là dành cho người nào không có phản ứng thuận nghịch."


Về "sự tập khởi" - samudaya - của hai loại kiến chấp
, Sớ giải kể ra tám yếu tố làm nhân duyên: năm uẩn, vô minh, xúc, tưởng, tư, phi như lý tác ý, bạn xấu, và tiếng nói của một người khác. Sự biến mất hai loại ấy - attangama - là Dự lưu đạo, ở đấy tất cả quan điểm đều bị nhổ bật gốc. Vị ngọt của chúng - assàda - là sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý mà chúng đem lại; nguy hiểm - àdìnava - sự trói buộc liên tục mà chúng gây ra; sự xuất ly khỏi chúng là niết bàn.


Trong bốn thủ
, dục thủ - bao gồm tất cả ham muốn vi tế nhất - chỉ đoạn tận ở A la hán đạo; ba thủ còn lại ở Dự lưu đạo đã trừ được. "Tuệ tri" đây có nghĩa là vượt qua, thắng lướt được nhờ hiểu rõ. Đoạn này cho thấy yếu tố cao điểm phân biệt lời Phật dạy khác với tất cả tôn giáo triết học khác, đó là Phật "liễu tri sự chấp thủ vào chủ trương có ngã" hay ngã luận thủ. Điều này cũng có nghĩa, duy chỉ Phật mới có thể chỉ dạy cách vượt qua tất cả kiến chấp về ngã, bằng cách thâm nhập chân lý vô ngã. Các bậc thầy khác thiếu tuệ tri này về vô ngã, cho nên lời tuyên bố của họ tự cho đã liễu tri ba thủ kia cũng khả nghi.


IV. PHÁP SỐ 


Hai loại tri kiến
: Hữu kiến, phi hữu kiến.

Ba điều cần biết về các pháp: Vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly.

Bốn quả sa môn 

Bốn pháp quyết định: tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, và tin Giới.

Bốn thủ 

Mười hai nhân duyên.


V. KỆ TỤNG 


Chỉ trong giáo pháp này
Có bốn quả sa môn
Dự lưu và Nhất lai
Bất hoàn, A la hán.
Vì đức tin đặt đúng
V
ào bốn chỗ đáng tin:
Phật, Pháp, Tăng v
à Giới
Được lợi lạc vô biên.
Có hai loại tri kiến
Chấp hữu và chấp vô
Cả hai đều chướng ngại
Không thoát khỏi sầu ưu.
Ai tuệ tri vị ngọt
Nguy hiểm v
à xuất ly
Của hai loại kiến chấp
Liền giải thoát khổ sầu.
Có bốn sự vướng mắc
Hoặc vướng vào sắc dục
Hoặc vướng vào quan điểm
Hoặc vướng v
ào lễ tục
Hoặc vướng các ngã luận
- lý thuyết chấp có "tôi" -
Riêng ngã luận thủ này
Chỉ Như lai từ bỏ.
Các ngoại đạo sư khác
Thuyết giảng ba thủ kia
Trừ ng
ã luận thủ này
Họ chưa từng đề cập.
Ba thủ họ "tuệ tri"
Kể cũng thực khả nghi:
Giáo pháp ấy bất to
àn
Vì còn có chấp ngã.
Trong pháp luật bất toàn
Dù có tin đạo sư
Tin pháp đạo sư dạy,
D
ù có viên mãn giới
Thương yêu đồng đạo mình
Thì lòng tin kính ấy
Chỉ luống công nhọc xác
Vì đức tin sai chỗ.
Bậc đạo sư tối thượng
L
ìa tất cả kiến chấp
Tuệ tri cả bốn thủ
Theo nguyên lý duyên sinh
Từ Ái, có chấp Thủ
Đưa đến Hữu và Sinh
Già chết sầu bi khổ
Nguồn gốc từ Vô minh.
Trong giáo pháp toàn hảo
Ai có được niềm tin
Đức tin ấy to
àn vẹn
Vì Đạo sư toàn giác
Vì Pháp được khéo giảng
Giới luật đáng vi
ên mãn
Và có các bạn lành
Bốn pháp ấy toàn hảo.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 12

ĐẠI KINH SƯ TỬ HỐNG

I. TOÁT YẾU 


Mahàsìhanàda Sutta - The greater discourse on the lion's roar
.


The Buddha expounds the ten powers of a Tathàgata, his four kinds of intrepidity, and other superior qualities which entitle Him to "roar his lion's roar in the assemblies"


Bài kinh dài nói về tiếng rống sư tử
.


Phật giảng về Mười lực của một đức Như lai, Bốn vô úy và những đức thù thắng khác; nhờ đó Ngài đủ tư cách "rống tiếng rống sư tử" trong các hội chúng. 


II. TÓM TẮT 


Tôn giả Xá lợi phất đi khất thực, về bạch lại với Phật lời rêu rao của Sunakkhatta vừa mới bỏ tu: "Sa môn Gotama không có tri kiến thù thắng, thuyết pháp do mình tạo ra sau khi suy luận, trắc nghiệm. Pháp ấy nhắm đến một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành đến chỗ đoạn tận khổ đau." Phật mỉm cười dạy: "Kẻ ngu ấy vì phẫn nộ muốn chỉ trích mà lại hóa ra ca tụng Như lai." Phần còn lại của Kinh này cho thấy sự chỉ trích của Sunakkhatta là sai lạc. Những ai có lòng tin tuyệt đối sẽ thấy ngược lại, Phật là đấng có mười lực, bốn vô úy và nhiều năng lực khác. 


A. Tùy pháp về Như lai


1. Phật đủ mười hiệu là Như lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, vân vân. 


2. Ngài đã chứng các thần thông như biến hóa, thiên nhĩ thông, tha tâm thông...


3. Nhờ đã thành tựu mười lực và bốn vô úy, mà Như lai tự nhận địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng và chuyển bánh xe Pháp.


B. Những pháp Ngài đã tuệ tri
: như bốn sinh, năm thú và con đường đưa đến đấy; niết bàn và đường đưa đến niết bàn.


C. Phật kể lại những khổ hạnh Ngài đã tu tập: 
như hành hạ thân xác, hạnh bần uế, hạnh yểm ly, hạnh độc cư; trong cả 4 hạnh ấy không ai sánh được với Ngài, nhưng cuối cùng Ngài từ bỏ vì chúng không đưa đến chứng đắc trí tuệ.


D. Cuối cùng, Ngài bác bỏ những chủ trương sai lầm của ngoại đạo: 
như chủ trương chúng sinh đạt thanh tịnh nhờ luân hồi, nhờ tái sinh, nhờ an trú (trong một loại tái sinh nào đó), nhờ tế tự, nhờ thờ lửa. Phật cho biết không có cõi luân hồi nào ở đấy Ngài đã không trải qua một thời gian khá dài, không có cõi nào Ngài chưa từng tái sinh, an trú, chỉ trừ cõi trời Tịnh cư. Nếu Ngài tái sinh vào cõi Tịnh cư thì Ngài đã không trở lại thế gian này. Ngài cũng đã làm tất cả những việc tế tự, thờ lửa trong một thời gian dài lúc còn làm vua dòng Sátđế lợi, hay làm Bà la môn giàu có [nhưng không ích lợi gì].


Ngoại đạo cho rằng khi còn trẻ tuổi, người ta có trí tuệ, biện tài, nhưng về già thì lú lẫn. Ở trong giáo pháp của Phật thì không thế, Ngài có bốn đệ tử đã trên trăm tuổi mà vẫn đầy đủ trí tuệ biện tài. Và bản thân Ngài cũng thế, dù tuổi đã tám mươi, Ngài vẫn thừa sức giảng dạy cho những vị trí tuệ biện tài bậc nhất, và trí tuệ Ngài không sút giảm dù có phải bị gánh trên giường đi chỗ này chỗ kia (khi đã quá già yếu). Ai nói về đức Như lai một cách chân chính sẽ nói rằng: "Ngài là vị hữu tình không còn si ám, sinh ra đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chư thiên và loài người." Một điểm lý thú là kết luận kinh này. Tôn giả Nagasamala lúc ấy đang đứng sau lưng Phật mà quạt cho Ngài. Sau khi nghe Phật kể về thời gian tu khổ hạnh, về những gì Phật đã thành tựu, tôn giả cả cảm khái đến rởn ốc, và bạch Phật: "Thật vi diệu thay, bạch Thế tôn. Sau khi nghe kinh này, lông tóc con dựng ngược. Bạch Thế tôn, kinh này tên gì?" Phật dạy, "Thế thì hãy gọi là kinh Lông tóc dựng ngược."


III. CHÚ GIẢI 


Sunakkhata
, Phật giảng dạy vị này trong Kinh Sunakkhata, Trung bộ kinh 105, có lẽ trước khi ông gia nhập tăng đoàn. Việc thối thất của ông được nói trong Kinh Pàtika thuộc trường bộ 24. Ông bất mãn bỏ về vì Phật không biểu diễn thần thông cho ông xem, cũng không giải đáp cho ông về khởi nguyên các pháp. Cốt lõi lời chỉ trích của Sunakkhata là Phật đắc đạo nhờ tư duy chứ không phải nhờ trí tuệ siêu việt; và theo ông ta, mục đích diệt tận đau khổ không bằng có được các loại thần thông.


Tạp nhiễm, sankilesa
 - là dự phần vào thối giảm, "thanh tịnh" vodàna, là dự phần vào tăng tiến; "xuất khởi" - vutthàna - vừa có nghĩa tịnh hóa vừa có nghĩa ra khỏi một thiền chứng.


Mười danh hiệu Phật
: Như lai, A la hán, Chính đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế tôn.


Mười lực
 là:


1. Trí biết thị xứ phi xứ [do thấy rõ tương quan nhân quả, nên biết được cái gì có thể xảy đến, không thể xảy đến.]


2. Trí biết nghiệp báo trong cả ba thời quá, hiện, vị lai.


3. Biết con đường đưa đến các cảnh giới.


4. Biết tất cả yếu tố tạo thành thế gian [nói rõ trong kinh Trung bộ 115.]


5. Biết chí hướng sai biệt của các loại hữu tình; biết các hạng chúng sinh thượng, trung, hạ, chúng thu hút lẫn nhau do luật đồng thanh đồng khí.


6. Biết căn mạnh hay yếu nơi chúng sinh - tức 5 căn tín tấn niệm định tuệ.


7. Tuệ tri sự tạp nhiễm, thanh tịnh, sự xuất khởi các thiền chứng về thiền, giải thoát, định.


8. Trí biết tất cả kiếp trước của bản thân gọi là túc mạng trí.


9. Trí biết sự sống chết của chúng sinh tùy theo nghiệp hay sinh tử trí.


10. Lậu tận trí, sạch hết tất cả nhiễm ô.


[Hán văn: 1. Tri thị xứ phi xứ lực; 2. Tri tam thế nghiệp báo lực; 3. Tri nhất thiến đạo trí lực; 4. Tri thế gian chủng chủng tính lực; 5. Tri tha chúng sinh chủng chủng dục lực; 6. Tri tha chúng sinh chư căn thượng hạ lực; 7. Tri chư thiền tam muội lực; 8. Túc mạng trí; 9. Sinh tử trí; 10. Lậu tận trí.]


Bốn vô úy
:


1. Phật không lo sợ bất cứ ai trên đời chỉ trích Ngài chưa chứng mà mạo nhận.


2. Không sợ ai chỉ trích Ngài chưa đoạn trừ lậu hoặc mà tự cho đã đoạn trừ.


3. Những gì Ngài dạy chướng ngại đạo chắc chắn là chướng ngại, không sợ ai nói ngược lại.


4. Pháp Ngài dạy chắc chắn dẫn đến đoạn tận đau khổ, không ai có thể bảo là không.

Nagasamala là thị giả Phật trong 20 năm đầu sau khi Ngài ra giáo hoá. 


IV. PHÁP SỐ 


Bốn khổ hạnh
: khổ hạnh, bần uế, viễn ly, độc cư.

Bốn vô úy 

Bốn sinh: noãn, thai, thấp, hóa. 

Năm thú: năm chỗ mà sự tái sinh hướng đến, là trời (gồm a tu la), người, địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh.

Sáu thông 

Tám giải thoát được kể trong các kinh Trung bộ 77 và 137.

Tám hội chúng: Sát lợi, bà la môn, gia chủ, sa môn, tứ thiên vương, ma vương và phạm thiên, tam thập tam thiên.

Chín định là 4 thiền, 4 không và diệt thọ tưởng.

Mười danh hiệu Phật 

Mười lực 

Mười hai nhân duyên 


V. KỆ TỤNG 


A. Nguyên nhân thuyết kinh này 

Một người từ bỏ Pháp
Tên Su-na-khat-ta
Rêu rao: "Go-ta-ma
Không có thượng nhân pháp
Ngài chỉ có giảng dạy
Một con đường diệt khổ
Chính Ng
ài đã tỏ ngộ
Khiến tận diệt khổ đau."
Xá lợi phất thuật lại
Phật nghe, chỉ mỉm cười:
"Kẻ ngu muốn ch
ê bai
Trở thành khen Như lai."

B. Mười lực Phật 
Đối với kẻ ngu si
Sẽ không có t
ùy pháp:
"Ngài là đức Như lai
Đầy đủ mười tôn hiệu:
L
à bậc A la hán
Là đấng Chính đẳng giác
L
à đấng Minh hạnh túc
Thiện thệ, Thế gian giải
L
à đấng Vô thượng sĩ
Đấng Điều ngự trượng phu
Đấng Thi
ên nhân sư, Phật
Thế tôn, quý nhất đời.
Đối với kẻ ngu si
Sẽ không có t
ùy pháp
Về mười Như lai lực
Phật như thật chứng tri:
Ngài có thần túc thông
Biến hình nhiều thể loại
Ngài đắc thiên nhĩ thông
Nghe đủ tiếng các loài.
Ngài có tha tâm thông
Tự tâm biết tâm khác
Đi sâu vào tâm niệm
Của vô số sinh loài
Với mười Như lai lực
Phật rống tiếng Sư tử
Chuyển xe Pháp thanh tịnh
Thành địa vị Ngưu vương.
"Thị xứ phi xứ lực"
Việc có, không xảy ra
Phật đều biết tỏ tường
Nhờ liễu tri nhân quả.
"Biết nghiệp báo ba đời"
"đường đến các cảnh giới"
"Các căn tính chúng sinh"
C
ùng "khuynh hướng mọi loài."
"Biết căn tu mạnh, yếu"
- tinh tấn niệm định tuệ -
"Biết các thiền, giải thoát"
- chư thiền tam muội lực.
Ng
ài 
đắc "túc mệnh trí"
biết các đời trước m
ình
Và đắc "sinh tử trí"
Biết sống chết chúng sinh
Cuối c
ùng "lậu tận trí"
Là trí sạch ô nhiễm
Như lai đã thân chứng
Thành Vô thượng bồ đề.
Ng
ài rống tiếng sư tử
Chuyển xe Pháp thanh tịnh
Ở giữa tám hội chúng:
Sát lợi, Bà la môn
Gia chủ và sa môn
Hội chúng Tứ thiên vương
Ma vương và Phạm thiên
Cùng Tam thập tam thiên.
Giữa tám hội chúng ấy
Ngài thuyết pháp vô ngại
Nhờ đắc mười tự tại
V
à bốn Không sợ hãi:

C. Bốn vô úy 
Không sợ ai chỉ trích
"Chưa chứng nói đã chứng"
Vì Như lai hoàn toàn
Thâm nhập pháp sở chứng.
Không sợ ai chỉ trích
"Chưa đoạn nói đã đoạn"
V
ì Như lai thực sự
Đã trừ sạch nhiễm ô.
Không sợ ai bác bỏ
"Chướng đạo, chướng gì đâu?"
V
ì Như lai biết rõ
Có dục, không giải thoát.
Không sợ ai phản bác
"Pháp Ngài không giải thoát"
Vì Pháp Như lai dạy
Thực tận diệt khổ đau.

D. Bốn sinh, Năm thú 
"Trứng sinh" và "thai sinh",
"Thấp sinh" và "hóa sinh"
- Hóa sinh ở nhiều cõi -
Ấy là bốn sinh loài.
Năm cõi là địa ngục,
B
àng sinh và ngạ quỷ
Loài người và chư thiên,
Đây năm cõi tái sinh.
Như lai biết thấy rõ
Cõi nào đợi nghiệp nào
Ngài cũng tuệ tri được
Niết b
àn và hành lộ.

E. Bốn khổ hạnh: khổ, bần uế, độc cư, yểm ly 
Không một khổ hạnh nào
Phật không từng tu tập
Như ngoại đạo đang hành
Và vượt xa hơn chúng.
Không hạnh ở dơ nào
Phật chưa từng sống qua
Như ngoại đạo đang sống
Ng
ài vượt họ rất xa.
Ngài đã từng độc cư
Nơi tuyệt dấu người ta
Sống yểm ly, tỉnh giác
Trải tâm từ lan xa.
Ở trong b
ãi tha ma
Đêm nằm gối xương ngủ
Mục đồng đến khạc nhổ
Trú xả, không k
êu ca.
Vì Ngài ăn quá ít
Thân chỉ c
òn xương, da
Dù khổ hạnh tối đa
Không chứng thượng nhân pháp.
Bởi thế, đây to
àn là
Sai lầm của ngoại đạo
M
à Phật đã trải qua
Các đời kiếp lâu xa:
Tái sinh vô số lần,
Tế tự v
à thờ lửa
Tái sinh cõi này kia
Với hy vọng giải thoát.
Phật chứng lý Trung đạo
Từ bỏ các cực đoan
Hưởng lạc v
à ép xác
Trường tồn và đoạn diệt
Đạt ho
àn toàn giải thoát
Và trí tuệ biện tài
Không tranh chấp cùng ai
Vì không còn thủ trước.
"Không bị si chi phối
Ngài đã sinh ra đời
V
ì hạnh phúc an lạc
Cho tất cả muôn loài
Vì lòng thương tưởng đời
Cả chư thi
ên, loài người."
Một hữu tình như vậy
Chính là đức Như lai.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 13

ĐẠI KINH KHỔ UẨN


I. TOÁT YẾU 


Mahàdukkhakkhanda Sutta - The greater discourse on the mass of suffering
.


The Buddha explains the full understanding of sensual pleasures, material form, and feelings; there is a long section on the dangers in sensual pleasures
.


Bản kinh dài nói về đống khổ
.


Phật giải thích sự liễu tri các khoái lạc giác quan, liễu tri sắc và thọ; có một đoạn rất dài nói về những nguy hiểm của dục lạc.


II. TÓM TẮT 


Các tỳ kheo đến thăm các du sĩ ngoại đạo và bị chất vấn có gì khác nhau giữa thuyết của Phật với ngoại đạo về ba vấn đề dục, sắc pháp và cảm thọ, vì họ cũng như Phật, hiểu biết hoàn toàn về ba pháp ấy. Tỳ kheo trở về bạch Phật, Phật giảng về sự liễu tri ba pháp ấy trong giáo lý Ngài, ấy là cần phải liễu tri ba điều: vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly khỏi chúng.


A. Trước hết về dục 


Vị ngọt là năm pháp tăng trưởng dục: các sắc, thanh, hương, vị, xúc khả ái do năm giác quan tiếp nhận. Nguy hiểm là:


1. Vì theo đuổi năm thứ ấy mà phải vất vả làm lụng đủ thứ nghề nghiệp.


2. Sự đau khổ thất vọng ê chề nếu sau bao nhiêu nỗ lực theo đuổi mà vẫn không có được điều mình muốn.


3. Sự mất công gìn giữ, lo sợ mất mát khi đã có được.


4. Nỗi đau khổ ghê gớm khi tài sản đã có bị mất trộm, bị tịch thu, bị trôi, bị cháy, bị con hư phá tán.


5. Vì các dục, mà chiến tranh xảy ra khắp nơi giữa người với người; ngay cả trong gia đình, vợ chồng con cái cũng tranh chấp nhau, đưa đến tử vong hoặc đau khổ gần chết.


6. Do dục mà con người trở nên hung bạo tán tận lương tâm, đánh nhau chết bỏ.


7. Do dục mà có cướp bóc giết hại, và có những hình phạt ghê gớm dành cho tội nhân.


8. Do dục mà con người làm các ác hành về thân, ngữ, ý, chết đọa vào các cõi dữ. Đấy là những nguy hiểm của dục. Sự xuất ly là điều phục lòng tham đối với sắc thanh hương vị xúc, cho đến đoạn tận tham dục.


B. Về sắc, ở đây là nữ sắc
.


Vị ngọt là vẻ đẹp nơi thiếu nữ, gợi lên cảm giác hỷ lạc nơi người nhìn. Nguy hiểm là vẻ già xấu, bệnh hoạn nằm một chỗ, đắm mình trong phân tiểu của chính mình khi cô ấy đến tuổi thành bà ngoại. Nguy hiểm nữa là vẻ ghê tởm của xác chết khi bị quăng bỏ nơi nghĩa địa, cho đến khi chỉ còn là những đốt xương rời rạc, tan thành tro bụi. Đó là nguy hiểm của sắc. Sự xuất ly khỏi sắc là điều phục dục tham đối với sắc, cho đến đoạn trừ tham dục.


C. Về cảm thọ
.


Phật đưa ra hỷ lạc thiền định, để hiển thị ngay cả lạc thọ vô hại ấy cũng còn có nguy hiểm, huống hồ các lạc thọ khác. Vị ngọt là hỷ lạc do ly dục ở sơ thiền, hỷ lạc do định ở nhị thiền, lạc ở tam thiền, xả niệm thanh tịnh ở tứ thiền. Đấy là vị ngọt tối thượng của cảm thọ, vì nó vô hại. Nguy hiểm của cảm thọ này là nó cũng vô thường, biến hoại, nên là khổ. Sự xuất ly các cảm thọ là điều phục dục tham đối với các cảm thọ, đoạn trừ dục tham.


Người nào như thật tuệ tri được vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly của các dục, sắc, và thọ, thì mới có khả năng giúp người khác như thật tuệ tri các pháp ấy.


III. CHÚ GIẢI 


Liễu tri - parinnà
 đây có nghĩa là vượt qua, samatikkhama hay từ bỏ, pahàna. Du sĩ ngoại đạo cho chứng sơ thiền là liễu tri dục, chứng các vô sắc là liễu tri sắc, chứng thiền vô tưởng là liễu tri thọ. Trái lại, Phật dạy ở Bất hoàn đạo mới liễu tri các dục, ở A la hán đạo mới liễu tri sắc và thọ.


IV. PHÁP SỐ 


Ba pháp:
 vị ngọt, nguy hiểm, sự xuất ly.


Năm dục trưởng dưỡng
: sắc, thanh, hương, vị, xúc.


V. KỆ TỤNG


A. Liễu tri dục 

Trong giáo pháp Như lai
Liên hệ dục, sắc, thọ
Liễu tri cũng đồng nghĩa
"Đoạn tận" v
à "từ bỏ"
Trước hết, liễu tri "dục"
Cần biết rõ ba điều
Vị ngọt v
à nguy hiểm
Cùng xuất ly khỏi dục.
Đây vị ngọt của dục:
Các sắc đẹp, tiếng hay,
M
ùi thơm và vị ngon
Cùng xúc giác êm dịu.
Tất cả những thứ gì
Năm giác quan nhận thức
Đem lại sự m
ê ly
Là vị ngọt của dục.
Nguy hiểm của năm dục
Thực khó nói cho c
ùng
Đây chỉ kể sơ lược
Những nguy khổ nói chung
N
ào mất công theo đuổi
Chịu bao nỗi nhọc nhằn
L
àm đủ thứ nghề nghiệp
Vừa lao lực, lao tâm.
Nếu nỗ lực tinh cần
M
à vẫn không có được
T
ài sản mình mong ước
Họ đấm ngực khóc than.
Khi được của v
ào tay
Họ lo lắng đêm ngày
Lo tịch thu, trộm cướp,
Trôi, cháy, con ăn xài.
Của chưa mất đã khổ
Sợ vạ gió tai bay
Khi mất thực càng khổ
Kêu "Trời, tôi trắng tay."
Lại dục là nguyên do
Có xung đột, đôi co
Đánh nhau đến trí mạng
Người thân hóa kẻ th
ù.
Dục thú đẩy sát sinh
T
à dâm và trộm cắp
Cùng mọi việc gian ác
Đến tán tận nhân tình.
Do dục, bị tra khảo
Bằng đủ thứ nhục hình
Hiện tại phải tù tội
Còn khổ kiếp lai sinh.
Dục vui ít khổ nhiều
Nguy hiểm lại nhiều hơn
Điều phục, đoạn tận tham
Ấy l
à xuất ly dục.

B. Liễu tri Sắc 
Vị ngọt của sắc pháp
Là sắc đẹp gái trai
Tuổi chưa quá hai mươi
M
ùa xuân của đời người.
Nguy hiểm của sắc pháp
L
à lúc đã đến thời
Em gái th
ành bà ngoại
Còn đâu nhan sắc tươi.
Lưng c
òng, tóc bạc trắng
Làn da khô nhăn nheo
Gi
à bệnh nằm một chỗ
Còn đâu vẻ mỹ miều.
Vị ngọt đ
ã biến mất
Chỉ còn lại đắng cay
Của mối nguy gi
à, chết
Chờ đợi tấm thân này.
Nguy hiểm của sắc pháp
Là thi thể cô gái
Khi bỏ ngoài nghĩa địa
Lo
ài chim thú rỉa thây.
Nguy hiểm của sắc pháp
Là thi thể cô gái
Khi chỉ còn bộ xương
Và xương thành bột trắng.
Xuất ly khỏi sắc pháp
Là điều phục dục tham
V
à đoạn trừ tham dục
Đối với sắc, không ham.

C. Liễu tri thọ 
Vị ngọt của cảm thọ
Là hỷ lạc sơ thiền
Do ly dục sinh ra:
Vắng bóng niềm đau khổ.
V
à hỷ lạc nhị thiền
Do tập trung sinh ra
Không còn tầm với tứ:
Một cảm thọ ngọt ngào.
Tam thiền thuần lạc thọ
Và xả thọ thanh tịnh
Ở định chứng tứ thiền
L
à vị ngọt cảm thọ.
Nguy hiểm của cảm thọ:
Tối thượng vô hại này
Bị vô thường biến hoại
Nên vẫn nằm trong khổ.
Xuất ly các cảm thọ
Là điều phục dục tham
Đoạn trừ hết dục tham
Với tất cả cảm thọ.
Ai như thật tuệ tri
Vị ngọt l
à vị ngọt
Nguy hiểm là nguy hiểm
Xuất ly là xuất ly
Thì tự mình giải thoát
Khỏi đau khổ sầu bi
V
à có thể đưa người
Tuệ tri các cảm thọ.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 14

TIỂU KINH KHỔ UẨN

I. TOÁT YẾU 


Cùladukkhakkhandha Sutta - The shorter discourse on the mass of suffering
.


A variation of the preceding, ending in a discussion with Jain ascetics on the nature of pleasure and pain
.


Bản kinh ngắn về đống khổ
.


Một dạng như kinh số 13, kết thúc bằng một cuộc đàm luận với những người Kỳ na giáo tu khổ hạnh, về bản chất của lạc và khổ.


II. TÓM TẮT 


Màhanàma hỏi Phật, vì nguyên nhân gì thỉnh thoảng ông vẫn bị tham sân si xâm chiếm mặc dù đã biết đấy là cấu uế của tâm, và hỏi có pháp nào trong ông chưa đoạn khiến ông vẫn bị tham sân si chi phối. Phật dạy, pháp ấy chính là dục. Vì ông chưa đoạn dục, để cho dục lèo lái ông nên ông vẫn sống trong gia đình, thụ hưởng các dục. Phật cho biết dục vui ít, khổ não nhiều, nguy hiểm lại còn nhiều hơn. Về dục, nên biết rõ vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly. Nhưng nếu thấy rõ như vậy với trí tuệ chân chính, mà chưa chứng được hỷ lạc thiền định hay các pháp thù thắng hơn, thì vẫn còn bị dục chi phối. Đó là kinh nghiệm bản thân của Phật.


Kế tiếp, Phật kể cho Mahànàma nghe mẩu đối thoại của Ngài với những người theo phái Ni kiền tử thực hành nhiều khổ hạnh, cảm thọ những đau khổ khốc liệt để chuộc tội lỗi quá khứ, vì tin như vậy sẽ được giải thoát.


Phật hỏi họ năm điều: Họ có biết được trong quá khứ họ có hiện hữu hay không? Trong quá khứ, họ có làm ác nghiệp hay không? Trong quá khứ, họ đã làm những ác nghiệp gì? Họ có biết đã trừ được bao nhiêu đau khổ, còn lại bao nhiêu đau khổ chưa trừ không? Họ có biết đoạn trừ ngay trong hiện tại những bất thiện và hoàn thành các thiện pháp không? Các người đệ tử theo phái khổ hạnh đều không biết. Nhưng vì họ tin nhân quả nghiệp báo, Phật kết luận: "Vậy thì những người xuất gia trong Ni kiền tử phải từng là những kẻ ác ôn ghê gớm" (cho nên mới phải hành thân hoại thể để chuộc tội).


Nhưng người Ni kiền tử lại nói: "Hạnh phúc thành tựu nhờ đau khổ. Nếu hạnh phúc thành tựu nhờ hạnh phúc, thì vua Bình sa (Bimbisara) sẽ hơn tôn giả Gotama, vì vua đang sống hạnh phúc hơn tôn giả Gotama." Ni kiền tử lầm lạc khoái lạc giác quan là hạnh phúc, nên khi Phật hỏi liệu vua Bình sa có thể làm như Ngài, ngồi yên bất động trong nhiều ngày mà vẫn cảm thấy thuần túy lạc thọ, thì Ni kiền tử phải công nhận Phật sống hạnh phúc hơn vua.


III. CHÚ GIẢI 


Mahànàma
 có họ với Phật, ông là anh của Anuruddha và Ananda. Theo Sớ giải, ông đã chứng quả Bất hoàn, nghĩa là chỉ có suy giảm tham sân si chứ chưa đoạn tận. Vì ông lầm tưởng khi vào đạo lộ Bất hoàn là đã đoạn tận tham sân si, nên mới ngạc nhiên khi thấy trong tâm ông thỉnh thoảng chúng lại sinh khởi.


Phật đưa vào đây câu chuyện về khổ hạnh cốt để nói, giáo lý Ngài là Trung đạo, tránh xa hai cực đoan hưởng thụ và ép xác.


IV. PHÁP SỐ 


Ba độc
: tham, sân, si.

Ba pháp: vị ngọt, nguy hiểm, xuất ly.

Bốn thiền 


V. KỆ TỤNG


A. Nguyên nhân của cấu uế là dục 

Từ lâu con đã hiểu
Lời dạy của Thế tôn
Tham sân si cấu uế
Vẫn xâm chiếm tâm con.
"Pháp nào con chưa đoạn
Khiến cấu uế xâm nhập
V
à chiếm cứ tâm con
Xin Thế tôn chỉ dạy."
Này Ma-ha-na-ma
Vương tử dòng Thích ca
Dục trong người chưa đoạn
Do đời sống tại gia.

B. Thay dục lạc bằng thiền lạc 
"Dục vui ít khổ nhiều
Nguy hiểm càng nhiều hơn
Dù tuệ tri như vậy
Và chí muốn xuất ly
Nhưng chưa chứng thiền lạc
Hoặc pháp thù thắng hơn
Thì dục vẫn chi phối
Và xâm chiếm tâm ngươi."

C. Khổ hạnh vô ích 
Phật bác Ni kiền tử
Để hiển thị Trung đạo
L
ìa xa hai cực đoan
Hưởng lạc v
à ép xác.
Ni kiền tử chủ trương
Cần hành hạ thân xác
Chuộc tội lỗi quá khứ
Đời sau được an lạc.
Nhưng v
ì không thể biết
Đời trước làm tội gì
Đã chuộc được bao nhiêu
Còn bao nhiêu chưa chuộc.
Nếu thực sự khổ đau
Do ác nghiệp về trước
Th
ì chắc Ni kiền tử
Đã tạo nhiều phi phước.
"Dù có nói thế nào
Hạnh phúc không thể đạt
Nhờ con đường hưởng lạc
M
à phải nhờ ép xác.
Nếu hiện tại hưởng lạc
Mà tạo được nhiều phúc
Th
ì Tần bà sa la
Sẽ hạnh phúc hơn Phật."
Phật hỏi Ni kiền tử
"Phải chăng người đã nghĩ
Vua Tần bà sa la
Đang hạnh phúc hơn ta?"
"Thưa Cồ đ
àm, chính phải
Hay là như thế nào
Thực tình, tôi không rõ
Xin Ngài làm sáng tỏ."
"Này ngươi Ni kiền tử
Vua có ngồi một mình
Với thuần túy lạc thọ
Suốt ngày đêm được chăng?"
"Không, có lẽ l
à không."
"Ta có thể nhiều ngày
Im lặng, thân bất động
Vẫn ho
àn toàn hạnh phúc."
Ni kiền tử kết luận
"Nếu sự tình là vậy
Thì Thế tôn hạnh phúc
Hơn Tần bà sa la."
Và Ma-ha-na-ma
Tin nhận lời Thế tôn
Rằng hỷ lạc thiền định
Th
ù thắng hơn dục lạc.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 15

TƯ LƯỢNG

I. TOÁT YẾU 


Anumàna Sutta - Inference
.


The venerable Mahàmoggallàna enumerates the qualities that make a bhikkhu difficult to admonish and teaches how one should examine oneself to remove the defects in onés character
.


Suy diễn
.


Tôn giả Mục kiền liên kể ra những đặc tính làm cho một tỳ kheo trở thành kẻ khó nói, và dạy người ta nên tự xét như thế nào để tẩy trừ những khuyết điểm trong nhân cách mình.


II. TÓM TẮT 


Tôn giả Mục kiền liên dạy các tỳ kheo, có 16 tật xấu nơi một tỳ kheo làm cho vị ấy trở thành kẻ "khó nói", không được các vị đồng phạm hạnh giáo huấn, tin tưởng. 


16 tật xấu là
 : 

- ác dục, khen mình chê người, phẫn nộ, hiềm hận;
- cố chấp, thốt lời giận dữ, chống đối, chỉ trích;
- chất vấn, nói l
ãng, không giải thích, hư ngụy não hại;
- xan tham tật đố, lừa đảo, ngã mạn, khó xả.


Ngược lại, tỳ kheo không có 16 thói ấy là người dễ nói, được các đồng phạm hạnh tin tưởng, giáo giới. 


Khi thấy người khác có những thói như trên mà mình không ưa, tỳ kheo nên tự xét mình [tư lượng] để phát tâm tránh những thói ấy. Nếu xét thấy mình có những thói như vậy, thì phải tinh tấn đoạn trừ. Nếu xét thấy mình không có, hãy hoan hỷ ngày đêm tu học các thiện pháp.


III. CHÚ GIẢI


Cổ đức đã gọi kinh này là Biệt giải thoát giới của tỳ kheo. Một tỳ kheo mỗi ngày nên có ba lần tự xét theo trong kinh dạy. Nếu không được ba lần thì hai lần, hay ít nhất một lần.


Ác dục
 là có những "thầm mong" bất chính như nói trong kinh số 5. "Hiềm hận" là thù dai; "cố chấp" là ngoan cố do phẫn nộ; "chống đối" là cãi lại mỗi khi bị buộc tội; "chỉ trích" là chỉ trích lại người buộc tội mình.


IV. PHÁP SỐ


V. KỆ TỤNG


Tỳ kheo cần tự xét
Tránh mười sáu lỗi lầm
Của một kẻ "khó nói"
Khiến người khác không ưa :
Là khen mình chê người
Ác dục và phẫn nộ
Hiềm hận và ngoan cố
Thốt ra lời giận dữ
Chống đối và chỉ trích
Chất vấn và nói lãng
Được hỏi không giải thích
Hư ngụy v
à não hại
Xan tham và tật đố
Lừa đảo v
à ngã mạn
Cố chấp khó hành xả.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 16

TÂM HOANG VU

I. TOÁT YẾU 


Cetokhila Sutta - the wilderness in the heart
.


The Buddha explains to the bhikkhus the five "wilderness in the heart" and the five "shackles in the heart"
.


Rừng hoang trong tâm
.


Phật giảng cho các tỳ kheo "năm hoang dã trong tâm" và "năm xiềng xích trong tâm".


II. TÓM TẮT 


Phật dạy, tỳ kheo nào chưa đoạn trừ 5 tâm hoang vu và 5 tâm triền phược thì không thể lớn mạnh trong pháp luật Ngài.


Năm tâm hoang vu là nghi ngờ, không có tịnh tín đối với: Phật, Pháp, Tăng, các học giới, và thứ năm là phẫn nộ với bạn đồng tu.


Năm tâm trói buộc là: tham khoái lạc giác quan, tham tự thân, tham các sắc pháp, tham ăn ngủ, tham cõi trời (chỉ tu để cầu lên trời).


Tỳ kheo nào không có 10 sự trên, tâm hướng về nỗ lực tinh tấn thì có thể lớn mạnh trong pháp luật này. Vị ấy tu tập thiền định với bốn như ý túc là dục (nhiệt tâm, hăng hái), tinh tấn, tâm [purity of mind, tâm thanh tịnh], tư duy [tức trạch pháp, investigation], cùng với nỗ lực (tinh cần hành) là thứ năm.


Tỳ kheo nào đầy đủ 15 pháp là đoạn trừ 5 tâm hoang vu, 5 tâm phiền trược và tu 5 pháp nói trên, thì đủ khả năng đạt thành vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.

Cũng như gà mái ấp trứng, nếu khéo ấp ủ trứng thì dù không khởi lên ước muốn mong cho gà con mổ vỏ trứng chui ra, khi đến thời, vẫn có gà con thoát ra khỏi quả trứng.


III. CHÚ GIẢI 


Tâm hoang vu
 là sự cứng cỏi trong tâm, "tâm phiền trược" là những pháp trói buộc tâm. Năm tâm hoang vu gồm bốn thuộc nghi (si) và một thuộc sân. Năm tâm triền phược là năm hình thức tham.


Vô thượng an ổn khỏi các khổ ách
 là chứng quả A la hán. Ví dụ ấp trứng được nói lại trong kinh Trung bộ 53, trong đó vị đệ tử như gà con phá ba lớp vỏ trứng, chứng ba minh.


IV. PHÁP SỐ 


Bốn như ý túc
: dục, tinh tấn, nhất tâm, trạch pháp.

Năm tâm hoang vu: nghi Phật, Pháp, Tăng, Giới, và phẫn nộ với đồng tu.

Năm tâm triền phược: tham khoái lạc giác quan, tham thân, tham sắc, tham ăn ngủ, tham cõi trời.


V. KỆ TỤNG 


A. Mười pháp cần đoạn 

Tu sĩ muốn lớn mạnh
Trong Pháp và Luật này
Cần đoạn trừ mười tâm
Cứng cỏi v
à ràng buộc
Có năm tâm hoang vu
V
à năm tâm phiền trược
Th
ì không thể nỗ lực
Và chuyên cần tiến tu.
Nghi ngờ bậc Đạo sư
Nghi ngờ Pháp, Tăng, Giới
Phẫn nộ với đồng tu
L
à năm tâm hoang vu.
Tham tự thân, dục lạc,
Tham sắc, ham ăn ngủ
Cầu được sinh thi
ên giới
Là năm tâm triền phược.

B. Năm pháp cần tu tập 
Đoạn trừ mười tâm ấy
Th
ì có thể nỗ lực
Tinh tấn tu thiền định
Lớn mạnh trong Pháp n
ày.
Nhiệt tâm và tinh tấn
Nhất tâm và trạch pháp
Nỗ lực là thứ năm
Thiền định mau chứng đắc.
Ai đủ mười lăm pháp
Th
ì có đủ khả năng
Đập vỡ vỏ vô minh
An ổn khỏi ách phược.
Như g
à mẹ khéo ấp
Trứng không bị thối hư
Dù không khởi mong ước
Gà con vẫn chui ra.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 17

KHU RỪNG

I. TOÁT YẾU 


Vanapattha Sutta - jungle thickets
.


A discourse on the conditions under which a meditative monk should remain living in a jungle thicket and the conditions under which he should go elsewhere
.


Một bài giảng về những điều kiện nào một tỳ kheo thiền định nên tiếp tục sống tại một khu rừng, điều kiện nào nên bỏ đi chỗ khác.


II. TÓM TẮT 


Chỗ tỳ kheo nên cư trú trọn đời (dù đấy là khu rừng, làng mạc, thị trấn, quốc gia, hay gần một người nào) phải hội đủ hai điều kiện, tinh thần và vật chất. Về tinh thần, phải tăng trưởng niệm, định, tuệ (niệm chưa an trú được an trú; tâm chưa định tĩnh được định tĩnh; lậu hoặc chưa đoạn trừ được đoạn trừ khiến tỳ kheo được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách - tức chứng quả A la hán). Về vật chất, dễ kiếm bốn nhu yếu về ăn mặc ở bệnh. Nếu được cả hai, nên nương ở trọn đời. Nếu chỉ được điều kiện tinh thần, đời sống vật chất khó khăn, tỳ kheo cũng nên ở với ý niệm rằng mình xuất gia không phải để mưu cầu vật chất.


Nếu ở nơi nào (khu rừng, làng mạc, ... hay gần người nào) mà tinh thần thiếu - không tăng trưởng niệm định tuệ - mặc dù vật chất đầy đủ, tỳ kheo nên bỏ đi chỗ khác sau khi nghĩ rằng xuất gia không để mưu cầu vật chất. Nếu ở nơi nào thiếu cả hai điều kiện, tỳ kheo nên bỏ đi ngay lập tức.


III. CHÚ GIẢI 


Có thể tóm gọn bốn trường hợp, hai đi và hai ở như sau:


Tu không tiến, tứ sự hiếm: --> đi;
Tu không tiến, tứ sự dồi d
ào: --> đi;


Tu tiến, tứ sự hiếm: --> ở;
Tu tiến, tứ sự dồi dào: --> ở.


IV. PHÁP SỐ


Ba pháp 
cần tăng trưởng là: niệm, định, tuệ (diệt trừ lậu hoặc).

Bốn vật dụng


V. KỆ TỤNG


Tỳ kheo ở nơi nào
Hay gần một người nào
Cần phải thành tựu được
Những điều kiện như sau.
Về tinh thần có ba:
Niệm phải được an trú
Tâm phải được định tĩnh
Ô nhiễm được đoạn trừ,
Về vật chất có bốn:
Y phục v
à ẩm thực
Chỗ ở và dược phẩm
Bốn sự không thiếu thốn.
Nếu ở một nơi nào
Cả tinh thần vật chất
Điều thiếu thốn mọi đường
Bỏ ngay không vấn vương.
Nếu vật chất đầy đủ
M
à tinh thần không tiến
Hãy từ bỏ nơi ấy
Đừng vì tham, lưu luyến.
Tỳ kheo ở nơi nào
Tu tiến, vật chất hiếm
Hãy ở với tâm niệm
Ta vì cơm áo sao?
Tỳ kheo ở một nơi
Tu hành đã dễ tiến
Vật chất không khó kiếm
Hãy nương ở trọn đời.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 18

MẬT HOÀN

I. TOÁT YẾU 


Madhupinkika Sutta - the honey ball
.


The Buddha utters a deep but enigmatic statement about "the source through which perceptions and notions tinged by mental proliferation beset a man." This statement is elucidated by the venerable Mahakaccàna, whose explanation is praised by the Buddha
.


Viên mật
.


Phật thốt lên một lời phát biểu sâu sắc nhưng khó hiểu về "cái nguồn gốc từ đấy các nhận thức và quan niệm đầy thiên kiến ám ảnh một con người." Lời phát biểu ấy được tôn giả Đại Ca chiên diên làm sáng tỏ, và sự giải thích của tôn giả được Phật khen ngợi.


II. TÓM TẮT 


Gậy cầm tay, một người dòng Sakka, đến hỏi Phật có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì. Phật dạy, Ngài giảng cái thuyết "không tranh luận với bất cứ ai, vì các tưởng (nhận thức) không còn ám ảnh vị bà la môn sống không có tham dục, hoài nghi, trạo hối, không có tham ái đối với hữu hay phi hữu."


Khi nghe vậy, người kia không hiểu, tỏ vẻ bất mãn bỏ về. Các tỳ kheo xin Phật giải thích, Ngài dạy thêm: "Nếu một người không có thái độ hoan hỷ, đón mừng, chấp trước đối với những hý luận vọng tưởng, thì đấy là đoạn tận các tùy miên tham, sân, nghi, kiến, mạn, hữu tham, đoạn tận đấu tranh bằng lời, bằng gươm giáo; đoạn tận ly gián ngữ, vọng ngữ. Các bất thiện ấy được tiêu diệt không có dư tàn".


Tôn giả Ca chiên diên triển khai lời dạy vắn tắt của Phật như sau:


Do xúc - sự gặp gỡ giữa căn, trần, thức - có thọ; do thọ có tưởng; do tưởng có suy tầm; do suy tầm có hý luận khởi lên. Nhân hý luận ấy, một số vọng tưởng ám ảnh con người. Nếu không có xúc thì không có thọ; không có thọ thì không tưởng; không tưởng thì không suy tầm; không suy tầm thì không hý luận vọng tưởng. Không hý luận vọng tưởng thì không có đấu tranh, và các ác bất thiện pháp [tham, sân, si, mạn, nghi, kiến, hữu tham] được tiêu diệt không dư tàn.


III. CHÚ GIẢI 


Gậy cầm tay Dandapàni
, có tên như vậy vì ông ta thường cầm gậy bịt vàng đi khắp nơi với vẻ tự cao. Ông theo cánh của Đề bà đạt đa, người phá tăng. Câu hỏi của ông có vẻ khiêu khích, câu trả lời của Phật phần đầu là để đối lại thái độ khiêu khích ấy.


Bà la môn
 nói trong câu này chỉ A la hán, hoặc chính bản thân Phật.


Hý luận vọng tưởng, papanca - sannà - sankhà
được dịch là "mental proliferation", thiên kiến. Luận giải nguồn gốc của hý luận vọng tưởng là tham (đối với sắc pháp), mạn ("tôi là") và kiến (chấp thường), qua đó tâm thức "trau chuốt" kinh nghiệm bằng cách giảng giải nó theo tiêu chuẩn "tôi" và "của tôi".


Tóm lại
, Kinh này cốt hiển thị vòng sinh tử là 12 xứ - sáu căn tiếp xúc sáu trần. Nếu căn trần đừng ráp lại, thì hết sinh tử.


IV. PHÁP SỐ 


Năm pháp
: Nguồn gốc hý luận vọng tưởng là Xúc (căn trần thức gặp gỡ), thọ, tưởng, tầm, hý luận.

Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

Bảy tùy miên: tham, sân, kiến, nghi, mạn, hữu tham, vô minh.

Mười hai xứ: sáu căn và sáu trần.

Mười tám giới: 6 căn, 6 trần, 6 thức.


V. KỆ TỤNG 


A. Đoạn trừ tham, sân, nghi, trạo hối 

Giáo lý của Phật dạy
Là không tranh với ai
Vị thánh đệ tử sống
Các tưởng không ám ảnh
Không bị dục trói buộc
Không nghi ngờ do dự
Mọi hối quá đoạn diệt
Không tham hữu, phi hữu.

B. Không chấp trước 
Với hý luận vọng tưởng
Không đón mừng, hoan hỷ
Đoạn được các t
ùy miên
Tham, sân, kiến, nghi, mạn
Đoạn tham ưa các cõi
Và vô minh tùy miên
Cùng các bất thiện khác
Tiêu diệt không dư tàn.

C. Tôn giả Ca chiên diên khai diễn 
Căn trần thức gặp gỡ
Sự gặp gỡ l
à xúc
Do xúc nên có thọ
Có thọ nên có tưởng
Tưởng đưa đến suy tầm
Suy tầm sinh "hý luận"
Hý luận sinh vọng tưởng
Ám ảnh tâm con người.
[Sinh tử vẫn d
ài dài
Vì căn trần xúc đối
Hai thứ đừng xáp lại
Sẽ chấm dứt luân hồi.]

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 19

SONG TẦM

I. TOÁT YẾU 


Dvedhàvitakka Sutta - two kinds of thought
.


With reference to his own struggle for enlightenment, the Buddha explains the way to overcome unwholesome thoughts and replace them by wholesome thoughts. 


Hai loại tư duy
.


Nhắc lại thời Ngài còn phấn đấu để đạt giác ngộ, Phật giải thích cách vượt qua những tư duy bất thiện và thay thế chúng bằng những tư tưởng tốt lành.


II. TÓM TẮT 


Lúc còn tu tập, Phật phân loại các tư tưởng khởi lên thành hai nhóm. Một nhóm đưa đến hại mình, hại người, hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não: đó là những tư duy liên hệ đến dục, sân và hại. Khi tuệ tri như vậy, các tư duy ấy được Ngài từ bỏ, đoạn tận. Một nhóm không đưa đến hại mình, hại người, hại cả hai; tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến niết bàn: đó là những tư duy liên hệ đến ly dục, vô sân và bất hại. Khi an trú với những tầm này, dù cả ngày đêm Ngài cũng không thấy sợ hãi. Nhờ Ngài dũng mãnh tinh tấn như vậy, nên được định tĩnh nhất tâm, chứng bốn thiền cho đến ba minh, thành Phật.


III. CHÚ GIẢI 


Sự chia hai suy tầm này chỉ xảy ra trong thời gian Bồ tát tu tập sáu năm khổ hạnh.


Vô sân và bất hại
 cũng có thể hiểu là từ và bi.


IV. PHÁP SỐ 


Ba pháp dự phần vào phiền não
: dục, sân và hại.

Ba pháp đưa đến an tịnh: ly dục, vô sân, bất hại.

Ba minh 

Bốn thiền 

Tám chính đạo


V. KỆ TỤNG 


A. Hai loại tư duy 

Lúc hãy còn tu tập
Sống nhiệt tâm, tinh cần
Phật phân loại tư duy
Gồm có hai thành phần:
Một phần những tư duy
Liên hệ dục, sân, hại
Phần kia ly dục tầm
Vô sân, bất hại tầm.
Biết rõ tầm tư duy
Liên hệ dục, sân, hại
Làm hại cả mình, người
Các tầm ấy tan biến.
Các tư duy ngược lại
Không làm hại mình người
Nhờ tuệ tri như trên
Đoạn tận dục, sân, hại.
Tâm khinh an, định tĩnh
Ng
ài tinh tấn thiền định
Chứng bốn thiền, ba minh
Đạt vô thượng an ổn.

B. Ví dụ bầy nai 
Bên hồ nước sâu rộng
Có bầy nai tung tăng
Một người ác đến gần
Đặt mồi cái mồi đực
Đóng con đường an ổn
Mở con đường hiểm nguy
Đ
àn nai gặp ách nạn
Càng ngày càng suy vi.
Lại có một người khác
Thương tưởng đến đàn nai
Mong hạnh phúc cho chúng
Mong chúng thoát nạn tai
Người ấy đến nơi này
Hủy mồi cái mồi đực
Mở con đường an to
àn
Đóng con đường nguy nan.
"Hồ nước" chỉ các đục
àn nai" dụ hữu tình
Ác ma "người muốn hại"
"Mồi cái" chỉ vô minh
"Mồi đực" là tham ái
"Đường hiểm" tức tám tà
Ác ma luôn mời mọc
Và đặt các con mồi.
"Đường an" l
à tám chính
Được Như lai mở ra
C
ùng hủy các con mồi
Vô minh và tham ái.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 20

AN TRÚ TẦM


I. TOÁT YẾU 


Vitakkasanthàna Sutta - the removal of distracting thoughts
.


The Buddha teaches five methods for dealing with the unwholesome thoughts that may arise in the course of meditation. 


Sự tẩy trừ loạn tưởng
.


Phật dạy năm phương pháp để đối trị những bất thiện tầm có thể khởi lên trong khi thiền định.


II. TÓM TẮT 


Phật dạy muốn tuy tăng thượng tâm, có năm phương pháp như sau để diệt trừ các tư tưởng khởi lên liên hệ đến dục, sân, si:


1. Nghĩ đến một tư tưởng khác, liên hệ đến ly dục, vô sân, vô si. Như thợ mộc dùng một cái nêm để đánh bật một cái nêm khác.


2. Quán sát nguy hiểm của những bất thiện tầm khi chúng khởi lên, khi ấy tư tưởng xấu kia được trừ diệt. Như một người trẻ tuổi ưa trang sức mà bị quàng vào cổ một cái xác rắn hay xác chó, người ấy phải ghê tởm.


3. Tảng lờ đừng để ý đến chúng. Như người không muốn thấy một vật trước mắt, bèn nhắm mắt hoặc nhìn chỗ khác.


4. Quan sát sự sinh diệt của những tư tuởng ấy, khiến nó giảm tốc độ và dần dần biến mất.


5. Quyết tâm dùng tâm chế ngự tâm [dùng một tư tưởng thiện để áp đảo một tư tưởng bất thiện].


Nhờ áp dụng năm phương pháp ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, sân, si được trừ diệt, nội tâm được an trú. Tỳ kheo ấy đoạn trừ khát ái, giải thoát các kết sử, chinh phục kiêu mạn, chấm dứt khổ đau.


III. CHÚ GIẢI 


Tăng thượng tâm, adhicitta
, là tâm trong tám thiền chứng - bốn thiền bốn định, làm căn bản cho tuệ. Được gọi là "tăng thượng" vì nó thù thắng hơn mười thiện tâm thông thường - bất sát bất đạo bất dâm...


Năm tướng
 có thể hiểu là năm phương pháp trừ tán loạn. Hành giả chỉ nên xử dụng các phương pháp này khi sự tán loạn có vẻ dai dẳng. Bình thường, chỉ cần bám sát đề mục thiền của mình.


Tác ý một tướng khác
, ví dục khi tham dục khởi lên liên hệ đến hữu tình, thì tướng khác là "bất tịnh"; liên hệ đến vô tình, thì tướng khác là "vô thường". Vô sân khởi lên liên hệ đến hữu tình, thì tướng khác là tâm từ; liên hệ đến vô tình, thì tướng khác là bốn đại. Cách chữa trị những tư tưởng liên hệ si ám là gần một bậc thầy, nghe pháp và học pháp, quán sát ý nghĩa, tra tầm nguyên nhân.


Quán sát nguy hiểm
 của những tư duy bất thiện sẽ phát sinh tàm và quý, sự sợ hãi điều quấy.


IV. PHÁP SỐ 


Ba độc
: dục, sân, si.

Năm phương pháp trừ vọng tưởng, an trú tâm.


V. KỆ TỤNG 


Có năm phương pháp này
Để tu tăng thượng tâm
L
àm tịnh chỉ các tầm
Liên hệ dục, sân, hại.

[1] Như thợ mộc dùng nêm
Đánh bật một cái nêm.
Hãy khởi một tâm tốt
Tâm xấu sẽ tiêu tan.

[2] Thấy dục, sân nguy hiểm
Dục sân tự tiêu tan
Như người muốn điểm trang
Lại bị qu
àng xác rắn.

[3] Không ức niệm dục sân
Dục sân sẽ biến mất
Như chán nhìn vật gì
Mắt nhìn đi chỗ khác.

[4] Hoặc theo d
õi tướng trạng
Dục sân tầm biến mất
Như người tự ý thức
Từ bỏ hành vi thô.

[5] Như lực sĩ đánh bại
Một kẻ th
ù ốm yếu
Với nghị lực quyết tâm
Chế ngự dục, hại, sân.