1.10 Phẩm Bát Nhã Hành Tướng

Thứ Sáu, 05 Tháng Tám 20222:09 CH(Xem: 581)
1.10 Phẩm Bát Nhã Hành Tướng

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Trí Nghiêm
Giảo chính: Hòa Thượng Quảng Độ

 

HỘI ĐẦU – PHẦN ĐẦU

X. PHẨM BÁT NHÃ HÀNH TƯỚNG

(Giữa quyển 38 đến quyển 41)


Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên quán như thế này: Cái gì là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Vì sao gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Ai tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Bát-nhã-ba-la-mật-đa này dùng để làm gì? Như vậy, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thẩm xét, quán sát kỹ, nếu là pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Ở trong cái không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, thì lấy cái gì để vặn hỏi!


Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Trong đó, pháp nào là không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được?


Thiện Hiện đáp: Đó là pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì do nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tản không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.


Xá Lợi Tử! Sắc pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp thọ, tưởng, hành, thức, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Xá Lợi Tử! Nhãn xứ pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; sắc xứ pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Xá Lợi Tử! Nhãn giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; nhĩ giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; tỷ giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; thiệt giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Thân giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Ý giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Địa giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Pháp thánh đế khổ không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp thánh đế tập, diệt, đạo không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Pháp vô minh không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Pháp không nội không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại, không nội ngoại, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bản tính, không tự tướng, không cộng tướng, không tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Pháp bốn tịnh lự không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Pháp năm loại mắt không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp sáu phép thần thông không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Pháp bốn niệm trụ không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Pháp mười lực của Phật không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Pháp chơn như không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, tánh bình đẳng, tánh ly sanh không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Pháp Dự-lưu không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Pháp Bồ tát không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; pháp Như Lai không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Nói tóm lại: Thường hoặc vô thường, lạc hoặc khổ, ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh, không hoặc bất không, vô tướng hoặc hữu tướng, vô nguyện hoặc hữu nguyện, tịch tịnh hoặc bất tịch tịnh, viễn ly hoặc bất viễn ly, tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, sanh hoặc diệt, hữu vi hoặc vô vi, hữu lậu hoặc vô lậu, thiện hoặc phi thiện, hữu tội hoặc vô tội, thế gian hoặc xuất thế gian, thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết-bàn, quá khứ, vị lai hoặc hiện tại, thiện, bất thiện hoặc vô ký, sự ràng buộc trong cõi Dục, sự ràng buộc trong cõi Sắc hoặc sự ràng buộc trong cõi Vô Sắc, học, vô học, hoặc phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn hoặc phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian, các pháp như vậy, đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì sao vậy? Vì do nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tản không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, mà thẩm xét, quán sát kỹ tất cả các pháp như trên, đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, thì tâm không chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối tiếc; tâm ấy chẳng kinh hoàng, chẳng sợ sệt, chẳng hãi hùng. Nên biết, đại Bồ-tát ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có khả năng thường chẳng xa lìa.


Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì duyên cớ gì mà biết là các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa có khả năng thường chẳng xa lìa?


Thiện Hiện đáp: Vì đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, biết như thật về Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tự tánh Bát-nhã-ba-la-mật-đa; biết như thật về tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tự tánh tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Do đó, nên biết các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa có khả năng thường chẳng xa lìa.


Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, biết như thật về sắc, lìa tự tánh sắc; biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức, lìa tự tánh thọ, tưởng, hành, thức; biết như thật về nhãn xứ, lìa tự tánh nhãn xứ; biết như thật về nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, lìa tự tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; biết như thật về sắc xứ, lìa tự tánh sắc xứ; biết như thật về thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, lìa tự tánh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; biết như thật về nhãn giới, lìa tự tánh nhãn giới; biết như thật về sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh sắc giới, cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về nhĩ giới, lìa tự tánh nhĩ giới; biết như thật về thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về tỷ giới, lìa tự tánh tỷ giới; biết như thật về hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về thiệt giới, lìa tự tánh thiệt giới; biết như thật về vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về thân giới, lìa tự tánh thân giới; biết như thật về xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về ý giới, lìa tự tánh ý giới; biết như thật về pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, lìa tự tánh pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; biết như thật về địa giới, lìa tự tánh địa giới; biết như thật về thủy, hỏa, phong, không, thức giới, lìa tự tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới; biết như thật về thánh đế khổ, lìa tự tánh thánh đế khổ; biết như thật về thánh đế tập, diệt, đạo, lìa tự tánh thánh đế tập, diệt, đạo; biết như thật về vô minh, lìa tự tánh vô minh; biết như thật về hành, thức, danh sắc, lục xứ, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, lìa tự tánh hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; biết như thật về cái không nội, lìa tự tánh cái không nội; biết như thật về cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; lìa tự tánh cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; biết như thật về bốn tịnh lự, lìa tự tánh bốn tịnh lự; biết như thật về bốn vô lượng, bốn định vô sắc, lìa tự tánh bốn vô lượng, bốn định vô sắc; biết như thật về năm loại mắt, lìa tự tánh năm loại mắt; biết như thật về sáu phép thần thông, lìa tự tánh sáu phép thần thông; biết như thật về bốn niệm trụ, lìa tự tánh bốn niệm trụ; biết như thật về bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, lìa tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; biết như thật về mười lực của Phật, lìa tự tánh mười lực của Phật; biết như thật về bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lìa tự tánh bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng; biết như thật về chơn như, lìa tự tánh chơn như; biết như thật về pháp giới, pháp tánh, trụ pháp, định pháp, thật tế, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, lìa tự tánh pháp giới cho đến tánh ly sanh; biết như thật về Dự-lưu, lìa tự tánh Dự-lưu; biết như thật về Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, lìa tự tánh Nhất-lai cho đến Độc-giác; biết như thật về Bồ tát, lìa tự tánh Bồ tát; biết như thật về Như Lai, lìa tự tánh Như Lai; biết như thật về pháp thường, vô thường, lìa tự tánh pháp thường, vô thường; biết như thật về pháp lạc, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, không, bất không, vô tướng, hữu tướng, vô nguyện, hữu nguyện, tịch tịnh, bất tịch tịnh, viễn ly, bất viễn ly, tạp nhiễm, thanh tịnh, sanh, diệt, hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu, thiện, phi thiện, hữu tội, vô tội, thế gian, xuất thế gian, thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn, lìa tự tánh pháp lạc, khổ cho đến pháp thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn; biết như thật về pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, lìa tự tánh pháp quá khứ, vị lai, hiện tại; biết như thật về pháp thiện, bất thiện, vô ký, sự ràng buộc trong cõi Dục, sự ràng buộc trong cõi Sắc, sự ràng buộc trong cõi Vô Sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tự tánh pháp thiện, bất thiện, vô ký cho đến tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.


Xá Lợi Tử! Do đó nên biết, các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có khả năng thường chẳng xa lìa.


Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Cái gì là tự tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Cái gì là tự tánh của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa? Cho đến cái gì là tự tánh của pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian?


Thiện Hiện đáp: Vô tánh là tự tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vô tánh là tự tánh của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến vô tánh là tự tánh của pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.


Xá Lợi Tử! Do đó, nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tự tánh Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tự tánh tịnh lự cho đến tự tánh bố thí Ba-la-mật-đa; cho đến pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tự tánh pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.


Xá Lợi Tử! Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tướng Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tướng tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa; cho đến pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tướng pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.


Xá Lợi Tử! Tự tánh cũng lìa tự tánh, tướng cũng lìa tướng; tự tánh cũng lìa tướng, tướng cũng lìa tự tánh; tướng của tự tánh cũng lìa tự tánh của tướng, tự tánh của tướng cũng lìa tướng của tự tánh.


Khi ấy, Xá Lợi Tử nói với Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát mà học những pháp ở trên, thì có khả năng hoàn thành trí nhất thiết tướng.

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài nói, nếu đại Bồ-tát học những pháp trên, thì có khả năng hoàn thành trí nhất thiết tướng! Vì sao vậy?

Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy biết tất cả pháp không sanh, không hoàn thành.


Xá Lợi Tử hỏi: Do nhân duyên gì mà tất cả pháp không sanh, không hoàn thành?


Thiện Hiện đáp: Vì sắc là không, nên sự sanh và hoàn thành của sắc chẳng thể nắm bắt được; vì thọ, tưởng, hành, thức là không, nên sự sanh và hoàn thành của thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được; vì nhãn xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được; vì sắc xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được; vì nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì địa giới là không, nên sự sanh và hoàn thành của địa giới chẳng thể nắm bắt được; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nên sự sanh và hoàn thành của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được; vì thánh đế khổ là không, nên sự sanh và hoàn thành của thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; vì thánh đế tập, diệt, đạo là không, nên sự sanh và hoàn thành của thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được; vì vô minh là không, nên sự sanh và hoàn thành của vô minh chẳng thể nắm bắt được; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nên sự sanh và hoàn thành của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng thể nắm bắt được; vì cái không nội là không, nên sự sanh và hoàn thành của cái không nội chẳng thể nắm bắt được; vì cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là không, nên sự sanh và hoàn thành của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được; vì bốn tịnh lự là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được; vì năm loại mắt là không, nên sự sanh và hoàn thành của năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; vì sáu phép thần thông là không, nên sự sanh và hoàn thành của sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được; vì bố thí Ba-la-mật-đa là không, nên sự sanh và hoàn thành của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không, nên sự sanh và hoàn thành của tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì bốn niệm trụ là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được; vì mười lực của Phật là không, nên sự sanh và hoàn thành của mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được; vì chơn như là không, nên sự sanh và hoàn thành của chơn như chẳng thể nắm bắt được; vì pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, tánh bình đẳng, tánh ly sanh là  không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp giới cho đến tánh ly sanh chẳng thể nắm bắt được; vì Dự-lưu là không, nên sự sanh và hoàn thành của Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác là không, nên sự sanh và hoàn thành của Nhất-lai cho đến Độc-giác chẳng thể nắm bắt được; vì Bồ tát là không, nên sự sanh và hoàn thành của Bồ tát chẳng thể nắm bắt được; vì Như Lai là không, nên sự sanh và hoàn thành của Như Lai chẳng thể nắm bắt được; vì pháp thường, vô thường là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp thường, vô thường chẳng thể nắm bắt được; vì pháp lạc, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, không, bất không, vô tướng, hữu tướng, vô nguyện, hữu nguyện, tịch tịnh, bất tịch tịnh, viễn ly, bất viễn ly, tạp nhiễm, thanh tịnh, sanh, diệt, hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu, thiện, bất thiện, hữu tội, vô tội, thế gian, xuất thế gian, thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp lạc, khổ cho đến thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn chẳng thể nắm bắt được; vì pháp quá khứ, vị lai, hiện tại là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp quá khứ, vị lai, hiện tại chẳng thể nắm bắt được; vì pháp thiện, bất thiện, vô ký, sự ràng buộc ở cõi Dục, sự ràng buộc ở cõi Sắc, sự ràng buộc ở cõi Vô Sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp thiện, bất thiện, vô ký cho đến tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian chẳng thể nắm bắt được.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, thì liền tiếp cận trí nhất thiết tướng; đại Bồ-tát ấy tiếp cận như thật trí nhất thiết tướng như vậy, nên được thân thanh tịnh, được lời thanh tịnh, được ý thanh tịnh, được tướng thanh tịnh; đại Bồ-tát ấy được như thật thân thanh tịnh, được lời thanh tịnh, được ý thanh tịnh, được tướng thanh tịnh như vậy, nên chẳng sanh tâm câu hành tham, chẳng sanh tâm câu hành sân, chẳng sanh tâm câu hành si, chẳng sanh tâm câu hành mạn, chẳng sanh tâm câu hành siểm cuồng, chẳng sanh tâm câu hành san tham, chẳng sanh tâm câu hành tất cả kiến thủ. Đại Bồ-tát ấy, vì do chẳng sanh tâm câu hành tham cho đến chẳng sanh tâm câu hành tất cả kiến thủ, nên rốt ráo chẳng đọa vào trong thai nữ nhân, thường được hóa sanh, cũng vĩnh viễn không sanh vào các đường ác, trừ khi vì nhân duyên làm lợi lạc hữu tình; từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, cho đến chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thường chẳng lìa Phật.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, muốn được công đức thù thắng lợi lạc như trên, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên xa lìa.

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành về sắc, hoặc tu hành về tướng của sắc, thì chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về tướng của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái thường, vô thường của sắc, hoặc tu hành về cái tướng thường, vô thường của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái lạc, khổ của sắc, hoặc tu hành về cái tướng lạc, khổ của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái ngã, vô ngã của sắc, hoặc tu hành về cái tướng ngã, vô ngã của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịnh, bất tịnh của sắc, hoặc tu hành về cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái không, bất không của sắc, hoặc tu hành về cái tướng không, bất không của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô tướng, hữu tướng của sắc, hoặc tu hành về cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô nguyện, hữu nguyện của sắc, hoặc tu hành về cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, hoặc tu hành về cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái viễn ly, bất viễn ly của sắc, hoặc tu hành về cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tu hành về cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành về cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành về cái ngã, vô ngã của nhãn xứ, hoặc tu hành về cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành về cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng nhãn giới cho đến cái tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra ; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành địa giới, hoặc tu hành cái tướng địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của địa giới, hoặc tu hành cái tướng của thường, vô thường của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của địa giới, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của địa giới, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của địa giới, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của địa giới, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của địa giới, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của địa giới, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thánh đế khổ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thánh đế khổ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành vô minh, hoặc tu hành cái tướng vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành hành, thúc, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của vô minh, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của vô minh, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của vô minh, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của vô minh, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của vô minh, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của vô minh, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của vô minh, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc tu hành mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc tu hành cái tướng bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái lạc, khổ của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái ngã, vô ngã của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái không, bất không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng không, bất không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc khởi lên ý nghĩ: “Ta tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa”, là đã có hành tướng sở đắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc khởi lên ý nghĩ: “Ta là đại Bồ-tát”, là đã có hành tướng sở đắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc khởi lên ý nghĩ: “Vị kia tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa”, là đã có hành tướng sở đắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc khởi lên ý nghĩ: “Vị kia là đại Bồ-tát”, là đã có hành tướng sở đắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc khởi lên ý nghĩ: “Tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, mới là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa”, là đã có hành tướng sở đắc, chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi lên những ý nghĩ tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, nên biết đây gọi là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà không có phương tiện thiện xảo.


Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện nói với Xá Lợi Tử rằng: Nếu đại Bồ-tát, không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với sắc, trụ tưởng thắng giải, liền đối với sắc khởi lên gia hạnh; hoặc đối với thọ, tưởng, hành, thức, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thọ, tưởng, hành, thức, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.


Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với nhãn xứ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với nhãn xứ, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với sắc xứ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với sắc xứ, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.


Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ; hoặc đối với ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, trụ tưởng thắng giải, liền đối với ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với địa giới, trụ tưởng thắng giải, liền đối với địa giới, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.


Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với thánh đế khổ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thánh đế khổ, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với thánh đế tập, diệt, đạo, trụ tưởng thắng giải, liền đối với thánh đế tập, diệt, đạo, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.


Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với vô minh, trụ tưởng thắng giải, liền đối với vô minh, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, trụ tưởng thắng giải, liền đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với bốn tịnh lự, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bốn tịnh lự, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.


Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với bốn niệm trụ, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bốn niệm trụ, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.

Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với bố thí Ba-la-mật-đa, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bố thí Ba-la-mật-đa, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trụ tưởng thắng giải, liền đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.


Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với năm loại mắt, trụ tưởng thắng giải, liền đối với năm loại mắt, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với sáu phép thần thông, trụ tưởng thắng giải, liền đối với sáu phép thần thông, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.


Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với mười lực của Phật, trụ tưởng thắng giải, liền đối với mười lực của Phật, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, trụ tưởng thắng giải, liền đối với bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.


Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đối với Thanh-văn và đối với pháp của Thanh-văn, trụ tưởng thắng giải, liền đối với Thanh-văn và pháp của Thanh-văn, khởi lên gia hạnh; hoặc đối với Độc-giác, Bồ tát, Như Lai và pháp của các bậc này, trụ tưởng thắng giải, liền đối với Độc-giác, Bồ tát, Như Lai và pháp của các bậc này, khởi lên gia hạnh; vì do gia hạnh, nên chẳng thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử và tương lai sẽ chịu khổ.


Xá Lợi tử! đại Bồ-tát như vậy, còn chẳng thể chứng được Niết-bàn của Thanh-văn, Độc-giác, mà chứng được Quả vị Giác ngộ cao tột là điều không có.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát khởi lên các sự tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, nên biết đây là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa không có phương tiện thiện xảo.


Khi ấy! Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì sao biết các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo?

Thiện Hiện đáp rằng: Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành sắc, chẳng tu hành tướng của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành tướng của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của sắc, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của sắc, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của sắc, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của sắc, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của sắc, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sắc, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sắc, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sắc, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Sắc và tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức, và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Xá Lợi Tử! Sắc ấy chẳng phải là sắc; không là sắc; không chẳng phải là sắc; sắc chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Xá Lợi Tử! Nhãn xứ ấy chẳng phải là nhãn xứ, không là nhãn xứ; không chẳng phải là nhãn xứ; nhãn xứ chẳng lìa không, không chẳng lìa nhãn xứ; nhãn xứ tức là không, không tức là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Xá Lợi Tử! Sắc xứ ấy chẳng phải là sắc xứ; không là sắc xứ; không chẳng phải là sắc xứ; sắc xứ chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc xứ; Sắc xứ tức là không, không tức là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng không, bất không của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì nhãn giới và tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tánh của Sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Nhãn giới ấy chẳng phải là nhãn giới; không là nhãn giới; không chẳng phải là nhãn giới; nhãn giới chẳng lìa không, không chẳng lìa nhãn giới; nhãn giới tức là không, không tức là nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tánh của thanh giới  cho đến nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Nhĩ giới ấy chẳng phải là nhĩ giới; không là nhĩ giới; không chẳng phải là nhĩ giới; nhĩ giới chẳng lìa không, không chẳng lìa nhĩ giới; nhĩ giới tức là không, không tức là nhĩ giới; thanh hương, vị, xúc, pháp giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì tỷ giới và tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tánh của hương giới  cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Tỷ giới ấy chẳng phải là tỷ giới; không là tỷ giới; không chẳng phải là tỷ giới; tỷ giới chẳng lìa không, không chẳng lìa tỷ giới; tỷ giới tức là không, không tức là tỷ giới; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì thiệt giới và tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Thiệt giới ấy chẳng phải là thiệt giới; không là thiệt giới; không chẳng phải là thiệt giới; thiệt giới chẳng lìa không, không chẳng lìa thiệt giới; thiệt giới tức là không, không tức là thiệt giới; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì thân giới và tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Thân giới ấy chẳng phải là thân giới; không là thân giới; không chẳng phải là thân giới; thân giới chẳng lìa không, không chẳng lìa thân giới; thân giới tức là không, không tức là thân giới; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì ý giới và tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Ý giới ấy chẳng phải là ý giới; không là ý giới; không chẳng phải là ý giới; ý giới chẳng lìa không, không chẳng lìa ý giới; ý giới tức là không, không tức là ý giới; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành địa giới, chẳng tu hành cái tướng địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của địa giới, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của địa giới, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của địa giới, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của địa giới, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của địa giới, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của địa giới, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của địa giới, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì địa giới và tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Xá Lợi Tử! Địa giới ấy chẳng phải là địa giới; không là địa giới; không chẳng phải là địa giới; địa giới chẳng lìa không, không chẳng lìa địa giới; địa giới tức là không, không tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì thánh đế khổ và tánh của thánh đế khổ là không; thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của thánh đế tập, diệt, đạo là không. Xá Lợi Tử! Thánh đế khổ ấy chẳng phải là thánh đế khổ; không là thánh đế khổ; không chẳng phải là thánh đế khổ; thánh đế khổ chẳng lìa không, không chẳng lìa thánh đế khổ; thánh đế khổ tức là không, không tức là thánh đế khổ; thánh đế tập, diệt, đạo, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành vô minh, chẳng tu hành cái tướng vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của vô minh, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của vô minh, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của vô minh, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của vô minh, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của vô minh, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của vô minh, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của vô minh, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì vô minh và tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; và tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không. Xá Lợi Tử! Vô minh ấy chẳng phải là vô minh; không là vô minh; không chẳng phải là vô minh; vô minh chẳng lìa không, không chẳng lìa vô minh; vô minh tức là không, không tức là vô minh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì bốn tịnh lự và tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự ấy chẳng phải là bốn tịnh lự; không là bốn tịnh lự; không chẳng phải là bốn tịnh lự; bốn tịnh lự chẳng lìa không, không chẳng lìa bốn tịnh lự; bốn tịnh lự tức là không, không tức là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì bốn niệm trụ và tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ ấy chẳng phải là bốn niệm trụ; không là bốn niệm trụ; không chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn niệm trụ chẳng lìa không, không chẳng lìa bốn niệm trụ; bốn niệm trụ tức là không, không tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành tướng bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bố thí Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì bố thí Ba-la-mật-đa, tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa. Không là bố thí Ba-la-mật-đa, không chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; bố thí Ba-la-mật-đa chẳng lìa không, không chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa; bố thí Ba-la-mật-đa tức là không, không tức là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành năm loại mắt, chẳng tu hành tướng của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành sáu phép thần thông, chẳng tu hành tướng của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì năm loại mắt, tánh không của năm loại mắt, sáu phép thần thông, tánh không của sáu phép thần thông, Xá Lợi Tử, là năm loại mắt, cũng chẳng phải là năm loại mắt, không là năm loại mắt, không cũng chẳng phải là năm loại mắt; năm loại mắt chẳng lìa không, không chẳng lìa năm loại mắt; năm loại mắt tức là không, không tức là năm loại mắt; sáu phép thần thông cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì mười lực của Phật, tánh không của mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; tánh không của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, Xá Lợi Tử, là mười lực của Phật, cũng chẳng phải là mười lực của Phật; không là mười lực của Phật, không cũng chẳng phải là mười lực của Phật; mười lực của Phật chẳng lìa không, không chẳng lìa mười lực của Phật; mười lực của Phật tức là không, không tức là mười lực của Phật; bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng, cũng lại như vậy.


Xá Lợi Tử! Như vậy, là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa có phương tiện thiện xảo,có khả năng chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, chẳng chấp thủ cái có, chẳng chấp thủ cái chẳng phải có, chẳng chấp thủ cái cũng có cũng chẳng phải có, chẳng chấp thủ cái chẳng phải có, chẳng phải chẳng có. Đối với cái chẳng chấp thủ ấy, cũng chẳng chấp thủ.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì nhân duyên gì, đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp đều không chấp thủ?


Thiện Hiện đáp: Vì tự tánh của tất cả pháp chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tất cả pháp lấy vô tánh làm tự tánh. Do nhân duyên này, nên nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, hoặc chấp thủ cái có, hoặc chấp thủ cái chẳng có, hoặc chấp thủ cái cũng có cũng chẳng có, hoặc chấp thủ cái chẳng có chẳng phải chẳng có, hoặc chấp thủ cái chẳng chấp thủ, thì chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp đều không có tự tánh, nên chẳng thể chấp thủ.


Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng chấp thủ việc tu hành, chẳng chấp thủ việc chẳng tu hành, chẳng chấp thủ việc cũng tu hành, cũng chẳng tu hành, chẳng chấp thủ việc chẳng tu hành, chẳng phải chẳng tu hành; đối với việc chẳng chấp thủ, cũng chẳng chấp thủ.


Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì nhân duyên gì, đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoàn toàn không chấp thủ?


Thiện Hiện đáp: Vì tự tánh Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa lấy vô tánh làm tự tánh. Do nhân duyên này, nên nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc chấp thủ việc tu hành, hoặc chấp thủ việc chẳng tu hành, hoặc chấp thủ việc cũng tu hành mà cũng chẳng tu hành, hoặc chấp thủ việc chẳng phải tu hành ,chẳng phải chẳng tu hành, hoặc chấp thủ việc chẳng chấp thủ, thì chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao vậy? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoàn toàn không có tự tánh, nên chẳng thể chấp thủ.


Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp và Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoàn toàn không chấp thủ, không chấp trước. Đó gọi là đại Bồ-tát đối với tất cả pháp không thủ trước Tam-ma-địa. Tam-ma-địa này vi diệu thù thắng, rộng lớn vô cùng, có khả năng tập hợp tác dụng vô biên, vô ngại, mà tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng có.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát đối với Tam-ma-địa này, thường trụ chẳng xả, thì mau chứng quả vị Giác ngô cao tột.


Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Các đại Bồ-tát thường trụ chẳng xả đối với một Tam-ma-địa này, để mau chứng quả vị Giác ngô cao tột, hay thường trụ chẳng xả đối với các Tam-ma-địa khác, cũng để khiến cho đại Bồ-tát mau chứng quả vị Giác ngô cao tột?


Thiện Hiện đáp: Chẳng phải chỉ đối với một Tam-ma-địa này, mà còn có các Tam-ma-địa khác, các đại Bồ-tát thường trụ chẳng xả, để mau chứng quả vị Giác ngô cao tột.


Xá Lợi Tử hỏi: Những Tam-ma-địa ấy là gì?


Thiện Hiện đáp: Đó là Tam-ma-địa kiện hành, Tam-ma-địa thật ấn, Tam-ma-địa Sư tử du hý, Tam-ma-địa diệu nguyệt, Tam-ma-địa nguyệt tràng tướng, Tam-ma-địa nhất thiết pháp hải, Tam-ma-địa quán đảnh, Tam-ma-địa pháp giới quyết định, Tam-ma-địa quyết định tràng tướng, Tam-ma-địa kim cang dụ, Tam-ma-địa nhập pháp ấn, Tam-ma-địa Tam-ma-địa vương, Tam-ma-địa thiện an trụ, Tam-ma-địa thiện lập định vương, Tam-ma-địa phóng quang, Tam-ma-địa vô vong thất, Tam-ma-địa phóng quang vô vong thất, Tam-ma-địa tinh tiến lực, Tam-ma-địa trang nghiêm lực, Tam-ma-địa đẳng dũng, Tam-ma-địa nhập nhất thiết ngôn từ quyết định, Tam-ma-địa nhập nhất thiết danh tự quyết định, Tam-ma-địa quán phương, Tam-ma-địa tổng trì ấn, Tam-ma-địa chư pháp đẳng thú hải ấn, Tam-ma-địa vương ấn, Tam-ma-địa biến phú hư không, Tam-ma-địa kim cang luân, Tam-ma-địa tam luân thanh tịnh, Tam-ma-địa vô lượng quang, Tam-ma-địa vô trước vô chướng, Tam-ma-địa đoạn chư pháp chuyển, Tam-ma-địa khí xả trân bảo, Tam-ma-địa biến chiếu, Tam-ma-địa bất tuần, Tam-ma-địa vô tướng trụ, Tam-ma-địa bất tư duy, Tam-ma-địa hàng phục tứ ma, Tam-ma-địa vô cấu đăng, Tam-ma-địa vô biên quang, Tam-ma-địa phát quang, Tam-ma-địa phổ chiếu, Tam-ma-địa tịnh kiên định, Tam-ma-địa sư tử phấn tấn, Tam-ma-đụa Sư tử tần thân, Tam-ma-địa Sư tử khiếm khư, Tam-ma-địa vô cấu quang, Tam-ma-địa diệu lạc, Tam-ma-địa tối thắng tràng tướng, Tam-ma-địa đế tướng, Tam-ma-địa thuận minh chánh lưu, Tam-ma-địa cụ oai quang, Tam-ma-địa ly tận, Tam-ma-địa bất khả động chuyển, Tam-ma-địa tịch tịnh, Tam-ma-địa vô hà khích, Tam-ma-địa nhật đăng, Tam-ma-địa nguyệt tịnh, Tam-ma-địa tịnh nhãn, Tam-ma-địa tịnh quang, Tam-ma-địa nguyệt đăng, Tam-ma-địa pháp minh, Tam-ma-địa ứng tác bất ứng tác, Tam-ma-địa trí tướng, Tam-ma-địa kim cang man, Tam-ma-địa trụ tâm, Tam-ma-địa phổ minh, Tam-ma-địa diệu an lập, Tam-ma-địa bảo tích, Tam-ma-địa diệu pháp ấn, Tam-ma-địa nhất thiết pháp tánh bình đẳng, Tam-ma-địa khí xả trần ái, Tam-ma-địa pháp dũng viên mãn, Tam-ma-địa nhập pháp đảnh, Tam-ma-địa bảo tánh, Tam-ma-địa xả huyên tránh, Tam-ma-địa phiêu tán, Tam-ma-địa phân biệt pháp cú, Tam-ma-địa quyết định, Tam-ma-địa vô cấu hành, Tam-ma-địa tự bình đẳng cái tướng, Tam-ma-địa ly văn tự tướng, Tam-ma-địa đoạn sở duyên, Tam-ma-địa vô biến dị, Tam-ma-địa vô chủng loại, Tam-ma-địa nhập danh tướng, Tam-ma-địa vô sở tác, Tam-ma-địa nhập quyết định danh, Tam-ma-địa hành vô tướng, Tam-ma-địa ly ế ám, Tam-ma-địa cụ hành, Tam-ma-địa bất biến động, Tam-ma-địa độ cảnh giới, Tam-ma-địa tập nhất thiết công đức, Tam-ma-địa vô tâm trụ, Tam-ma-địa quyết định trụ, Tam-ma-địa tịnh diệu hoa, Tam-ma-địa cụ giác chi, Tam-ma-địa vô biên biện, Tam-ma-địa vô biên đăng, Tam-ma-địa vô đẳng đẳng, Tam-ma-địa siêu nhất thiết pháp, Tam-ma-địa quyết phán chư pháp, Tam-ma-địa tán nghi, Tam-ma-địa vô sở trụ, Tam-ma-địa nhất tướng trang nghiêm, Tam-ma-địa dẫn phát hành tướng, Tam-ma-địa nhất hành tướng, Tam-ma-địa ly chư hành tướng, Tam-ma-địa diệu hành, Tam-ma-địa đạt chư hữu để viễn ly, Tam-ma-địa nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn, Tam-ma-địa kiên cố bảo, Tam-ma-địa ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước, Tam-ma-địa điễn diệm trang nghiêm, Tam-ma-địa trừ khiển, Tam-ma-địa vô thắng, Tam-ma-địa pháp cự, Tam-ma-địa tuệ đăng, Tam-ma-địa thú hướng bất thối chuyển thần thông, Tam-ma-địa giải thoát âm thanh văn tự, Tam-ma-địa tuệ cự xí nhiên, Tam-ma-địa nghiêm tịnh tướng, Tam-ma-địa vô tướng, Tam-ma-địa vô trược nhẫn tướng, Tam-ma-địa cụ nhất thiết diệu tướng, Tam-ma-địa cụ tổng trì, Tam-ma-địa bất hỷ nhất thiết khổ lạc, Tam-ma-địa vô tận hành tướng, Tam-ma-địa nhiếp phục nhất thiết chánh tà tánh, Tam-ma-địa đoạn tắng ái, Tam-ma-địa ly vi thuận, Tam-ma-địa vô cấu minh, Tam-ma-địa cực kiên cố, Tam-ma-địa mãn nguyệt tịnh quang, Tam-ma-địa đại trang nghiêm, Tam-ma-địa vô nhiệt điển quang, Tam-ma-địa năng chiếu nhất thiết thế gian, Tam-ma-địa năng cứu nhất thiết thế gian, Tam-ma-địa định bình đẳng tánh, Tam-ma-địa vô trần hữu trần bình đẳng lý thú, Tam-ma-địa vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú, Tam-ma-địa vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái nhạo, Tam-ma-địa quyết định an trụ chơn như, Tam-ma-địa khí trung mãn xuất, Tam-ma-địa thiêu chư phiền não, Tam-ma-địa đại trí tuệ cự, Tam-ma-địa xuất sanh thập lực, Tam-ma-địa khai xiển, Tam-ma-địa hoại thân ác hành, Tam-ma-địa hoại ngữ ác hành, Tam-ma-địa hoại ý ác hành, Tam-ma-địa thiện quán sát tham, Tam-ma-địa như hư không, Tam-ma-địa vô nhiễm trước gia hư không.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát đối các Tam-ma-địa như vậy, thường trụ chẳng xả, thì mau chứng quả vị Giác ngô cao tột. Lại có vô lượng vô số pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni khác, nếu đại Bồ-tát thường khéo tu học thì cũng khiến mau chứng quả vị Giác ngô cao tột.


Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thừa tiếp thần lực Phật nói với Xá Lợi Tử: Nếu đại Bồ-tát nào an trụ các Tam-ma-địa như vậy, thì nên biết, đã được sự thọ ký của chư Phật trong quá khứ, cũng được sự thọ ký của mười phương chư Phật trong hiện tại. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy an trụ các Tam-ma-địa như vậy, mà chẳng thấy các Tam-ma-địa ấy, cũng chẳng đắm trước vào các Tam-ma-địa ấy, cũng chẳng nghĩ là ta đã nhập vào các Tam-ma-địa ấy, ta đang nhập vào các Tam-ma-địa ấy, ta sẽ nhập vào các Tam-ma-địa ấy; chỉ ta có khả năng nhập vào chứ chẳng phải người khác vào được. Nếu vị ấy tầm tư phân biệt như vậy, thì bởi đấy, nên sức định lực hoàn toàn không hiện hành.


Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Có phải thật riêng có đại Bồ-tát an trụ các Tam-ma-địa như vậy, đã được chư Phật trong quá khứ, hiện tại thọ ký chăng?


Thiện Hiện đáp: Không! Xá Lợi Tử! Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng khác các Tam-ma-địa, các Tam-ma-địa chẳng khác Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát chẳng khác Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa; Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa chẳng khác đại Bồ-tát, Bát-nhã-ba-la-mật-đa tức là các Tam-ma-địa, các Tam-ma-địa tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa; Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa tức là đại Bồ-tát. Vì sao vậy? Vì tánh của tất cả pháp đều bình đẳng.


Xá Lợi Tử hỏi: Nếu tánh của tất cả pháp là bình đẳng thì Tam-ma-địa này có thể thị hiện chăng?


Thiện Hiện đáp: Chẳng thể thị hiện.


Xá Lợi Tử hỏi: Đại Bồ-tát ấy, đối với Tam-ma-địa này, có ý tưởng phân tích chăng?


Thiện Hiện đáp: Bồ-tát ấy không có ý tưởng phân tích.


Xá Lợi Tử hỏi: Bồ-tát ấy vì sao không có ý tưởng phân tích?


Thiện Hiện đáp: Vì đại Bồ-tát ấy không phân biệt.


Xá Lợi Tử hỏi: Vì sao đại Bồ-tát ấy không phân biệt?


Thiện Hiện đáp: Vì tánh của tất cả pháp đều không có sở hữu. Cho nên đại Bồ-tát ấy, đối với định chẳng khởi sự phân biệt. Do nhân duyên này, mà đối với tất cả pháp và Tam-ma-địa, đại Bồ-tát ấy, đều không có ý tưởng phân tích. Vì sao? Vì tất cả pháp và Tam-ma-địa đều không có sở hữu, trong cái không sở hữu, ý tưởng phân biệt, giải thích không có lý do sanh khởi.


Khi ấy, Bạc-già-phạm khen Thiện Hiện: Hay thay! Hay thay! Đúng như ông đã nói. Cho nên Ta đã nói ông an trụ Định vô tránh, là bậc cao nhất trong chúng Thanh-văn, do đó Ta nói ông tương ưng với nghĩa.


Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên học như vậy; muốn học tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, nên học như vậy.


Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn học bốn tịnh lự, nên học như vậy; muốn học bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên học như vậy.


Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn học bốn niệm trụ, nên học như vậy; muốn học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nên học như vậy.


Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn học năm loại mắt, nên học như vậy, muốn học sáu phép thần thông, nên học như vậy.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn học mười lực của Phật, nên học như vậy; muốn học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên học như vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát học như vậy là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chân chính, cho đến học trí nhất thiết tướng một cách chân chính chăng?


Phật bảo: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát học như vậy là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chân chính, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện, cho đến học trí nhất thiết tướng một cách chân chính, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.


Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát học như vậy, lấy vô sở đắc làm phương tiện để học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến lấy vô sở đắc làm phương tiện để học trí nhất thiết tướng chăng?


Phật bảo: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát học như vậy, lấy vô sở đắc làm phương tiện để học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến lấy vô sở đắc làm phương tiện để học trí nhất thiết tướng.


Xá Lợi Tử hỏi: Cái vô sở đắc là những pháp gì, mà chẳng thể nắm bắt được?


Phật dạy: Ngã chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Sắc chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; địa giới, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Dục giới, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; sắc, vô sắc giới, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Thánh đế khổ, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Vô minh, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Bốn tịnh lự, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Bốn niệm trụ, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Năm loại mắt, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; sáu phép thần thông, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Mười lực của Phật, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Dự lưu, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh. Độc-giác, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; Bồ-tát, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh; Như Lai, chẳng thể nắm bắt được, rốt ráo thanh tịnh.


Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Cái gọi là rốt ráo thanh tịnh, nghĩa là thế nào?


Phật dạy: Các pháp chẳng xuất hiện, chẳng sanh ra, chẳng mất đi, chẳng diệt tận, vô nhiễm, vô tịnh, vô đắc, vô vi. Như vậy gọi là cái nghĩa rốt ráo thanh tịnh.


Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Khi đại Bồ-tát học như vậy là học pháp gì?


Phật bảo: Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, đối với tất cả pháp, đều không có cái để học. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp chẳng phải hiện hữu như thật, như cái chấp của bọn phàm phu ngu si, để có thể học được trong đó.


Xá Lợi Tử hỏi: Nếu vậy thì các pháp hiện hữu như thế nào?


Phật dạy: Các pháp hiện hữu như là vô sở hữu. Nếu đối với vô sở hữu như vậy mà không thể hiểu thấu thì gọi là vô minh.


Xá Lợi Tử hỏi: Những pháp vô sở hữu nào mà không hiểu thấu thì gọi là vô minh?


Phật dạy: Sắc là pháp vô sở hữu; thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô sở hữu, vì không nội, không ngoại, không nội ngoại, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bổn tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Nhãn xứ là pháp vô sở hữu; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không không tánh tự tánh. Sắc xứ là pháp vô sở hữu; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không không tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không không tánh tự tánh; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh. Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh. Thân giới, xúc giới, thân xúc giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh. Ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Địa giới là pháp vô sở hữu; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Dục giới là pháp vô sở hữu; sắc, vô sắc giới là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Thánh đế khổ là pháp vô sở hữu; Thánh đế tập, diệt, đạo, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Vô minh là pháp vô sở hữu; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Tham, sân, si là pháp vô sở hữu; các kiến thủ là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự là pháp vô sở hữu; bốn vô lượng, bốn định vô sắc là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ là pháp vô sở hữu; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa là pháp vô sở hữu; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Năm loại mắt là pháp vô sở hữu; sáu phép thần thông là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Mười lực của Phật là pháp vô sở hữu; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là pháp vô sở hữu, vì không nội cho đến không vô tánh tự tánh.


Xá Lợi Tử! Phàm phu ngu si, nếu đối với pháp vô sở hữu như vậy, chẳng thể hiểu thấu thì gọi là vô minh. Do thế lực của vô minh và ái, kẻ ấy phân biệt chấp trước hai bên đoạn, thường. Do đó, chẳng biết, chẳng thấy tánh vô sở hữu của các pháp, nên phân biệt các pháp; do phân biệt nên chấp trước sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến chấp trước trí nhất thiết tướng; do chấp trước nên phân biệt tánh vô sở hữu của các pháp. Do đó, đối với các pháp, chẳng biết chẳng thấy.


Xá Lợi Tử hỏi: Đối với những pháp nào mà chẳng biết chẳng thấy?


Phật dạy: Đối với sắc, chẳng biết, chẳng thấy, đối với thọ, tưởng, hành, thức, chẳng biết, chẳng thấy; cho đến đối với trí nhất thiết tướng, chẳng biết, chẳng thấy. Do đối với với các pháp, chẳng biết, chẳng thấy, nên đọa vào trong đám phàm phu ngu si, chẳng thể thoát ra được.


Xá Lợi Tử hỏi: Họ ở nơi nào mà chẳng thể thoát ra được?


Phật dạy: Họ ở cõi Dục, chẳng thể thoát ra được; ở cõi Sắc, chẳng thể thoát ra được; ở cõi Vô sắc, chẳng thể thoát ra được. Do chẳng thể thoát ra được, nên đối với pháp Thanh-văn, chẳng thể thành tựu được; đối với pháp Độc-giác, chẳng thể thành tựu được; đối với pháp Bồ-tát, chẳng thể thành tựu được; đối với với pháp Như Lai, chẳng thể thành tựu được. Do chẳng thành tựu được, nên chẳng thể tin tưởng, thọ trì.


Xá Lợi Tử hỏi: Họ đối với pháp nào mà chẳng thể tin tưởng, thọ trì?


Phật dạy: Đối với cái không của sắc, họ chẳng thể tin tưởng, thọ trì; đối với cái không của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thể tin tưởng, thọ trì; cho đến đối với cái không của trí nhất thiết tướng, chẳng thể tin tưởng, thọ trì. Do chẳng thể tin tưởng, thọ trì, nên chẳng thể an trụ.


Xá Lợi Tử hỏi: Đối với những pháp nào, họ chẳng thể an trụ?


Phật dạy: Đó là chẳng thể an trụ bốn niệm trụ, chẳng thể an trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng thể an trụ bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng thể an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng thể an trụ bực Bất thối chuyển; chẳng thể an trụ năm loại mắt; chẳng thể an trụ sáu phép thần thông; chẳng thể an trụ mười lực của Phật; chẳng thể an trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó nên gọi là phàm phu ngu si, vì đối với các pháp chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử hỏi: Đối với pháp nào mà họ chấp trước là có tánh?


Phật dạy: Xá Lợi Tử! Đối với sắc, họ chấp trước là có tánh; đối với thọ, tưởng, hành, thức, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với nhãn xứ, họ chấp trước là có tánh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chấp trước là có tánh. Đối với sắc xứ, chấp trước là có tánh; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, họ chấp trước là có tánh; đối với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chấp trước là có tánh; đối với tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chấp trước là có tánh; đối với thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chấp trước là có tánh; đối với thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chấp trước là có tánh; đối với ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với địa giới, họ chấp trước là có tánh; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với Dục giới, họ chấp trước là có tánh; đối với Sắc, Vô sắc giới, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với Thánh đế khổ, họ chấp trước là có tánh; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với vô minh, họ chấp trước là có tánh; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với tham, sân, si, họ chấp trước là có tánh; đối với các kiến thủ, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với bốn tịnh lự, họ chấp trước là có tánh; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với Bốn niệm trụ, họ chấp trước là có tánh; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với bố thí Ba-la-mật-đa, họ chấp trước là có tánh; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với năm loại mắt, họ chấp trước là có tánh; đối với sáu phép thần thông, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Đối với mười lực của Phật, họ chấp trước là có tánh; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chấp trước là có tánh.


Xá Lợi Tử! Kẻ phàm phu ngu si vì đối với các pháp chấp trước là có tánh, nên đối với cái không của các pháp, chẳng thể tin tưởng, thọ trì. Do chẳng tin tưởng, nên chẳng thể thành tựu thánh pháp của Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai đã có. Cho nên đối với thánh pháp, chẳng thể an trụ.


Vì vậy, Xá Lợi Tử, các đại Bồ-tát muốn học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, muốn thành tựu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên như vậy mà học.


Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có đại Bồ-tát nào đã học như vậy mà chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu được trí nhất thiết trí chăng?


Phật bảo: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát tuy học như vậy, nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử hỏi: Bạch Thế Tôn! Do duyên gì có đại Bồ-tát tuy học như vậy nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thành tựu trí nhất thiết trí?


Phật dạy: Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, phân biệt chấp trước; đối với tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, phân biệt chấp trước thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí. Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với sắc, phân biệt chấp trước; đối với thọ, tưởng, hành, thức phân biệt chấp trước thì đại Bồ-tát như vậy, tuy đã học như vậy, nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, không có phương tiện thiện xảo, đối với nhãn xứ, phân biệt chấp trước; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với sắc xứ, phân biệt chấp trước; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với địa giới, phân biệt chấp trước, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với Thánh đế khổ, phân biệt chấp trước, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với vô minh, phân biệt chấp trước, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với bốn tịnh lự, phân biệt chấp trước, đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với bốn niệm trụ, phân biệt chấp trước, đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với năm loại mắt, phân biệt chấp trước, đối với sáu phép thần thông, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo, đối với mười lực của Phật, phân biệt chấp trước; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bị, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, phân biệt chấp trước, thì đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử! Vì nhân duyên ấy, có đại Bồ-tát tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Xá Lợi Tử hỏi: Có phải đại Bồ-tát như vậy, tuy học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí chăng?


Phật dạy: Đúng vậy, đại Bồ-tát học như vậy, nhưng chẳng phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên chẳng thể thành tựu trí nhất thiết trí.


Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì có thể thành tựu trí nhất thiết trí?


Phật bảo: Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến chẳng thấy trí nhất thiết tướng là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì có thể thành tựu trí nhất thiết trí. Vì sao? Vì lấy vô sở đắc làm phương tiện.


Xá Lợi Tử hỏi: Đại Bồ-tát ấy, lấy vô sở đắc của pháp nào làm phương tiện?


Phật dạy: Đại Bồ-tát ấy, lấy vô sở đắc của bố thí Ba-la-mật-đa làm phương tiện; lấy vô sở đắc của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, làm phương tiện; cho đến lấy vô sở đắc mười lực của Phật làm phương tiện; lấy vô sở đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm phương tiện.


Xá Lợi Tử hỏi: Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì sao lấy vô sở đắc làm phương tiện?


Phật dạy: Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không nội nên lấy vô sở đắc làm phương tiện; cho đến vì không vô tánh tự tánh, nên lấy vô sở đắc làm phương tiện.


Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát như vậy khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, là học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì có thể thành tựu trí nhất thiết trí.