49. Phẩm Vấn Tướng

Thursday, 25 August 202211:04 AM(View: 939)
49. Phẩm Vấn Tướng
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch
Việt dịch: Hòa thượng Thích Trí Tịnh

49. PHẨM VẤN TƯỚNG THỨ BỐN MƯƠI CHÍN

 Lúc bấy giờ trong cõi Đại Thiên có chư Thiên cõi Dục, Sắc vói rải hoa hương rồi bay đến chỗ đức Phậtđảnh lễ chưn Phật rồi đứng qua một phía mà thưa rắng: “Bạch đức Thế Tôn! Đã nói ba la mật rất sâu. Những gì là tướng Bát nhã ba la mật rất sâu?”

 Đức Phật bảo chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc: “Nầy chư Thiên Tử! Tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác là tướng Bát nhã ba la mật rất sâu, tướng vô khởi, vô sanh, vô diệt, vô cấu, vô tịnh, vô sở hữuvô tướngvô sở y, tướng hư không là tướng Bát nhã ba la mật.

 Nầy chư Thiên Tử! Những tướng như là tướng Bát nhã ba la mật rất sâu.

 Đức Phật dùng pháp thế gian để giảng nói cho chúng sanh, chớ chẳng phải là đệ nhứt nghĩa.

 Nầy chư Thiên Tử! Các tướng ấy, tất cả Thiên, Nhơn, A Tu La trong đời không phá hoại được. Tại sao vậy? Vì Thiên, Nhơn, A Tu La trong đời cũng là tướng.

 Nầy chư Thiên Tử! Tướng không thể phá hoại tướng, tướng không thể biết tướng, tướng không thể biết vô tướngvô tướng không thể biết tướng, tướng và vô tướng chỗ biết cho rằng biết đó là vì pháp biết đều chẳng thể được. Tại sao vậy? Nầy chư Thiên Tử! Các tướng chẳng phải sắc làm ra, chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức làm ra, chẳng phải sáu ba la mật làm ra, nhẫn đến chẳng phải nhứt thiết chủng trí làm ra.

 Nầy chư Thiên Tử! các tướng ấy chẳng phải sở hữu của người, của trời, chẳng phải thế gianxuất thế gian, chẳng phải hữu lậuvô lậu, chẳng phải hữu vivô vi.

 Nầy chư Thiên Tử! Như có người hỏi rằng những gì là tướng của hư không? Lời hỏi nầy có đúng không?

 Chư Thiên thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Lời hỏi ấy không đúng. Vì hư không chẳng có tướng nói được, vì hư không chẳng sanh khởi, chẳng bị làm ra”.

 Đức Phật bảo chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc: “Có Phật hay không có Phật, tánh tướng vẫn thường trụ. Vì được tánh tướng đúng như thiệt mà đức Phật được gọi là Như Lai”.

 Chư Thiên thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Đức Phật được các pháp tánh tướng rất sâu. Được tánh tướng ấy rồi được vô ngại trí. An trụ trong tướng nầy dùng Bát nhã ba la mật họp tự tướng của các pháp.

 Bát nhã ba la mật nầy là chỗ thường hành đạo của chư Phật. Do hành đạo nầy nên được Vô thượng Chánh giác. Do được Vô thượng Bồ đề mà thông đạt tất cả pháp tướng, hoặc sắc tướng nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tướng”.

 Đức Phật phán: “Đúng như vậy. Nầy chư Thiên Tử! Tướng não hoại là tướng của sắc, cảm giác là tướng của thọ, duyên lấy tướng của tưởng, sanh khởi tạo tác là tướng của hành, liễu biệt là tướng của thức. Đức Phật được không các tướng ấy.

 Nầy chư Thiên Tử! Hay xả thí là tướng Đàn na ba la mật, không nhiệt não là tướng của Thi la ba la mật, chẳng đổi khác là tướng của Nhẫn ba la mật, chẳng thối lui là tướng của Tấn ba la mậtnhiếp tâm là tướng của Thiền ba la mật, bỏ lìa là tướng Bát nhã ba la mật. Đức được không có các tướng ấy.

 Nầy chư Thiên Tử! Lòng không nhiễu hại não loạn là tướng của tứ thiềntứ vô lượng tâmtứ vô sắc địnhĐức Phật được không các tướng ấy.

 Nầy chư Thiên Tử! Xuất thế gian là tướng của ba mươi bảy phẩm trợ đạo, rời lìa là tướng của không giải thoát, tịch diệt là tướng của vô tướng giải thoát, khổ là tướng của vô tác giải thoátĐức Phật được không các tướng ấy.

 Nầy chư Thiên Tử! Siêu thắng là tướng của mười trí lực, chẳng kinh sợ là tướng của bốn vô úy, biết khắp hết là tướng của bốn trí vô ngại, người khác không được là tướng của mười tám pháp bất cộngĐức Phật được không các tướng ấy.

 Nầy chư Thiên Tử! Thương xót chúng sanh là tướng của đại từ đại bi, chơn thiệt là tướng của không sai lầmvô sở thủ là tướng của thường xả, hiện tại biết rõ là tướng của nhứt thiết chủng tríĐức Phật được không các tướng ấy.

 Nầy chư Thiên Tử! Vì được tất cả pháp không tướng nên đức Phật được gọi là bực trí vô ngại”.

 Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Bát nhã ba la mật là mẹ chư Phật. Bát nhã ba la mật hay hiển thị tướng thế gian. Thế nên Phật y chỉ pháp để an trụ, cúng dườngcung kínhtôn trọngca ngợi pháp ấy. Pháp ấy là gì? Chính là Bát nhã ba la mậtĐức Phật y chỉ nơi Bát nhã ba la mật để an trụ, cúng dườngcung kínhtôn trọngca ngợi Bát nhã ba la mật. Vì Bát nhã ba la mật nầy xuất sanh chư Phật.

 Nầy Tu Bồ Đề! Vì đức Phật là người biết tác động. Nếu có người hỏi đúng. Là người biết tác động đáp đúng, không ai hơn đức Phật.

 Nầy Tu Bồ Đề! Vì đức Phật là người biết tác động nên pháp của đức Phật đi và đạo của đức Phật đến chừng được Vô thượng Bồ đềĐức Phật trở lại cúng dườngcung kínhtôn trọngca ngợi pháp ấy, đạo ấy và thọ trì thủ hộ pháp ấy, đạo ấy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đó gọi là đức Phật là người biết tác động.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật biết tất cả pháp không có tướng tạo tác vì không có tướng tác giả. Tất cả pháp không có tướng sanh khởi vì không có hình sự.

 Nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết các pháp không có tướng tạo tác, không có tướng sanh khởi. Cũng vì cớ nầy mà đức Phật là người biết tác động.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật do Bát nhã ba la mật mà được tất cả pháp chẳng sanh, vì là vô sở đắc vậy. Thế nân Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp là không biết, là không thấy, sao Bát nhã ba la mật lại hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian?”

 Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Đúng như vậy. Tất cả pháp không biết, không thấy. Thế nào là không biết, là không thấy? Vì tất cả pháp vốn không, là hư giả chẳng kiên cố, nên tất cả pháp không biết, không thấy.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Tất cả pháp không y chỉ, không chỗ hệ phược, thế nên tất cả pháp không biết không thấy.

 Do đó mà Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

 Vì chẳng thấy sắc, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng thấy nhứt thiết chủng trí nên Bát nhã ba la mật hay hiển thị tướng thế gian, hay sanh chư Phật”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Tại sao chẳng thấy sắc nhẫn đến chẳng thấy nhứt thiết chủng trí nên Bát nhã ba la mật hay hiển thị tướng thế gian?”

 Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Nếu chẳng duyên nơi sắc để sanh phân biệt, chẳng duyên nơi thọ, tưởng, hành, thức để sanh phân biệt, nhẫn đến chẳng duyên nơi nhứt thiết chủng trí để sanh phân biêt, đó chẳng gọi là chẳng thấy tướng của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến chẳng gọi là chẳng thấy tướng của nhứt thiết chủng trí, nên hiển thị tướng thế gian. Do đây mà Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Thế nào là Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian?

 Nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị thế gian không.

 Hiển thị thế gian không như thế nào?

 Hiển thị ngũ ấm thế gian không, hiển thị thập nhị nhập thế gian không, hiển thị thập bát giới thế gian không, hiển thị thập nhị nhơn duyên thế gian không, hiển thị ngã kiến cùng sáu mươi hai kiến thức thế gian không, hiển thị mười thiện đạo thế gian không, hiển thị tứ thiềntứ vô lượng tâmtứ định thế gian không, hiển thị ba mươi bảy phẩm trợ đạo thế gian không, hiển thị sáu ba la mật thế gian không, hiển thị nội khôngngoại không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không thế gian không, hiển thị hữu vi tánh, vô vi tánh thế gian không, hiển thị mười trí lực nhẫn đến nhứt thiết chủng trí thế gian không. Đó là hiển thị thế gian không.

 Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật do Bát nhã ba la mật hiển thị thế thế gian không nên biết thế gian không, hay thế gian không, tư duy thế gian không, phân biệt thế gian không. Thế nên Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị phất thế gian không.

 Hiển thị Phật thế gian không thế nào?

 Hiển thị ngũ ấm thế gian không, nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian không.

 Thế nên Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian bất khả tư nghì:

 Hiển thị ngũ ấm thế gian bất khả tư nghì nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian bất khả tư nghì.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian ly:

 Hiển thị ngũ ấm thế gian ly nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian ly.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian tịch diệt:

 Hiển thị ngũ ấm thế gian tịch diệt nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian tịch diệt.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian rốt ráo không:

 Hiển thị ngũ ấm thế gian rốt ráo không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian rốt ráo không.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian tánh không:

 Hiển thị ngũ ấm thế gian tánh không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian tánh không.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian vô pháp không:

 Hiển thị ngũ ấm thế gian vô pháp không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian vô pháp không.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian hữu pháp không:

 Hiển thị ngũ ấm thế gian hữu pháp không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian hữu pháp không.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian hữu pháp khônghiển thị ngũ ấm thế gian hữu pháp không, nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian hữu pháp không.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian vô pháp hữu pháp không:

 Hiển thị ngũ ấm thế gian vô pháp hữu pháp không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian vô pháp hữu pháp không.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian độc không:

 Hiển thị ngũ ấm thế gian độc không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian độc không.

 Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hay xuất sanh chư Phật, hay hiển thị tướng Phật thế gian.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật sâu xa nầy hiển thị tướng thế gian, đó là tướng chẳng sanh đời nầy, đời sau. Tại sao vậy? Vì các pháp không có tướng dùng sanh đời nầy, đời sau được”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật nầy vì sự lớn mà phát khởi, vì sự bất khả tư nghì mà phát khởi, vì sự bất khả xưng mà phát khởi, vì sự vô lượng mà phát khởi, vì sự vô đẳng mà phát khởi”.

 Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ ĐềBát nhã ba la mật nầy vì đại sự, vì bất khả tư nghì sự, vì bất khả xưng sự, vì vô đẳng đẳng sự, vì vô đẳng sự mà phát khởi.

 Thế nào Bát nhã ba la mật vì đại sự nên phát khởi?

 Nầy Tu Bồ Đề! Đại sự của chư Phật là: cứu tất cả chúng sanh, chẳng rời bỏ tất cả chúng sanh.

 Thế nào Bát nhã ba la mật vì bất khả tư nghì sự nên phát khởi?

 Nầy Tu Bồ Đề! bất khả tư nghì sự là Phật pháp, là pháp của Như Lai, là pháp của đấng tự nhiên, là pháp của bực nhứt thiết trí.

 Thế nào là Bát nhã ba la mật vì bất khả xưng mà phát khởi?

 Nầy Tu Bồ Đề! Sự bất khả xưng là vì trong tất cả chúng sanh không ai có thể tư duy xưng lược được pháp của Phật, pháp của Như Lai, pháp của đấng tự nhiên, pháp của bực nhứt thiết trí.

 Thế nào là Bát nhã ba la mật vì sự vô lượng mà phát khởi?

 Nầy Tu Bồ Đề! Trong tất cả chúng sanh không có ai thể lường được pháp của Phật, pháp của đấng Như Lai, pháp của đấng tự nhiên, pháp của bực nhứt thiết trí, thế nên Bát nhã ba la mật vì sự bất khả lượng mà phát khởi.

 Thế nào là Bát nhã ba la mật vì vô đẳng đẳng sự mà phát khởi?

 Nầy Tu Bồ Đề! Trong tất cả chúng sanh không ai có thể ngang bằng đức Phật huống là hơn, thế nên Bát nhã ba la mật vì sự vô đẳng đẳng mà phát khởi”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật chỉ vì pháp của Phật, pháp của Như Lai, pháp của đấng tự nhiên, pháp của bực nhứt thiết trí, là sự bất khả tư nghìbất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng mà phát khởi ư?”

 Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Đúng như vậy. Pháp của Phật, của Như Lai, của đấng tự nhiên, của bực nhứt thiết trí là sự bất khả tư nghìbất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng. sắc thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến nhứt thiết chủng trípháp tánhpháp tướng đều cũng bất khả tư nghìbất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng. Trong đây, tâm và tâm đều bất khả đắc.

 Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì sắc bất khả đắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí bất khả đắc nên sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí đều bất khả nghì, bất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Do đâu mà vì sắc bất khả đắc nên sắc bất khả tư nghì, đến vô đẳng đẳng? Nhẫn đến do đâu mà vì nhứt thiết chủng trí bất khả đắc nên nhứt thiết chủng trí bất khả tư nghì đến vô đẳng đẳng?”

 Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Vì không ai có thể lường được sắc nhẫn đến không ai có thể lường được nhứt thiết chủng trí nên sắc bất khả đắc, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí bất khả đắc.

 Tại sao vậy? Nầy Tu Bồ Đề! Vì sắc tướng bất khả tư nghì nên không ai lường được nhẫn đến vì sắc tướng vô đẳng đẳng nên không ai lường được. Vì nhứt thiết chủng trí bất khả tư nghì nên không ai lường được nhẫn đến vì nhứt thiết chủng trí vô đẳng đẳng nên không ai lường được.

 Nầy Tu Bồ Đề! Ý của ông thế nào? Trong bất khả tư nghì đến trong vô đẳng đẳng chừng có thể được chăng? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đến nhứt thiết chủng trí chừng có thể được chăng?”

 Bạch đức Thế Tôn! Không thể được!

 Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! tất cả pháp đều bất khả tư nghì nhẫn đến cũng đều vô đẳng đẳng.

 Nầy Tu Bồ Đề! Phật pháp đây bất khả tư nghìbất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng. Đây gọi là Phật pháp bất khả tư nghì nhẫn đến gọi là vô đẳng đẳng.

 Nầy Tu Bồ Đề! Phật pháp bất khả tư nghì vì quá tư nghì vậy. Phật pháp bất xưng vì quá xưng vậy. Phật pháp bất khả lượng vì quá lượng vậy. Phật pháp vô đẳng đẳng vì quá đẳng đẳng vậy.

 Nầy Tu Bồ Đề! Do đây nên tất cả pháp bất khả tư nghì đến vô đẳng đẳng.

 Nầy Tu Bồ Đề! Bất khả tư nghì là gọi nghĩa ấy bất khả tư nghìbất khả xưng là gọi nghĩa ấy bất khả xưng, bất khả lượng là gọi nghĩa ấy bất khả lượng, vô đẳng đẳng là gọi nghĩa ấy vô đẳng đẳng.

 Nầy Tu Bồ Đề! Pháp của chư Phật đây bất khả tư nghì đến vô đẳng đẳng.

 Bất khả tư nghì như hư không bất khả tư nghìbất khả xưng như hư không bất khả xưng, bất khả lượng như hư không bất khả lượng, vô đẳng đẳng như hư không vô đẳng đẳng.

 Nầy Tu Bồ Đề! Đây gọi là Phật pháp bất khả tư nghì nhẫn đến vô đẳng đẳng.

 Phật pháp vô lượng như vậy. Tất cả Trời, Người, A Tu La không ai có thể tính lường nghĩ bàn được”.

 Lúc đức Phật nói phẩm Phật pháp bất khả tư nghìbất khả xưngvô lượng , vô đẳng đẳng nầy, có năm trăm Tỳ Kheo và hai mươi Tỳ Kheo Ni vì chẳng thọ tất cả pháp nên phiền não hết, tâm được giải thoát, chứng A La Hán, sáu muôn Ưu Bà Tắc và ba muôn Ưu Bà Di xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh, hai mươi đại Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn, sẽ được thọ ký trong Hiền Kiếp nầy.