Lược Giải Kinh A Di Đà

Wednesday, 27 March 20247:49 AM(View: 2144)
Lược Giải Kinh A Di Đà

LƯỢC GIẢI KINH A DI ĐÀ
Thời đại Dao TầnPháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập
dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa.
Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền


Lời tựa
 

Kinh A Di Đà thuộc Tiểu bản, là bản kinh được trì tụng hằng ngày của Tăng già cũng như Phật tử thuộc Tông Tịnh Độ ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Còn Đại bản kinh A Di Đà là kinh Vô lượng thọ, với 48 lời nguyện của tỳ kheo Pháp TạngKinh A Di Đà thuộc hệ kinh thời kỳ Phật Giáo Phát triển mà thường gọi là kinh Đại thừa. Nhưng theo tôi, thì cả hai hệ kinh: Nguyên thủy (Nikāya-Agama) và Phát triển đều tải cả hai nội dung là Nhị thừa và Đại thừaVì vậy cho nên, kinh Trường A Hàm dịch nghĩa là Vô tỷ pháp nghĩa là pháp tối thượngA Hàm cũng là tên gọi chung về kinh của Phật, nên trong Pháp Hoa luận sớ, ngài Cát tạng nói: A Hàm là tên gọi chung cả kinh điển Nhị thừa và Đại thừa. Bốn bộ A Hàm phần lớn trình bày về giáo nghĩa Nhị thừakinh Niết bàn là Phương đẳng A Hàm phần lớn nói về giáo nghĩa Đại thừa; chỉ có một điều mà chúng ta cần lưu ý là:


1. Kinh Phật được ghi xuống bằng chữ viết không có từ thời Phật còn ở đời, mà bất luận kinh điển thuộc thừa nào, bộ nào cũng đều do đệ tử của đức Phật thuật lại sau khi Ngài nhập diệt. Kinh Phật được kết tập sớm nhất là sau khi Phật diệt độ vài ba tháng, và muộn nhất là từ Phật diệt độ 500 năm về sau.


2. Về việc thuật lại kinh Phật có hai hướng: Một là do đoàn thể công khai kết tập, hai là do cá nhân trước thuật. Hướng thứ nhất thì có lịch sử để khảo chứng, còn hướng thứ hai thì không làm sao khảo chứng được.


3. Kinh Phật sử dụng cả hai hình thức đơn hành bản (1) và tùng thư. Mười mấy bộ kinh lớn hiện còn lưu hành đều là tùng thư. Nhưng theo tính chất thì loại tùng thư này lại chia làm hai: Có loại biên soạn cùng một lúc hoàn thành, có loại phải trải qua nhiều năm bổ sung mới hoàn thành.


4. Đầu tiên kinh Phật không có bản chữ viết mà chỉ dựa vào đọc thuộc lòng, bản chữ viết sau Phật diệt độ mấy trăm năm mới có. Phật giáo truyền đến đâu thì tùy theo tiếng nước đó mà biên chép. Do đó có thể nói kinh Phật đều là văn học phiên dịch.


Kinh A Di Đà
 (tiểu bản Sukhāvatī - vyūha) là một bản toát yếu của kinh Đại Vô Lượng Thọ (đại phẩm Sukhāvatī - vyūha), và đây là một trong ba bộ kinh (Vô lượng thọ, Quán vô lượng thọA Di Đà) nói về Tịnh Độ (Pure Land sect). Bản kinh mà chúng ta đang nghiên cứu ở đây là do ngài Cưu Ma La Thập, đời Diêu Tần (383-416 hậu Tần) dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa vào năm 402, tại chùa Thảo Đường, và ngài là người dịch ý của kinh; không như những dịch giả khác dịch bằng chánh văn Phạn sang văn Trung Hoa, như ngài Huyền Trang chẳng hạn. Bản dịch chữ Hán của ngài Cưu Ma La Thập đã được dùng làm kinh tụng hàng ngày cho các thời khóa công phu Tịnh độ, và được xem là định bản để dùng cho các bộ A Di Đà chú giải, cũng như đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác. Pháp sư Cưu Ma La Thập, người xứ Thiên Trúc (Ấn Độ), là vị Pháp sư đã phiên dịch trên 380 quyển kinh Phật từ tiếng Phạn ra tiếng Trung Hoa.


Tập kinh Quán Vô Lượng Thọ (Amitayur - dhyāna Sutra) cho chúng ta biết giáo lý Tịnh độ do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy. Nguyên do là thái tử A Xà Thế ở thành Vương Xánổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La và bắt vua cha giam vào ngục bỏ đói cho chết. Nhưng nhà vua nhờ hoàng hậu Vi Đề Hy (mẹ của A Xà Thế) hàng ngày tắm rửa sạch sẽ rồi trộn bột hòa với mật trát vào mình rồi đem vào trong ngục cho vua Tần Bà Sa La dùng. Khi phát hiện ra sự việc này, thái tử A Xà Thế liền bắt mẹ mình giam vào một nơi. Hoàng hậu Vi Đề Hy đau khổ tột độ, nên lén sai lính đến thỉnh cầu đức Phật chỉ cho bà một cõi nước nào mà không có những sự khổ như cõi Ta Bà này. Đức Thế Tôn liền chỉ cho bà Vi Đề Hy về cõi Tịnh của Phật A Di Đà.  Đó chính là duyên khởi để đức Phật dạy bà Vi Đề Hy nói riêng, và chúng ta nói chung về pháp niệm Phật A Di Đà, hay chính là niệm tự tánh đến nhất tâm bất loạn, để vượt ra khỏi sinh tử.


Đời Tấn bên Trung Hoa, ngài Huệ Viễn căn cứ vào lời dạy của đức Phật trong các kinh, khởi xướng Tông Tịnh độ tại núi Khuôn Lư tỉnh Chiết Giang.

Bảy bộ kinh phần lớn nói về Tịnh độ là:


1. Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (hai cuốn).

2. Đại A Di Đà Kinh (hai cuốn).

3. Vô Lượng Thọ Kinh (hai cuốn).

4. Quán Vô Lượng Thọ Kinh (một cuốn).

5. A Di Đà Kinh (một cuốn).

6. Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh (một cuốn).

7. Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni (một cuốn).


Kinh A Di Đà
 này trình bày về giáo lý viên đốn, thuộc Đại thừa Bồ tát tạng, là kinh khen ngợi công đức chẳng thể nghĩ bàn và được tất cả chư Phật hộ niệm. Kinh này dùng lời rất kỳ đặc, để chuyển tải nội dung rất sâu xa vi diệu, không có đương cơ thưa hỏi, mà do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tự giảng nói, nhằm khai thị về pháp môn niệm Phật tam muội, hay niệm tự tánh Di Đà, tức đưa tâm ra khỏi mọi sở niệm. Nhận ra ý này nên Hòa Thượng Thích Trí Quảng (2) nói: “Niệm Phật không phải là kêu Phật. Đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm PhậtNiệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật. Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.”


Pháp niệm danh tự tánh A Di Đà là pháp trực chỉ nơi tâm mà hành trì, chứ không qua trung gian phương tiện, nhằm giúp hành giả đạt đến nhất tâm bất loạnCõi tịnh độ của Phật A Di Đà được ẩn dụ cho tánh giác mà ai cũng có. Vì chỉ cho tánh giác vô thủy vô chung, nên gọi là vô lượng thọvô lượng quang, hay pháp giới tạng thân. Để nhận rõ mục đích và tôn chỉ của kinh này, chúng ta lần lượt tìm hiểu thật nghĩa của từng đoạn qua kinh văn. Mong sao, hành giả “Được ý quên lời” hạ thủ công phu hàm nhiếp miên mật, nhằm sống lại với “Tự tánh là Di Đà,  tâm mình là Tịnh độ”, ngỏ hầu vượt qua sinh tử vậy.


Ghi chú:

(1).単行本, phiên âm Hán Việtđơn hành bản - Tankōbon hay cũng được gọi là tankobon, tankoban, kanji là một thuật ngữ Nhật Bản dùng để nói về một quyển sách có nội dung hoàn chỉnh, và quyển sách này không phải là một phần của một xê-ri sách nhiều tập. Có thể hiểu nôm na "tankōbon" là "sách một tập". Tuy nhiên, mỗi tập trong các xê-ri truyện manga Nhật Bản cũng được gọi là đơn hành bản, dù việc này trái ngược hoàn toàn với định nghĩa trên.

Đơn hành bản không bao gồm văn khố bản (文庫版, bunkoban), tân thư (新書, shinsho, ám chỉ các sách chuyên viết về các kiến thức khoa học), hay khổ sách cực lớn mukku (ムック, chứa rất nhiều hình ảnh).


Đơn hành bản, nói chung, thật ra cũng đa dạng về kích thước. Nó có thể là một cuốn sách nhỏ xíu khổ đậu bản (豆本, mamehon) hay một cuốn sách cỡ Folio 12 x 19 inch. Tuy nhiên, kích thước cỡ "tankobon" ngành đóng sách ở Anh, Mỹ thường là cỡ Quarto hayOctavo.

Trong tiếng Anh, một đơn hành bản được gọi là graphic novel (tiểu thuyết có minh họa) haytrade paperback (sách bìa mềm), mặc dù các thuật ngữ gốc như tankoban, tankobon,... vẫn được dùng rộng rãi, nhất là trên mạng internet. Ngoài ra, các fan manga Nhật Bản còn gọi các đơn hành bản là komikkusu (コミックス), cách phiên âm kiểu Nhật của từ tiếng anh Comics.

(2).Bài viết của HT.Thích Trí Quảng Tổng biên tập báo Giác ngộPHẬT HỌC 24/12/2012 08:08 (GMT+7)

 

Tỳ kheo Thích Minh Điền

  

PHẦN LƯỢC GIẢI

Chánh văn:


Phật nói kinh A Di Đà

1.Giải thích từ ngữ:

1.Phật (hay Phật đà): Là dịch âm từ tiếng Phạn Buddha. Dịch sang tiếng Trung Hoa là Giác giả, nghĩa là người đã giác ngộ hoàn toàn gồm: tự giác – giác tha – giác hạnh viên mãn.


2.Thuyết
: Là nói hay trình bày ra bằng lời.


3.Kinh
: là dịch âm từ tiếng Phạn Sutra, dịch nghĩa là “quán xuyến và nhiếp trì”. Lời dạy của đức Phật giúp cho chúng ta biết cách quán chiếu thân tâm và ngoại tại, để chuyển hóa những nghiệp nhân xấu ác sang tốt lành.

Kinh cũng giúp cho chúng ta biết cách hóa giải vọng tâm, để chân tâm hiển lộ. Kinh mang tính khế cơ và khế lý, tức thích hợp với từng căn cơ chúng sinh và khế hợp chân lý.


Hệ kinh điển mang tính khế cơ được gọi là “Bất liễu nghĩa”. Hệ kinh này giúp cho chúng ta hình thành cho mình một phàm tuệ bằng chánh niệm tỉnh giác, bằng tuệ quán để thấy rõ mọi hoành tung thiện ác, tốt xấu để chuyển hóa thân tâm và ngoại tại, hầu đem lại sự bình ổn, sự tươi mát, an lạc và hạnh phúc cho cuộc sống chung cùng.


Hệ kinh điển mang tính khế lý được gọi là “Liễu nghĩa”. Hệ kinh này giúp cho chúng ta hình thành cho mình một thánh tuệ, tức trở lại sống đúng với bản giác sẵn có xưa nay của mình, ngỏhầu mở tung mọi lầm chấp bởi thói quen dựng lập của vọng tưởngKinh A Di Đà này thuộc hệ kinh liễu nghĩa, dạy chúng ta pháp niệm Phật A Di Đà hay niệm tự tánh để được nhất tâm.


4.A Di Đà
: Là dịch âm từ tiếng phạn अमिताभ, amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là "vô lượng quang" (ánh sáng vô lượng); amitāyus có nghĩa là "vô lượng thọ" (thọ mạng vô lượng). Vô lượng quangvô lượng thọ là chỉ cho tự tánh Di Đà, hay tánh giác ngộ mà ai cũng có (1)Vì vậy cho nên, trong kinh Duy Ma Cậtđức Phật Thích Ca dạy: “Muốn được cõi tịnh thì phải tịnh tâm mình, tùy tâm mình tịnh thì cõi tịnh độ tự hiện ra”.(2)


2.Giải thích đề kinh:


Phật nói kinh A Di Đà là trực chỉ vào tên kinh mà cũng là pháp, nhưng pháp ở đây là pháp niệm tự tánh, nên danh A Di Đà ở đây cũng là danh tự tánh. Bởi danh tự tánh A Di Đà mới siêu việt thời gian nên nói Vô lượng thọ, và siêu việt không gian nên nói Vô lượng quang. Và niệm ngay nơi tự tánh Di Đà ở trong tâm mình, nên cất hết mọi đối tượng của thức, vì vậy kinh nói “pháp khó tin” (nan tín chi pháp). Còn nếu niệm danh từ “A Di Đà Phật” thì do thức niệm, nên không thể siêu vượt thời gian và không gian, không thể có kết quả là nhất tâm bất loạn được. Đó chính là sự nhầm lẫn mà xưa nay chúng ta thường niệm, nên rốt cuộc không thể trực nhập chân tâm. Kinh này thuộc về giáo lý viên đốnBồ tát tạng nên nói “chư Phật sở hộ niệm”.

Nhưng do căn cơ của người tu có cao thấp sai khác, nên người xưa phương tiện lập ra bốn phương pháp là:


1.Trì danh niệm Phật
: Tức chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà bởi ý thức, nên làm cho ý thức không phân tán, dần dần đạt được nhất niệmPhương pháp này giúp chúng ta gom nhiều niệm (đa niệm) về một niệm (nhất niệm), làm cho ý chỉ duyên vào danh hiệu A Di Đà Phật, mà không suy nghĩ miên manPhương pháp này chỉ có tác dụng là an lập ý của Nhị thừa.


2.Quán tượng niệm Phật
: Tức dùng ý thức và đôi mắt chiêm ngưỡng hình tượng đức Phật A Di Đà (do nghệ nhân tưởng tượng vẽ ra), không cho ý thức phân tán nên dần dần cũng đạt được nhất niệmPhương pháp này cũng giống như phương pháp thôi miên của thế gian, nhờ chăm chăm nhìn vào một điểm cố định nên ý không phân tán. Phương pháp quán tượng này cũng chỉ tác dụng là an lập ý.


3.Quán tưởng niệm Phật
: Tức dùng trí tưởng tượng hình bóng đức Phật A Di Đà (được nghệ nhân vẽ ra) làm hiện hữu hình bóng ấy trong vọng tâm của chúng ta, làm cho ý không phân tán, nên dần dần cũng được nhất niệmPhương pháp này cũng chỉ tác dụng là an lập ý.


Chúng ta
 cần chú ý là, pháp gì có đối tượng thì còn bị thức dính vào; tức còn sở tướng là còn hư vọng, nên còn bị dòng năng lực samsāra chi phối, để hình thành ba loại hạt giống: Thiện – ác và vô ký hay rơi vào hôn trầm (4 cú: có, không, cũng có cũng không, không có không không). Trên lộ trình chín cảnh giới định (cửu định) của đức Phật Thích Ca, Ngài liền tục từ bỏ những gì có sở chứng, từ sơ thiền cho đến phi phi tưởng định. Đức Phật thấy rằng: Pháp gì được tác thành thì pháp ấy còn thức dính vào nên rơi vào hữu vi vô thường, nên Ngài mới đi vào Diệt thọ tưởng định, nơi mà các lậu hoặc sẽ hoàn toàn được đoạn trừ, các cảm thọ lạc, khổ, vô ký và các tưởng đi đến các cảm thọ lạc, khổ, vô ký sẽ hoàn toàn được tịnh chỉ.


4.Thật tướng niệm Phật
: Tức niệm Phật tam muội hay chính là niệm tự tánh Di Đà mà kinh A Di Đà này chỉ dạy. Tự tánh vốn tự thanh tịnh, nên niệm A Di Đà là niệm vô sở niệm (tâm vô sở trụ). Bởi niệm vô niệm, nên các Tổ xưa chuyển từ niệm danh tự A Di Đà Phật sang niệm tự tánh bằng cách đảo ngược lại: “Ai niệm A Di Đà Phật?”. Vì vậy cho nên kinh nói “pháp khó tin”; vì không có sở niệm, nên cũng gọi là “pháp không pháp”. Theo lý Thật tướng thì niệm pháp thân Phật, nên gọi là “Pháp giới tàng thân A Di Đà Phật”. Pháp thân thanh tịnh như hư không, biến khắp pháp giớithật không có tướng có thể được, không có tướng tâm năng niệm, tướng Phật sở niệm, năng sở đều quên, tâm - Phật không hai, đạt thành nhất tâm bất loạntrạm nhiên thường trụ.


Vì vậy
 cho nên, nói đem nghiệp mà vãng sanh là một sự hiểu lầm tai hại. Bởi chân tâm vốn lìa khỏi sanh diệt; nó vốn vô thủy vô chung nên nói vô lượng thọvô lượng quang. Đem nghiệp thuộc sanh diệt vào cảnh giới bất sanh bất diệt, thì không thể được. Trợ niệm vãng sanh cũng là một sự sai lầm khác, cũng không kém phần tai hại, tức phá bỏ luật nhân quả mà đức Thế Tôn đã chỉ dạy. Không ai làm cho tâm mình thanh tịnh ngoài mình. Nếu có tha lực như vậy, thì chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm cho tâm chúng sanh thanh tịnh hết rồi; còn đâu luân hồi nữa? Nhưng không, đức Phật xác quyết rằng, Ngài chỉ là người dạy đạo mà thôi. Còn ai ăn thì nấy no, ai uống thì nấy hết khát. Đức Phật không thể tu thay cho thị giả A nan được, nên khi Ngài thị hiện tịch diệt thì thầy A Nan vẫn chưa chứng được đạo.  Không tu chờ gần chết, nhờ người khác đến trợ niệm danh tự “Nam mô A Di Đà Phật” để được vãng sanh, tức là phá bỏ luật nhân quả mà Phật Thích Ca đã dạy. Vả lại, đem thức tác thêm vọng mà lại gọi vãng sanh là một sự ngớ ngẩn. Người theo Phật có chánh kiến thì phải cẩn thận! (3)

Như vậy, đề kinh cũng nói lên thật tướng niệm Phật để đạt đến cảnh giới chân tâm, nguồn an lạc tuyệt đối (cực lạc) mà đức Phật Thích Ca đã chứng đắc.

 

Ghi chú:

1.Tự tánh Di Đàduy tâm tịnh độ.

2.Nhược đắc tịnh độ, đương tịnh kỳ tâm. Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh. (kinh Duy Ma Cật).

3.Chính vì những ngộ nhận này, đã tạo duyên làm cho ngoại đạo đồng hóa đức Phật A Di Đà với Thượng Đếvô lượng quang với ánh sáng vĩnh hằng của Thượng ĐếTịnh độ với Thiên quốc (heaven), gia hộ hay tiếp dẫn với cứu rỗi (bless); nhằm dụ dỗ những tín đồ Phật giáo thiếu chánh kiến nghe theo, rồi cải đạo.

 

-----------------

 

Chánh văn:

Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở tại mãnh vườn rừng của Kỳ Thọ - Cấp Cô Độc thuộc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Tỳ kheo lớn đều đến hội họp. Quý thầy đều là bậc A La Hán lớn mà mọi người đều quen biết như: Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền-Liên, Ca-Diếp, Ca-Chiên-Diên, Câu-Hy-La, Ly-Bà-Đa, Châu-Lợi-Bàn-Đà-Già, Nan-Đà, A-Nan-Đà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân Đầu-Lô-Phả-La-Đọa, Ca-Lưu-Đà-Di, Kiếp-Tân-Na, Bạc-Câu-La, A-Nậu-Lâu-Đà, hết thảy những vị đệ tử lớn như thế. Và hàng Bồ Tát lớn thì có: Văn-Thù-Sư-Lợi Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Đa, Càn-Đà-Ha-Đề, Thường-Tinh-Tấn, cùng với nhiều vị Bồ tát lớn như thế, cùng với vô lượng chư Thiên như: Thích-Đề-Hoàn-Nhơn..v..v..với đại chúng cùng đến dự hội.

 

3.Giải thích từ ngữ:


1.Tôi nghe
: Lời của ngài A Nan khi trình bày về kinh do nghe đức Phật nói (người thuyết trình).

2.Một thuở nọ: Là nói về thời gian đức Phật nói kinh. (Thời gian nói kinh).

3.Mãnh vườn rừng của Kỳ Đà và Cấp cô độc thuộc nước Xá Vệ: Mãnh vườn này, cây thì do thái tử Kỳ Đà cúng, còn đất thì do Cấp cô độc bỏ vàng ra mua lại của Kỳ Đà, tại nước Xá Vệ. (không gian đức Phật nói kinh).

4.Tỳ kheo lớn: “Đại tỳ kheo” là người xuất gia, đã được thọ giới Cụ Túc. Tỳ-kheo là dịch âm từ tiếng Phạn là Bhikkhu. Tỳ kheo có 3 nghĩa:

a)Khất Sĩ: là người đi khất thực và tùy duyên mà giáo hóa chúng sinh.

b)Phá ác: dùng trí tuệ chân chính để phá trừ mọi điều xấu ác, mọi phiền não, chẳng sa đọa vào vòng ái kiến.

c)Bố maPhát tâm thọ giới tỳ kheo, phép Yết Ma đã thành tựutức thời loài Ma trông thấy phải sợ hãi.

5.Tăng (hayTăng già): là dịch âm từ tiếng Phạn Sangha, dịch nghĩa ra chữ Hán là Hòa Hợp Chúng. Chứng được lý tánh giải thoát, gọi là Lý hòa.Thân hòa, miệng hòa, Ý hòa, Kiến hòa, Lợi hòa, giới hòa. Lục Hòa thì mới được gọi là Tăng-già, tức Hòa Hợp Chúng.

Tăng già hay Tăng đoàn (Sangha) là những người từ bỏ gia đình thế gian, sống đời sống độc thânphát nguyện sống trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh, để hỗ trợ cho nhau thực hiện đời sống giải thoát và lý tưởng giác ngộ. Một tăng đoàn tối thiểu phải gồm bốn vị tỳ kheotỳ kheo ni trở lên, dưới bốn vị không thể gọi là tăng đoàn hoặc ba vị tỳ kheo và một vị sa di cũng không thể gọi là tăng đoàn được. Tăng già là một trong ba ngôi báu, biểu hiện sự có mặt của Phật giáo và là những người trực tiếp thay đức Phật truyền giới pháp cho cả tăng lẫn cư sĩ Phật tử tại gia. Năm vị tôn giả, được biết đến là năm anh em Kiều Trần Như là tăng đoàn đầu tiên của Phật giáo.

Tăng già (sangha) thời đức Phật còn ở đời gồm có 1250 vị, thì ba anh em trưởng lão Ca Diếp với học trò của ba vị ấy cộng lại được 1.000 vị. Thầy Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên với học trò của hai vị ấy cộng lại được 200 vị. Nhóm của Gia Xá Tử có 50 vị; đều là những người khi Phật mới thành đạo được độ, vì cảm nhận thâm ân của Phật nên thường theo Phật.

5.A La Hán: Dịch âm từ tiếng Phạn Arhat, là bậc mà trong tâm đã sạch hết phiền não (sát tặc), mãi ở niết bàn tịch tịnh (bất sanh), nên xứng đáng nhận sự cúng dường của trời và loài người (ứng cúng). Lại có 3 bậc A La Hán khác nhau:

1) Tuệ giải thoát (1).

2) Câu giải thoát (2).

3) Vô nghi giải thoát (3).

Các vị ở đây là “vô nghi giải thoát”, cho nên gọi là Đại A La Hán. Những vị ấy vốn là bậc Pháp Thân Đại Sĩ (4) thị hiện ra làm Thanh Văn để chứng thực phép tu Tịnh Độ là một phép không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì), cho nên gọi là Đại A La Hán. Các vị theo Phật đi thuyết pháp, gọi là “chuyển pháp luân” (lăn bánh xe pháp), làm lợi ích khắp cõi trời và người, cho nên đại chúng đều quen biết.

6.Trưởng lão, là vị tuổi cao đức trọng, mọi người đều tôn quý nên cũng gọi là Tôn Giả, gồm:

Ngài Xá Lợi Phất, tiếng Phạn là Sāriputra, chữ Hán là Thu Tử, trong hàng Thanh Văn, Ngài là bậc Trí Tuệ đệ nhất.

Ngài Ma-ha Mục Kiền Liên, tên tiếng Phạn là Mahā-Maudgalyāyana, dịch chữ Hán là Đại Thái Thúc Thị, là bậc có phép thần thông đệ nhất.

Ngài Ma-ha Ca Diếp, tiếng Phạn là Mahā Kāsyapa, dịch chữ Hán là Đại Ẩm Quang, thân Ngài có ánh sáng vàng, được Phật truyền tâm ấn cho làm Tổ thứ nhất, Ngài là bậc tu hạnh Đầu Đà đệ nhất.

Ngài Ma-ha Ca Chiên Diên, tiếng Phạn là Mahā Katyāyna, chữ Hán là Đại Văn Sức, là dòng Bà La Môn, là bậc có tài nghị luận giỏi đệ nhất.

Ngài Ma-ha Câu Si La, tiếng Phạn là Mahā Kausthila, chữ Hán là Đại Tất, là bậc có tài trả lời các câu hỏi hay đệ nhất.

Ngài Ly Bà Đa, tiếng Phạn là Revata, chữ Hán là Tinh Tú, là bậc không điên đảo rối loạn đệ nhất (tức giỏi Thiền Định).

Ngài Châu Lợi Bàn Đà Già, tiến Phạn là KsullaPanthaka, chữ Hán là Kế Đạo, là người rất đần độn, chỉ nhớ nghĩa được một bài kệ mà thành người có tài biện luận giỏi vô cùng, nên Ngài là bậc nhớ nghĩa hay đệ nhất.

Ngài Nan Đà, tiếng Phạn là Nanda, chữ Hán là Hoan Hỷ hay Gia Lạc, là em ruột của Phật, Ngài là bậc có uy nghidung mạo đệ nhất.

Ngài A Nan Đà, tiếng Phạn là ānanda, chữ Hán đọc là Khánh Hỷ, là em con chú của Phật, lại được làm Thị Giả đứng hầu Phật, Ngài là bậc được nghe nhiều đệ nhất.

Ngài La Hầu La, tiếng Phạn là Rāhula, chữ Hán là Phú Chướng, là con của Tất Đạt Đa, Ngài có đạo hạnh bí mật đệ nhất.

Ngài Kiều Phạm Ba Đề, tiếng Phạn là Gavānipati, chữ Hán là Ngưu Tư, vì có tội ác khẩu từ kiếp trước nên phải chịu quả báo còn sót lại: mồm nhai như con bò, Ngài là bậc được hưởng cúng dường ở cõi Thiên bậc nhất.

Ngài Tân Đầu Lô Phả La Đọa, tiếng Phạn là Piņḍola Bhāradvāja, chữ Hán là Bất Động và Lợi Căn, Ngài ở lại thế gian rất lâu dài để hưởng cúng dường ở đời mạt thế. Ngài là bậc phước điền đệ nhất, giống như một thửa ruộng tốt để người đời trồng cây phúc.

Ngài Ca Lưu Đà Di, tiếng Phạn là Kālodayin, chữ Hán là Hắc Quang, Ngài là sứ giả của Phật, là bậc giáo hóa được nhiều người đệ nhất.

Ngài Ma-ha Kiếp Tân Na, tiếng Phạn là Mahā Kapphina, chữ Hán là Phòng Tú, là bậc biết xem sao đệ nhất.

Ngài Bạc Câu La, tiếng Phạn là Vakkula, chữ Hán là Thiện Dung, Ngài là bậc có thọ mệnh sống lâu đệ nhất.

Ngài A Nậu Lâu Đà, tiếng Phạn là Aniruddha, chữ Hán là Vô Bần, Ngài cũng là em con chú của Phật. Ngài là bậc có Thiên Nhãn, Con mắt trông xa đệ nhất.

Các Ngài thường theo Phật luôn luôn, cho nên gọi là Thường Tùy Chúng. Các Ngài vốn là bậc Pháp Thân Đại Sĩ, là bậc Bồ Tát đã chứng được Pháp Thân, mà thị hiện ra làm Thanh Văn, cho nên lại gọi các Ngài là ảnh hưởng chúng, là các vị Tỳ kheo có nhiều ảnh hưởng cho đạo Phật.

Nay các Ngài được nghe phép tu Tịnh Độ là phép thu nhận được vô lượng công đức, các Ngài đều được lợi ích là: Phật đã bố thí cho các Ngài được hiểu nghĩa đệ nhất trong giáo lý của Phật. Các Ngài làm cho đường đạo tăng lên, đường đời giảm bớt, cho nên các Ngài lại được gọi là đương cơ chúng, là các vị Tỳ kheo gánh vác nổi việc Phật.

7.Bồ tát lớn: Chữ Bồ Tát Ma Ha Tát là dịch âm từtiếng Phạn là BoddhiSattvaya MahāSattvaya (Bồ Đề Tát Đỏa Bà Gia Ma Ha Tát Đỏa Bà Gia), dịch nghĩa ra chữ Hán là “đại đạo tâm thành tựu hữu tình” nghĩa là có tâm đạo lớn làm cho tình thức được thành tựu. Đó là một danh hiệu của một người đã vận dụng được cả hai tâm: tình thương và trí tuệ, làm lợi lạc cả mình và người.

8.Ngài Văn Thù Sư Lợi: nguyên tiếng Phạn là Manjusri, chữ Hán là Diệu ĐứcDiệu Cát Tường. Ngài vốn nối nghiệp của Phật nên được gọi là Pháp Vương Tử (con của đức Pháp Vương); còn đức Phật là Pháp vương (vua tạo ra các pháp). Trong hàng Bồ Tát Tăng, Ngài là bậc có trí tuệ đệ nhất, nên cũng biểu trưng cho Trí căn bảntức từ pháp hóa sinh. Bồ tát Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ nên đứng hầu bên phải đức Thích CaBồ tát Phổ Hiền biểu trưng cho từ bi nên đứng bên trái đức Thích Ca. Bi và Trí là diệu dụng của chân tâm, hay tự tánh Di Đà nên nói đến pháp môn Tịnh Độ này, thì Ngài được đứng đầu, tức dụ cho trí giác ngộ.

9.Ngài A Dật Đa: tiếng Phạn là Ajita, chữ Hán là Vô Năng Thắng, là tên riêng của Bồ tát Di Lặc, tiếng Ấn Độ đọc là Maitreya. Ngài là bậc sẽ được thành Phật về tương lai, ngụ ý là phải chuyển thức thành trí thì Phật tánh mới hiển lộ; mà Di Lặc là biểu trưng cho thức. Ngài lấy việc làm cho tâm địa mình trở nên trang nghiêm trong sạch bằng cách chuyển thức thành trí, cho nên Ngài đứng thứ nhì.

10.Ngài Càn Đà Ha Đề, tiếng Phạn là Gandhahastin, dịch sang nghĩa chữ Hán là Bất Hưu Tức, là “chẳng ngừng nghỉ”. Vì Ngài là người hành pháp tương tục (bám sát công phu không gián đoạn) chẳng hề ngừng nghỉ; dụ cho niệm tự tánh tương tục đến lúc đủ lực chuyển y (vô công dụng hạnh) mới đạt thành nhất tâm bất loạn; nên gọi là Bất hưu tức nên đứng thứ ba.

11.Ngài Thường Tinh Tấn, là một vị Bồ Tát thường làm lợi lạc cho cả mình và người mà không hề mỏi mệt, bởi chính nhờ vào sự tinh tấn niệm danh tự tánh Di Đà, mà tâm không còn điên đảo và vượt qua khỏi sinh tử, nên đứng thứ tư.

Các vị này đều là các vị Bồ Tát đã chứng quả vị Phật thuộc về quá khứ, nhưng nay thị hiện làm Bồ tát để trợ hóa giúp đức Phật Thích ca. Nói cách khác, đây là diệu dụng phương tiện để đức Thế Tôn chỉ dạy pháp tu Tịnh độ, bằng chuyển thức thành trí, tức cất hết sở niệm. Cùng một ý này, ở kinh Pháp Bảo Đàn Tổ Huệ Năng dạy: “Vô niệm niệm tức chánh, hữu niệm niệm thành tà”, tức cất hết mọi sở niệm nên gọi là chánh niệm, còn nếu ở nơi vọng niệm nên gọi là niệm lệch ra bên ngoài vậy.

12.Thích Đề Hoàn Nhân, nguyên tiếng Phạn là Sakra Devā indra, dịch sang chữ Hán là Năng Vi Chúa hay Năng Thiên Chúa, tức là một vị Thiên vương ở cõi trời Đao Lợi, ở đỉnh núi Tu Di, cao nhất thế giới.

Chữ Đẳng là kiêm cả hạ đẳng và thượng đẳng tức là các vị vua chúa ở cõi trời dưới vua Đế Thích và các vị ở cõi trời trên vua Đế Thích. Dưới vua Đế Thích có bốn vị thiên vương ở lưng chừng núi Tu Di. Trên vua Đế Thích ở hư không, còn có vô số các đấng ở các cõi trời khác, tức là 4 cõi Dục GiớiDạ MaĐâu Suất, Hóa Lạc và Tha Hóa, 18 cõi trời Sắc Giới và 4 cõi Vô Sắc Giới (5).

13.Đại chúng câu: là tóm thâu tất cả các giới ở khắp mười phươngcõi trờicõi người, tám bộ quỉ thầna tu la, nhân, phi nhân v.v…và trên là Thanh VănDuyên giácBồ tát và Phật;  không một ai là không đến dự Hội nói pháp này, không một người nào là không được thu hút vào trong pháp môn Tịnh Độ; tức ám chỉ cho không một vọng tưởng nào mà không bị hóa giải mỗi khi niệm tự tánh Di Đà đạt đến nhất tâm (diệt thọ tưởng định). Đó cũng dụ cho chân tâm trùm khắp pháp giới, hay trùm khắp mười loại pháp giới là: Địa ngụcngạ quỉsúc sinhA tu la, người, trời, Thanh vănDuyên giácBồ tát và Phật (6).

 

4.Lược giải:

Mở đầu kinh văn là giới thiệu người thuyết trình lại kinh văn mà đức Phật đã nói, đó là ngài A Nan. Ngài A Nan là vị thị giả luôn luôn hầu cận đức Phật, trong lúc Ngài còn ở đời. Vì vậy cho nên, nghe trực tiếp từ kim khẩu của đức Phật, không ai hơn ngài A Nan. Chủ thuyết giảng kinh này là đức Phật (pháp chủ), mà người trình bày lại kinh này là Ngài A nan.

Nói về thời gian mà đức Phật thuyết kinh thì ngài A Nan nói một thuở nọ, chứ không nói ngày tháng năm như bây giờ. Đức Phật thuyết tại mãnh vườn rừng do thái tử Kỳ Đà cùng với thí chủ Cấp Cô Độc cúng cho đức Phật và giáo đoàn, thuộc nước Xá Vệ. Đó là trình bày về không gian mà đức Phật nói kinh.

Thành phần tham dự pháp hội này thì gồm: Quý thầy tỳ kheo lớn như: Xá Lợi PhấtMục Kiền LiênCa DiếpCa Chiên DiênCâu Hy laLy Bà ĐaChâu Lợi Bàn Đà GiàNan ĐàA Nan ĐàLa Hầu LaKiều Phạm Ba Đề,Tân Đầu Lô Phả La ĐọaCa Lưu Đà DiKiếp Tân NaBạc Câu LaA Nậu Lâu Đà, những vị đệ tử lớn như thế.

Ở đây chỉ cho hàng Thanh Vănbước đầu thực hành 37 phẩm trợ đạo, nay cũng hướng đến Tịnh độ bằng niệm danh tự tánh Di Đà để đạt thành quả vị Phật. Đây là những vị đệ tử xuất gia của đức Thế Tôn hiện thời ở Ấn Độ.

Còn hàng Bồ tát lớn thì có Đại trí Văn thù Sư Lợi. Ngài Văn Thù Sư Lợi được mệnh danh là con của đấng pháp vương (pháp vương tử), tức từ pháp mà sinh ra, cũng biểu trưng cho trí căn bản, tức trí giác ngộ hay trí Phật vậy.

Thứ đến là Bồ tát A Dật Đa tức Bồ tát Di Lạc, cũng gọi là Từ Thị, do lúc còn nhỏ Ngài đã không ăn thịt chúng sinhBồ tát Di lạc có sở trường chuyển thức thành Trí, nên gọi là thành Phật về tương lai. Như vậy, ai cũng sẽ thành Phật về tương lai cả, nếu biết chuyển thức thành trí, hay chính là niệm tự tánh Di Đà của mình vậy.

Thứ đến là Bồ tát Càn Đà Ha Đề, là dịch âm từ tiếng Phạn Gandhahastin, dịch nghĩa sang Hán văn là Bất Hưu Tức,  nghĩa Việt là “không ngừng nghỉ”, nghĩa là muốn chuyển thức thành trí thì phải niệm tự tánh tương tục (cất hết sở niệm), mới đủ lực chuyển y thành nhất tâm bất loạncho đến lúc mạng mạch của dòng thức bị chặt đứt hoàn toàn (kỳ nhân lâm mạng chung thời) thì tánh giác mới hiển lộ.

Thứ đến là Bồ tát Thường Tinh Tấn, do niệm tự tánh không ngừng nghỉ (Bất hưu tức) mới đạt thành tinh tấn ba la mật, làm cho sáu căn không dính mắc sáu trần, hóa giải sáu thức, đạt thành giác ngộ rốt ráo (cứu cánh giác).

Thứ nhất là muốn làm cho căn bản trí hiển lộ (Văn Thù Sư Lợi), thì phải chuyển thức thành trí (A Dật Đa), và phải dụng công miên mật không dừng nghỉ (Bất Hưu Tức), và phát nguyện dụng công không mệt mỏi (Thường Tinh Tấn), mới đủ lực trực nhập tự tánh Di Đà của mình, tức đạt thành “tâm không điên đảo, tức được vãng sinh”. Đó là bốn yếu tố căn bản, mà hành giả nào cũng phải thực hành, mới giải thoátgiác ngộ.

Thứ đến là hàng chư thiên thì có Trời Đế Thích.v.v….cùng với đại chúng đều đến hội họp. Đại chúng đủ thành phần như vậy, nói lên pháp môn niệm tự tánh Di Đà này có công năng nhiếp hóa tất cả vọng tâm. Bởi một tâm của chúng sinh có đủ mười pháp giới là: Địa ngụcngạ quỉsúc sinhA tu la, người, trời, Thanh VănDuyên giácBồ tát và Phật. Còn tự tánh Di Đà là toàn thể nhất tâm, nên nói “pháp giới tạng thân” hay “Như Lai tạng tâm”. Hiểu được ý này, nên Thiền sư Tông Bổn nói: “Ý thánh tình phàm đều ném hết. Một vầng trăng sáng giữa trời treo”.

Tâm Như Lai gồm đủ bốn đức tính là: Thường - lạc – ngã - tịnh, cũng gọi là thủy giácbổn giácchân nhưPhật tánhBồ đềniết bànVì vậy nên nói “ba đời mười phương Phật, A Di Đà đệ nhất” nghĩa là các đức Phật trong 10 phương ba đời, không vị Phật nào là không nhất tâmTrì danh hiệu Phật A Di Đà là trì lấy nhất tâm. Vì trì lấy nhất tâm, nên tóm thâu hết thảy pháp môn, và xóa sạch mọi vọng tâm duyên lự, nên gọi là tổng nhiếp.

Vì vậy cho nên, pháp trì danh tự tánh Di Đà, hay niệm Phật tam muội này khế hợp với Phật tâm tông hay chính là Thiền tông vậy. Chúng ta hãy nghe Phật hoàng Trần Nhân Tông nói về cõi Tịnh độ trong tác phẩm Cư Trần Lạc đạo của ngài: “Tịnh độ chính là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến tây phươngDi Đà là tánh giác sáng soi trong mỗi tâm hồn, mựa phải nhọc tìm về cực lạc”. Xin hành giả liễu tri.

 

Ghi chú:

 

1.Nhờ lực tu huệ mà dứt trừ được phiền não, nhưng chưa đắc được diệt tận định.

2.Đạt được diệt tận định, nên cả tâm và trí thảy đều giải thoát nên nói câu giải thoát.

3.Ở trong câu giải thoát, nhưng thông hiểu tất cả văn nghĩa và được bốn vô ngại giải: pháp vô ngại tức không bị ngăn trệ về giáo phápNghĩa vô ngại tức biết rõ nghĩa lý của giáo phápgiải thích không hề ngưng trệ.Từ vô ngại tức thông đạt mọi ngôn từ.Nhạo thuyết vô ngại, hay biện thuyết vô ngại tức dùng ba loại trí ở trên mà vì chúng sinh nói pháp một cách trôi chảy, hợp chánh lý, không ngưng trệ.

4.Bồ Tát đã chứng được Pháp Thân.

5.Tất cả có 2 cõi trời Dục Giới ở núi Tu Di và 26 cõi trời ở trên Hư Không, cộng là 28 cõi.

6.Nhất chúng sinh tâm cụ thập pháp giới.

 

-----------------

Chánh văn:


Bấy giờ đức Phật bảo Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.

5.Giải thích từ ngữ:

1.Bấy giờ: Là lúc đức Phật nói kinh này.

2.Trưởng lão Xá Lợi Phất: Như trên đã giải là vị đạo cao đức trọng, có trí tuệ đệ nhất trong hàng tỳ kheo; nên cũng gọi ngài là Đại trí Xá Lợi Phất.

3.Tùng thị:Là từ nơi tâm thức, chứ không phải không gian bên ngoài.

4.Phương tây: Phương mặt trời lặn, đức Phật lấy phương mặt trời lặn để chỉ  cho đi vào đêm trường tịch tịnh, hay chính là nghệ thuật thanh tịnh hóa tâm hồn (niệm danh tự tánh).

Tùng thị là từ nơi vọng tâmtây phương dụ cho tâm tịnh, chứ không nên hiểu là không gian bên ngoài; nên cổ đức dạy: “Chớ bảo tây phương xa, tây phương trước mắt mình, nước xuôi về biển lớn, trăng lặn chẳng lìa trời”. (1)

5.Quá thập: Là vượt qua mười, dụ cho mười vọng tưởng căn bản phiền não hay mười kiết sử trong tâm. Từ mười vọng tưởng căn bản này phát sinh vạn ức vô cùng tận; nên ở phẩm Phổ môn kinh Pháp Hoa đức Phật dụ cho Vô tận ý. Mười kiết sử là: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiếnbiên kiếntà kiếnkiến thủ kiến và giới cấm thủ.

6.Phật độ: Là cõi Phật, dụ cho cõi chân tâm thanh tịnh.

7.Thế giới cực lạc: Là thế giới có niềm an lạc tuyệt đối (chân lạc), thế giới của tự tánh niết bàn, nên nói: chân thường, chân lạc, chân ngãchân tịnh.

8.Kim hiện tại thuyết pháp: Kim là nay, hiện tại là bây giờ; thời gian là bây giờ, không gian là ở đây; tức dụ cho thực tại tuệ giác. Vì thực tại tuệ giác nên không một pháp có thể nói ra, vì nói ra là vọng; bởi lý nhất tâm bất loạn vậy.

 

6.Lược giải:

Mở đầu kinh văn, đức Phật gọi Ngài Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ số một trong hàng tỳ kheo để giới thiệu về thế giới cực lạc của đức Phật A Di Đà; và nói về thời gian và không gian để đến đó. Thời gian để đến đó thì phải vượt qua mười (quá thập), tức dụ cho vượt qua mười căn bản phiền não ở trong tâm. Vì vậy cho nên, Tổ Huệ Năng nói là “Luận về tướng mà nói, thì số dặm có mười vạn tám ngàn, tức chỉ cho trong tâm có mười ác và tám tà, nên nói xa vậy” (2). Từ mười vọng tưởng căn bản, và tám thức tâm vương lệch ra bên ngoài, phát sinh vạn ức không thể tính đếm hết vọng tâm tư lự. Nay đức Phật Thích Ca dẫn hóa hàng Thanh Văn hướng đến niệm danh tự tánh Di Đà, làm cho nhất tâm bất loạn để đạt thành Phật quả. Như vậy, thời gian để đến cảnh giới cực lạc là vô hạn định, bởi do căn cơ của từng hành giả cao hay thấp, miên mật hành trì hay biếng nhác mà có mau chậm. Vì vậy cho nên,
Tổ Huệ Năng nói: “Nói xa là vì kẻ hạ căn, nói gần là chỉ cho người thượng trí”. Bậc thượng trí mỗi khi nhận ra tự tánh bất sinh bất diệt, thì tức thời một quyết là đi vào đại định; còn chúng ta tu bao nhiêu năm mà vẫn chưa định một chút nào cả, nên rất xa thật xa, đi mãi cũng không thấy đến.

Thế giới cực lạc là thế giới có niềm an lạc tuyệt đốitức chỉ cho thế giới của chân tâm, mà chân tâm thì ai cũng có, nên nói không xa không gần. Bởi bậc thượng căn thượng trí, chỉ cần niệm lấy tự tánh Di Đà trong thời gian khảy móng tay là đã chứng bậc vô sinh.


Còn hàng hạ căn hạ cơ, tu bao lâu tâm cũng khó định, nên nói rất xa. Như vậy, thế giới cực lạc là thế giới chân tâm, và thời gian để đi đến đó hay chứng nhập chân tâm, cũng là do dụng tâm đắc lực hay biếng nhác mà có mau chậm; chứ không phải thời gian và không gian vật lý; không phải là Thiên quốc (heaven) như niềm tin của các tôn giáo nhất thần. Nếu cõi cực lạc của đức Phật A Di Đà là cõi không gian vật lý, thì vẫn bị lý tính vô thường và vô ngã chi phối, tức còn khổ đau, thì không thể gọi là cực lạc được. Vì vậyA Di Đà như trên đã giải là dịch âm từ tiếng Phạn अमिताभ, amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là "vô lượng quang" (ánh sáng vô lượng); amitāyus có nghĩa là "vô lượng thọ" (thọ mạng vô lượng), chỉ cho tự tánh Di Đà mà ai cũng có (3).  Vì vậy cho nên, trong kinh Duy Ma Cậtđức Phật Thích Ca dạy: “Muốn được cõi tịnh thì phải tịnh tâm mình, tùy tâm mình tịnh thì cõi tịnh độ tự hiện ra”. Phương tây là phương mặt trời lặn, dụ cho đêm trường thanh tịnh, nên hướng đến phương tây chính là thanh tịnh hóa tâm hồn, chứ không phải phương hướng của không gian bên ngoài.


Trong luận Khởi Tín, Ngài Mã Minh dạy: “Chân tâm vốn ly niệm, nếu khởi niệm lên để niệm Phật, đâu khỏi tự làm khuấy rối lại tâm mình ư?”.

Trong Phật Tạng Kinh nói: “Không cảm giáckhông quán niệm gọi là Niệm Phật. Không nghĩ tưởng, không nói năng gọi là niệm Phật”.


Đại sư
 Châu Hoằng ở Trung Hoa nói: “khởi niệm để niệm Phật, đâu không trở lại trái với tâm Phật ư? Nay đây bảo rằng: Bặt các vọng niệm là thật tướng niệm Phật, lý ấy rất đúng. Song tâm tuy ly niệm, nhưng mà đã bị vô minh nhiễm ô tâm thể, vọng niệm nối chuyền như chứng bệnh nhiều năm, dân loạn lâu ngày nên gọi tập quán (thói quen). Nay muốn gắng gượng dằn ép khiến cho nó lập tức yên tịnh thì ra dứt động về tịnh, càng dứt càng động. Dầu thô niệm tạm ngừng, nhưng tế niệm vẫn còn tích tắc. Thế mà nhận cho là phải, đâu chẳng lầm lắm ư?”.


Như vậy, trì niệm danh tự “A Di Đà Phật”, có được vãng sinh không? Đó là tâm vốn vọng, lại tập thêm vọng, nó chỉ có tác dụng là gom đa niệm về nhất niệm mà thôi, không thể vượt qua khỏi sinh tử, nên không thể vãng sinh.


“Kim hiện tại thuyết pháp” là biểu trưng cho thực tại tuệ giác; bởi thời gian là bây giờ và không gian là ở đây. Vì thực tại tuệ giác, nên không một pháp có thể nói ra; bởi nơi tánh giác không vọng lập ngữ ngônxa lìa mọi ảnh tượng trong tâm. Vì vậy cho nên, trong Luận Khởi Tín, ngài Mã Minh nói: “Hết thảy các pháp từ trong bản chất của nó vốn xa lìa mọi tướng danh tựxa lìa mọi tướng nói năng, xa lìa mọi tướng tâm duyên lự, rốt ráo bình đẳng, không có biến đổi, không thể phá hoại, chỉ là nhất tâm, nên gọi chân như”.


Như vậy, “nhất tâm” đồng nghĩa với “chân như”, mà tạm gọi là thuyết pháp vậy thôi. Kinh A Di Đà là đốn giáo, thuộc Bồ tát tạng cho nên người niệm và đối tượng niệm vốn không tịch, mới đạt đến nhất tâm. Nếu nơi tự tánh Di Đà mà có pháp vọng sanh ra thì không thể nhất tâm được. Vì vậypháp trì danh niệm Phậtquán tượng niệm Phật và quán tưởng niệm Phật là pháp an lập ý của Nhị thừa; không phải là pháp niệm Phật tam muội, và cõi tịnh độ mà kinh này chỉ dạy. Xin hành giả liễu tri.

 

Ghi chú:

1.Mạc đạo tây phương viễn, tây phương tại mục tiền, thủy lưu quy đại hải, nguyệt lạc bất ly thiên.

2.Tám thức tâm vương lệch ra bên ngoài.

3.Tự tánh Di Đàduy tâm tịnh độ.

------------------

Chánh văn:


Này Xá Lợi Phất, cõi đó vì sao tên là Cực lạc?

*Vì chúng sinh trong cõi đó không có những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên cõi đó tên là cực lạc.

*Này Xá Lợi Phất, lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên cõi đó tên là Cực Lạc.

*Này Xá Lợi Phất, lại nữa trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạclưu lypha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu lypha lêxa cừxích châumã não.

*Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch.

Này Xá Lợi Phất, cõi Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như vậy đó.

 

7.Giải thích từ ngữ:

1.Sự khổKhổ thì rất nhiều, nhưng không ngoài tám thứ sau:

-Sinh là khổ: Người sinh và kẻ được sinh ra đều khổ.

-Già là khổ: Mỗi tuổi mỗi già hóa ra lóng ngóng, mắt lờ tai điếc, tay chân run rẩy, thân thể bất an, ngày đêm mệt mỏi.

-Bệnh là khổ: Thân bệnh và tâm bệnh đều khổ.

-Chết là khổ: Khi sắp chết thì toàn thân đau nhức, sáu giác quan yếu dần.

-Thương mến nhau mà phải xa lìa là khổ.

-Cầu không toại ý là khổ.

-Oán ghét nhau mà phải ở bên nhau hay thường đối đầu nhau là khổ.

-Thân năm ấm tăng giảm bất chừng là khổ.

2.Không có những sự khổ, là chỉ cho khổ diệt (diệt đế hay niết bàn). Đoạn trừ 10 kiết sử thì niết bàn hiển lộ, nên nói “quá thập”.

3.Điều vui: Điều vui ở đây là niềm vui không còn bị nghiệp thức chi phối, nên nói chân lạc, cực lạc, hay niết bàn.

4.Bảy lớp bao lơn: Dụ cho 7 thánh pháp để thành tựu Phật đạo, gồm:

-Tín tài:Tin nhận tự tánh thanh tịnh bản nhiên (tin nhận chánh pháp).

-Giới tài: Giữ tâm địa giới thanh tịnh.

-Tàm tài: tự hổ thẹn không tạo nghiệp nhân xấu ác.

-Quí tài: tự hổ thẹn với pháp bất thiện, và pháp sanh diệt.

-Văn tài: hướng tâm miên mật nghe lại tự tánh Di Đà.

-Thí tài: xả ly rốt ráo ngã chấp và pháp chấp, cũng gọi là hằng thuận pháp tánh tức nghe bằng nghe, thấy bằng cái thấy.v.v…

-Huệ tàinhiếp tâm không tán loạn để soi rõ tánh chân thật của các pháp.

Bảy pháp thánh tài này như bao lơn bao bọc chung quanh hành giả vậy, nên kinh gọi là “Thất trùng lan thuẩn”.

5.Bảy lớp lưới giăng: Dụ cho 7 thánh nhân, gồm:

-Tùy tín hành: Tin tự tánh Di Đà thanh tịnh bổn nhiên, mà thực hành.

-Tùy pháp hành: Tin pháp niệm danh tự tánh mà thực hành.

-Tín giải: Tin tự tánh giải mở mọi chấp thủ (triền phược) mà thực hành.

-Kiến chí: Thấy chỗ tột cùng của giải thoát mà hành trì.

-Thân chứngTự tâm hành giả đạt được nhất tâm bất loạn, hay chứng vào vô sanh.

-Huệ giải thoát: Nhờ nương vào ánh sáng vô lượng của chân tâm nên lìa khỏi mọi vướng mắc, đoạn trừ các lậu hoặc.

-Câu giải thoát: Nhờ phát huy huệ giải thoát đến rốt ráo nên lìa hẳn chướng phiền não và chướng sở tri, được diệt tận định.

Bảy lớp lưới báu ở trên bao bọc, che chở, làm cho hành giả thoát hẳn hai thứ phiền não và sở tri; đạt thành giải thoát tối thượng.

6.Bảy lớp hàng cây: Dụ cho 7 thắng pháp nhờ nương vào tự tánh Di Đà, gồm:

-Thân thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên đạt thân kim cương bất hoại.

-Như pháp trụ thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên chân tâm như pháp trụ, mà không bị vọng tâm chi phối làm cho sai lạc chân thật.

-Trí thắng: Nhờ nương tự tánh Di Đà nên thành tựu 4 trí vô ngại (pháp vô ngại trínghĩa vô ngại trítừ vô ngại trí, biện vô ngại trí).

-Cụ túc thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên đầy đủ muôn hạnh lành.

-Hành xứ thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên tâm hành xứ diệtthành tựu chánh định rốt ráo.

-Bất khả tư nghì thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà, nên sức oai thần của chân tâm không thể nghĩ bàn hiển lộ.

-Giải thoát thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên lìa hẳn chướng phiền não và chướng sở trigiải thoát hoàn toàn.

Bảy thắng pháp này trụ vững gốc rễ như bảy hàng cây báu, giúp hành giả đạt thành giải thoát giác ngộ, hay chứng đắc niết bàn.

7.Bốn chất quý báu bao bọc giáp vòng: Vàng, bạc, lưu lipha lê, biểu trưng cho bốn đức tính của niết bàn là: Thường - lạc – ngã - tịnh, cũng dụ cho pháp thân bao trùm bốn phương; nên ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ nói: “Thân báu Di Đà tại đáy lòng, bốn phương thân pháp tỏa mênh mông”.

8.Ao bảy báu: Dụ cho Như Lai Tạng tâm chứa đầy đủ đức tướng và trí tuệ Như lai; nên cũng dụ toàn là bảy chất quí báu. Cũng dụ cho thực hành bảy chi phần giác ngộ: Niệm, trạch pháptinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả mà đạt thành nhất tâm. Ao bảy báu hay bình thanh tịnh (thanh tịnh bình) đều ẩn dụ cho lý nhất tâm vậy.

9.Nước tám công đức:

1) Trừng thanh (lặng trong), khác với nước ở cõi phàm là vẩn đục.

2) Thanh lãnh (mát dịu), khác với nước cõi phàm là khi thì lạnh quá, lúc thì nóng quá.

3) Cam mỹ (ngon ngọt), khác với nước cõi phàm lúc thì mặn quá, khi thì nhạt quá.

4) Khinh nhuyễn (mềm nhẹ), khác với nước cõi phàm là nặng chìm.

5) Nhuận trạch (đượm nhuần, bóng nhoáng), khác với thứ nước cõi phàm là ướt átthối nát, phai mầu, nhợt nhạt.

6) An hòa (yên ổnhòa nhã), khác với thứ nước cõi phàm là chảy mau và dữ tợn.

7) Trừ cơ khát (hết đói khát), khác với thứ nước cõi phàm là có lúc sinh ra lạnh bụng.

8) Trưởng dưỡng chư căn (nuôi lớn mọi căn), khác với mọi thứ nước cõi phàm là làm tổn hoại mọi căn, làm rối loạn sinh mạng, làm chìm đắm tâm tư.

Còn nước tám công đức này có tính cách trong trẻomát mẻ, ngon ngọt, mềm dịu, thấm nhuần, an hòa, trừ đói khát (không còn dục vọng), nuôi lớn các căn tức làm cho nước tâm trong lặng bằng niệm tự tánh Di Đà, hay thiền định.

Như vậy, nước tám công đức ở đây là diệu dụng của chân tâmthoát ly trần cấu, hòa vào thế giới hoa tạng, hay chính là pháp giới tạng thân A Di Đà.

10.Thềm bậc: Chỉ cho giới đức thanh tịnh. (1)

11.Đường ở bốn bên ao: Niệm tự tánh Di Đà nên đi vào nhất tâm (định), nên nói đường ở bốn bên, tức lìa khỏi bốn câu (ly tứ cú). Thế gian thì đi vào đường sanh tử của sanh - trụ - dị - diệt (bốn bên), còn hành giả niệm tự tánh Di Đà thì đi vào “nhất tâm bất loạn”, tức đường bất sanhbất diệt hay vô sanh vậy.

12.Trên thềm đường có lầu gác: Lầu gác ở trên cao là dụ cho tuệ giác, tức tầm nhìn không bị hạn cuộc (vô nhãn giới), hay chính là trí bát nhã vậy.

Thềm là nền móng, dụ cho tâm địa giới, đường là đưa tâm ra khỏi sanh diệt nên dụ cho định, lầu gác là dụ cho tuệ. Ba môn giới - định - tuệ dụ cho bảy báu trang sức tâm hành giả, để đạt thành giới thân huệ mạng, vượt khỏi sanh tử.

13.Hoa sen như bánh xeHoa sen là dụ cho tự tánh không nhiễm ô, hay tuệ giải thoát tối thượng, đạt thành mạng sống vô lượng (bởi tánh giác vô thủy vô chung), ánh sáng vô lượng (tuệ giác trùm khắp pháp giới). Màu xanh biểu trưng cho định căn, vàng biểu trưng cho niệm căn, đỏ biểu trưng cho tinh tấn căn, trắng biểu trưng cho tín căn, và một màu tổng hợp biểu trưng cho tuệ căn, tạo nên nhất chân pháp giới; một là tất cả, và tất cả là một. Đó chính là ánh sáng giác ngộ của chư Phật, và cũng biểu trưng cho hào quang của đức Phật vậy.

14.Công đức trang nghiêm:Trở lại với tự tánh thanh tịnh nhiệm mầu, nên trong kinh Đại Bát nhã phẩm Kim Cương đức Phật dạy: “Trang nghiêm cõi Phật, tức chẳng trang nghiêm, mới là trang nghiêm”, có nghĩa là trở lại sống với tâm thanh tịnh sáng suốt bổn nhiên, mà tạm gọi là trang nghiêm vậy thôi. Vì vậy cho nên nói: “Tự tánh Di ĐàDuy tâm tịnh độ”.


8.Lược giải:

Trước hết đức Phật nói tổng quát về thế giới cực lạc, hay chính là cảnh giới niết bàn của chư Phật thì không có sự khổ, chỉ thọ nhận những điều vui, nên nói chân lạc. Còn thế giới Ta bà hay thế giới sanh diệt của chúng ta thì đủ mọi thứ khổ, nào là: Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cầu mà không toại ý là khổ, thương mến nhau mà phải xa lìa là khổ, oán ghét mà luôn đối đầu nhau là khổ, năm ấm tăng giảm bất thường là khổ. Nếu còn sống trên tình thức là còn bị dính mắc, nên bị vọng thức chi phối là còn khổ. Tình thức của chúng ta bị chia chẻ manh mún, bởi sự lộng hành vô độ của dục ái, đã đẩy đưa chúng ta lang thang từ vạn kiếp luân hồi, với bao khổ lụy bi ai. Đó chính là do dòng năng lực tiềm tại trong tâm thức, hay chính là nghiệp lực vậy. Nhưng nay nhờ nương vào niệm tự tánh Di Đà, đạt thành nhất tâm bất loạn, nên đoạn tận mọi khổ đau, và chỉ còn lại an vui tuyệt đãi, nên nói cực lạc. Không có những sự khổ là chỉ cho khổ diệt hay diệt đế; mà diệt đế chính là niết bàn. Vậy muốn chứng đắc niết bànđức Phật dạy là phải vượt qua mười kiết sử, đó là: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiếnbiên kiếntà kiếnkiến thủ kiến và giới cấm thủ, nên nói “quá thập”, cũng nói “A Di Đà Phật thành Phật đến nay đã mười kiếp” tức vượt qua mười vọng tưởng kiết sử thì tự tánh Di Đà hiển lộ.
Tiếp theo là nói chi tiết về cách trang nghiêm cõi cực lạc.

Trước hết là nói về bảy lớp lan can, hay chính là bảy pháp thánh tài (thất thánh tài): Một là tin nhận tự tánh Di Đà thanh tịnh bản nhiênvô thủy vô chung nên nói Vô lượng thọvô lượng quangvô lượng trang nghiêm (tín tài). Hai là trở lại sống tròn đầy với giới tâm thanh tịnh (giới tài). Ba là tự hổ thẹn với những điều ác đã làm (tàm tài). Bốn là tự hổ thẹn để ngăn ngừa những điều ác chưa phạm (quý tài). Năm là hướng tâm miên mật nghe lại tự tánh của mình, cũng gọi là “phản văn, văn tự tánh” (văn tài). Sáu là xả sạch chấp ngã và chấp pháp (thí tài), cũng gọi là hằng thuận pháp tánh, tức cái nghe chỉ bằng cái nghe, cái thấy chỉ bằng cái thấy.v.v…Bảy là đạt thành nhất tâm bất loạn nên soi rõ thật tướng của các pháp (huệ tài).
Thứ hai là nói đến bảy lớp lưới giăng hay bảy nhân tố thành tựu bậc thánh (thánh nhân): Một là do tin vào tự tánh Di Đà thanh tịnh bản nhiên mà thực hành (tùy tín hành), chứ không phải tin thế giới cực lạc của đức Phật Di Đà bên ngoài tâm. Nếu tin thế giới cực lạc của Phật A Di Đà bên ngoài, thì đồng nghĩa với niềm tin Thiên quốc với thiên đàng của ngoại đạo. Hai là tin vào pháp niệm Phật tam muội, hay niệm danh tự tánh Di Đà mà thực hành (tùy pháp hành). Ba là tin tự tánh giải mở hết thảy chấp thủ mà thực hành (tín giải). Bốn là thấy chỗ tột cùng của giác ngộ là tri kiến Phật mà thực hành (kiến chí). Năm là tự tâm hành giả chứng vào vô sanh (thân chứng). Sáu là nhờ đạt thành ánh sáng vô lượng của chân tâm nên lìa khỏi mọi vướng mắc (huệ giải thoát). Bảy là lìa hẳn hai chướng là: chướng phiền não và chướng sở tri (câu giải thoát).

Thứ ba là nói đến bảy lớp hàng cây, hay bảy thắng pháp thù diệu: Một là nhờ nương vào niệm tự tánh Di Đà nên đạt thành pháp thân bất hoại (thân thắng). Hai là nhờ đạt được tuệ giác vô lậu nên như pháp trụ, mà không sanh vọng tâm chấp thủ lập trước vật (như pháp trụ thắng). Ba là nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên đạt thành bốn trí vô ngại là: pháp vô ngại trínghĩa vô ngại trítừ vô ngại trí, biện vô ngại trí (trí thắng). Thứ tư là nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên thành tựu muôn hạnh lành (cụ túc thắng). Thứ năm là nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên tâm hành xứ diệtthành tựu chánh định bổn nhiên (hành xứ thắng), nên nói “liên đài tự tiêu danh” tức tâm không sở trụ. Thứ sáu là đạt thành tuệ giác tối thượng nên không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì thắng). Thứ bảy là nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên lìa hẳn chướng phiền não và chướng sở trigiải thoát hoàn toàn (giải thoát thắng). Bảy thắng pháp này trụ vững gốc rễ cành ngọn, nên dụ cho bảy hàng cây báu; giúp hành giả giải thoát giác ngộ.

Bốn chất quý báu bao bọc giáp vòng là dụ cho bốn đức tính của niết bàn đó là: chân thường, chân lạc, chân ngãchân tịnh; cũng dụ cho pháp giới tạng thân bao trùm bốn phương sáu hướng (Đông, tây, nam, bắc, tứ duy thượng hạ) nên ngài Tuệ Trung thượng sĩ nói:

“Thân báu Di Đà tại đáy lòng
Bốn phương thân pháp tỏa mênh mông
Cả trời chỉ thấy vầng trăng quạnh
Đêm lắng vào thu vũ trụ trong”.
Ao bảy báu dụ cho thực hành bảy chi phần giác ngộ:
Niệm giác phần: là thường an trú trong chánh niệm.
Trạch pháp giác phần: Là lựa chọn pháp tu, mà ở đây là niệm tự tánh Di Đà.
Tinh tấn giác phần: là dụng công phu không gián đoạn, nhằm đạt thành nhất tâm.
Hỷ giác phần: nhờ miên mật niệm tự tánh nên phiền não bị tiêu trừ, làm cho tâm an vui.
Khinh an giác phần: Nhờ niệm tự tánh, nên giải trừ được chướng sở tri,  làm cho tâm nhẹ nhàng an lạc.
Định giác phần: Nhờ niệm tự tánh nên đạt thành nhất tâm bất loạn.
Xả giác phần: Nhờ nhất tâm bất loạn, nên xả sạch chấp ngã và chấp pháp (xả liễu ngã pháp); tâm trở lại thanh tịnh bổn nhiên, nên cũng dụ cho “bình thanh tịnh” (thanh tịnh bình), hay Tịnh độ.

Thứ đến là nói nước tám công đứcCông đức là ở nơi tâm thể an địnhthanh tịnh sáng suốt bổn nhiên mà có, nên dụ cho nước trong trẻomát mẻ, ngon ngọt, mềm dịu, thấm nhuần, an hòa, trừ đói khát (không còn dục vọng). Nước này nuôi lớn các căn, tức làm cho nước tâm trong lặng bằng thiền định, bằng niệm tự tánh Di Đà của mình. Như vậy nước tám công đức ở đây là diệu dụng của chân tâm, nên thoát ly trần cấu, hòa vào thế giới hoa tạng, hay chính là pháp giới tạng thân Phật A Di Đà(2)

Tiếp theo
 là nói đến thềm bậc (giai), tức dụ cho giới đức thanh tịnh, nên trong luật Sa Di dạy: “Gần thì làm thềm bậc cho giới tỳ kheo, xa thì làm nền móng cho giới Bồ tát”. Nhờ niệm tự tánh Di Đà đạt thành nhất tâm nên giới đức thanh tịnh, tâm lìa khỏi bốn câu (3) tức tâm trở lại thanh tịnh, mà kinh văn dụ cho đường đi ở bốn bên, tức lìa “tứ cú”. Lầu gác ở trên cao là dụ cho tầm nhìn không bị hạn cuộc (vô nhãn giới) chỉ cho trí bát nhã, hay tuệ giác trùm khắp pháp giới. Thềm là nền móng dụ cho tâm địa giới; đường đi là đưa tâm ra khỏi sanh diệt nên dụ cho định, lầu gác là trí tuệ. Ba môn giới - định - tuệ dụ cho bảy báu trang sức tâm hành giả, để đạt thành giới thân huệ mạng, vượt khỏi sinh tử.

Tiếp đến là nói về hoa sen, tức dụ cho tự tánh không nhiễm ô, hay tuệ giải thoát tối thượng, đạt thành mạng sống vô lượng (vô lượng thọ), ánh sáng vô lượng (vô lượng quang). Màu xanh biểu trưng cho định căn, tức gốc chân tâm thường định; vì vậy trong bài tựa kinh Địa Tạng, ngài Thật Xoa Nan Đà dịch: “Cúi đầu đảnh lễ tâm địa thanh tịnh bổn nhiên, kho tánh giác vô tận ban vui lớn đáng tôn đáng kính.(4)  Màu Vàng biểu trưng cho niệm căn, gốc của niệm là chân niệm, tức niệm chân tâm. Màu Đỏ biểu trưng cho tấn căn, gốc của tinh tấn là lực chuyển y của “vô công dụng hạnh” để đạt thành nhất tâm.  Màu Trắng biểu trưng cho tín căn, gốc của tin là tin vào tự tánh Di Đà của mình; ngoài tâm không thể tìm Phật Di Đà hay cảnh giới cực lạc nào khác. Và một màu tổng hợp biểu trưng cho tuệ căn, tức tự tánh Di Đà tổng nhiếp hết thảy  pháp giới (nhất chân pháp giới); nên gọi là “pháp giới tạng thân”, và đó chính là ánh sáng giác ngộ của chư Phật vậy.

Tiếp theo
 là nói đến công đức trang nghiêm, tức nhờ niệm tự tánh Di Đà làm cho nhất tâm bất loạn, nên trở lại với chân tâm thanh tịnh bổn nhiên của mình mà thôi, chứ thật chẳng trang nghiêm gì khác. Vì vậy cho nên, trong phẩm Kim Cương Bát nhãđức Phật dạy: “Trang nghiêm cõi Phật, tức chẳng trang nghiêm, mới là trang nghiêm”.

 

Ghi chú:

1. cận vi tỳ kheo giới chi giai thê: gần thì làm thềm bậc cho giới tỳ kheo.

2.Phù thủy thử giả bát công đức thủy tự thiên chân, tiên tẩy chúng sinh nghiệp cấu trần, biến nhậpTỳ lô hoa tạng giới, cá trung vô xứ bất siêu luân, thủy bất tẩy thủy diệu cực pháp thân, trần bất nhiểm trần phản tác tự kỷ, quyên trừ nội ngoại đản địch đàn tràng, sái khô mộc nhi tác dương xuân, khiết uế ban nhi thành tịnh độ. Sở vị đạo nội ngoại trung gian vô trược uế, thánh phàm u hiển tổng thanh lương.Bồ tát liễu đầu cam lồ thủy, năng linh nhất đich biến thập phươngtinh chuyên cấu uế tận quyên trừ, phổ sái đàn tràng tất thanh tịnh.

3.Tứ cú – không – cũng có cũng không – không có không không.

4. Khể thủ bổn nhiên tịnh tâm địavô lượng Phật tạng đại từ tôn,  nam phương thế giới dõng hương vân….

 

------------------

Chánh văn:


Lại nữa này Xá Lợi Phất, trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà laChúng sinh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc, ăn cơm xong đi kinh hành. Này Xá Lợi Phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.


Lại nữa này Xá-Lợi-Phất, cõi đó thường có những giống chim màu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã. Tiếng chim đó diễn nói những pháp như năm căn, năm lựcbảy phần giác ngộ, tám phần thánh đạo.v..v.. Chúng sinh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phậtniệm Phápniệm Tăng.

Này Xá-Lợi-Phất, thầy chớ cho rằng những giống chim đó thật là do tội báo sinh ra. Vì sao như vậy?Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ.

Này Xá-Lợi-Phất, cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có, huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi.


Này Xá-Lợi-Phất, trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm ngàn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sinh lòng niệm Phậtniệm Phápniệm Tăng.

Này Xá-Lợi-Phất, cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

9.Giải thích từ ngữ:


1.Nhạc trời
:Là tiếng âm nhạc giữa trời, cũng dụ cho tiếng tốt lời hay; cũng dụ cho cõi cực lạc không có những âm thanh xấu ác, hay những lời tục tỉuác độcmỉa mai, gây chia rẻ hận thù, gây mất đoàn kết. Nhạc trời cũng dụ cho thanh trần giữa không gianbản chất nó thật ra không có tốt xấu, nhưng do vọng tâm chấp thủ của chúng ta tạo ra phân biệt; còn ở nơi tự tánh thì không sinh vọng tâm phân biệt, như nghe nhạc trời vậy.

2.Đất bằng vàng ròng: Dụ cho sắc trần, do sống với tự tánh Di Đà toàn là tánh giác nên dụ cho vàng ròng, nên không sinh tâm chấp thủ lập trước vật. Như lời Tổ Quy Sơn nói: “Tai nghe tiếng và mắt thấy hình sắc mà tâm không dính mắc, thì chân tâm ứng dụng cùng khắp”.

3.Ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la: Hoa cũng dụ cho sắc và hương, rưới hoa dụ cho xúc. Ngày đêm là 24 tiếng, sáu thời là dụ cho khi sáu căn tiếp xúc sáu trần mà đây là sắc trần – hương trần và xúc trần, nhưng nhờ niệm danh tự tánh Di Đà nên tâm không vướng mắc. Đây là nói với hành giả đang dụng công niệm tự tánh; còn mỗi khi đã đạt được giải thoát giác ngộ rồi thì không còn ngày đêm, nên nói vô lượng quang.

4.Hoa tốt cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác: Hoa tốt cũng dụ cho sắc đẹp và hương thơm, cúng dường ở đây là xả ly mười kiết sử như đoạn trên đã nói. Bên trong không chấp trước, bên ngoài không đắm nhiểm trần cảnh (năng sở song vong), nên làm cho Phật tánh hiển lộ.

5.Trở lại bổn quốc ăn cơm rồi kinh hành: Bổn là cái gốc, quốc độ hay cõi nước thuộc về tâm, nên cũng gọi là “bổn lai diện mục”; tức trở lại với tự tánh Di Đà của mình, nên có một niềm pháp lạc vô biên, cũng gọi là thiền duyệt thực. Cơm chánh pháp cũng được gọi là bát cơm sáu hòa (lục hòa la phạn), dụ cho một chân tâm phát sanh sáu hòa hợp; tạo nên một niềm pháp lạc tuyệt đãi.

6.Những giống chim xinh đẹp nhưBạch hạckhổng tướcanh võxá lợica lăng tần giàcộng mạng; ngày đêm sáu thời kêu lên tiếng hòa nhã: Tiếng chim là dụ cho tiếng hữu tình trong suốt ngày đêm, tức phát ra bất cứ lúc nào. Nhưng nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên làm cho một ánh sáng của chân tâm (nhất minh tinh) phát sinh ra sáu hòa hợp, hay sáu căn hỗ dụng, mà không bị biến kế sở chấp hay vọng tâm đánh lừa. Thứ nữa, ở cảnh giới cực lạc thì không còn nghiệp thức, nên không có súc sanh như cảnh dục; nhưng đây là đức Phật dụ cho tiếng hữu tình cũng thuộc pháp giới tánh bổn nhiên, và tự tánh Di Đà cũng chính là Phật tánh bổn nhiên vô sở trụ, nên tạo thành năm căn, năm lực, bảy phần bồ đề, và tám chánh đạo (thuộc viên đốn).

7.Tiếng chim diễn nói pháp Năm căn, năm lực, bảy phần bồ đề và tám chánh đạo: Đây là trình bày 37 phẩm đạo của Bồ tát thuộc viên giáo, nên Bồ tát thấy bốn đế là huyễn lập trong vọng tâm (vô khổ, vô tập, vô diệt, vô đạo).

8.Ngũ căn (năm căn bổn, cội gốc):

1. Tín căn: Tin pháp niệm danh tự tánh Di Đà để đạt thành cội gốc bất sanh bất diệt, hay nhất tâm.

2. Tinh tấn căn: Miên mật dụng công niệm danh tự tánh Di Đà không ngừng nghỉ, khi nào đạt nhất tâm mới thôi.

3. Niệm căn: Chỉ một hướng để tâm niệm tự tánh Di Đà, mà không để cho tâm leo qua cơ cảnh khác.

4. Định căn: Nhờ miên mật niệm tự tánh Di Đà, nên đạt thành định tâm.

5. Tuệ căn: Nhờ nhất tâm bất loạn nên đạt thành vô lượng quang.

9.Ngũ lực (năm sức mạnh làm cho 5 căn vững chắc):

1. Tín lực: làm cho gốc tin (Tín căn) lớn mạnh bởi niệm tự tánh, nên phá hết nghi hoặctà tâm và phiền não.

2. Tinh tấn lực: Sức tinh tấn không mệt mỏi trong dụng công niệm tự tánh, nên đạt thành sức mạnh vượt thoát sinh tử.

3.Niệm lực: làm cho Niệm căn lớn mạnh, phá hết mọi tà niệm, thành tựu được công đức chánh niệm xuất thế gian.

4. Định lực: làm cho Định căn lớn mạnh bởi niệm tự tánh, nên phá hết mọi tư tưởng lăng xăng rối loạnthành tựu được tâm Định.

5. Tuệ lực: làm cho Tuệ căn lớn mạnh bởi niệm tự tánh, nên trừ hết mê hoặc bởi mười kiết sử, phát ra được trí huệ vô lậu.

10.Thất Bồ Đề Phần hay là Thất Giác Phần (7 phần giác ngộ):

1. Trạch pháp giác phần: Nhờ nương vào niệm tự tánh Di Đà nên trí tuệ tự soi rõ các pháp, mà không khởi thức phân biệt.

2. Tinh tấn giác phần: Nhờ niệm tự tánh Di Đà miên mật tạo thành lực chuyển y (tinh tấn)đến nhất tâm.

3. Hỷ giác phần: Mỗi khi vọng niệm bị loại trừ thì niềm hỷ lạc tự nhiên phát sanh.

4. Khinh an giác phần: Mỗi khi hỷ lạc phát sanh thì tâm trở nên nhẹ nhàng an lạc.

5. Niệm giác phận: Tâm thuần niệm tự tánh cho đến khi đạt được định bổn nhiên.

6. Định giác phầnĐạt được nhất tâm bất loạn, đến đây sanh đã tận, những lậu hoặc đã đoạn trừ, nên tâm thường định.

5. Xả giác phần: Mỗi khi đạt được nhất tâm bất loạn thì chướng phiền não và chướng sở tri tự đoạn trừ, tâm giải thoát hiện hữu

11.Bát Thánh Đạo Phần (8 phần Thánh Đạo):

1.Chánh kiếnChánh kiến ở đây khác với chánh kiến của Nhị thừaChánh kiến nhị thừa là do sự phát sóng của vỏ não để hình thành những khái niệm giả lập của tâm thức, nhưng đúng với hiện tượng giới; tức đúng với nhân quảnhân duyên sinh, tốt xấu, thiện ác để chuyển hóa nội tại và ngoại tại, từ xấu sang tốt, từ dữ sang hiền, từ khổ đau sang an vui.

Chánh kiến, Theo Đại Tỳ-bà-sa luận (97) thì chánh kiến được phân ra là hai loại:

- Một là hữu lậu chánh kiến hay còn gọi là thế tục chánh kiếntức chỉ cho ý thức luôn luôn tương ưng với thiện huệ hữu lậu, vì chúng quan hệ với chấp thủ của hữu lậu nên phải chuyển hướng về đường thiện để chiêu cảm quả dục đáng vui của đời vị lai.

- Hai là vô lậu chánh kiến, còn gọi là xuất thế gian chánh kiếntức chỉ cho trí vô sanh (tri kiến phi kiến) hay chính là tri kiến Phật; nên không còn nhiếp giữ ý thức tương ưng với thiện huệ hữu lậu nữa, mà nó vượt qua khỏi chấp thủ về thiện hữu lậu chánh kiến. Nhờ niệm tự tánh Di Đà nên tuệ vô lậu hiện hữu, tâm vượt thoát mọi chấp thủ, nên không qua trung gian của bộ óc suy luận, nên nói “vô kiến đảnh tướng”.

2.Chánh tư duy: Nhờ lực niệm tự tánh Di Đà nên cái tâm vô lậu dần dần ứng hợp với tâm đại niết bàn. Cũng vì lý này, nên ngài Động Sơn Lương Giới nói: “Không suy nghĩ gì chính là tâm tọa thiền vậy” (phi tư lương tức tọa thiền chi yếu dã). Như vậy Tịnh độ và thiền không hai. Chánh tư duy ở đây cũng khác với chánh tư duy của Nhị thừaChánh tư duy của Nhị thừa là suy nghĩ thiện để huân tập nghiệp thiện, đưa ý về vô thamvô sânvô hại, nhằm giúp cho ba nghiệp là thân, miệng và ý thuần thiện; đưa đến quả sanh y thiện theo nhân quả hữu lậu.

3.Chánh ngữ: Nhờ tâm duyên vào niệm tự tánh Di Đà nên thu nhiếp mọi nghiệp miệng vào chân niệm. Khác với chánh ngữ của Nhị thừa là xa lìa lời nói hư dối, hai lưỡi, ác khẩuthêu dệt. Vì những lời nói xấu ác tương ứng với vô minh sẽ đưa hành giả vào ba đường ác. Ngược lại là những lời nói chân thậtlời nói hòa hợp, lợi mình lợi người, lời nói nhẹ nhàng, không thô ác nặng nề, lời nói không thêu dệt phù phiếmtương ứng với phước báo an vui hạnh phúc. Nói chung, những lời nói nào mang lại an lạc cho mình, cho người, và cho tất cả; chúng tạo nhân hướng thiện làm phước báo sanh y cho hành giả trong tương lai thì đó gọi là chánh ngữ.

Trong kinh Đại Bát Niết bàn trước khi đức Phật nhập diệt, có đệ tử hỏi: 

“Bạch Thế tôn, sau khi Phật nhập Niết bàn rồi, người đời sau gặp nhiều sách vở ngoại đạo với kinh Phật không làm sao phân biệt. Vậy biết tin theo lời nào để tu? 

Phật bảo, không luận là lời nói của ai, miễn là lời ấy đúng sự thật, hợp chân lý thì cứ tin theo đó mà tu“. 

Đó là chúng ta nói đến chánh ngữ của Nhị thừangoài ra nếu hành giả từ bỏ bốn cách nói trên vượt qua mọi tự ngôn tự ngữ trong tâm, nên tương ứng tự tánh thanh tịnh bổn nhiên, đạt thành: Lời chân, lời thật, lời như, lời không luống dối, lời không sai khác (1) với tâm vô sở trụ, thì những lời nói này thuộc chánh ngữ vô lậu.

4.Chánh nghiệp: Nhờ tâm niệm tự tánh Di Đà nên thân không còn bị vọng tâm chi phối sai sử tạo thành những nghiệp nhân xấu ác.  Khác với chánh nghiệp của Nhị thừa, là chỉ cho hành động, tạo tác chân chánh (tác nhân thiện nghiệp), tức chỉ thân, miệng, ý ba nghiệp thuần thiện; tức xa lìa sát sanh, không cho mà lấy, tà dâmnói dối .v.v… nói chung là hành giả sống từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động luôn xa lìa nghiệp ác, gọi đó là chánh nghiệp.

Còn chánh nghiệp của người xuất gia là trên nương giáo pháp của đức Phật để tu tâm, dưới tùy duyên mà hóa độ chúng sanh theo chánh pháp. Còn ngược lại, thì gọi là tà nghiệpgồm có bốn loại như sau:

1.Làm ruộng, làm vườn, làm thuốc để kiếm cơm, áo, gọi là Hạ Khẩu Thực.

2.Làm những phép ngửa mặt xem trăng, sao, mặt trời, mưa, gió, sấm, sét, chớp, xem thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, xem địa lý phong thủy, phương hướng, huyệt mộ.v.v… để kiếm cơm áo, gọi là Ngưỡng Khẩu Thực.

3.Nịnh hót những người giàu cóquyền thế, lãnh sứ mạng giao hảo đi sứ bốn phương, nói khoác lác để kiếm nhiều lợi, tổ chức ca sĩ, MC ca hát nhằm tập hợp quần chúng cho nhiều để vận động tiền bạc gọi là Phương Khẩu Thực.

4.Học những phép bùa chú, tà thuật, bói toán cát hung, coi tuổi tốt xấu, xem xăm, dương sao giải hạn, đi cúng kiến, trấn ngũ phươngphá địa ngục, giải tấu quỉ thần để kiếm cơm áo, gọi là Duy Khẩu Thực.

5.Chánh mạng: Nhờ niệm tự tánh Di Đà nên mạng mạch của tâm thức không đi vào nghiệp nhân xấu ác, dần dần được nhất tâm bất loạn. Còn chánh mạng của Nhị thừa chính là chánh nghiệp được nhìn dưới khía cạnh nghề nghiệp. Nói một cách cụ thểchánh mạng là không làm những nghề tổn hại đến sự sống, đến nhân cách và quyền lợi của kẻ khác như buôn người, nuôi súc vật để kinh doanh, săn bắn, chài lưới, buôn bán vũ khí, rượu, ma túy, sách báo phim ảnh đồi truỵ, bạo lực, căm thù, hoặc bóc lột sức lao động người khác v.v... Tất cả các nghề nghiệp này, một mặt làm thiệt hại đến đời sống vật chấttinh thần của mình, của người và toàn bộ xã hội. Mặt khác, nó ảnh hưởng trở lại chính tâm hồn mình, phá hủy các đức tính cao quý như từ - bi - hỷ - xả, đồng thời tăng trưởng lòng tham, sân, si, tức những nhân tố gây ra đau khổ cho mình và kẻ khác. Nghề nghiệp bất chánh tác động qua lại, biến cuộc sống thành một vòng luẩn quẩn của khổ đau.

6.Chánh tinh tấn: Nhờ miên mật niệm tự tánh Di Đà nên đạt được nhất tâm bất loạnchứng đắc Niết Bàn tối thượng. Còn chánh tinh tấn của Nhị thừa là nỗ lực đoạn trừ tà kiến, tà tư duytà ngữtà nghiệptà mạng, tà niệm, tà định để thành tựu chánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh niệm và chánh định.  Chánh Tinh Tấn cũng còn gọi là Tứ Chánh Cần, tức nỗ lực ngăn chận những tư tưởng bất thiện, không cho chúng phát khởiNỗ lực tiêu diệt các tư tưởng bất thiện đã khởi, không cho chúng phát khởi trở lạiNỗ lực khởi lên những tư tưởng thiện chưa có, nỗ lực duy trì và phát huy các tư tưởng thiện đã phát khởi. Nói cách khác, chánh tinh tấn chính là năng lượng nuôi dưỡng và phát huy chánh tư duy. Với tác dụng này, nó còn là năng lượng biến các yếu tố khác trong Bát Chánh Đạo thành hiện thực diệt khổ.

7.Chánh niệm: Chỉ thuần nhất một niệm tự tánh Di Đà, chứ không cho tâm leo qua cơ cảnh khác, nhằm dần dần đủ năng lực chuyển y đạt đến nhất tâmVì vậy cho nên ngài Huệ Năng dạy: “Vô niệm niệm tức chánh, hữu niệm niệm thành tà” (2).

Còn chánh niệm của Nhị thừa là nhớ nghĩ để đoạn trừ tà kiến, tà ngữtà mạngtà nghiệp. Cũng có nghĩa là sống có ý thứcbiết mình đang làm gì, nghĩ gì, nói gì và do đó có thể soi sáng mọi tư tưởngngôn ngữ và hành động mình bằng lý nhân quảnhân duyên sinh để chuyển hóa thân tâm và ngoại tại, từ xấu sang tốt, từ dữ sang hiền thiện, từ khổ đau sang an vui. 

8.Chánh định: Nhờ niệm tự tánh Di Đà nên đạt thành nhất tâm, đi vào đại định bổn nhiên, không còn trở lại sanh tử nữa; nên nói “Đức Phật thường đại định”.

Vì đây là giáo viên đốn, nên chỉ nói từ năm căn trở lên mà thôi; không nói về bốn niệm xứbốn chánh cầnbốn như ý túc thuộc pháp đối.

12.Niệm Phậtniệm phápniệm Tăng chi tâm: Nhờ niệm tự tánh Di Đà nên đạt thành nhất tâm bất loạn, làm cho trí giác bừng sáng và hòa hợp tuyệt đãi. Đó chính là niệm Tam Bảo của tự tâm vậy.

13.Tiếng gió thổi nhẹ (bát phong xuy động): là dụ cho một chút lợi, một chút suy hao, một chút chê bai chỉ trích, một chút gián tiếp khen ngợi, một chút trực tiếp ca tụng, một chút dựng sự giả dối nói xấu, một chút chướng duyên, một chút thuận ý đều lay động tâm thức chúng ta.

14.Hàng cây báu và mành lưới báu: Cây có gốc rễ trụ vững dụ cho đại định; mành lưới báu bao bọc dụ cho giới đức. Người có giới, có định thì tám ngọn gió trên không làm cho tâm lay chuyển được.

10. Lược giải:


Thứ nhất nói cõi nước cực lạc thường trỗi nhạc trờiÂm nhạc là dụ cho tiếng hay, trời ở đây không phải là chư thiên vì cõi cực lạc không có luân hồi; mà ám chỉ cho lời hay tiếng tốt giữa không gian không để cho vướng vào lòng, mỗi khi sống trọn vẹn với tự tánh Di Đà của mình. Như vậy, những tiếng xấu ác giữa không gian có để cho dính vào lòng không? Tất nhiên là không, vì sống được với tánh giác ngộ của mình. Còn chúng ta thì, tiếng tốt tiếng xấu gì đều dính hết; vì còn tình thức là còn động cơ của chấp ngã và chấp phápĐức Phật đưa ra thanh trần tiêu biểu cho sáu trần, để minh chứng cho cõi cực lạc, hay cảnh giới chân như vô sở trụ.


Thứ hai là cõi cực lạc thì đất toàn vàng ròng để dụ cho chân tâm thì không còn tạp niệm, không còn bị nghiệp nhân xấu ác chi phối; chứ vàng ở đây không phải là kim loại quý hiếm của thế gianVì vậy, nói đem nghiệp mà vãng sanh (đới nghiệp vãng sanh) là nói sai lời Phật dạy vậy.  Vì nghiệp thuộc sanh diệt, mà đem vào chân tâm thì không thể được; mà phải lìa khỏi vọng tâm thì chân tâm mới hiển lộ, nên nói “Liên đài tự tiêu danh”.


Thứ ba là cõi cực lạc suốt ngày đêm đều rưới hoa trời mạn đà la; hoa là dụ cho hương trần và sắc trần, rưới là dụ cho xúc trần. Dụ cho mỗi khi sống được với tự tánh Di Đà rồi, thì suốt ngày đêm, sáu căn không dính mắc sáu trần để sanh ra sáu thức phân biệt của vọng tâm. Còn cảnh giới cực lạc, hay chân tâm thì không có ngày đêm, mà luôn luôn sáng mãi nên nói vô lượng quang.


Thứ tư là đem hoa tốt cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác. Phương khác là dụ cho bên ngoài, cúng dường ở đây là xả ly chấp pháp bằng cách vượt qua mười kiết sử; bởi hết thảy các pháp bên trong và bên ngoài đều không thật thể.


Tổ Qui Sơn nói: “Hết thảy các pháp trong, ngoài đều là không thật thể, từ tâm thức biến hiện nên đều là giả danh”. Cúng dường Phật là xả ly không năng sở, tức dụ cho nhất tâm bất loạn vậy.


Chính nhờ xả ly rốt ráo nên tâm mới trở lại với cái gốc bất sanh bất diệt sẵn có của mình, nên kinh nói “hoàn đáo bổn xứ”. Bổn là cái gốc, quốc độ hay cõi nước thuộc về tâm nên cũng gọi là “ bổn lai diện mục”; tức trở lại với tự tánh Di Đà của mình. Cơm chánh pháp cũng được gọi là bát cơm sáu hòa (lục hòa la phạn), dụ cho một chân tâm phát sanh sáu hòa hợp; tạo nên một niềm pháp lạc tuyệt đãi mỗi khi sáu căn không còn dính mắc sáu trần.

Thứ năm là nói đến tiếng hót và sắc đẹp của các loài chim như: Bạch hạcKhổng tướcAnh võXá lợiCa lăng tần giàCộng mạng hót cả ngày đêm; cũng diễn tả danh và sắc của loài hữu tình, là hai đối tượng luôn tác động đến tâm thức chúng ta bất cứ lúc nào. Nếu có tu hành, thì nhờ vào năm căn, năm lựcbảy phần giác ngộ và tám chánh đạo như một phương tiện trợ đạo, giúp cho chúng ta tiến đến giác ngộ, mà không bị danh sắc chi phối, nên kinh nói nghe rồi thảy đều niệm Tam Bảo của tự tâm (niệm Phậtniệm phápniệm Tăng chi tâm). Chim là đức Phật ẩn dụ mà thôi, chứ không phải chim thật; bởi cảnh giới cực lạc không có ba đường dữ là: địa ngụcngạ quỉ và súc sanh, kể cả cái tên đường dữ cũng không có, huống là có súc sanhVì vậy cho nên nói: “Liên đài tự tiêu danh” tức ở nơi cảnh giới chân tâm thì không còn vọng tưởng.


Thứ sáu là nói gió thổi nhẹ lay động các hàng cây báu và mành lưới báu. Tâm thức chúng ta thường bị giao độngthể hiện cảm xúc vui buồn, thương ghét.v.v… rõ rệt trước những hoàn cảnh thuận nghịch của cuộc sống. Khi được lợi (lợi) thì vui mừng hớn hở, ngược lại khi bị mất mát, tổn hại (suy) thì buồn bã, tiếc nuối khổ đau. Khi bị chê bai, chỉ trích (hủy) thì cảm thấy khó chịu rồi nổi sân hận đùng đùng, nhưng khi được khen ngợi (dự) thì vui lòng thỏa thích. Khi được mọi người xưng tántung hô (xưng) thì hả hê sung sướng, ngược lại khi bị chế diễu, vu khống (cơ) thì hậm hực, bức xúc không yên. Khi những điều không như ý ập đến thì buồn khổ, thở than (khổ); ngược lại khi mọi việc đều thuận ý vừa lòng thì mừng rỡ, vui vẻ nhảy nhót tưng bừng (lạc).

Cuộc sống của con người chẳng mấy khi được bình an, vì luôn bị tám ngọn gió này chi phối. Do vậy, muốn được an vui thì chúng ta phải biết giữ vững tâm an định khi tiếp xúcđối diện với tám ngọn gió này. Đại thừa vô sanh phương tiện môn (Đại chính 85, 1247 hạ) chỉ rõ: “Nếu thân tâm vắng lặng an ổn thì tám gió thổi không động”.


Nay hành giả niệm tự tánh Di Đà nên tâm không sở trụ, và tâm được định tĩnh như được hàng cây báu (dụ cho định), và mành lưới báu (dụ cho giới) bao bọc và che chở vậy. Vì vậy cho nên kinh nói: “Sanh lòng niệm Phậtniệm pháp, niệm Tăng” tức niệm Tam Bảo của tự tâm. Đó chính là trang nghiêm cõi tịnh, hay cõi cực lạc của tự tâm mình vậy.

Xin hành giả liễu tri.

 

Ghi chú:

1.chân ngữ dã, thật ngữ dã, như ngữ dã, bất cuống ngữ dã, bất dị ngữ dã.

2. Tâm không vọng niệm niệm tức chánh, tâm có vọng niệm lệch ra bên ngoài nên gọi là tà.

--------------

Chánh Văn:


Này Xá-Lợi-Phất, Ý thầy nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?

Này Xá-Lợi-Phất, đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại, vì thế nên hiệu là A Di Đà.

Này Xá-Lợi-Phất, đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.

Này Xá-Lợi-Phất, đức Phật A Di Đà thành Phật đến nay, đã được mười kiếp.

Lại nữa này Xá-Lợi-Phất, đức Phật đó có vô lượng vô biên đệ tử Thanh Văn đều là bậc A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát cũng đông như thế.

Này Xá-Lợi-Phất, cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Lại nữa này Xá-Lợi-Phất, trong cõi cực lạc, những chúng sinh vãng sinh vào đó đều là bậc bất thối chuyển.

Trong đó có rất nhiều vị là bậc nhất sinh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi.

Này Xá-Lợi-Phất, chúng sinh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sinh về cõi đó.Vì sao như vậy?Vì được cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế trở về một chỗ.

Này Xá-Lợi-Phất, Không thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sinh về cõi đó.

Này Xá-Lợi-Phất, nếu có người trai hiền gái lành nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, đạt đến nhất tâm bất loạn.

Thời người đó đến lúc mạng mạch của vọng thức chấm dứt tức được đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Lúc vọng thức đã bị đoạn tận thì tâm không còn điên đảo, liền được vãng sinh về cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.

Này Xá-Lợi-Phất, Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.

Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sinh về cõi Cực Lạc.

11. Giải thích từ ngữ:


1.Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà? 
Đó là đức Thế Tôn đưa ra nghi vấn, để trình bày những hoạt dụng của tánh giác, hay tự tánh Di Đà.

2.Hào quang: Dụ cho ánh sáng của chân tâm, hay chính là trí tuệ bát nhã vậy.

3.Mười phương: Đông, tây, nam. bắc, bốn gốc, trên, dưới. Cũng dụ cho mười pháp giớiĐịa ngụcngạ quỉsúc sinhA tu la, người, trời, Thanh vănDuyên giácBồ tát và Phật (nhất chúng sinh tâm cụ thập pháp giới).

4.Sống lâu vô lượng: Dụ cho mạng sống vô lượng, tức tánh giác thì vô thủy vô chung.

5.A tăng kỳ: Là hằng số vô tận.

6.Thanh văn: Các đệ tử xuất gia nghe âm thanh đức Phật thuyết giáo rồi tu hành mà chứng ngộThanh văn ở kinh này là Nhất hướng thú tịch (tâm hướng về tịch tịnh) và Hồi hướng bồ đề bởi niệm tự tánh Di Đà. Cũng gọi là Đại thừa Thanh văn, tức nhờ văn tự tánh Di Đà nên tâm thức không trụ nơi hóa thành, mà trở về lý thật tướng của Đại thừa.

7.A la hán: Bậc thánh đã đoạn hết kiến hoặctư hoặc trong ba cõi, chứng được tận trí, xứng đáng nhận tất cả sự cúng dường của thế gianỨng cúng là một trong mười đức hiệu của một vị Phật. A La Hán thường có ba nghĩa: Sát tặcbất sanhứng cúngKiến hoặc là do vọng kiến phân biệt mà sanh ra sở tri và phiền não, nó thuộc hư vọng không có thực thể nên gọi là hoặc (mê hoặc về nghĩa lý). Mê hoặc về sự việc rồi khởi phiền não tham, sân…duyên theo sự tướng của năm trần cảnh với sáu dục (lục dục) rồi lưu lại trong tâm thức, nên nói tư hoặc.

8.Mười kiếp: Dụ cho mười kiết sử hay mười vọng niệm căn bản trong tâm thức.

9.Bồ tát: Như đoạn trên đã giải.

10.Bậc bất thối chuyển: Bậc này nhờ niệm tự tánh Di Đà đạt thành nhất tâm, được pháp vô sanh nên tâm không còn thối chuyến, hay rơi rụng. Kể từ địa thứ tám (bất động địa) trở lên.

11.Bậc nhất sanh bổ xứ: Chỉ cho bậc Bồ tát đẳng giác, cũng gọi là Bồ tát ở địa thứ chín nên chỉ còn một đời nữa là thành Phật (bổ xứ), như Bồ tát Di Lặc chỉ một lần (nhất sanhchuyển thức thành trí là thành PhậtDiệu giác là quả vị Phật, thì đẳng giác là kế quả vị Diệu giác.

12.Bậc thượng thiện nhân: Nhờ niệm tự tánh Di đà nên bậc bồ tát giữ tâm bất loạn, gọi là thượng nhân.

13.Thiện căn: Căn là cái gốc, thiện là lành. Đây là chỉ cho thiện vô lậu.

14.Chấp trì danh hiệu: Chấp là nắm lấy, trì là ghì chặc, danh hiệu như trên đã giải thích là danh tự tánh.

15.Nhất tâm bất loạn: Nhất là thuần nhấtbất loạn là định; là tự tịnh tâm ý. Vọng tâm thì có nhiều thứ và có sai khác, còn nhất tâm thì toàn là chân tâm.

16.Lâm mạng chung thờiLâm thời là đến lúc, mạng chung là mạng mạch của dòng thức chấm dứt (vọng thức); chứ không phải chết.

17.Tâm bất điên đảotâm không còn điên đảo, nên kinh tâm bát nhã nói: “lìa hẳn điên đảo”. Có hai loại điên đảo: Một là sự vẽ vời của ý thức, cũng gọi là mở mắt chiêm bao. Hai là sự chấp thủ của mạt na thức, cũng gọi là nhắm mắt chiêm bao.

 

-----------------

12. Lược giải:


Đến đây đức Phật Thích Ca nêu nghi vấn để diễn tả những hoạt dụng của tự tánh Di Đà, hay chân tâm. Thứ nhất là ánh sáng của A Di Đà hay chân tâm thì vô lượng, nên nói vô lượng quang. Thứ hai là ánh sáng giác ngộ ấy trùm khắp mười phương, tức dụ cho trí giác tổng nhiếp mười loại tâm chúng sanh, mà không bị chướng ngại (pháp tánh). Thứ ba là nói đến thọ mạng của Phật A Di Đà và nhân dân cõi cực lạc cũng vô lượngtức chỉ cho mỗi khi thành tựu giải thoát giác ngộ rồi thì sống lại với tánh giác vô thủy vô chung của mình.


Thứ tư là nói Phật A Di Đà từ khi thành Phật đến nay đã được mười kiếp. Thọ mạng của đức Phật A Di Đà hay Phật tánh là vô lượng, nhưng nay kinh nói: “Phật A Di Đà từ khi thành Phật đến nay đã được mười kiếp” như vậy thì có bắt đầu, mà có bắt đầu thì có kết thúc, sao gọi là vô lượng? Tánh giác hay Phật tánh thì vô thủy vô chung, nhưng chúng ta thì đang sống trong vọng kiến sanh diệt với mười kiết sử, nên luôn trôi lăn trong ba cõi sáu đường. Nhưng nay nhờ nương vào niệm tự tánh Di Đà, nên đạt thành nhất tâm bất loạn, làm cho mạng mạch của dòng thức sanh diệt bị đoạn tận, nên vượt thoát mười kiết sử, làm cho Phật tánh hiển lộ; mà kinh văn ẩn dụ cho mười kiếp vậy.


Vì vậy
, bất cứ ai muốn thành Phật cũng phải vượt thoát mười kiết sử cả, chứ không riêng gì Phật A Di Đà. Mười kiếp cũng dụ cho mười vọng niệm căn bản trong tâm thức, mà kinh Kim Cương đức Phật dụ cho mười loại chúng sinh tâm: sanh từ trứng (noãn), sanh từ bào thai (thai), sanh từ nơi ẩm thấp (thấp), sanh chuyển hóa (hóa), sanh từ sắc chất (hữu sắc), sanh từ không sắc chất (vô sắc), sanh từ có tưởng (hữu tưởng), sanh từ không tưởng (vô tưởng), sanh từ phi hữu tưởng (trầm không), sanh từ phi vô tưởng (trệ tịch).


Lâm mạng chung thời
lâm thời là đến lúc, mạng hay sanh mạng chính là nghiệp thứcMạng chung là sự chấm dứt của dòng nghiệp thức, chứ không phải chết cái thân vật lý này. Do không hiểu ẩn ý mà đức Phật Thích ca chỉ dạy, nên tưởng rằng khi gần chết chỉ khởi tâm niệm mười lần câu: Nam mô A Di Đà Phật, thì được đức Phật A Di Đà rước về cực lạc ở đâu đó. Đó là một ngộ nhận hết sức tai hại, làm cho người ta dụng công tu tập sai lạc, hoặc làm biếng ỷ lại chờ khi gần chết mới niệm mười câu danh hiệu A Di Đà Phật, hoặc nhờ người khác tới niệm giúp (ban hộ niệm).


Thứ năm là nói cảnh giới cực lạc của đức Phật A Di Đà cũng có hàng Thanh Văn chứng quả A La Hán và hàng Bồ tát đông vô số kể. A La Hán hay bậc vô sanh, còn Bồ tát là bậc Giác hữu tình, tức giác ngộ những tình thức biến dạng liên tục trong tâm. Buông hết tình thức rồi thì chân tâm hiển lộ, hay đạt được nhất tâm bất loạn rồi thì vọng tâm không còn chi phối nữa, nên nói vô sanh hay Giác hữu tình. Sạch hết sở hành rồi thì cũng không lấy gì để so sánh nữa, nên nói chẳng phải tính đếm mà biết được, nên nói số đông vô kể.


Thứ sáu là nói đến những chúng sanh ở nước cực lạc đều là những bậc Bất thối chuyển; mà bất thối chuyển chính là bậc Bồ tát ở địa thứ tám trở lên. Bồ tát từ sơ địa cho đến địa thứ bảy thì còn tâm thức thú hướng nhất tâm.


Còn Bồ tát ở địa thứ tám, cũng gọi là Càn huệ địa tức huệ khô, nên cũng gọi là bất động địa. Đến địa thứ tám của bậc Bồ tát, thì lực chuyển y đã đủ để đẩy vào lực quán tính của “vô công dụng hạnh”, nên không còn bị tâm thức kéo lui, nên nói “bất thối chuyển”. Kinh này như trên đã nói là thuộc giáo lý viên đốn, nên dạy pháp niệm tự tánh Di Đà cho bậc Bồ tát tu để đạt thành quả vị Phật. Vì vậy cho nên, chúng sanh ở đây toàn là những vị Bồ tát từ địa thứ tám trở lên. Tiếp đến là nói về bậc nhất sanh bổ xứ, chính là Bồ tát Đẳng giác, nên chỉ còn một lần chuyển thức thành trí nữa là thành Phật, như Bồ tát Di Lặc chẳng hạn. Hết thảy chúng sanh, sanh sang cõi cực lạc đều đạt thành nhất tâm cả, nên không thể dùng bộ óc mà tính đếm được, nên chỉ nói vô lượng vô biên mà thôi. Vì vậy, kinh nói chúng sanh nào về được ở cực lạc rồi, tức cùng với những vị Bồ tát đẳng giác (thượng thiện nhân) cùng ở một chỗ, tức chỉ cho cùng được nhất tâm như nhau.


Thứ nữa, đức Phật Thích Ca dạy là phải miên mật dụng công niệm tự tánh Di Đà mới đủ lực sanh sang nước ấy. Không thể dùng một chút thiện căn mà sanh vào được. Thiện là lành, mà căn là gốc rễ; gốc rễ lành là chỉ cho thiện vô lậu, do đem tâm niệm tự tánh mà có, nhưng phải dụng công tương tục; chứ không thể dụng một chút mà thành tựu được.


Tổ xưa cũng dạy: “Bám sát công phu không gián đoạn, mới mong tham thấu Tổ sư thiền”. Thiền tổ sư chính là Tịnh độ mà kinh này dạy vậy; cũng chính là thiền mà đức Phật Thích Ca đã chứng. Vì vậy, phân ra Tổ sư thiền và Như lai thiền là không chính xác.


Đến đây đức Phật mới dạy chúng ta cách hành trì để đạt thành Tịnh độ. Nếu có ai nghe nói về Phật A Di Đà, tức tự tánh vô lượng thọvô lượng quang, mà chấp trì danh hiệuDanh hiệu ở đây là danh tự tánh, chứ không phải danh từ. Nếu chấp trì quán ngữ: “A Di Đà Phật” thì chỉ trừ được đa niệm, đưa về nhất niệm mà thôi, thuộc an lập ý của Nhị thừa; chứ không đưa đến nhất tâm bất loạn được. Tự tánh thì vô hình vô tướng, nằm ngoài mọi khái niệm, văn tự, nghĩ suy nên kinh nói: “Pháp đây không thể nghĩ lường phân biệt mà có thể biết được” (bất khả tư nghì). Như vậy, niệm danh tự tánh Di Đà ở đây là niệm vô niệm, làm cho sơn cùng thủy tận, từ một ngày miên mật đến bảy ngày, đạt được nhất tâm bất loạnVì vậy cho nên, trong Di Đà yếu giải, ngài Ngẫu Ích Trí Húc nói: “Cái danh hiệu Phật A Di Đà ấy là lý tính bổn giác của chúng sanhChấp trì danh hiệu ấy tức là đem thủy giác trở lại với bổn giác vậy thôi”; cho nên “niệm Phật không phải là kêu Phật” (Hòa Thượng Trí Quảng).


Niệm tự tánh, hay niệm vô niệm miên mật không gián đoạn, từ một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày cho đến bảy ngày. Nếu niệm một ngày mà được nhất tâm bất loạn, thì tánh giác cũng hiển lộ. Nhưng nay chúng ta niệm tự tánh Di Đà, làm cho tâm định tương tục trong một phút là đã khó rồi; huống gì làm cho tâm định tương tục hoặc một ngày, hoặc hai ngày cho đến bảy ngày, đến khi nào mạng mạch của dòng thức bị cắt đứt hoàn toàn (lâm mạng chung thời) thì được vãng sanh, tức vượt qua khỏi sanh tử, làm cho tánh giác hiển lộ; nên kinh nói : “Phật A Di Đà và các thánh hiện tiền”.

Nếu cho vãng sanh là chết, thì chính đức Phật Thích Ca lúc còn ở đời, ngài chưa vãng sanh hay sao? Khi thành đạođức Phật Thích Ca nói: “Sanh đã tận, lậu đã tận, gánh nặng đã để xuống, những việc nên làm đã làm, từ nay không còn trở lại trạng thái của luân hồi sanh tử nữa”. Như vậy lời này Ngài nói dối hay sao? Đó là sự ngộ nhận tai hại, làm cho người ta hiểu lầm pháp môn Tịnh độ là pháp dành cho sự chết, cho người chết, và khi chết thì nói đi vãng siah, rồi lại bày đặt ra đi hộ niệm vãng sanh; thật trái với luật nhân quả mà đức Phật Thích Ca đã dạy.


Nếu mình không dụng công tu tập đúng pháp, mà chỉ chờ người khác đến niệm danh tự “Nam mô A Di Đà Phật” làm cho tâm mình định, là một việc dối tránhân không tu hành mà quả được vãng sanh; đó chính là tội phá kiến, thuộc về thiên ma ngoại đạo.

Đức Phật Thích ca nói: “Ta như vị lương y, biết bệnh và cho thuốc, uống hay không là tại các người. Ta như vị chỉ đường, chỉ cho chúng sanh con đường giải thoát giác ngộ, đi hay không là cũng tại các người”. Đúng luật nhân quả là ai ăn thì được no, ai uống nước thì được hết khát, chứ không ai ăn uống thay cho ai được.

Xin hành giả liễu tri.

 

------------------

Chánh Văn:

Này Xá-Lợi-Phất, như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà. Phương Đông cũng có đức Phật A-Súc-Bệ, Phật Tu-Di-Tướng, Phật Đại-Tu-Di, Phật Tu-Di-Quang, Phật Diệu-Âm. Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp ba ngàn thế giới rộng lớn mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sinh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán không thể nghĩ bàn Công Đức hết thảy Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".


Này Xá-Lợi-Phất, thế giới phương Nam có đức Phật Nhật-Nguyệt-Đăng, Phật Danh-Văn-Quang, Phật Đại-Diệm-Kiên, Phật Tu Di-Đăng, Phật Vô-Lượng-Tinh-Tấn. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp ba ngàn thế giới rộng lớn mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sinh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán không thể nghĩ bàn Công Đức hết thảy Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".


Này Xá-Lợi-Phất, thế giới phương Tây có đức Phật Vô Lượng-Thọ, Phật Vô-Lượng-Tướng, Phật Vô-Lượng-Tràng, Phật Đại Quang, Phật Đại-Minh, Phật Bảo-Tướng, Phật Tịnh-Quang. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp ba ngàn thế giới rộng lớn mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sinh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán không thể nghĩ bàn Công Đức hết thảy Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".


Này Xá-Lợi-Phất, thế giới phương Bắc có đức Phật Diệm-Kiên, Phật Tối-Thắng-Âm, Phật Nan-Trở, Phật Nhựt-Sinh, Phật Võng-Minh. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp ba ngàn thế giới rộng lớn mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sinh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán không thể nghĩ bàn Công Đức hết thảy Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".


Này Xá-Lợi-Phất, thế giới phương dưới có đức Phật Sư-Tử, Phật Danh-Văn, Phật Danh-Quang, Phật Đạt-Ma, Phật Pháp-Tràng, Phật Trì-Pháp. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp ba ngàn thế giới rộng lớn mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sinh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán không thể nghĩ bàn Công Đức hết thảy Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".


Này Xá-Lợi-Phất, thế giới phương trên có đức Phật Phạm-Âm, Phật Tú-Vương, Phật Hương-Thượng, Phật Hương-Quang, Phật Đại-Diệm-Kiên, Phật Tạp-Sắc Bảo-Hoa-Nghiêm-Thân, Phật Ta La-Thọ-Vương, Phật Bảo-Hoa Đức, Phật Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa, Phật Như-Tu-Di-Sơn. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp ba ngàn thế giới rộng lớn mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sinh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán không thể nghĩ bàn Công Đức hết thảy Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

 

13. Giải thích từ ngữ:


1.Công đức chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà
: Như trên đã nói: Phật A Di Đà là dụ cho tự tánh, mà tự tánh thì vô thủy vô chung nên nói vô lượng thọ, vô lương quang. Tự là bổn nhiên như thế, không do tạo tác mà có; nếu do tạo tác mà có thì thuộc về nghiệp thức sanh diệt. Tánh chân thật bổn nhiên ở nơi vô tình thì gọi là pháp tánh, ở nơi hữu tình thì gọi là Phật tánhPhật tánh thì vượt ngoài mọi ký hiệu nghĩ suy, nên nói không thể nghĩ bàn.

2.Phật A Súc Bệ (Bất động Phật): Đức Phật trụ cõi bất động ở phương đông, Phật A súc Bệ do nghe đức Phật Đại Mục Như Lai nói về pháp sáu độ vô cực. Sau khi nghe xong, Ngài liền phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác; nên Đại Mục Như Lai cho Bồ tát này danh hiệu là Bất Động.

3.Phật Tu Di TướngTu di là dụ cho thân năm ấm (ngũ tu di), mà tướng Phật ở nơi thân năm ấm này chính là tánh giác vậy.

4.Phật Đại Tu Di: Đại tu di là dụ cho thể của chân tâm thì vô lượng, nên nói: “Lớn ắt buông ra trùm pháp giới”.

5.Phật Tu Di Quang: Cũng là Tu Di Đăng Vương hay trí bát nhã vậy, tức dụng của chân tâm cũng vô lượng; dụ cho trí giác sáng soi cùng pháp giới.

6.Phật Diệu ÂmÂm thanh không thể nghĩ bàn, không có gì so sánh được, nên gọi là diệu âm; dụ cho tiếng nói của chân tâm siêu vượt ngữ ngôn, nên hàm nhiếp tất cả (diệu trạm tổng trì).

7.Hằng hà sa số: Lấy số cát của sông Hằng để ví dụ cho hằng số vô tận.

8.Phật Nhật Nguyệt Đăng: Dụ cho hết thảy ánh sáng của trăng sao trên bầu trời chiếu khắp thế gian, hay chính là ánh sáng giác ngộ trùm khắp mười phương vậy.

9.Phật Danh Văn Quang: Danh là tiếng, văn là nghe, quang là ánh sáng của chân tâm. Nghe lại tiếng của tự tánh, nên làm cho dòng vọng tâm dừng bặt, đạt thành vô lượng quang, làm cho trí giác trùm khắp.

10.Phật Đại Diệm Kiên: Đại diệm là ánh sáng lớn, kiên là trút bỏ hết phiền não. Dụ cho ánh sáng rộng lớn của chân tâm, hay đạt được nhất tâm bất loạn thì dứt sạch phiền não.

11.Phật Tu Di Đăng: Dụ cho ánh sáng của tánh giác rộng lớn vô lượng.

12.Phật Vô Lượng Tinh TấnTâm không vọng tưởng là tinh, được nhất tâm nên không bị lui sụt là tấn. Vô lượng tinh tấn là không còn trở lại sanh tử nữa.

13.Phật vô lượng thọ: Dụ cho thọ mạng của Phật tánh thì vô lượng, tức vô thủy vô chung.

14.Phật Vô lượng tướng: Dụ cho chân tướng thì vô lượng và không thể nghĩ bàn, vì vượt khỏi đối đãi hai bên.

15.Phật Vô Lượng tràng: Tràng hay trường nghĩa là dài, dụ cho chân tâm buông ra trùm pháp giới, nên nói dài vô lượng.

16.Phật Đại quang: Ánh sáng lớn, dụ cho trí giác thì trùm khắp pháp giới.

17.Phật Đại Minh: Sự chiếu soi lớn, dụ cho dụng của chân tâm thì chiếu soi tất cả mọi hiện hữu và trùm khắp pháp giới.

18.Phật Bảo tướng: Tướng quý do phước và trí nghiêm thân mà có; dụ cho đức tướng của Như lai.

19.Phật Tịnh QuangThanh tịnh và sáng suốt, cũng dụ cho tánh giác.

20.Phật Diệm Kiên: Dụ cho lửa niết bàn đốt hết phiền não.

21.Phật Tối Thắng ÂmÂm thanh tối tôn tối thắng, không thể nghĩ bàn; cũng chỉ cho âm thanh không lời không tiếng của tự tánh, nên nói “Phản văn, văn tự tánh” (quay cái nghe nghe lại tự tánh thanh tịnh bổn nhiên của mình).

22.Phật Nan Trở: Do lực của tánh giác ngăn cản không cho trở lại vọng tâm sanh diệt, nên khi thành đạo đức Phật Thích ca nói: “Sanh đã tận, lậu đã tận, gánh nặng đã để xuống, những việc nên làm đã làm, từ nay không trở lại sanh tử nữa”.

23.Phật Nhật Sanh: Ánh sáng của trí giác như mặt trời, có công năng phá tan bóng tối vô minh.

24.Phật Võng Minh: Ánh sáng của chân tâm như cái lưới trời Phạm Thiên, vung ra thì trùm khắp. Dụ cho tánh giác phá tan hầm sâu vô minh của chúng sanh, xóa sạch 62 kiến chấp trong tâm thức, như kinh Phạm Võng ở kinh Trường A Hàm diễn tả.

25.Phật Sư Tử: Dụ cho đức vô úy, dõng mảnh của Phật làm cho ma vương kính sợ. Cũng dụ cho tánh giác có sức mạnh phá tan vô minh.

26.Phật Danh Văn: Dụ cho nghe tự tánh, nên đoạn trừ những tự ngôn tự ngữ ở trong tâm.

27.Phật Danh Quang: Dụ cho thấy tự tánh.

28.Phật Đạt Ma: Dụ cho ngộ tự tánh.

29.Phật Pháp Tràng: Tràng là cái cờ phướng để ghi kinh vào; ở đây dụ cho nhập tự tánh.

30.Phật Trì Pháp: Dụ cho an trụ tự tánh.

31.Phật Phạm Âm: lấy âm thanh của trời Đại Phạm dụ cho âm thanh của đức Phật có năm yếu tố: Tiếng nói chánh trực, tiếng nói hòa nhã, tiếng nói trong trẻo, tiếng nói sang sảng, tiếng nói âm thanh vang xa. Đó là một trong 32 tướng tốt của đức Phật.

32.Phật Tú Vương: Tú là năm mùi hương, đó là: hương giới – hương định – hương huệ - hương giải thoát và hương giải thoát tri kiến. Năm mùi hương này vượt thắng tất cả những loài hương khác (nên gọi là vương).

33.Phật Hương Thượng: Hương giải thoát tối thượng.

34.Phật Hương Quang: Hương tuệ giác sáng khắp mười phương.

35.Phật Đại Diệm Kiên: Diệm là lửa thiền định, kiên là giải trừ hết thảy phiền não; dụ cho Đại niết bàn.

36.Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân: Nhiều loài hoa quý có nhiều màu sắc trang nghiêm thân; dụ cho trang nghiêm tự thân bằng hoa giác ngộ biến khắp pháp giới (bồ đề diệu pháp biến trang ngiêm).

37.Phật Ta La Thọ VươngCây ta la, biểu trưng cho niết bàn của Phật là tối thượng.

38.Phật Bảo Hoa Đức: Đức giải thoát hay giác ngộ là tôn quý.

39.Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa: Nhận rõ hết thảy nghĩa lý các pháp, cũng gọi là “Nhất thiết chủng trí” hay “nhất thiết trí trí”, cũng không ngoài chân lý “mười như vậy”.

40.Phật Như Tu Di Sơn: Dụ cho định lực của Phật vững như núi Tu di.

 

14. Lược giải:


Đến đoạn này, đức Phật nói chư Phật trong sáu phương đều khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của Phật A Di Đà, hay tự tánh của mỗi chúng ta. Lưỡi tiếng rộng dài là dụ cho chân lý trùm khắp, hay chính là trí giác trùm khắp pháp giới và xuyên suốt thời gian, nên nói pháp giới tạng thân, hay pháp thân cùng khắp.


Trước hết là đức Phật Thích Ca dùng lời khen ngợi công đức niệm tự tánh Di Đà, và các vị Phật ở phương đông cũng khen ngợi như thế. Chư Phật ở phương đông gồm:


Phật A Súc Bệ
, tức biểu trưng cho trí giác bất động. Khi còn hành đạo bồ tát, vị này gặp đức Đại Mục Như Lai. Đại mục là mở con mắt lớn, mà muốn mở ra tuệ giác thì phải xả ly sáu căn không để cho dính mắc sáu trần, nên Đại Mục Như Lai dạy A Súc pháp sáu độ vô cực. Tại tai thì nghe, tại mắt thì thấy, tại mũi ngửi mùi, tại lưỡi nếm vị, tại thân xúc chạm, tại ý rõ biết; mà không khởi vọng tâm thêm bớtchấp thủ, nên đạt thành sáu pháp ba la mậtBồ tát chứng đắc quả vô thượng chánh giác. Phật Đại Mục cho danh hiệu là A Súc Bệ, tức Phật bất động trí.


Phật Tu Di Tướng, là dụ cho nơi tướng thân năm ấm này có Phật tánh tròn đầy. Phương đông là phương mặt trời mọc, dụ cho tuệ giác. Muốn cho tuệ giác hiển lộ, thì phải vượt qua tám vạn bốn ngàn trần lao, tức phải sạch hết chấp ngã và chấp pháp.


Vì vậy
 cho nên, trong kinh Duy Ma Cật ở phẩm Bất tư nghì viết: “Vượt qua phương đông 36 hằng sa, có một thế giới tên là Tu Di Tướng, có đức Phật hiệu là Tu Di Đăng Vương, thân cao 8 vạn 4 ngàn do tuần, có tòa sư tử cũng cao 8 vạn 4 ngàn do tuầnnghiêm sức số một”. Đăng vương hay ngọn đèn không gì sánh được chính là vô lượng quang, hay tuệ giác của chúng ta vậy. 36 pháp đối là phương tiện của Nhị thừa để độ chúng sanh, nay vượt qua 36 pháp đối là xả ly hết thảy vọng tâm, thì đạt thành pháp thân trí tướng Như Lai, tỏa chiếu cùng khắp. Vậy Tịnh độ chính là chân tâm thanh tịnh tuyệt đãi, nên tịnh độ ở phương tây và Tịnh độ ở phương đông cũng không ngoài nhất tâm bất loạn mà có; một phương tức mười phương vậy.


Phật Đại Tu Di, cũng dụ cho tánh giác vô thủy vô chung, tức thể của chân tâm thì vô lượng nên nói là Đại; cũng gọi là “nhất thiết trí”. Còn vọng tâm của chúng ta cũng nhiều vô số kể nhưng ở trong hữu lượng, nên có ngày chấm dứt, mỗi khi chúng ta giác ngộ hoàn toàn.

Phật Tu Di Quang, tức dụng của chân tâm cũng vô lượng, nên nói trí giác sáng soi cùng pháp giới. Cũng gọi là “nhất thiết chủng trí” tức trùm khắp pháp giới, không có gì mà chân tâm không bao trùm, nên mới có “chánh biến tri”.


Phật diệu âm, là chỉ cho âm thanh của tự tánh thì không thể nghĩ bàn, không có gì so sánh được; dụ cho lực của tự tánh cũng vô lượng, nên nói “vô lượng công đức”.


Hằng hà sa số
 những vị Phật như thế ở tại nước mình, hiện ra lưỡi tiếng rộng dài trùm khắp ba ngàn thế giới rộng lớn, mà nói lời thành thật rằng: Chúng sanh phải nên tin kinh: “Xưng tán không thể nghĩ bàn công đức hết thảy chư Phật sở hộ niệm này”. Sở hộ niệm mà không thể nghĩ bàn là hộ niệm gì?
Niệm tự tánh, chứ chẳng có niệm gì khác. Như vậy, sở hộ niệm chính là tánh giác trong tâm của chúng ta, chứ không có sở niệm. Nếu có đối tượng của sở niệm, tức có “biến kế sở chấp” thì đó là vọng; không thể giúp hành giả đạt thành nhất tâm bất loạn được.


Vì vậy
 cho nên, tổ Đạt Ma dạy: “Công đức chân thật là trí phải được thanh tịnh sáng suốt, thể thì trống không vắng lặng; và công đức này không thể lấy việc thế gian như xây chùa, tụng kinh, tiếp Tăng độ chúng, viết chép kinh điển mà cầu được”.


Chư Phật hiện ra lưỡi tiếng rộng dài, trùm khắp ba ngàn thế giới rộng lớn là dụ cho tánh của âm thanh chân không trùm khắp, không ngăn ngại. Ở đây dụ cho chân lý (thành thật) thì trùm khắp, vượt thời gian và không gian.


Còn thứ mà thế gian gọi là chân lý, thì chính nó là sản phẩm của vọng thức, nên mang tính chủ quan, cục bộ và hạn hữu của biệt nghiệp và cộng nghiệp; nên không có giá trị chung cùng.


Một vị thành tựu quả Phật, thì những vị Phật khác cũng y như vậy; tức chân tâm thì đồng đẳng, nên đức Phật nói “thanh tịnh bình đẳng giác”. Trong 48 nguyện của tỳ kheo Pháp tạng, có nguyện: “Khi tôi thành Phật thì ánh sáng vô lượng chiếu khắp mười phương”, cũng dụ cho trùm khắp ba ngàn thế giới rộng lớn, nên được mệnh danh là “pháp giới tạng thân Phật A Di Đà”.


Tiếp theo
 là nói về chư Phật ở phương nam như: Phật Nhật Nguyệt Đăng, dụ cho ánh sáng của chân tâm, hay ánh sáng của trí giác ngộ,  giống như hết thảy những thứ ánh sáng của trăng sao đèn đuốc gộp lại. Vì vậy cho nên, mỗi khi thành Phật rồi thì đức Phật nào cũng đạt được vô lượng quang cả, chứ không có vị Phật nào hơn kém vị Phật nào; nên kinh Phật bản hạnh nói: “Sáu vạn đức Phật đều cùng hiệu là Nhật Nguyệt Đăng Minh Như Lai”. (1)

Phật Danh Văn Quang, văn là nghe lại tự tánh (phản văn, văn tự tánh) đạt thành nhất tâm bất loạn, nên tình thức bị đoạn tận, ánh sáng toàn giác hiện bày. Còn chúng ta thì thường nghe những tiếng nói thầm kín ở trong tâm, do “biến kế sở chấp” giả lập mà có. Những tự ngôn tự ngữ ở trong vọng tâm, chư Tổ gọi là mở mắt chiêm bao, tạo thành chuỗi dài sinh diệt, nên ở phẩm Phổ môn dụ cho “vô tận ý”.


Phật Đại Diệm Kiên, là dụ cho ánh sáng rộng lớn trùm khắp pháp giới của chân tâm, hay chính nhất tâm bất loạn (đại định), nên dứt sạch phiền não nghiệp chướng.


Phật Tu Di Đăng, là dụ cho trí giác soi khắp pháp giới, như ngọn đèn đặt ở trên núi Tu di nên ánh sáng tỏa ra cùng khắp vậy.

Phật Vô Lượng Tinh Tấn, là dụ cho chuyên nhất niệm tự tánh Di Đà nên đạt thành nhất tâm bất loạn, nên nói tinh (định). Tấn là tâm không bị lui sụt trong sanh tử nữa. Vô lượng tinh tấn cũng được gọi là tinh tấn ba la mật, tức độ sanh không mệt mỏi, hay bám sát công phu không gián đoạncho đến khi đạt thành chánh quả.


Hằng hà sa số
 những vị Phật như thế ở tại nước mình, hiện ra lưỡi tiếng rộng dài trùm khắp ba ngàn thế giới rộng lớn, mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán không thể nghĩ bàn công đức hết thảy Chư Phật Sở Hộ Niệm Này". (Như đoạn trên đã giải).


Tiếp theo
 là nói về chư Phật ở phương tây:


Phật vô lượng thọ, là dụ cho thọ mạng của Phật tánh thì vô lượng, tức vô thủy vô chung; nên nói vô lượng thọvô lượng quang.

Phật Vô Lượng Tướng, diễn tả thật tướng của Như Lai cũng vô lượng và không thể nghĩ bàn, tức chân tâm thì tuyệt đãi, nên nói vô lượng tướng.

Phật Vô Lượng Tràng, tràng hay trường là dài vô tận, nói lên chân tâm vô thủy vô chung và trùm khắp pháp giới.

Phật Đại Quang, nói lên thể tịch nhiên vắng lặng của chân tâm thì trùm khắp pháp giớivô thủy vô chung, nên nói “vô lượng thọ”. 

Phật Đại Minh, nói lên dụng chiếu soi của chân tâm soi rõ thật thể hết thảy mọi pháp, nên nói “vô lượng quang”.

Phật Bảo Tướng, nói lên lực do phước và trí nghiêm thân của Như Lai thì chí tôn chí quý, nên nói “vô lượng công đức”.

Phật Tịnh Quang, nói lên thể và dụng của Như Lai hay chân tâm thì thường tịch thường chiếuVì vậy cho nên nói “thường tịch quang tịnh độA Di Đà Như Laipháp thân mầu thanh tịnh, khắp pháp giới chư Phật”. Một vị Phật có bao nhiêu phước trí như thế, thì chư Phật trong mười phương cũng có bấy nhiêu phước trí như thế, không có sai khác. Đạt thành tuệ giác, và tán thán những vị đạt thành tuệ giác cũng lại như vậy, không có sai khác.


Tiếp theo
 là nói về chư Phật ở phương bắc:


Phật Diệm Kiên, diệm là hơi nóng, nên cũng gọi là viêm; tức dùng sức định đốt cháy phiền não, nên gọi là diệm kiên; cũng dụ cho lửa trí tuệ đốt cháy vô minh, đạt thành niết bàn tối thượng.


Phật Tối Thắng Âm, cũng gọi là diệu âmtức chỉ cho tiếng của cõi lòng thanh tịnh; nên nói quay lại nghe tự tánh (phản văn văn tự tánh), làm cho năng nghe và sở nghe đi vào tịch tịnh (năng sở song vong). Đó cũng chính là niệm Phật tam muội, hay niệm tự tánh Di Đà như trên đã giải.

Phật Nan Trở, tức chỉ cho năng lực của nhất tâm bất loạn ngăn không cho vọng tâm sanh diệt trở lại. Còn khi chưa đạt được nhất tâm, mà chỉ gạt đa niệm về nhất niệm thôi (như trên đã giải), thì còn đứng trước cửa sanh diệt và vọng tâm còn khởi trở lại (2).


Có nhiều vị lập luận rằng, mỗi khi đạt thành vô niệm tự niệm, thì chắc chắn sẽ được vãng sanh. Ý này có thể đúng, mà cũng có thể sai. Đúng vì niệm Phật tam muội, hay niệm tự tánh nên trong tâm cất hết sở niệm; cứ miên mật như vậy dần dần tạo thành lực chuyển y của “vô công dụng hạnh” sẽ đạt thành nhất tâm. Vì vậy cho nên, Tổ Huệ Năng nói: “Vô niệm, niệm tức chánh; hữu niệm, niệm thành tà”.


Còn dùng quán ngữ “A Di Đà Phật” để buộc chặt ý vào, làm cho ý mất khả năng tư duy thì nó sẽ đẩy quán ngữ “A Di Đà Phật” vào cho thức mạt na nắm giữ, nên nói “vô niệm, tự niệm” suốt cả ngày đêm không cho ngừng nghỉ, thì đây là bắt mạt na ngậm cục đá tảng vô ký, trăm kiếp ngàn đời, tánh giác không thể bùng lên được, đây là ngậm nước chết của vô ký vậy. Vì vậy cho nên đức Phật dạy: “Không nên chế ngự ý trong mọi thời, mà chỉ nên chế ngự ý lúc có tham sân khởi”.


Phật Nhật
 Sanh, dụ cho ánh sáng của chân tâm phá tan hầm sâu vô minh của chúng sanh, làm cho giải thoát giác ngộ; như ánh sáng mặt trời phá tan bóng tối của đêm trường.


Phật Võng Minh, cũng dụ cho tuệ giác như màng lưới bao trùm pháp giới. Trí giác cũng như màng lưới cõi trời Phạm thiên trùm khắp không gian, nên trong kinh Phạm Võng thuộc Kinh Trường Bộđức Phật dùng thật trí để xóa bỏ 62 kiến chấp của ngoại đạo.


Hằng Hà sa số
 những đức Phật như thế, tức đồng danh đồng hiệu (như đoạn trên đã giải).


Tiếp đến là diễn tả về những vị Phật ở phương dưới:

Phật Sư Tử, là dụ cho đức vô úy của Phật, làm cho ma vương khiếp sợ (bố ma); cũng dụ cho tánh giác có công năng phá tan hầm sâu vô minhĐức Phật cũng được dụ cho sư tử của nhân loại (nhân sư tử), tức từ con người mà giác ngộ.

Phật Danh Văn, dụ cho nghe lại tự tánh mà giác ngộ. Tánh nghe là “năng” nghe, mà tiếng nghe là “sở” nghe; nếu năng theo sở thì đó là vọng nghe (nhân và pháp). Còn năng nghe mà không có sở nghe, thì đó là nghe của tánh giác, nên cũng gọi là “tuệ giác thực tại”, tức nghe như tiếng đương tại.

Phật Danh Quang,  quang là ánh sáng tức dụ cho thấy tự tánhTánh thấy thì năng thấy, mà tiếng là sở thấy; nếu năng theo sở thì đó là vọng thấy (nhân và pháp). Còn kiến tánh (hay thấy tánh) thì không ở nơi vọng thấy; vì vậy đừng hiểu nhầm thấy tánh là phải thấy một cái gì, tức có đối tượng của vọng kiến.

Phật Đạt Ma,  đạt ma là pháp, dụ cho ngộ tự tánh.

Phật Pháp Tràng, tràng là cái phướng dài để ghi kinh vào; ở đây dụ cho nhập tự tánh.

Phật Trì Pháp, ở đây dụ cho an trụ tự tánh.

Nghe, thấy, ngộ, nhập, an trụ tự tánh. Phương dưới dụ cho phần vô thức hay tánh giác, có công năng phá tan hầm sâu vô minhVì vậy, muốn làm cho tánh giác hiển lộ thì phải “nghe tự tánh, thấy tự tánhngộ tự tánh, nhập tự tánh, và an trụ tự tánh”. Cùng một ý này, ở kinh Pháp Hoađức Phật dạy: “Khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến”.

Hằng hà sa số những đức Phật như thế (đồng danh đồng hiệu- như trên đã giải)……

Tiếp đến là diễn tả về những vị Phật ở phương trên: Phật Phạm Âm, lấy âm thanh của trời Đại Phạm để dụ cho tiếng nói của đức Phật. Tiếng nói của đức Phật có năm đức tính: chánh trựchòa nhãtrong trẻosang sảng và vang xa.

Phật Tú Vương, Tú là năm mùi hương, dụ cho tiếng nói của đức Phật có năm mùi hương là: Hương giới, hương định, hương huệ, hương giải thoát và hương giải thoát tri kiến. Năm mùi hương này vượt thắng tất cả (vương) những mùi hương của thế gian; bởi mùi hướng của thế gian không thể bay ngược gió.

Phật Hương Thượng, dụ cho hương giới là tối thượng.

Phật Hương Quang,  dụ cho hương của trí tuệ.

Phật Đại Diệm Kiên,  diệm là lửa thiền định, kiên là nhờ định lực nên tâm như như bất động, không còn phiền não nhiểm ô, cũng dụ cho đại niết bàn của Phật.

Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân, dụ cho dùng nhiều loài hoa có nhiều hương sắc để trang nghiêm thân, nên kinh nói: “Hoa mầu diệu pháp biến trang nghiêm”. Cũng dụ cho hoa giải thoát biến khắp pháp giới.

Phật Ta La Thọ Vương, lấy hình ảnh hai cây Ta la để dụ cho niết bàn của Phật là tối thượng. Đạt giải thoátgiác ngộ hay niết bàn là vượt thoát dòng vọng tâm sanh diệt; chứ không phải chết. Cũng vậy, vãng sanh là đưa tâm ra khỏi dòng vọng tâm sanh diệt, chứ không phải chết, nên nói: (3) “Lên đài sen nhưng không rời khỏi tâm, bởi Tịnh độ chỉ ở trước mắt….”.

Phật Bảo Hoa Đức, dụ cho đức giải thoát là tôn quý.

Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa, là hiểu rõ nghĩa chân thật của mọi pháp bằng mười “như thị” hay “mười như vậy”. Pháp hoa Huyền nghĩa định nghĩa: Như có nghĩa là chẳng khác, dụ cho thể là tịch; vậy là đúng sự thật, dụ cho dụng là chiếu soi. Tâm thể tịch chiếu này trùm khắp mười pháp giớibao gồm thế giới chúng sanh cho đến thế giới của  chư phật và Bồ tát. Mười như vậy (thập như thị) là nguyên lý tồn tại của tất cả Pháp, đó là: tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, gốc ngọn rốt ráo như vậy (bổn mạt cứu cánh), bao hàm mười “như thị” nên nói “Kiến nhất thiết nghĩa”.

Phật Như Tu Di Sơn,  dụ cho định lực của Phật trụ vững như núi chúa Tu Di.

Chư Phật nhiều như số cát sông Hằng, đều từ chân tâm thể hiện chân lý trùm khắp ba ngàn thế giới hệ rộng lớn, dùng lời thành thật (chân ngữ dã) để tán thán công đức không thể nghĩ bàn, chư Phật sở hộ niệm kinh này.

 

Ghi chú:

1.Nhất tinh minh sinh sáu hòa hợp, hay sáu căn hỗ dụng.

2.Hốt sinh nhất niệm vô minh.

3.Di liên đài bất ly đương xứ, Tịnh độ chỉ tại mục tiền, bất lao đàn chỉ chứng vô sanhtức tâm tiệm tham quán tự tại.

------------------

Chánh Văn:

 

Này Xá-Lợi-Phất, ý thầy thế nào? Vì sao kinh tên là: Hết thảy Chư Phật Sở Hộ Niệm?

Này Xá-Lợi-Phất, nếu có người trai hiền gái lành nào nghe kinh này mà thọ trì, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những người trai hiền gái lành ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Này Xá-Lợi-Phất, cho nên quý thầy đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói. Này Xá-Lợi-Phất, nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sinh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cõi nước kia, hoặc đã sinh về, hoặc hiện nay sinh về, hoặc sẽ sinh về.

Vì vậy cho nên, này Xá-Lợi-Phất, những người trai hiền gái lành nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sinh về cõi nước kia.

Này Xá-Lợi-Phất, như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta, mà nói lời nầy: "Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay làm được việc rất khó khăn hiếm có, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trượckiến trượcphiền não trượcchúng sinh trược, mạng trược mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài vì các chúng sinh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này. Này Xá-Lợi-Phất,  Phải biết rằng Ta ở trong đời ác năm trược thực hành việc khó này: được thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và Vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó.

Đức Phật nói kinh này rồi, thầy Xá-Lợi-Phất cùng với quý thầy Tỳ kheo, và cả đại chúng: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra. Phật nói kinh A Di Đà.

 

15. Giải thích từ ngữ:


1.Hộ niệm
: Hộ là giúp, niệm là nhớ nghĩ đến; nhớ nghĩ đến để giúp đỡ.

2.Sở: là đối tượng của vọng tâm, cũng gọi là biến kế sở chấp.

3.Nghe và thọ trì kinh nàyKinh A Di Đà hay kinh chư Phật sở hộ niệm, hay chính là tự tánh tự độ của mình vậy. Văn là nghe lại tự tánh, thọ là nhận lại tự tánh, trì là giữ gìn tự tánh.

4.Phát nguyệnPhát nguyện ở đây chính là phát khởi tâm bồ đề, nhờ lực niệm tự tánh Di đà để đạt thành nhất tâm bất loạn; nó khế hợp với ba pháp ấn là: không – vô tướng – vô tác hay vô nguyện. Khác với phát nguyện của Nhị thừa, là dùng ý thức phát khởi một nguyện lực để làm việc lợi ích cho chúng sanh, thuộc pháp hữu vi.

5.Không thối chuyển: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên tâm không còn lui sụt. Ở bậc Bồ tát địa thứ tám trở lên, tức bất động địa thì tâm mới không lui sụt.

6.Kiếp trượcKiếp trược là nói về kiếp sống của con người trong cõi đời này đầy khó khăn, bất an và khổ lụy.

7.Kiến trược: là cái thấy biết của con người cũng còn hạn cuộc và đầy dẫy những sai lầm.

8.Phiền não trược: là những thứ bức xúc trong tâm, làm cho ngày đêm bừng bừng trong lửa giận.

9.Chúng sanh trược: là thân tứ đại duyên sanh chứa đầy ô trược, và tăng giảm bất chừng.

10.Mạng trược: là tuổi thọ con người bị chi phối bởi nguồn sống và môi trường sống bị ô nhiễm, và cả cách sống không lành mạnh, tạo tiền để cho tuổi thọ bị giảm dần.

 

16. Lược giải:


Đoạn này đức Phật nêu nghi vấn với ngài Xá Lợi Phất, rồi đức Phật tuần tự lý giải, vì rất quan trọng. Đức Phật hỏi: “Ý thầy nghĩ sao? Sao tên kinh là: Hết thảy chư Phật sở hộ niệm?”.


Sở là đối tượng của vọng tâm, hộ có nghĩa là giúp đỡ, niệm là nhớ nghĩ đến. Như vậy, chư Phật có dùng vọng tâm nhớ nghĩ đến để giúp đỡ cho hành giả được tâm không thối chuyển nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác không? Hoàn toàn không. Đức Phật không thể tu thay cho ai được giải thoát giác ngộ. Nếu người này tu mà người khác được giải thoát giác ngộ, là trái luật nhân quả. Cũng vậy, không ai dùng vọng thức để niệm danh hiệu Phật A Di Đà cho người khác được vãng sanh; bởi như vậy là cũng trái luật nhân quảVì vậy cho nên, hành giả phải cẩn thận trong lúc hành pháp, để khỏi sai lạc lời đức Phật dạy. Như vậy sở hộ niệm ở đây chính là do công phu niệm tự tánh Di Đàdần dần đạt thành nhất tâm bất loạn; đó chính là lực sở hộ niệm vậy; chứ không phải có một sở hộ niệm nào cả. Như vậy, cả kinh lẫn pháp đều không tịch, tức nghe lại tự tánh của mình, thọ là nhận lại tự tánh của mình, và trì là giữ gìn tự tánh của mình, nên mới không thối chuyển nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giácVì vậy cho nên ở kinh Kim Cương đức Phật nói: “Không một pháp có thể nói ra, mà tạm nói là nói pháp vậy thôi”.


Pháp không
 tịch ấy chính là pháp không pháp, hay chính là cái tánh không xưa nay vắng lặng của mình, nên suy không ra nghĩ không tới. Chỉ nghe kinh hiểu chỗ dụng rồi thì tự mình phải hành trì ngay nơi tâm mình, nên kinh nói “văn thị kinh, thọ trì giả”. Chính cái pháp không pháp ấy, tự nó hóa giải mọi sở niệm thuộc vọng thức, nên nói “Tự tánh Di Đàduy tâm Tịnh độ”. Nếu có sở niệm, thì chính cái sở niệm ấy là hư vọng (phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng), nên không thể dẫn đến nhất tâm bất loạn được. Đây là điều mà đức Phật Thích ca đã xác quyết, và chư Phật cũng xác quyết như vậy, nên nói “Phải tin nhận lời của ta và của chư Phật nói”.


Đến đây là nói phát nguyện sanh về cõi Phật A Di Đà, hay phát tâm giải thoát giác ngộ (phát tâm bồ đề). Nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện sanh về cõi của đức Phật A Di Đà hay chính là trở lại tự tánh của mình, thì người ấy sẽ không thối chuyển nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như vậy, phát nguyện ở đây không như phát nguyện của Nhị thừa là dùng ý thức phát khởi một nguyện lực, làm lợi ích về vật chất cũng như tinh thần cho chúng sanh, thuộc pháp hữu vi


Phát nguyện
 ở đây chính là phát khởi tâm bồ đề, bằng cách niệm tự tánh Di Đà bất sanh bất diệt của mình, làm cho đạt thành nhất tâm bất loạn, để được sống trong cõi tịnhPhát nguyện ở đây chính là thực hành ba pháp ấn: Không – vô tướng – vô tác hay vô nguyện, mới khế hợp với giáo lý viên đốn A Di Đà.

Vì vậy cho nên, pháp niệm danh tự tánh Di Đà này trực chỉ nơi chân tâm của hành giả, mà không qua phương tiện của Nhị nguyên, nên nói là “đệ nhất”. Đó chính là: “Không lập văn tự, truyền ngoài kinh giáo, trực chỉ tâm người, thấy tánh thành Phật” mà Tổ Đạt Ma chỉ dạy vậy.

Vì trực chỉ vào tâm, nên đã hành trì thì đã sanh về, đang hành thì đang sanh về, sẽ hành thì sẽ sanh về. Sanh về đâu? Đến đây thì tắt lối, vì chân tâm không có chỗ chỉ, mà chỉ nói sanh về mà thôi. Nếu người nào có niềm tin, tin tự tánh Di Đà bất sanh bất diệt của mình, thì phải nên phát tâm sanh về nơi ấy.


Như vậy, Phật trong sáu phương “sở hộ niệm kinh” cũng chính là Phật tánh trong tâm mình sở hộ niệm vậy.


Tin tự tâm là Phật, hành tự tâm là giác, nguyện tự tâm là đạo. Phật, đạo và giác không lìa tự tâm mà có được. Như vậy, nói kia tức đây, không sai khác, nên nói: “Nay Ta khen ngợi công đức chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật. Các đức Phật cũng khen ngợi công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này: “Đức Phật Thích Ca hay làm được việc khó khăn hiếm có. Ngài có thể ở trong cõi Ta Bà có năm món trược: kiếp trượckiến trượcphiền não trượcchúng sanh trượcmạng trược, mà Ngài chứng được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, lại vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này". 


Kiếp trược
 là nói về kiếp sống của con người trong cõi đời này đầy khó khăn, bất an và khổ lụy. Nào thời khí bốn mùa nóng lạnh bất chừng, mùa màng thất thoát, nào hạn hán cho đến sóng thần, động đất; nào là chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh tôn giáo, chiến tranh xâm chiếm tài nguyên, đất đai của nước khác, dẫn đến chiến tranh khủng bố, nào là độc tài áp bức của mạnh được yếu thua.v.v.. từ thiên tại cho đến nhân tai luôn ập xuống con người chưa biết lúc nào.


Kiến trược
 là cái thấy biết của con người cũng còn hạn cuộc và đầy dẫy những sai lầm, rồi dựng lên chủ thuyết này, chủ nghĩa nọ, tôn giáo kia, quan điểm nọ, tạo tiền đề cho đối kháng và bất an.


Phiền não trược
 là những thứ bức xúc trong tâm, làm cho ngày đêm bừng bừng trong lửa giận; mà không có một chút ánh sáng của trí tuệ lọt vào, nên cũng gọi là hỏa ngục trần gian.


Chúng sanh trược
 là thân tứ đại duyên sanh chứa đầy những thứ không trong sạch (bất tịnh), và tăng giảm bất chừng theo thời khí bốn mùa mà phát sanh bệnh tật.


Mạng trược
 là tuổi thọ con người bị chi phối bởi nguồn sống, môi trường sống, và cách sống không lành mạnh. Nguồn sống thì bị cái văn minh thiếu trí tuệ của con người tạo ra, như cho hóa chất vào các nguồn thức ănthức uống, đất đai, dòng nước và cả bầu trời, làm cho môi trường sống bị ô nhiễm mà không có chỗ nào an toàn để trốn thoát. Còn lẽ sống thì gần như tắt lịm ở tận tâm hồn, nên tạo ra cảnh con đấu cha, cha đấu con, vợ đấu chồng, chồng đấu vợ, anh chị em chống đối lẫn nhau. Ngoài xã hội thì đảng này đấu tranh với đảng nọ mà chẳng lo cho dân cho nước, sắc tộc này chống sắc tộc kia, chủ nghĩa này chống chủ nghĩa khác, quốc gia này lấn áp và cướp đoạt tài nguyên của quốc gia kia, tôn giáo này chống tôn giáo nọ, rồi gây nên cảnh hỗn mang đau khổ cho loài người.


Sự xấu ác hiện hữu trong mọi khía cạnh của sự sống, nên đức Phật nói năm thứ trược. Trước hết, nhờ thấy rõ năm thứ trược, nên đưa đến nhàm chán gọi ly tham. Từ lìa tham đưa đến đoạn diệt. Từ đoạn diệt tham ái, nên đưa đến niết bàn. Phải thấy rõ cõi Ta bà là uế trược để nhàm chán, rồi tha thiết phát nguyện sanh về thế giới trong sạch thanh tịnh. Đó chính là việc khó làm, mà đức Phật Thích Ca đã làm được. Còn có gì khó bằng cách làm cho vọng tâm của mình bị tan biến. Trì niệm danh tự A Di Đà Phật ư? Không được, bởi danh tự thuộc về sở tướng, tức chính là vọng lại chồng thêm vọng. Như vậy phải dùng pháp gì?


Pháp mà đức Phật Thích Ca nói là “pháp mà tất cả thế gian khó tin”, bởi không có đối tượng, tức không có sở niệm. Vì cất hết mọi đối tượng, không cho vọng thức dính vào, nên nói “không thể nghĩ bàn” (bất khả tư nghì).


Vì vậy
 cho nên, đức Phật nói: “Này Xá Lợi Phất ! Thầy phải biết rằng, tôi ở trong cuộc đời có năm thứ ô trược này mà thực hành việc khó này, nên thành tựu đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác, và vì tất cả thế gian nói pháp khó tin này”.


Đó chính là niệm tự tánh Di Đà ở trong tâm, cũng gọi là niệm Phật tam muội, và dụng công thì phải miên mật không cho tâm leo qua cơ cảnh khác, hoặc một ngày cho đến bảy ngày, đạt đến nhất tâm bất loạn.


Còn niệm danh tự A Di Đà Phật, như trên đã nói là chỉ gom đa niệm về nhất niệm, để an lập ý mà thôi; không thể nhất tâm được. Xin hành giả đừng nhầm lẫn pháp hành của Nhị thừa và đại thừa.


Đức Phật
 nói xong kinh, thầy Xá Lợi Phất  và chúng Tỳ kheo cùng hết thảy thế gian gồm: chư thiênloài ngườiA tu la .v.v…đều vui mừng tin nhận, đảnh lễ rồi lui ra.

 

Lược giải kinh A Di Đà - Hết

 

Đệ tử thành kính chấp tay đảnh lễ và trở về y cứ vào tự tánh Di Đà, vị giáo chủ sáng soi cõi lòng mà nhiều

kiếp con đã lãng quên. Xin Ngài dùng thần lực

gia bị tâm con luôn bảo trọng ánh sáng vô

lượng và thọ mạng vô lượng của mình.

Niệm ân giáo dưỡng của Hòa Thượng

bổn sư, quý thầy giáo thọ, quý thiện

tri thức và sự hỗ trợ của chư

ân nhân trong bước đường

tu học của đệ tử.

 

Lược giải xong vào ngày

tưởng niệm đức Thế Tôn thành đạo,

mồng tám tháng chạp năm Tân Mão

 January/1/2012

 

Tỳ kheo Thích Minh Điền