Chú Thích[1] Thật ra, những bất
hợp lý trong sự
phân chia các phần, quyển cũng đã được những người
thực hiệnbản Đại Chánh tân tu
Đại tạng kinh nhận ra, nên họ đã
phân chia lại phần này thuộc về quyển 32.
Tuy nhiên, như
chúng tôi đã xác định từ đầu, sự
phân chia quyển và phần chỉ để
thuận tiện cho việc in ấn, nên
chúng ta chỉ cần
lưu ý đến sự
phân chia các phẩm mà thôi. Do đó mà
chúng tôi vẫn giữ nguyên sự phân quyển theo các bản khắc gỗ trước đây.
[2] Câu này nằm trong kinh văn
Tây Tạng, được trích từ bản sớ giải Vimalaprabhā về Kālacakra.
Chúng tôi dẫn theo
tiến sĩ B. Alan Wallace trong Consciousness at the Crossroads (Snow Lion Publications, Ithaca, New York, 1999), phần dịch sang Anh ngữ của câu này như sau: “Monks, just as the wise accept gold after testing it by heating, cutting, and rubbing it, so are my words to be accepted after examining them, but not out of respect [for me].”
[3] Nguyên văn: “Tùy kỳ phát hành tắc đắc
thâm tâm.” (隨其發行則得深心。)
Duy-ma-cật sở thuyết kinh, phẩm thứ nhất,
Cõi Phật, bản Việt dịch và
chú giải của Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến, NXB
Tôn giáo, 2004, trang 52.
[4]
Chúng tôi rất
ngạc nhiên khi đọc thấy
câu chuyện đức Phật hóa độ ông Ca-diếp (Kassapa) được kể lại
hoàn toàn khác biệt và thêm vào rất nhiều tình tiết “thú vị,
lôi cuốn và hợp lý” hơn dưới mắt những người không tin
kinh điển Đại thừa, nhưng không biết là
tác giả đã
dựa vào đâu. (Xem tại
http://www.thuvienhoasen.org/duongxuamaytrang-06.htm) Sau đó
chúng tôi đọc thấy những lời tự trần của
tác giả như sau:
“Có những đoạn tôi cho là khó viết, như đoạn Bụt độ ba anh em ông
Ca Diếp.
Tài liệu thường nói là Bụt độ ba anh em đó nhờ
thần thông của Ngài nhưng khi viết thì tôi đã không để cho Bụt dùng
thần thôngmà cứ để Bụt
sử dụng từ bi và
trí tuệ của Ngài để độ ba ông ấy.”
(Xem tại
http://www.thuvienhoasen.org/duongxuamaytrang-00.htm)
Trong lời tự trần này có mấy điểm
chúng tôi không tán đồng. Thứ nhất, là người
Phật tử nên
chúng tôikhông xem
kinh điển của Phật là một dạng “tài liệu”. Cách dùng từ này có thể
hoàn toàn chính xác đối với các nhà
nghiên cứu, các
học giả, nhưng đối với tất cả
Phật tử thì không ai
tu tập theo “tài liệu”, mà chỉ
tu tập theo
kinh điển, là những văn bản ghi chép
lời Phật dạy.
Câu chuyện này được
chính thức ghi lại trong
kinh điển như trên nên không thể nói là theo “tài liệu”. Thứ hai,
tác giả “không để cho Bụt dùng thần thông” là một sự lạm quyền của người cầm bút.
Tác giả có thể
sáng tạo một nhân vật XYZ nào đó và
tha hồ “để cho” hoặc “không để cho” nhân vật ấy
thực hiện một sự việc; nhưng
đức Phật là một nhân vật
lịch sử, hơn thế nữa là một bậc thầy được tất cả
Phật tử tôn kính noi theo trong sự
tu tập thì không ai có quyền hư cấu những sự việc
liên quan đến ngài. Ngay khi viết về những nhân vật
lịch sử thế tụcnhư Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ.v.v... cũng chưa thấy ai dám tùy tiện hư cấu
hành vi của các nhân vật này theo ý riêng của mình, huống chi là viết về đức Phật?
[5] Xem thêm bài viết:
Uy lực của quy giới (
Nguyên Minh) tại:
http://www.thuvienhoasen.org/uyluccuagioi-nguyenminh.htm [6] Bản Việt dịch trích từ sách
Tăng đồ nhà Phật, Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến soạn dịch, NXB
Tôn giáo, 2004.
[7]
Đại thừa bản sanh
tâm địa quán kinh, quyển 1: “Liễu đạt
tam giới như hỏa trạch,
bát khổ sung mãnnan khả xuất - 了達三界如火宅 八苦充滿難可出 (Rõ biết
Ba cõi như căn nhà đang cháy, [trong đó]
chất chứa đầy
tám nỗi khổ, thật khó ra khỏi.)
[8]
Chúng tôi tình cờ đọc
câu chuyện này được kể lại trong một bài đăng trên mạng Internet, toàn văn như sau:
“Một hôm nọ, trong khi Bụt và một số các thầy đi
khất thực trên
con đường quen thuộc dẫn về thủ đô,
đại đức Ananda nhác thấy bóng một con voi lớn từ chuồng voi
hoàng gia xổng ra và đang chạy về phía mình.
Đại đức hoảng kinh. Con voi này ai cũng đã nghe tiếng. Đó là con voi dữ nhất trong vương quốc. Nó tên là Nalagiri. Tại sao người ta lại để cho Nalagiri xổng chuồng ra như thế.
Vừa lúc đó những người đi đường cũng đã
nhận ra sự nguy hiểm. Họ hô hoán lên và cùng nhau chạy núp ở hai bên vệ đường. Dân chúng hai bên đường phố đều đã trông thấy con voi Nalagira. Con voi đưa vòi lên cao, đuôi và hai tai thẳng
đứng dậy, nó nhắm phía Bụt và các vị
khất sĩ mà chạy tới. Thấy
tình trạng nguy hiểm quá, Ananda vội nắm tay Bụt và đẩy người về phía vệ đường, nhưng Bụt không theo Ananda, người
đứng yên tại chỗ, một số các vị
khất sĩ núp sau lưng Bụt, một số khác chạy tứ tán tìm chỗ núp hai bên vệ đường. Dân chúng hai bên đường phố la hoảng lên.
Mọi người nín thở, Ananda vừa
bước lên định đứng chận
trước mặt Bụt thì bỗng nghe Bụt hú lên một tiếng lớn và dài. Tiếng rú vọng lên,
nghiêm trangvà oai vệ. Đây là tiếng hú của con voi chúa trong rừng Rakkhita ở Parileyyaka. Bụt đã
an cư một mìnhtrong rừng này, và
trong thời gian ấy người đã học được tiếng hú của con voi chúa thường đem bầy voi con tới uống nước bên bờ suối. Voi Nalagiri đã xông tới chỉ còn cách Bụt chừng mươi bước. Nghe tiếng hú
vang dội, nó
tự nhiên khựng lại.
Lập tức nó khuỵu hai chân trước xuống, rồi khuỵu luôn hai chân sau, vòi nó hạ thấp xuống
sát đất. Hai tai nó cụp xuống, đuôi nó cũng vậy.”
Câu chuyện con voi Hộ Tài được
cố ý thả ra để làm hại Phật được kể lại
hoàn toàn khác biệt nhưng không thấy nói là đã dựa theo những
kinh điển nào! Quý vị có thể kiểm chứng bài viết này tại địa chỉ:
http://www.thuvienhoasen.org/duongxuamaytrang-15.htm.
[9]
Tứ diệu đế, Đạt-lai Lạt-ma XIV, bản Việt dịch của Võ Quang Nhân, NXB
Tôn giáo, 2006, các trang 132, 134.
[10] Consciousness at the Crossroads (Snow Lion Publications, Ithaca, New York, 1999),
tiến sĩ B. Alan Wallace, phần Việt dịch được dẫn theo bản dịch của Võ Quang Nhân trong phần
Phụ lục sách
Tứ diệu đế (sách đã dẫn, trang 346).