Phật Tánh là Bản Tánh của Tâm

Thứ Tư, 17 Tháng Năm 20239:09 SA(Xem: 1367)
Phật Tánh là Bản Tánh của Tâm

PHẬT TÁNH LÀ BẢN TÁNH CỦA TÂM
Nguyễn Thế Đăng


Bấy giờ Đại Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương bạch Phật: Thế Tôn! Như Phật nói về tâm giải thoát như vậy, nghĩa ấy chẳng đúng. Vì sao thế? Vì tâm vốn không bị trói buộc. Tại sao như thế? Bản tánh của tâm không bị tham, sân, si trói buộc. Nếu vốn không có trói buộc thì sao lại nói tâm khéo giải thoát?


Bạch Thế Tôn! Nếu bản tánh của tâm không bị tham kết trói buộc thì do những nhân duyên gì mà có thể trói buộc được? Ví như người vắt sừng, sừng vốn không có sữa nên dù dùng nhiều sức thì sữa cũng không do đâu mà có. Tâm cũng như vậy, vốn không có tham nay sao có thể có? Nếu vốn không có tham mà sau mới có, thì chư Phật và Bồ tát vốn không có tướng tham nay đáng lẽ cũng có.


Bạch Thế Tôn! Ví như người gái đá vô sinh, vốn không có tướng con, tuy dùng nhiều sức, đủ thứ nhân duyên, đứa con cũng chẳng thể có được. Tâm cũng như vậy, vốn không có tướng tham thì tham không do đâu mà sanh
” (phẩm Quang Minh Biến Chiếu).


Trong đoạn kinh này, Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu thưa hỏi Phật, thật ra là làm sáng tỏ bản tánh của tâm hay Phật tánh cho chúng ta. Những câu hỏi, thậm chí vấn nạn, của các Bồ tát trong các kinh thường có mục đích như vậy, nên ở đầu phẩm này Phật đã khen Bồ tát Quang Minh Biến
Chiếu
 rằng:


Đức Phật nói: Lành thay! Lành thay! Ông vì muốn lợi ích an lạc chúng sanh, vì lòng từ bi xót thương thế gian, vì muốn sách tấn các Bồ tát phát Bồ đề tâm nên hỏi Phật những điều như vậy.


Ông đã gần gũi vô lượng chư Phật quá khứ, trồng những thiện căn, từ lâu đã thành tựu công đức Bồ đề, đã hàng phục các loài ma, đã giáo hóa vô lượng vô biên chúng sanh đưa họ đến Vô thượng Chánh giác. Từ lâu đã thông đạt tạng bí mật sâu xa của chư Phật Như Lai. Đã từng thưa hỏi nghĩa vi diệu bí mật sâu xa như thế với vô lượng vô biên hằng hà sa chư Phật quá khứ. Ta nhìn khắp thế gian hoặc người hoặc trời, sa môn hay bà la môn, hoặc thiên ma hay Phạm thiên, không ai có thể hỏi Như Lai nghĩa như vậy. Nay hãy thành tâm, nghe cho kỹ, nghe cho kỹ. Ta sẽ vì các ông phân biệt diễn nói
”.

 

Bản tánh của tâm vốn không bị trói buộc, không có cái gì có thể trói buộc được vì bản tánh của tâm là tánh Khôngvô sở trụ, không có chỗ trụ. Như hư không không có biên bờ, và trung tâm, không có cái gì có thể trói buộc, dính mắc vào đó được.


Phiền não
 chỉ là khách trần phiền nãoduyên sanh từ bên ngoài, đến rồi đi, sanh rồi diệt. Và vì duyên sanh nên vô tự tánh, nên cũng là tánh KhôngPhiền não khởi và diệt trong bản tánh của tâm thì cũng như hư không rót vào hư không, như sóng sanh từ đại dương và tan trở lại vào đại dương.


Thiện nam tử! Hư không không sanh ra, không xuất hiện, không làm, không tạo, không phải pháp hữu viNhư Lai cũng vậy, không sanh ra, không xuất hiện, không làm, không tạo, không phải pháp hữu viNhư Như Lai tánh, Phật tánh cũng vậy, không sanh ra, không xuất hiện, không làm, không tạo, không phải pháp hữu vi”.


Bản tánh
 của tâm chính là Ngã, trong Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, bốn đức của Phật tánh Đại Niết bàn.

Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu nói tiếp:


Bạch Thế Tôn! Như cọ xát gỗ ướt không thể được lửa. Tâm cũng như vậy, dầu cọ xát tìm kiếm tham nơi tâm vẫn chẳng thể được. Làm sao tham có thể cột buộc được tâm?


Bạch Thế Tôn! Ví như ép cát không thể có dầu. Tâm cũng như vậy, dầu ép nơi tâm, tham cũng chẳng thể có. Phải biết tham và tâm hai lẽ khác nhau. Giả sử dù có tham, làm sao có thể nhiễm ô tâm?


Bạch Thế Tôn! Ví như có người đóng cọc vào hư khôngrốt cuộc không thể đứng vững ở đó được. An vị tham nơi tâm thì cũng như thế, dù có đủ thứ nhân duyên cũng không thể khiến tham buộc dính nơi tâm.


Bạch Thế Tôn! Nếu tâm vốn không có tham mà nói muốn giải thoát, thì chư Phật, Bồ tát sao chẳng nhổ gai trong hư không?


Bạch Thế Tôn! Tâm đời quá khứ không gọi là giải thoát, tâm đời vị lai cũng không có giải thoát, tâm đời hiện tại thì chẳng cùng chung với Pháp, thế thì tâm của đời nào có thể gọi là được giải thoát?


Đức Phật
 đã trả lời, những câu hỏi này như sau:


Thiện nam tử! Tâm này chẳng cùng với tham hòa hiệp, cũng chẳng cùng với sân, si hòa hiệp.


Thiện nam
 tử! Như mặt trờimặt trăng dầu bị khói bụi, mây mù và thân La Hầu vua A tu la che khuất, nên chúng sanh không thấy, nhưng tánh mặt trờimặt trăng hoàn toàn chẳng cùng hòa hiệp với các thứ ấy.

Tâm cũng như vậy, do nhân duyên mà sanh sự trói buộc của tham. Chúng sanh nói tâm hòa hiệp với tham, nhưng bản tánh của tâm thật chẳng cùng tham hòa hiệp.


Nếu tâm vốn có tham tức là tâm có tánh tham. Nếu tâm vốn chẳng tham tức là tâm có tánh chẳng tham. Tâm có tánh chẳng tham thì chẳng thể làm ra tham, tâm có tánh tham thì chẳng thể chẳng tham.


Thiện nam
 tử! Vì nghĩa ấy nên sự trói buộc của tham dục không thể làm ô nhiễm được tâm. Chư Phật và Bồ tát phá trừ vĩnh viễn phiền não tham dục nên nói rằng tâm được giải thoát. Tất cả chúng sanh, do nhân duyên mà sanh ra phiền não tham dục, cũng do nhân duyên (dứt trừ tham dục) mà tâm được giải thoát
” (phẩm Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu).


Kinh còn có những ví dụ nữa để cho thấy bản tánh của tâm vốn không có tham sân si, nên không cần giải thoát. Còn tham sân si là do duyên sanh, hết duyên thì hết, nên không có tự tánhkhông thật sanh ra. Tâm vốn là tánh Khôngtham sân si nhìn cho đến tận cùng cũng là tánh Khôngkhông thật có sanh ra, tham sân si không thật có sanh ra nên vốn giải thoát, đâu cần phải nói đến giải thoát?


Ở trên là những ví dụ rất hay, rất tuyệt vời, nhưng để thể nghiệm chúng, có những kinh nghiệm về chúng, chúng ta phải thực hành thiền định thiền quán để soi thấu chúng, xem thử Tâm hay bản tánh của tâm có thể bị nhiễm ô hay không và những cái được cho là làm nhiễm ô Tâm có phải là những thực thể có thể gắn dính vào Tâm và che chướng Tâm hay không.


Để chứng nghiệm được “bản tâm”, hay bản tánh của tâm vốn không thể bị nhiễm ô, không dính dáng gì đến nghiệp thiện hay ác, thì phải đi đến tận cùng của tâm thức sanh tử của mình như sự hối hận khổ đau của vua A Xà Thế “đã tạo tội nghiệp địa ngục A Tỳ” vì tội giết cha mình, đến độ sau những lời khuyên nhủ của quan đại thần vẫn không dám đi gặp Đức Phật. Sau những lời giảng dạy, bảo ông hãy quán sát thân mình có hai mươi điều để thấy vô thường, khổ, không, vô ngãĐức Phật đã cho vua A Xà Thế hiểu bản tâm hay bản tánh của tâm vốn không thể bị nhiễm ô bởi nghiệp, vốn vô tội:


Đại vương đã tham say ngôi vua mà phạm tội giết hại vua cha, nhưng chẳng phải Bản tâm làm tội nghịch ấy, sao lại bảo là bản tâm mắc tội” (phẩm Phạm hạnh).


Sau khi nghe Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu nói trong bản tánh của tâm không có tham như trong hư không không thể có gai để nhổ, Đức Phật trả lời cho Bồ tát:


Đức Phật bảo Đại Bồ tát Quang Minh Biến ChiếuLành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Tâm cũng chẳng bị tham trói buộc, cũng chẳng phải chẳng bị trói buộc, chẳng phải giải thoát, chẳng phải chẳng giải thoát, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải hiện tại, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai.


Vì sao thế? Thiện nam tử! Vì tất cả pháp đều không có tự tánh.


Tâm không
 có tự tánh nên không thể bị nhiễm ôtrói buộc bởi tham hoặc bất cứ cái gì. Tham hoặc bất cứ cái gì đều không có tự tánh nên chúng không thể nào nhiễm ôtrói buộc được tâm.


Thấy được tất cả các pháp đều không có tự tánh, đây là sự giải thoát vốn có xưa nay.


Ca Diếp! Như ta trước đây có nói, nếu có người thiện nam thiện nữ nào khéo tu trị ba nghiệp thân, khẩu, ý, thì khi người ấy chết, dù thân tộc đem thi hài hoặc hỏa thiêu, hoặc thả xuống nước, hoặc để trong nghĩa địa, chồn sói cầm thú tranh nhau ăn, còn tâm, ý, thức của người ấy được sanh nơi cõi lành. Nhưng tâm thức ấy thật không có đến đi, cũng không đến chỗ nào, chỉ là trước sau như nhau, tương tụctướng mạo chẳng khác. Lời nói như vậy là giáo pháp bí mật của Như Lai.

Ca Diếp! Nay ta nói bệnh cũng lại như vậy, cũng là giáo pháp bí mật của Như Lai. Ca Diếp! Như Lai Chánh Giác thật không có bệnh rồi nằm nghiêng bên mặt, cũng không rốt ráo nhập vào Niết bàn. Ca Diếp! Đại Niết bàn đây tức là thiền định rất sâu xa của chư Phật. Thiền định này chẳng phải là cảnh giới của Thanh VănDuyên Giác.


Ca Diếp! Vừa rồi ông hỏi, Như Lai vì sao nằm dựa chẳng ngồi dậy, chẳng đòi ăn uống, chẳng dặn bảo gia quyến chăm sóc sản nghiệp.


Ca Diếp! Tánh hư không vốn không có ngồi dậy, chẳng đòi uống ăn, chẳng dặn bảo gia quyến chăm sóc sản nghiệp. Cũng không đi không đến, không sanh không diệt, không già trẻ, không hiện ra hay biến mất, không hư bể, không giải thoát không trói buộc. Cũng chẳng tự nói, cũng chẳng nói cái khác người khác; cũng chẳng tự hiểu cũng chẳng hiểu cái khác người khác; chẳng phải yên lành, chẳng phải bệnh tật.

Thiện nam tử! Chư Phật Thế Tôn cũng như thế đó, giống như hư không, làm sao có các bệnh khổ ư?” (phẩm Hiện bệnh).


Tâm thức
 ấy thật không có đến đi, chỉ là trước sau như nhau, tương tục, chẳng đổi khác. Đây là lời dạy bí mật của Như Lai. Không những bản tánh của tâm là không đến đi, trước sau như nhau không đổi khác, mà tâm thức bình thường phiền não xáo động của người phàm phu cũng không đến đi, trước sau như nhau không đổi khác. Hiểu được, chứng nghiệm được lời nói bí mật này của Đức Phật, tức là hiểu và chứng được tánh Không của tâm thức phàm phu này, người ta được giải thoát ngay trong tâm thức bình thường này.

 

Cũng trong phẩm Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu này, có đoạn đối đáp giữa Đức Phật và Bồ tát Lưu Ly Quang về vấn đề đến và đi, sanh và chẳng sanh. Bồ tát Lưu Ly Quang là Bồ tát ở cõi Bất Động của Phật Mãn Nguyệt Quang Minh Như Lai, “thưa hỏi Phật Mãn Nguyệt Quang Minh, như ở đây Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu vừa hỏi Đức Phật giống nhau không khác”. Ngài được Phật ở cõi ấy cho qua cõi Ta Bà này để được nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời cho Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu.


Khi Bồ tát đến, “đầu và mặt lễ dưới chân Phật, đem đồ cúng dường dâng lên, cung kính đi nhiễu bên phải ba vòng rồi ngồi qua một bên.


Bấy giờ đức Thế Tôn hỏi Bồ tát Lưu Ly Quang: Ông do đi mà đến hay không do đi mà đến?


- Bạch Thế Tôn! Đi cũng chẳng đến, không đi cũng chẳng đến. Con quán sát nghĩa này thì hoàn toàn không có sự đến đây.

Bạch Thế Tôn! Các hành nếu thường cũng chẳng đến, các hành nếu vô thường cũng không có đến. Nếu người thấy có chúng sanh tánh thì có sự đến hay chẳng đến. Nay con không thấy có định tánh của chúng sanh thì làm sao nói có đến hay chẳng đến. Người kiêu mạn thì thấy có đi có đến; người không có kiêu mạn ắt không có đi không có đến. Người bám nắm các hành thì thấy có đi có đến; người không bám nắm các hành ắt không có đi không có đến.


Nếu thấy Như Lai rốt ráo nhập Niết bàn (tịch diệt), ắt có đi có đến; nếu không thấy Như Lai rốt ráo nhập Niết bàn (tịch diệt), ắt không có đi không có đến. Chẳng nghe Phật tánh, ắt có đi có đến; nghe được Phật tánh, ắt không có đi không có đến. Nếu thấy hàng Thanh VănBích Chi Phật có nhập Niết bàn, ắt là có đi có, có đến; không thấy Thanh VănBích Chi Phật có nhập Niết bàn ắt không có đi không có đến…


Thông thường, theo cái thấy của thế gian (thế đếchân lý tương đối và quy ước) thì hành động gì cũng có một khởi đầu và đi đến một kết thúc.

Chính vì sự có khởi đầu, có kết thúc này tạo ra thời gian và không gian giới hạn, nghĩa là tạo ra một sanh tử giả lậpTâm thức thế gian thì khởi lên ý tưởng đi, và như vậy sẽ có ý tưởng đến. Nhưng thật ra, trong cái nhìn thấy tận bản tánh của tâm, thì: “Tâm thức ấy thật không có đến đi, cũng không đến chỗ nào, chỉ là trước sau như nhau, tương tụctướng mạo chẳng khác”.


Thấy có đi, có đến là cái thấy các tướng; thấy không có đi không có đến là cái thấy tánh. Thấy có đi có đến của các tướng, các hành là thấy cái sanh tử và bị trôi lăn theo sanh tử vọng tưởng. Thấy không có đi không có đến là cái thấy “cõi Phật Bất Động”, tức là cái thấy Niết bàn.

 

Sau khi Đức Phật nói cho Bồ tát Lưu Ly Quang về những đức tính cần có để có thể nghe Pháp, ngài nói tiếp:


Thiện nam tử! Ông có thể chí tâm nghe pháp như vậy, đó gọi là nghe chỗ chẳng nghe.

Thiện nam tử! Có chẳng nghe mà nghe, có chẳng nghe mà chẳng nghe, có nghe mà chẳng nghe, có nghe mà nghe.

Thiện nam tử! Như chẳng sanh mà sanh, chẳng sanh mà chẳng sanh, sanh mà chẳng sanh, sanh mà sanh.

Như chẳng đến mà đến, chẳng đến mà chẳng đến, đến mà chẳng đến, đến mà đến.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là chẳng sanh mà sanh?

Thiện nam tử! An trụ nơi thế đế, lúc mới ra khỏi bào thai, đó gọi là chẳng sanh mà sanh.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là chẳng sanh mà chẳng sanh?

Thiện nam tử! Đây là Đại Niết bàn không có tướng sanh, đó gọi là chẳng sanh mà chẳng sanh.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là sanh mà chẳng sanh?

Thiện nam tử! Theo thế đế, khi chết thì gọi là sanh mà chẳng sanh.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là sanh mà sanh?

Thiện nam tử! Tất cả phàm phu đó gọi là sanh mà sanh. Vì sao thế? Vì sanh sanh chẳng dứt, vì tất cả phiền não hữu lậu niệm niệm sanh ra, đó gọi là sanh mà sanh. Bồ tát Tứ trụ gọi là sanh mà chẳng sanh. Vì sao thế? Vì sanh mà tự tại, đó gọi là sanh mà chẳng sanh.

Chân lý tuyệt đối và tối hậu (chân đế) là Đại Niết bàn, chẳng sanh mà chẳng sanh (bất sanh bất sanh). Chẳng sanh mà chẳng sanh là rốt ráo chẳng sanh, đầu cuối chẳng sanh, chưa từng sanh. Sở dĩ như thế vì không có tướng sanh, chưa từng có tướng sanh. Chưa từng có tướng sanh nên đầu cuối rốt ráo vô sanh.


Chưa từng có tướng sanh tức là chưa từng có vô minh. Chưa từng có vô minh cho nên tất cả là giải thoát, từ đầu tiên cho đến cuối cùng:

Ta dùng Phật nhãn xem khắp ba cõi tất cả các pháp, bản tánh của vô minh ban sơ vốn là giải thoát, tìm khắp mười phương hoàn toàn không thể được. Vì cội gốc đã không nên tất cả cành lá thảy đều giải thoát. Vì vô minh vốn giải thoát nên hành đến lão tử đều được giải thoát. Do đây nên nay ta an trụ thường tịch diệt quang, gọi là Đại Niết bàn” (phẩm Ứng tận hoàn nguyên).

 

Như vậy sự tu hành là thấy bản tánh của tâm hay Phật tánh. Khi đã thấy được bản tánh hay nền tảng của tâm thì thường trực an trụ trong đó, để các hoạt động của tâm (thọ, tưởng, hành, thức) khởi lên thì tan ngay vào bản tánh của tâm, khi ngồi thiền định và sau khi ngồi thiền định. Chính bản tánh của tâm giải thoát cho tất cả các thứ tâm, bản tánh của tâm giải thoát cho tất cả sanh tử, vì sanh tử là do tâm khởi sanh và tạo thành.


Bản tánh
 của tâm thì Vô tướng, cho nên nó giải thoát cho tất cả các tướng. Bản tánh của tâm là Vô niệm, cho nên nó giải thoát cho tất cả các niệm. Bản tánh của tâm là Vô trụ, thế nên nó giải thoát cho mọi bám trụ của thức.


Bản tánh
 của tâm, Phật tánh, hay trí huệ bổn nguyên, được kinh ví như một tấm gương sáng. Trong đó có các hình tướng khác biệt do thức phân biệt tạo nên. Bởi vì bản tánh của gương vốn là giải thoát vì không có hình bóng nào in dính được vào nó, làm nhiễm ô được nó, cho nên trong tấm gương ấy các hình bóng chính là gương nên chúng cũng tự giải thoát.


Trí là tấm gương sáng bất động, thức là các hình bóng rộn ràng trong tấm gương. Ánh sáng của tấm gương thấu thoát qua mọi hình bóng trong gương, khiến cho mọi hình bóng chính là tấm gương, thức chính là trí. Tất cả thức tức là trí, nên tất cả thức đều tự giải thoát như trí vốn giải thoát.

Như ở trên kinh nói, “bản tánh của tâm chẳng bị trói buộc”, thế nên những hoạt động, những hiện tượng của tâm (tức là các thức) cũng không bị trói buộc. Đây là sự giải thoát trực tiếp nhờ nền tảng vốn giải thoát của Phật tánh.