Chương 9: Giải thích Nghi Mông Sơn Thí Thực

Wednesday, 14 December 201611:17 PM(View: 9626)
Chương 9: Giải thích Nghi Mông Sơn Thí Thực
Nhị Khóa Hiệp Giải
Chương 9: Giải thích Nghi Mông Sơn Thí Thực


Lấy tên núi làm sách, đúng như pháp mà thí thức, nên nói là Mông sơn thí thực.


Thí là pháp đứng đầu của lục độ, và điều trước vạn hạnh, có ba nghĩa :


Một, Tư sanh thí, cũng gọi là tài thí, như áo cơm, tiền của, ruộng nhà, thuốc men v.v… để giúp cho sanh mạng. Còn đây thí dùng nước cơm cháo bánh cả cúng cụ, để giúp cho chốn minh đồ, được dứt khỏ dặng vui, là tư sanh thí.


Hai, pháp thí : Lấy sự thuyết pháp, trì chú, tụng kinh, vận tâm quán tưởng, nay đây tức là tụng văn nầy, làm pháp quán tưởng, là pháp thí.


Ba, vô uý thí, như có người muốn làm lành mà sợ trước sợ sau, vì sợ làm không nổi, nếu ta có sức, giúp họ không sợ, khiến cho họ làm nên việc; nay vì chúng ở chốn u minh có cái sợ chịu kịch khổ nhiều kiếp dài dẳn; nương nhờ công đức đây, để trừ nghiệp chướng, lìa các bố uý, là vô uý thí.


Thực : Có cái công giúp ích, cái nghĩa sống còn. Kinh nói : "Tất cả chúng sanh đều do nơi ăn uống mới sống ở đặng, nếu không ăn uống, thì thân thể ốm gầy, dẫu có thí tài, thí pháp nào đủ cho sanh mạng ; nay nhân cực khổ của chúng sanh, mà khởi cái bi tâm, nên dùng thần chú, vật thực, mà cúng thí cho Quỷ loại, khiến đặng dứt khổ được vui. Lại, có 4 cách ăn :


1. Đoàn thực, cũng kêu là đoạn thực, nghĩa là ăn bằng cách : từ miệng, hay từ phần, từ đoạn dùng 3 trần là Hương : hơi hám, vị : Mùi vị xúc : tiếp xúc, để làm thể. Biến đổi, tiêu hoại làm tướng. thế là cách ăn của Trời người và súc sanh…ở dục giới.


2. Xúc thực : lấy cái tâm sở tương ưng của 6 thức, tiếp xúc với cái cảnh vừa thích của ý, 5 căn hoà thuận, vui sướng làm cách ăn, tức là cách ăn của Quỷ thần.


3. Tư thực : Lấy cái "Tư tâm sở" Hữu lậu của ý thức, để chuyên tinh nghĩ nhớ (tư) chuyển thành cái cảnh thắng diệu thiền, giúp ích thân mạng của trời sắc giới, liên miên tư tưởng mãi chẳng dứt, tức là chúng ở sắc giới lấy "thiền duyệt" làm thức ăn. Lại, như ngửa trông lên cây me chua để dứt được cơn khát nước, treo bánh lên, để chung thấy mà đỡ được cơn đói bụng v.v…đó cũng là ăn bằng cách nghĩ nhớ (tự thực).


4. Thức thực : lấy cái thức thứ 8 nó nối nhau giữ gìn căn thân khiến chẳng rã hoại, đấy thì 4 thánh 6 phàm chung đủ, chỉ có khác với nhau là mê và ngộ. Thành nhân thì thức tánh đã giác ngộ viên mãn, vốn vẫn trong sáng, gọi là "Như lai tạng thức", vì nó duy trì tất cả công đức có tánh vô lậu : phi có phi không, phi trụ phi chẳng trụ, đấy là cái ăn bằng cách vốn có công đức chẳng khá nghĩ bàn, mà làm sanh trụ.


Phàm phu thì thức tánh còn hoàn toàn là mê, tuy đâu sanh khởi nhgiệp chủng đó, gọi là Hàm tàng thức, vì rằng nó hàm tàng các hột giống thiện ác của hữu lậu và vô lậu, nên với phi có mà vọng chấp là thực có, do đó mà luân chuyển đến vô cùng. đấy là cái ăn bằng nghiệp thức sanh diệt mà làm sanh trụ.


Song, Như lai tạng thức, hàm tàng thức, cái danh dầu có hai, mà cái thể vốn có một, chỉ tuỳ theo mê và ngộ, nên phân làm hai, thế nên cả Thánh và phàm, đồng là thức thực.


Ba cách ăn trước thuộc về sự, cách ăn sau thuộc về lý, sự thì lệch về phàm phu, lý thì trùm cả Thánh phàm ; tiến tới bực nữa mà suy nghĩ, thì thánh nhân cũng đủ 4 cách ăn, phi ăn, phi chẳng ăn, thế là cách ăn bằng cách bất tư nghị viên dung diệu thực.


Lại, phải biết phép thí thực, ắt nhờ 3 vầng thế không, mới có thể giáp khắp được: 1. Hành nhân là người năng thí; 2. Quỷ loại là chúng năng thụ; 3. Và trung gian là vật sở thí. với cả 3 chỗ đó, thể tánh đều chẳng khá đặng. Song khi mà thể tánh chẳng khá đặng, vẫn y nhiên rỡ rỡ phân minh, khi mà rỡ rỡ phân minh, cũng vẫn y nhiên thể tánh chẳng khá đặng, thế là pháp thì bằng cách 3 vầng chẳng nghĩ bàn. Pháp thí như thế, thì tâm nào chẳng phải pháp, pháp nào chẳng phải đồ ăn. Song cũng thực nào chẳng phải pháp, pháp nào chẳng phải tâm, tâm đã giáp khắp, thì pháp và thực giáp khắp, tất nhiên chúng sanh trong lục đạo mười phương, đâu chẳng thụ hưởng đó mà được giải thoát.


Nghi : quỷ tắc, cũng có nghĩa là cách thức, nghĩa là : văn Mông sơn đây làm quỷ thức cho lễ Thí thực.

PHỤ CHÚ


Mông sơn : Núi, ở về tỉnh Tứ Xuyên bên Trung quốc. tập Mông sơn thí thực nghi, tác giả là ngài Cam Lộ Pháp sư nhóm chép, tác giả nầy và tác giả tập Hồng danh bảo sám cũng là một người, mà để khác hiệu, vì tập kia đề là Bất động Pháp sư. Còn tập Mông sơn thí thực nghi trong bổn Kinh Nhựt tụng đề Ngoại quốc Cam Lộ thiền sư trú thích Tứ xuyên Mông sơn tập. mà thuật giả Nhị khoá hiệp giải đã có dẫn giải rồi ở trước tập Hồng danh bửu sám rằng : "Văn Mông sơn, cũng là ngài Bất động nhóm chép".


Hàm tàng thức : tức là A lại da thức, vì chân vọng hoà hợp nên nói là hàm tàng.


Như lai tạng, là toàn chân tại vọng, nghĩa là chân tâm nó ở bên vọng tâm, chứ không hoà hợp, lộn xộn như A lạy da thức, vì thức A lạy da nó hàm tàng tất cả thiện ác chủng tử, nên nói là chân vọng hoà hợp (lộn lộn, trộn lộn)


Pháp bố thí có ba cách
Ba vâng thể không
Núi Mông, Cam Lộ Pháp Sư Bất Động chép
Cũng tức là Kim Cang Bất Động Pháp sư tác giả Hồng danh bửu sám.


Mộng sơn : vị trí cách 15 dặm phía tây huyện danh sơn, châu nhã an, tỉnh tứ xuyên bên Tàu. Có 5 chót một chút cao hơn hết tên rằng Thượng thanh. Trên thượng thanh phong nầy, sản xuất vị Cam lộ, đời Tống, Ngài Bất Động Pháp sư ở trong đó để hành đạo, nên gọi là Cam lộ pháp sư.


Sách Lủng thục dư văn chép rằng : trên đảnh chót núi ấy, có một hòn đá lớn bằng vài căn nhà, có 7 cây trà mọc nơi kẻ vô phùng trên hòn đá ấy, gọi là Trà Mông đảnh. người ta truyền khẩu với nhau rằng : chính tay ngài Cam Lộ đã trồng 7 cây trà đó, mà 7 cây trà nầy sanh sản lá đọt rất tí, vì kẻ đá thiếu đất dưỡng liệu, đời nhà Minh, đem cống hiến về Kinh sư mỗi năm chỉ cần chừng hơn mọt tiên. Còn chung quanh dưới chơn hòn đá, thì có vài chục cây trà, gọi rằng bồi trà, thì để cung phụng cho caca quan viên trong phiên phủ mà thôi.


Trong bộ Quảng Hưng Ký dẫn đồ Kinh rằng : trà đây nó hấp thụ dưỡng khí được hoàn toàn nên hương vị rất thơm. đời Đường ông lý đức Dủ vào đất Thục, được tặng phẩm bằng Mông trà, đem thử coi có thực hay không, là đem nước đổ vào trên thang bỉnh (bánh lọt) chừng một giờ thang bỉnh tan hết, là thiệt trà mông đảnh.


lại, tại tỉnh Sơn Đông, đất Nguyễn châu, phía tây bắc huyện phi cũng có Mông sơn, núi nầy dọc dài một trăm 20 dặm, có 72 ngọn, 636 động, chùa xưa hơn 70 sở, trên có cái gợp bạch vân, cũng sản xuất trà cũng gọi là Mông đảnh trà.


Pháp sư Ngài nghĩ : nhẫn trước lại tụng kinh A Di đà và Hồng danh đại sám hối rồi, phải thí cho lục đạo để phổ lợi cho u minh, nên Ngài căn cứ trong bộ bí mất, thuỷ thí thực pháp, và cát kinh cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ, mà chép ra cái nghi văn Mông sơn đây, để khắp khuyên kẻ hậu học rộng ra cùng chúng sanh ở u minh kết làm cái vô sanh.


Nay có người nào muốn cầu phước huệ thêm thọ mạng, thì bị biện : một bát nước sạch, một bát cơm, một bát rau, và hương đèn v.v.. tuỳ chỗ mình ở đâu đó, tụng kinh Di Đà rồi liền kế tụng văn Mông sơn đây, tuỳ tụng tới đâu, thì theo nghĩa mà quán tưởng tới đó ; nếu người chẳng thuần thục quán tưởng được thì chỉ chuyên chú nơi tâm mà tụng, mỗi bài chú tụng 7 biến, hoặc tụng 2 lần 7, 3 lần 7 biến; riêng về chú biến thực, và chú cam lộ, đều tụng 7 lần 7 biến, hoặc một trăm 8 biến, tụng càng nhiều càng tinh, tụng rồi niệm Phật hồi hướng, thì cả minh dương đều được lợi ích.


Nếu người muốn rõ biết pháp môn công đức của tất cả chư Phật ở ba đời nơi mười phương thì cần phải xét soi ngay nơi một niệm hiện tiền của tánh pháp giới, do vì 10 pháp giới (Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn, Trời, Người, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh) hoặc tánh hoặc tướng, hữu lậu, vô lậu, nào thiện, nào ác tất cả các pháp, đều duy nơi một niệm tâm hiện tiền của chúng nó tạo ra cả thảy.


Đó là bài kệ khai thị cái duy tâm.


ấy là trong bộ kinh Hoa Nghiêm, về hồi thứ tư, bấy giờ Phật ở trên cung trời Dạ Ma (cõi trời thứ 3 của dục giới), có vô lượng Bồ tát đến vân tập dự hội, mỗi Bồ tát đều có thuyết kệ để tán dương Phật. thuở ấy ngài Giác Lâm Bồ tát cũng nói kệ 10 bài, bài trên đây là bài thứ mười.


Nếu người muốn rõ biết cái pháp của chư Phật, thì cần quan sát ngay nơi cái tâm nhứt niệm hiện tiền đó, vì tâm ấy nó khắp đủ các pháp của mười pháp giới là cái chỗ mà Phật thường bảo rằng : Ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm, thực thế.


Ba đời : Đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai. Ba đời đều có mười phương, mười phương đều có ba đời. ba đời mười phương, đều có vô tận thế giới, thế giới vô tận, thì chư Phật cũng vô tận, chư Phật vô tận, thì chúng sanh cũng vô tận. song chư Phật, chúng sanh trọn ở trong tâm nhứt niệm của chính người sở đắc lấy, nên nói : nhất thế duy tâm tạo.


chỗ nói pháp giới ấy, là cái tên chung của nhất tâm, mà là chỗ muôn pháp quy thú. lại, giới nhân vì pháp của mười giới đều nhân tâm mà sở tạo ra. Như : chính người nếu khởi cái tâm ra làm mười ác năm nghịch, đó là cái nghiệp nhân tạo ra địa ngục; nếu khởi tâm tham dục si tưởng, đó là cái nghiệp nhân tạo ra ngạ quỷ; nếu dấy cái tâm thấy, yêu, sân, tham đó là cái nghiệp nhân tạo ra súc sanh; nếu móng cái tâm gì ganh hơn giận đua, đó là cái nghiệp nhân tạo ra thần A tu la; nếu nổi lên cái tâm giữ can thường ngũ giới, đó là cái nguyên nhân tạo ra nhân tạo; nếu khát khi cái tâm giữ năm giới hành mười thiện, đó là cái nguyên nhân tạo ra thiên đạo; nêu phát khởi cái tâm : chán khổ sanh tử, ưa vào nơi vui tịch diệt, đó là cái chánh nhân tạo ra bực Thánh Thanh văn; nếu phát khởi cái tâm xét nhân duyên tánh không, đó là cái chánh nhân tạo ra thánh Duyên giác; nếu phát khởi cái tâm tu pháp lục độ để giáo hoá người, đó là cái nghiệp nhân tạo ra thánh Bồ tát. nếu đấy cái tâm bình đẳng viên dung vô ngại, chính là cái nghiệp của Phật giới thanh tịnh chẳng khá nghĩ bàn tánh công đức. nay bài kệ đây chỉ cử lên nói một Phật giới, là nghĩa nó gồm thâu tất cả 9 giới kia.


Kinh Lăng Nghiêm nói "Vạn pháp mà sở dĩ được sanh ra, là bởi duy tâm nó biến hiện, nhẫn đến lá cỏ, gút chỉ gạn thấu căn nguồn, đều có thể tánh".


Lại, Tổ Thiên Thai, lấy trăm giới ngàn như, ba nghìn tánh tướng sự tạo lý đủ hai lớp ba ngàn, đều duy là cái tâm hiện tiền thoạt vậy một niệm mà thôi (có biểu đồ ở văn đại sám hối). Sách pháp số giải thích rằng : thập ấy nghĩa nó gom cả các pháp (mười pháp giới). Giới ấy là lấy 3 để làm ranh chia, nên nói là pháp giới.


Lại trong bài kệ : nói về hcữ tánh ấy là thể, là bất biến. nói về chữ tama ấy là dụng, là tuỳ duyên. Cái thể bất biến mà nó tuỳ nơi nhiễm duyên (duyên do của 7 thức trước), tức là tạo ra chúng sanh nơi chín pháp giới kia; cái thể bất biến mà nó tuỳ nơi tịnh duyên (duyên sạch của Như lai tạng) tức là tạo ra Như lai nơi Phật pháp giới.


với khi mà nó tuỳ nhiễm duyên, tánh nó cũng không nhiễm, khi mà nó tuỳ tịnh duyên tánh nó không tịnh. tỷ như gương chiếu vật tượng, vật tượng có tốt xấu, chứ cái thể của gương chưa hề có biến đổi, tâm tánh cũng thế.


Nay muốn phá tan những nghiệp đạo kia (ngạ quỷ đạo), nên trước thị ra lấy cái tuy tâm nếu biết duy tâm thì bao chúng nghiệp đương thể tiêu tan mất.


Thuở xưa, tại đất Kinh Triệu, có ông Vương Minh Cán là người vẫn tạo ác nghiệp, một hôm, nhân bịnh ngặt chết giấc tự thấy có hai người dẫn đường thấy có một vị Tăng sĩ bảo rằng : "Đức Địa Tạng Bồ tát dạy người đọc lấy bài kệ "nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhứt thế Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhứt thế duy tâm tạo". người tụng bài kệ ấy, có thể vẹt được cái khổ nơi địa ngục). đó, rồi y vào yết kiến Diêm Vương, Vương hỏi : Ngươi có làm được công đức chi không ? Y đáp : chỉ mới thụ trì được một bài kệ kế tụng lại bài kệ trên. Tiếng vang cả địa ngục, tội nhân đều được thoát ra v.v.. ba ngày y sống tỉnh lại được y đi hỏi thăm các vị Tăng sĩ và cư sĩ, mới biết bài kệ kinh Hoa Nghiêm v.v…..


Ôi ! Chỉ tụng có một bài kệ, còn đắc ứng nghiệm như thế huống là tụng toàn bộ kinh ư !


Mười cõi duy tâm


Tánh là lý tánh, lý vốn tuyệt vời, nguyên không bốn Thánh 6 phàm mê và ngộ gì cả, mà chỉ nói đủ mười giới phàm mà thôi. Tâm ấy là : với lý thành sự mà phân thánh phàm mê ngộ. nên chi, hễ tâm sanh thì món món pháp sanh. Pháp tức là sự và lý. Do vì sự nó chẳng tự thành, phải đặng có lý nên mới thành được, còn lý nó chẳng tự rõ, phải do nơi sự nên mới rõ ra được. Chính chỗ mà người xưa bảo rằng : cử nói lên pháp đều là tâm, cử lên nói tâm đều là pháp. thế nên cả thập giới đâu chẳng duy tâm duy tánh.


Xưa có bài kệ rằng :
Thập ban pháp giới hoạ thành đồ
Trực chỉ nhân tâm kiến dã vô
Tứ thánh lục phàm tuỳ nghiệp huyễn (ảo hoạn)
Phù vân tán tận nguyệt luân cô,


tạm dịch


mười miền pháp giới vẽ nên đồ;
Chỉ thẳng tâm người thấy biết mô ?
Bốn thánh sáu phàm theo nghiệp dối
Mây mờ tan hết, nguyệt tròn phô.
Tâm hành của Thánh phàm 10 giới
Lời chân ngôn phá địa ngục


Khi tụng thần chú đây, phải quán tưởng : tiếng đọc chú và uy quang của Phật đều giáp khắp thấu đến các địa ngục trong mười phương địa ngục mười phương đồng thời đều phá tất cả các tội nhân đều được dứt nghĩ khổ não.


Án già ra đế da ta bà ha
Đây là vĩnh ly ác đạo


Pháp giới đã duy tâm sở tạo, thì địa ngục cũng duy tâm sở phá, chẳng đợi nói mới rõ ạ. Sao thế ? thưa : Do hoặc mà tạo ra nghiệp, do nơi nghiệp rồi vời lấy khổ. hoặc : Tức là vô minh vô minh nó không có tự tánh, nó lấy chân như làm tánh.


Địa ngục gồm có ba chỗ


Chân Ngôn; tánh chân như của Phật, đủ cái trí canư bổn do nơi trí căn bổn nó lưu thông ra cái trí hậu đắc, do nơi trí hậu đắc nó lưu lộ ra cái tâm đại bi, từ nơi tâm đại bi nó chảy đưa ra phép thần chú bí mật. nên phàm là thần chú đều từ nơi chân như thực tế của Phật chảy ra nên nói là chân ngôn, nghĩa là bởi chân như hiện ra chân ngôn.


Nếu người trì tụng thần chú, phải biết : mỗi câu cũng từ nơi tự tánh chân như nó lưu ra, do vì trong có cái quán trí rỡ rỡ, ngoài nương tiếng thần chú rành rành, trí và chú thống nhất, tức thời cảm đến hào quang của chư Phật chiếu lẫn nhau, soi suốt mười phương địa ngục và các ba giới đâu chẳng giải thoát, đương thể hoá làm pháp giới thanh tịnh.


Địa ngục gồm có ba chỗ


Một, tám địa ngục nóng : là ngục căn bản ở trung ương, vì có các ngục nhỏ ở chung quanh.
Hai, tám địa ngục lạnh : cũng như trên đã dẫn.
Ba, địa ngục ở ngoài hiên : là những ngục ở nơi hẻo lánh trên nhân gian.


AN LẬP TÁM TƯỚNG ĐỊA NGỤC NÓNG


Châu Nam Thiệm Bộ
Địa ngục Thổ Nê cao 500 do tuần
Địa ngục Bạch Thiện cao 500 do tuần
1. Địa ngục Đẳng hoạt sống 500 tuổi
2. Địa ngục Hắc thằng sống 1000 tuổi
3. Địa ngục Chúng hiệp sống 2000 tuổi
4. Địa ngục Hiều kiếu sống 4000 tuổi
5. Địa ngục Đại kiếu sống 8000 tuổi
6. Địa ngục Diêm Nhiệt sống 16.000 tuổi
7. Địa ngục Cực nhiệt sống nữa kiếp
8. Địa ngục Vô gián sống 1 kiếp


Từ địa ngục Đẳng hoạt đến địa ngục Cực Nhiệt là 7 địa ngục bề cao cộng là 19.000 do tuần, mỗi cái bề rộng một vạn do tuần.


Người ta nói : địa ngục ở dưới đáy đó, tức là địa ngục vô gián ở số tám đây vậy.


Ở nhân gian người tạo thập ác ngũ nghịch hạng nặng nhứt, thì sau khi chết, liền hoá sanh ở vào địa ngục vô gián nầy ! Tám sở địa ngục nóng đây, chồng chất với nhau mà trụ ở dưới châu nam Thiệm bộ, hai ngục trước đều có chủ ngục trị tội; ba ngục kế đó ít có chủ ngục trị hành ; ba ngục sau không cần có chủ ngục trị, vì tự nghiệp của tội nhân nó tự hành khảo lấy. tám sở nầy làm căn bản nơi trung ương, mỗi sở đều có mười sáu sở du tăng vây ngoài bốn cửa thàn, liên cọng với ngục căn bản thành số là một trăm ba mươi sáu ngục. trong ngục sức lửa nóng dữ lắm như hòn đá tư vuông một trượng để vào trong ngục lửa nầy, tức thời đá tiêu tan. chứ như lửa ở nhân gian để một viên đá nhỏ, dù đốt lâu mấy, đá ấy cũng chẳng tiêu. So đó để biết lửa ở địa ngục nóng là bực nào, nên gọi là nhiệt ngục.


Tám sở địa ngục nóng, lần lượt dẫn giải ra dưới :


Một, ngục Đẳng hoạt : chúng sanh ở ngục nầy, mười ngón tay đều sanh ra móng tay bằng sắt, hễ có giận nhau, thì cào cấu với nhau, tay vừa bấu đến đâu là móc thịt rớt ra tới đó, liền xiểu chết ngay, hoặc quỷ ngục tốt kêu bảo sống, tức thời sống trở lại, hoặc có một luồn gió lạnh thổi đến, làm cho sống lại, hai duyên cớ ấy tuy khác, chứ khiến cho sống, tức thời sống trở lại, hoặc có một luồn gió lạnh thổi đến, làm cho sống lại, hai duyên cớ ấy tuy khác, chứ khiến cho sống lại thì cũng đồng một lẽ. chịu hết tội ở ngục Đẳng hoạt rồi, theo thứ lớp ra chịu tội hành ở nơi mười sáu du tăng là ngục nhỏ nữa, mỗi chỗ cũng đều sống lâu năm trăm tuổi, do lúc ở nhân gian, buôn lung thân khẩu ý tạo nghiệp bất thiện mà gây nên.


Hai, ngục hắc thằng : quỷ ngục tốt lấy dây mà gây nên, trói thân người tội, lưỡi búa theo đường dây mà chặt thân đứt ra trăm ngàn khúc; lại trói lấy cưa cưa đó, hoặc lấy dây sắt nóng vấn thân riết đứt thấu xương, như thế chịu hết tội ở ngục hắc thằng rồi, ra theo thứ lớp chịu tội hành ở mười sáu ngục du tăng nữa. Mỗi ngục đều sống một nghìn tuổi, do lúc ở nhân gian, tạo những nghiệp nghịch với Cha Mẹ. Phật và các Thánh Thanh Văn mà gây nên.


Ba, ngục chúng họp : là hai hòn núi hiệp lại với nhau, để ép người tội, xương thịt nát tan, rồi hai núi dan ra hoàn về chỗ cũ, thống khổ muôn điều, như thế chịu rồi ra, với mười sáu ngục du tăng theo thứ lớp vào chịu nữa, sống ngàn tuổi do tạo ba ác nghiệp, chẳng làm ba thiện nghiệp mà gây nên.


Bốn, hiền kiếu ngục : cũng gọi là kiếu hoán, cũng gọi là hô hô. Quỷ ngục tối bắt người tội liệng vào trong cái vạc lớn để nấu, kêu la nhảy nhót, đau khổ muôn trạng như thế chịu rồi, lại theo thứ lớp vào mười sáu ngục du tăng chị nữa, sống bốn ngàn tuổi, bởi ôm lòng độc sân khuể, tạo các hạnh ác mà gây nên.


Năm ngục đại kiếu : cũng tên là ngục địa hô, đem người tội để vào cái chảo sắt, hoặc cái vạc sắt để nấu sôi, rồi lại liệng lên trên cái tắm vỉ sắt lớn để quay ram. Như thế chịu rồi, lại ra theo thứ lớp mà vào mười sáu ngục du tăng để chịu hành tội nữa, sống tám ngàn tuổi. bởi gây cái lưới ái tà kiến, tạo cái hạnh thấp hèn mà chiêu cảm lấy.


Sáu ngục viêm nhiệt : cũng kêu là ngục thiên nhiên, tội nhân ở trên cái lầu bằng lửa, hoặc ở trong thành bằng sắt, hoặc ở trong cái lò gốm bằng sắt lớn, trong ngoài đều hực đỏ, da thịt bị cháy rã như thế chịu ở ngục đây ra rồi, lại còn theo thứ lớp vào mười sáu ngục du tăng để chịu tội nữa, sống một vạn sáu ngàn tuổi, do đốt sanh mạng mà gây nên.


Bảy ngục chứng nhiệt : Cũng kêu là ngục địa thiêu nhiên cũng gọi là cực nhiệt, thành bằng sắt lửa đốt cháy trong ngoài đều đỏ, hầm lửa, núi lửa. ngục tối câm cây thiết xoa đâm vào thân tội nhân đem để dựng đứng trong lửa, chịu tội rất lâu rồi lại vào nơi mười sáu ngục du tăng chịu hành tội nữa, sống nửa kiếp do bỏ quả lành làm hạnh ác gây nên.


Tám ngục vô gián : cũng tên vô trạch, lột da vấn thân để trên xe lửa, hoặc bánh xe nghiền nát ra, hoặc để vào thành sắt toàn lửa cháy không có chỗ trống, thống khổ vạn đoạn, không chút xen nghỉ, đây tức là ngục ngũ vô gián, như thế chịu rồi tội ở ngục đây, lại theo thứ lớp phải vào mười sáu ngục du tăng để chịu hành tội thêm nữa, sống một kiếp tuổi do trước kia ở nhân gian tạo những tội ngũ nghịch thập ác mà gây nên cái kiếp bị đày đoạ ở ngục vô gián nầy.


Từ ngục Đẳng hoạt đến ngục cực nhiệt là bảy ngục cộng bề cao là một vạn chín ngàn do tuần, bề rộng đều một muôn do tuần; riêng về ngục vô gián bề cao và bề rộng đều hai vạn do tuần.


Tám ngục nóng, mỗi ngục đều có 4 cửa, 1 ngục cọng là 16 địa ngục nhỏ gọi là du tăng.


Luận Bà Sa nói : 8 ngục nóng, mỗi ngục đều có bốn cửa, phía ngoài đều có bốn du Tăng ; tội nhơn dạo qua kia chịu khổ thêm vậy. Kinh Chánh Pháp niệm nói : Khổ ở địa ngục vô gián, gấp ngàn lần hơn 7 địa ngục lớn trước v.v….


Đồ tướng an lập của tám sở địa ngục lạnh


Tám ngục lạnh đây, vị trí ở dưới núi thiết vi. tội nhana đi ở bằng cách ngửa mặt hướng lên; hai ngục trước do nơi thân tướng chịu đặt tên; ba ngục kế đó là do nơi thanh tướng mà chịu đặt tên; ba ngục sau là do nơi cái tướng ghẻ mà chịu đặt tên. đều là cực kỳ lạnh rét ép ngặt !


Sống lâu nhiều như cái hộc nước Kiều tát là, lường hai mươi hộc hột mè, giả như có người sống lâu, cứ mỗi một trăm năm lấy bỏ ra một hột mè, cứ như thế mãi, chừng nào lấy ra hết số hột mè của hai mươi hộc ra, mới là hết số tuổi sống ở địa ngục án phù đà, hai mươi lần tuổi sống của án phù đà mới là làm số tuổi sống của ngục Ni lại phù đà. Cứ như thế, cả tám ngục theo thứ lớp mà tuổi sống cứ gấp bội phần tăng lên.


Ngoài tám nóng tám lạnh ra, riêng có các ngục lớn, nhỏ, danh ngạch vô lượng, đủ như trong các bộ Kinh luận kể rõ. Trong bộ Lục Trang Thung chép : Những địa ngục côi quạnh riêng một mình, thì ở nơi các chỗ trong châu Diêm phù đề, như là : hoặc nơi đồng hoang rộng vắng; nơi chính giữa núi rừng; nơi bờ biển; nơi trong đình miếu v.v.. có cả đến tám vạn bốn nghìn toà, khổ báo dần dần nhẹ ít. Các địa ngục nhỏ đây, phải chịu xen lộn vừa hàn vừa nhiệt, sự chịu khổ : có kẻ nhiều, có kẻ ít; với tuổi sống : có kẻ dài có kẻ vắn.


Các ngục ở bên biển, như các sở mà ông Tăng Hộ đã đi đến thấy đó; các ngục ở giữa núi, như là : Thái sơn, phong đô, lại như các sở mà ông Ức nhỉ đã đi đến ngó thấy đó v.v…


Lời chân ngôn phổ triệu thỉnh


Khi tụng thần chú đây, quán tưởng cả mười phương, ba đồ, sáu đạo tất cả chúng sanh, vâng uy quang của Phật, trong nhứt thời nầy đồng đến nơi đạo tràng để rồi thụ thí thực.


Nam mô bộ bộ đế lỵ già rị đa lỵ đác đa nga đa da.


Phổ : Khắp trước, đã phá các địa ngục và các nghiệp đạo buộc ngăn, thì nghiệp đạo của địa ngục đương chỗ giải thoát, e hành nhân là người làm việc thí thực, tâm quán tưởng chẳng được tinh thành, không thể khiến cho chúng sanh kia ứng theo lời vời mà đến, nên lại tuyên lời thần chú để khắp với chúng sanh tội khổ trong pháp giới, tìm theo ánh hào quang liền đến đạo tràng.


Hỏi : Mười phương ba đồ xa cách vô cùng làm sao có thể khiến cho chúng ứng theo lời vời liền đến ?


Đáp : Tự tâm tha tâm, vẫn không xa gần, nhân vì mê nên có cách, nay nương sức gia trì thần chú, cảm sức uy quang của Phật, khắp khiến mười phương đều thành cảnh thắng diệu, không còn cái tướng viễn cận, nên khiến một lời triệu thỉnh liền đến đặng ngay.


Lời chân ngôn giải oan kiết


Khi tụng thần chú đây, quán tưởng chúng sanh trong sáu đường, đều vâng chú lực và Phật lực, khiến cho điều oan kiết từ vô thỉ, đều được nhứt thời thanh tịnh.


Á tam đà ra già đà ta bà ha.


Từ vô thỉ lại nay, quấy sanh cái lòng phân biệt nhân và ngã : kêu bằng ta làm chủ, còn người là đối phương với ta, mà rộng ra kết dây oan thù; nay e mỗi mỗi chúng kia lấy mạnh lướt yếu rồi gây chướng nạn nữa : hoặc chợt hiện ra các điều chướng, hoặc rốt rồi sanh tâm bất bình, hoặc nhận thấy nhau mà dấy điều nhiệt não, nay nương cái công gia trì thần chú, khiến cho mỗi mỗi chúng kia từ vô thỉ oan kiết chỉ trong nhứt thời nầy được giải thích, kính ái lẫn nhau, đồng đến nơi pháp hội bình đẳng.


Phụng thỉnh Tam Bảo.


Xét bổn kinh Diệm Khẩu : nửa phần trước đều là về sự kết lập đàn tràng, phụng thỉnh Phật thánh, bày ra các món cúng dường; nửa phần sau là vào Quan âm định rồi, sau mới phá địa ngục, và triệu thỉnh các đẳng u hồn trong lục đạo. nay văn thí thực đây lại trước thì phá địa ngục, sau mới triệu đó là do ban sơ tụng một bài kệ Duy tâm chỉ thị ra chỗ phá ngục, tức là đạo tràng rồi.


Khi thần chú nầy, phải tưởng tất cả Quỷ thần đều nhứt tâm trường quỳ chấp tay, rập tiếng xưng dương hiệu Phật :


Nam mô Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh


Đó là đề mục của bộ kinh Hoa Nghiêm, tức là ngôi nhứt thể Tam bảo : Đại phương quảng là Pháp bảo; Phật là Phật bảo; Hoa nghiêm là Tăng bảo.


Đại, tội cõi hư không còn có thể đo được, chứ với cái thể của đại đây không sao đo được, vì nó không có biên bờ. phương thì với tột biển khơi còn có thể uống được, chứ với cái pháp của phương đây không thể uống hết được, vì pháp môn nó vô tận; Quảng thì nghiền nát các cõi Phật nhiều bằng số vi trần ra bụi, với bụi ấy còn có thể đếm được, chứ với cái Dụng của Quảng đây không thể đếm được, vì Dụng nó không thể lường; Phật thì lìa năng giácc, sở giác, muôn pháp sáng suốt; Hoa, thì bát ngát phơi ra muôn hạnh, tươi rõ các đức Nghiêm thì tròn đức hạnh nay, để trau giồi mười thân kia; kinh thì xỏ xâu từ chữ từ câu để thành ý nghĩa vi diệu.


Do thế, cử lên nói đề mục liền đã gồm hết toàn kinh số là Kinh đây, là Phật Ngài hiện ra Viên mãn báo thân phóng hào quang để gia bị cho các vị Đại Bồ tát, mà các vị đại Bồ tát đều vâng uy lực nói ra cái tâmviên mãn pháp giới, kiêm nói cái nết hạnh của lịch kiếp.


Nếu có vẻ thấy người nghe lạy tụng Kinh nầy, đặng ích vô lượng.


Tổ Thiên Thai Đại sư nói : chỉ nghe cái đầu đề Kinh nầy đã được công đức vô lượng.


Tổ Thanh Lương làm lời tựa, có câu rằng : thấy nghe làm giống lâm nạn siêu lên bực thập địa, là đây gọi thế chăng.


Nam mô thường trú thập phương Phật
Nam mô thường trú thập phương pháp
Nam mô thường trú thập phương Tăng.
Từ đây sắp xuống là biệt tướng Tam bảo.


Ba đời chẳng đổi, muôn kiếp vẫn còn là thường : pháp thân khắc giáp lóng đứng chẳng động là Trú. Tam Bảo đều là thường trú chẳng diệt, lẫn khắp mười phương. nhứt thể, biệt tướng, có biểu đồ ở văn sám hối.


Nhứt thể : là nhứt thể Tam bảo, cũng gọi đồng thể Tam bảo.
Biệt tướng : là biệt tướng tam bảo.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Đây là đức giáo chủ ở thế giới Ta bà, làm Bổn sư của chúng sanh cả chín cõi.


Thích Ca dịch là Năng nhân, là họ, nghĩa là hay thực hành nhân đức rộng giúp ba giới. Mưu Ni, dịch : Tịch mặc, là tên Tự, nghĩa là hoặc nghiệp vắng bặt lui đến lặng im.


Trước ở trong nội viện trên cung trời Đâu Suất, hiệu là Hộ Minh Bồ tát bấy giờ, lấy cơ duyên của chúng sanh sở cảm, chuyển thần từ cung trời Đâu Suất, giáng sanh xuống nước Ca tỳ la vệ, cha là Tịnh Phạn vương, mẹ là Ma Da phu nhân : phu nhân nằm mộng thấy Bồ tát cỡi bạch tượng sáu ngà, từ trên trời giáng xuống, vào nơi sườn phía hữu về sau, thân ý thư thái với điềm tướng ấy, đức ba thường thấy thế mãi.


Đến giờ sắp sanh, Thánh mẫu ngự ra thượng uyển (lum Bỳ ni) gặp cây vô ưu nở rộ, thánh mẫu đưa tay hữu lên vịn cành hoa, bất ngờ Bồ tát từ nơi sườn phía hữu đản sanh (đó là sanh nở bằng cách hoá sanh : Sanh băng cách biến hoá, nên muốn gá vào nơi sườn để biến hiện ra, còn như đức Di Lặc sau nầy gá nơi trán mẹ để hiện sanh, đó cũng là hoá sanh; chớ chẳng phải như thai sanh đâu mà phải do nơi cửa mình mẹ để sanh. phải biét cõi ta bà nầy có bốn cách sanh là : Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hoá sanh), bấy giờ có chín con rồng phun nước, đừng bồn vàng tắm gội thái tử đi tới lui qua lại mỗi hướng đều bảy bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, thốt tiếng rằng : trên trời dưới trời chỉ có ngã tướng là độc tôn v.v…


Phụ hoàng dẫn đến lễ yết miếu Phạm thiên, tượng trời bỗng đứng dậy làm lễ lạy.


Nhà vua về đền, vời nhóm quần thần để vì đặt tên cho Thái tử là Tát bà tất đạt đa dịch :Nhưt thế nghĩa thành tựu. năm lên tám tuổi học rộng lục nghệ (lễ, nhạc, xa, ngự, thư, số), phàm những kinh sách của thế gian bấy giờ, đâu chẳng học thuộc làu cả.


Vua cha cưới nàng Da Du Đà La cho Thái tử làm hiền thê, với dục niệm rất thanh tịnh, do vì tức duyên nên chỉ vào bụng phi mà tiên đoán rằng : Sau sáu năm quy phi sanh con trai (mang thai sáu năm sanh La hầu la). Thuở ra dạo chơi bốn cửa thành, gặp các người già, người bịnh, người chết, và thần Sa môn (tu sĩ của đạo Bà la môn), thì cái tâm xuất gia càng thục giục.


Năm lên 19 tuổi, đêm 19 tháng 2 (Kinh Nhân quả ghi là ngày mùng 7 tháng 2) bốn vị Thiên vương bồng chưn ngựa ra cửa thành phía bắc, đến núi Đàn Đặc, tạm nghỉ trong rừng, lấy gươm mang bên mình ra cắt tọc thốt lời thệ nguyện rằng : Nguyện cùng tất cả chúng sanh dứt phiền não.


Bấy giờ vị Trời Tịnh Cư hoá thân làm một người thọ săn, thân đắp áo cà sa, Thái tử lấy áo châu ngọc đổi cho người, Thái tử vào núi Di Lâu theo hai vị tiên nhân là A Lam, Ca Lam để học phép định bất dụng xứ được ba năm. Lại theo ông Uất đầu lam, luôn ba năm đẻ học phép định phi phi tưởng tự biết là chẳng phải chánh pháp, bèn bỏ đi nơi khác.


Đến núi tượng đầu, ở lẫn trong chúng Ngoại đạo, tự tu khổ hạnh, đến đỗi ngày chỉ ăn một hột mè một hột bắp, lấy cái công : vô tâm, vô ý, vô thụ vô hành, các vị tu sĩ Ngoại đạo đều chịu học theo ; tu như thế sáu năm, tự biết sắp thành đạo, tự nói : vay đây phi giải thoát, phải ăn trước đã, sau thành Phật đạo.


Bèn đến sông Nê Liên để tắm gội, thụ lãnh bát sữa cháo của Mục nữ cúng hiến mà ăn, dần dần tướng hảo bình phục lại như xưa (tu khổ hạnh sáu năm, thân thể gầy ốm, chúng sanh nhục nhãn, khó dùng kính tin, nên trước phải ăn).


Tìm đến bên cội cây Tất bát la (cây bồ đề cũng kêu cây da Lâm vồ), vị Thiên Đế Thích (vị Thiên chủ ở trời đao lợi đảnh núi Tu di) hoá thân ra làm một đồng tử tên là Cát Tường tự cắt cỏ đem lót chỗ ngồi bên gốc da, là đêm mùng bảy rạng mùng tám tháng hai (nhà Châu Kiến tỳ tháng 11 ta làm tháng giên, thì Sửu là tháng hai, tức tháng 12 ta ; nhà Hán kiến dần tức tháng ba nhà Châu làm tháng giêng, thì Sửu là tháng 12 tức tháng hai nhà Châu, mà tháng chạp của ta ngày nay. Vậy với ngày Phật thành đạo; nếu cứ niên lịch nhà Châu, thì là ngày mùng tám tháng hai của nhà Châu, tức là mùgn tám tháng chạp của niên lịch nhà Hán, tức cũng tháng 12 của ta ngày nay. Lại thuyết mùng bảy tháng tư dẹp Ma mùng tám thành đạo).


Đã ngồi lên toạ cỏ rồi, phóng quang dẹp Ma xong, liền vào chánh định, đến giờ Tỳ (chính là đầu ngày mùng tám) chợt thấy sao Mai mọc sáng liền ngộ đạo thành Phật (ta bảo khi đương nhập định, chưa rảnh để thấy, đến khi ra định, vô để ý mà thấy minh tinh chạm đến cơ duyên mà ngộ Phật đạo, bấy giờ 30 tuổi).


Với nơi Kim cang (trong Kinh nói : bên gốc cây Lâm vồ, có cái toạ bằng chất Kim Cang, là cái Mún của trái đất ta bà), hiện ra cái tướng Viên mãn báo thân, luôn hai mươi mốt ngày, vì bực đại căn Bồ tát mà thuyết kinh Hoa nghiêm hạng tiểu căn thấy Phật vẫn là thân một tượng sáu của tướng Tỳ kheo đó thôi.


Bấy giờ có các vị : Phạm Vương, Đế Thích và cả Chư Thiên đến thỉnh Phật chuyển pháp luân. với ngày sau ba tuần thất, Phật ngài đến vườn lộc giả, trước nhứt độ năm tu sĩ là bọn ông Kiều Trần Như.


Lại đến nước Ma Kiệt Đà, hoá độ ba anh em ông Ca Diếp Ba và các ông Xá Lợi, Mục Liên theo thứ lớp đều đắc độ, đồng thành đạo quả Thanh văn.


Như thế thuyết pháp hơn ba trăm hội, độ người nhiều đến vô lượng.


Ngài sống được tám mươi tuổi, mà vào cõi Niết bàn. Đó là một thời kỳ đức Như lai ra đời giáo hoá.


Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát


khắp vận cái tâm tam duyên, nên nói là đại bi. Quan : tức là trí của Bồ tát; Thế âm : tức là tiếng của chúng sanh ở chín cõi. Nghĩa là chúng sanh có bị khổ thì ắt thốt tiếng lâu xa, nghe Phật Vô lượng uy đức tự tại quang minh vương Như lai thuyết thần chú Đà la ni (biến thực chân ngôn) đem trao cho đức Thích Ca, đến nay Đức Thích Ca thành Phật, Quan âm ngài bí mật hoá hiện ra cái thân Diện Nhiên Quỉ vương, để bảo A nan thưa thỉnh nơi Phật mà nói ra thần chú đây, đặng rộng giúp cả chúng sanh ở cõi minh và cõi dương.


Lớn lao thay ! Đức Quan âm, vận lòng từ vô duyên, làm người chẳng đợi mời, từ mấy ngàn năm lại kịp qua đời sau, đều nhờ lấy đức của Ngài đó, mà pháp nầy chẳng bị suy sụp, cái công huân rất lớn đó, trong muôn kiếp đâu có thể tột được một phần muôn !


Tâm tam duyên : một chúng sanh duyên từ bi, nghĩa là lấy một cái tâm từ bi xem : chúng sanh trong năm đạo mười phương cũng như xem : cha mẹ, anh em, chị em con cháu duyên đó mà thường nhớ cái tâm cho vui bớt khổ, nên gọi là chúng sanh duyên từ bi tâm…..đó là phần nhiều ở nơi phàm phu hoặc người hữu học chưa dứt phiền não mà khởi duyên này. Hai pháp duyên từ bi tâm…và ba Vô duyên từ bi tâm…thấy ở : Trí độ luận cuốn hai mươi Phật Trí luận cuốn năm va Kinh Niết bàn.


Nam mô Minh Vương cứu khổ Địa tạng vương Bồ tát.


Địa ngục, Ngạ quỷ, súc sanh thuộc về cõi u minh, Trời Người Thần A Tu la thuộc về cõi dương gian, nên gọi là Minh vương.


Đức Địa Tạng nguyện rằng : "độ hết chúng sanh mới chứng bồ đề (gồm cả Minh dương), địa ngục chưa không thể chẳng thành Phật" Chỉ nói cõi minh nên nói là "Minh Dương cứu khổ".


Địa : đất hay sanh vạn vật; Tạng : kho khá chứa các báu; Vương : vua, đủ nghĩa tự tại. là nói : Bồ tát dùng cái tâm địa bất tư nghị hạnh nguyện để trùm chứa cái công đức hằng sa trí tuệ, mà đắc cái diệu dụng tự tại. do thế, đức Địa Tạng Ngài từ trong vô lượng kiếp, giáo hoá vô lượng đệ tử đã thành Phật, mà Ngài vẫn còn ở cái địa vị Bồ tát, sở dĩ chưa nguyện thành Phật đó, chớ đâu phải chẳng nguyện thành Phật ư.


Chỉn bởi với chúng sanh độ hết, thì nguyện của ngài mới hết, mà đằng nầy độ chúng sanh chưa hết, nên nguyện của Địa Tạng chưa hết, nguyện của ngài chư hết, thì cái tâm độ người của Địa Tạng đâu có giờ nào hết được ru !? nên với hạnh nguyện của Địa Tạng, trọn không có Bồ tát nào mà có thể hơn được.


Lại, Kinh Địa Tạng nói Đức Thế Tôn vỡ lên cườm tay vàng vò trên đầu Địa Tạng mà nói lời nầy : Địa Tạng ! Địa Tạng ! thần lực của ông chẳng khá nghĩ bàn; tâm từ bi của ông chẳng khá nghĩ bàn; trí huệ của ông chẳng khá nghĩ bàn; biện tài của ông chẳng khá nghĩ bàn ! đối với việc chẳng khá nghĩ bàn của ông, dẫu mười phương chư Phật khen ngợi rao nói mãi ngàn muôn kiếp đi nữa cũng chẳng kể hết !


Nam mô khởi giáo A Nan Đà tôn giả.


Ngài A Nan đã chịu lời kỉnh cáo của đức Diên Nhiên, đến cầu thỉnh đức Như lai thuyết ra pháp môn đây, nên gọi rằng khởi giáo. Tiếng phạm là A Nan Đà, dịch Khánh Hỷ, sanh nhằm ngày đức Thái Tử thành Phật, nên đặt là Khánh Hỷ (nghĩa là mừng mừng vì một là được tin Thái tử thành Phật, hai là trong cung nhà Thúc báo tin sanh vương tử, chỉ trong một ngày mà hai tin ấy nên tên mừng mừng) A Nan đà là con Bạch Phạn vương (có chỗ nói với con Hộc Phạn Vương), tùng đệ của Phật. sau xuất gia làm thị giả của Phật ông có cái huệ đa văn bực nhứt.


một bữa nọ, A nan ngồi một mình trong rừng để nhập định, lúc canh ba thấy một vị Ngạ quỷ miệng phực ra lửa ngọn, đầu tóc tủa khỏi thân hình xấu ghê, hai tay hai chơn và cả lóng đốt đều có tiếng trều trệu như chiếc xe hư, đói khát như lửa cháy, cần cổ, nhỏ tợ mũi nhọn, nanh và móng tay dài sướt như gươm, cực kỳ thống khổ, khó mà nở thấy !


A Nan hỏi : danh tự là chi ?


Đáp : Diên Nhiên, ông sau ba ngày sẽ đoạ làm Ngạ quỷ


A Nan hoảng kinh hỏi : có phương pháp nào được khỏi ?


Ngạ quỷ đáp : qua rạng sáng ngày mai, ông dùng các thức uống ăn đem bố thí cho loài ngạ quỷ nhiều bằng số trăm ngàn ức hằng hà sa, và cúng dường cho vô lượng Bà La môn Tiên, Diêm la làm chủ, các Minh quan nơi nghiệp đạo, cả các quỷ thần, các vong hồn đã chết trước từ lâu xa, mỗi mỗi bằng bảy lần bảy hột ẩm thực như cái hột của nước Ma Kiệt Đề dùng đó và vì chúng tôi mà cúng dâng ngôi Tam bảo, để cho chúng tôi được lìa khổ địa ngục ngạ quỷ, siêng lên thiên thượng thì ông mới thêm tuổi thọ.


A Nan kinh sợ, sớm mai yết kiến Phật, thưa lại chuyện trên.


Phật dạy : ông chớ quá ư lo sợ ! Ta nghĩ nhớ lại trong quá khứ vô lượng kiếp, thuở đó ta làm người dòng Bà la môn, đối trước Ngài Quán Thế âm, ta thụ được pháp đà la ni (biến thực chân ngôn) của Phật vô lượng uy đức Tự tại Quang minh Như lai; ta nay bảo người: nếu trì tụng thần chú đây, niệm được bảy biến có thể khiến cho một món ăn nó hoá ra làm vô lượng món ăn, đều thành mùi vị cam lộ rất ngon nhứt, liền hay đầy đủ cho trăm nghìn số cu chi, Na do tha, hằng hà sa số, tất cả ngạ quỷ, Bà la môn, chư Tiên, dị loại Quỷ thần, đều mỗi mỗi đặng các thức ăn đựng đầy theo hột của nước Ma Kiệt đề, và đều đắc Thánh quả, hoặc sanh tịnh độ mà ông liền đặng thêm tuổi thọ. (Trung quốc xưa Lương võ Đế kiến thiết đàn chay thuỷ lực và đời Đường ngài Kim Cang Trí Pháp Sư tu pháp Du già thí thực, mở ra các sự cúng dường, đều do gốc nơi đây cả.)


Ngạ quỷ trong sách Phật, một danh loại nầy nó gồm thâu cả thiên thần địa kỳ các vị thần minh.


Đời Đông hán ông Trịnh Huyền nói : tinh khí của thánh nhân gọi là Thần, tinh khí của Hiền nhân gọi là Quỷ. Thi Tử nói : Thiên thần gọi là linh, Địa thần gọi là Kỳ, Nhân thần gọi là quỷ. Nay Nội điển nói là Quỷ thần đó, thần Năng Bực có đại lực, thì năng dời núi lấp khe, còn tiểu lực thì năng hiển biến hoá. Quỷ sợ. Luống khiếp nhiều sợ ! Lại, Quỷ: Uy. Hay khiến sợ uy. Chỗ ở có chánh trụ biên trụ. Quả báo thì có : hữu uy đưc,s vô uy đức, chủng loại nhiều vô lượng, quả báo cũng đều khác nhau. Sách chánh lý luận, nói có ba phẩm chín loại, kinh chánh pháp niệm nói có ba mươi sáu chủng loại; thí thực nghi lời chú nói có mươi sáu bộ quỷ vương; Kinh đại kiết nghĩa chú, nói có bốn vị Thiên Vương thống lãnh tám bộ quỷ thần v.v… Quỷ đạo hai loại phân ở hai chỗ :


1. Chánh Trụ : dưới châu nam diêm phù đề, cách chừng năm trăm dặm có thành Diêm la chu vi là bảy vạn năm trăm ngàn dặm, Diêm vương thống lãnh quỷ chúng, an trụ giữa trung ương đó; lại tại trung gian hai núi thiết vi là chỗ mà ánh sáng của Nhật Nguyệt không chiếu tới được trong đó có rất đông loài ngạ quỷ.


2. Biên Trụ : giữa bốn Châu, những danh sơn, đại xuyên bể cả, bên biển, hang núi, giữa chỗ trống không gò mã xưa nổng rừng, chỗ mới ở nhà vườn cũ nơi bình phong cầu tiêu cả các chỗ bất tịnh; thảy đều có quỷ nầy ở đó.


Thứ quỷ có uy đức : ở các chỗ giữa núi, trong hang giữa chỗ trống không, bền bờ biển, đều có cung điện bằng thất bửu trang nghiêm, mỹ lệ phi mắt nhân gian thấy được.


Thứ quỷ không có uy đức: Nương dựa nơi chỗ bất tịnh phấn uế, lùm cỏ, bụi câu gò mã, bình che nhà xí gò hoang nương nơi, vật gì đó dựa nơi bóng chàng dựa bóng âm u, chớ đều chẳng có nhà cửa cung điện chi cả. Uy đức có hai hạng


1. Hữu phước hữu đức là chánh thần : Trong bốn châu thiên hạ, những núi có danh thắng sông lớn, như ngũ nhạc, tứ độc, thành hoàng, thổ địa v.v…đều có chỗ chấp chỗ chủ, có quốc tế, có nhân dân thờ cúng hương lửa đời đời, có phước giúp cho nước nhà dân thứ, nên gọi là chánh thần.


2. Có phước không đức là Tà thần


Các đẳng Quỷ Thần như : Dạ xoa, La sát,Ly Mỵ, Võng lượng, thứ nương dựa nơi vật gì đó, để làm sự quái mỵ, thứ nương dựa nơi đình làng, miếu xã, để đem điều phúc, hoạ làm bậy kiếm ăn hưởng cúng nơi huyết thực dâm từ.


Thân lượng của Ngạ quỷ
Loại quỷ có ba điều chướng ngại
Quỷ ở bốn châu và hai cõi trời


Quỷ thần, nhưng duy có loại quỷ thần có uy đức mà thôi, mà phải làm kẻ hầu hạ để chư thiên kia sai khiến v.v…


Bốn châu là : Đông thắng thần châu, Nam thiệm bộ châu, Tây ngưu hoá châu, Bắc uất đơn việt; cả bốn châu đều ở ngang giữa nơi bốn phía núi Tu di đều có cung điện bằng thất bửu rất trang nghiêm.


Đao lợi thiên, dịch : 33 cõi trời. ba mươi ba cõi trời nầy đồng ở trên đảnh núi Tu di, thuộc trong số thứ hai của cõi trời dục giới tức hạ giới, hiệp với tứ Thiên vương Thiên, đồng gọi là Địa cư thiên, nghĩa là hai trời nầy chơn còn đi sát mặt đất : Thiên đế Thích làm thiên chủ ở trung ương, còn 32 trời kia ở chung quanh ngoài phiên trấn.


Quỷ có 3 phẩm 9 loại


Ba mươi sáu bộ Quỷ thần


Hoạch thang Quỷ : Quỷ vạc nước sôi, do chịu người mướn làm việc sát sanh, nên mắc tội bị sắc nấu trong vạc nước sôi ; hoặc chịu lãnh của người gởi, rồi chống cự chẳng trả, nên phải chịu quả báo đây.


Châm khẩu xú Quỷ : Quỷ miệng nhỏ như trôn kim, lấy tiền của mướn người làm việc giết hại nên cuống họng nhỏ như mũi kim, dầu một nhiễu nước cũng không dung nút được.


Thực thổ Quỷ : Quỷ ăn mửa, chồng khuyên vợ bố thí, vợ sẽn tiếc nói không, chưa của bón rít, nên phải chịu báo thường ăn đồ khác nhổ.


Thực phẩn quỷ : Quỷ ăn phấn, do người vợ lừa dối người chồng, để riêng tự ăn uống, vì ghét hiềm chồng, nên phải mắc quả báo thường ăn phấn uế.


Thực hoả quỷ : Quỷ ăn lửa, do ngăn cấm lương thực của người, khiến cho người tự chết đói, nên chịu những tội khổ lửa bốc cháy, kêu gào đói khát.


Thực khí quỷ : quỷ ăn hơi, chỉ tham lam tự an một mình các thức miếng ngon, ăn cho được nhiều, chẳng thí cho vợ con nên phải khổ thường bị đói khát, chỉ được hửi lấy hơi thôi.


Thực pháp quỷ : Quỷ ăn pháp, nói pháp cho người nghe bằng cách vì tài lợi, nên phải bị khổ thường chịu đói khát, thân thịt nhót rút hết, nhờ nghe thuyết pháp mạng được tồn tại.


Ẩm thuỷ quỷ : Quỷ uống nước, do nấu rượu trong như nước để đánh lừa người ngu, còn phần mình chẳng trì trai giới, nên mắc quả thường bị khô khát.


Hy vọng quỷ : Quỷ trông mong do dành giá mua bán, dối trá lấy vật của kẻ khác nên bị bịnh đói khát thường trông mong bà con tế tự để đặng dự hưởng.


Thực thoá quỷ : Quỷ ăn đồ khạc nhổ đem đồ bất tịnh, gạt người xuất gia, nên thân thường đói khát, hằng bị nấu đốt, tìm đồ người khạc, và ăn những thứ bất tịnh.


Thực mang Quỷ : Quỷ ăn chuỗi anh lạc, do đời trước trộm lấy cái tràng hoa anh lạc của Phật, để dùng tự chưn diện; nếu có ai bị chuyện mà tục lệ buộc phải dùng tràng anh lạc bằng hoa cúng rồi đem bỏ, nhân đó mà được thụ thực. Thực quyết Quỷ : Quỷ ăn máu do sát sanh để uống huyết canh và ăn thịt, mà chẳng thí vợ con, nên chịu thân quỷ đây, nhờ nhân gian lấy huyết thoa tế mà được hưởng đó.


Thực nhục quỷ : Quỷ ăn thịt do lấy thịt trong thân thể chúng sanh mỗi miếng đem cân bán mua dối trá, nhân đó mà chịu cái báo đây, nhiều lần đói trá xấu hèn, nên ai thấy cũng ghét gớm đó, thịt lộn xộn tế tự, mới được ăn đó.


Thực hương quỷ : Quỷ an nhang. bởi bán nhang, xấu mà lấy giá mắc nên nay chịu quả báo chỉ ăn khói hương sau bữa chịu báo bần cùng.


Tật hành quỷ : Quỷ đi nhanh nhà sư phá giới mà mặc ca sa lừa gạt lấy của hứa giúp bịnh nhân rồi chẳng giúp cho để của xài tiêu nên chịu báo đây, thường ăn đồ bất tịnh và tự đốt cháy mình.


Tứ tiện quỷ : Quỷ dòm rình địa tiểu tiện. do lập mưu gạt của chẳng tu phúc đức, bởi thế chịu báo đây mỗi lông trong mình ra lửa, ăn khí lực bất tịnh của người, để tự sống


Hắc ám quỷ : Quỷ tối đen, bởi đem điều làm oan uổng người để mưu cầu lấy tiền bạc, mà giam buộc người trong ngục tối, mắt chẳng trông thấy chi cả, thường cất tiếng đau thương, nên phải đoạ chỗ hắc ám, có rắn dữ nhảy dẫy, đau dường dao cắt.


Đại lực quỷ : Quỷ sức lớn do cắp trộm vật của người đem cho bạn dữ, chớ chẳng cho bằng cách làm phúc điền nhân thụ báo đây dù có đại lực thần thông,mà bị nhiều khổ não.


Xí Nhiên Quỷ : Quỷ phừng cháy do phá thành cướp giật giết hại bá tính nên chịu báo đây than khóc kêu gào, khắp thân lửa cháy, sau được làm người thường bị cướp giựt.


Từ anh nhi tiện quỷ : Quỷ rình con nít ỉa do giết con nít, sanh tâm đại nộ, nên thụ báo đây, thường dòm người đại tiện tra hại những đứa bé.


Dục sắc quỷ : Quỷ dâm dục do ưa ham hành dục được của cải, chẳng biết bố thí làm phúc điền, nên thụ báo đây, thường dạo nhân gian, cùng người giao hội quáy làm yêu quái, hù nhác những người ngu dốt, để cầu sự cúng cho ăn được sống.


Hải chứ quỷ : Quỷ cồn biển, do kiếp trước đi ngoài đồng rộng, thấy người bịnh khổ dối gạt lấy tài vật của người nên nay sanh ở trong cồn biển, chịu khổ lạnh nóng, thập bội hơn người.


Diêm la vương chấp trượng quỷ : Quỷ cầm gậy cho vua Diêm La do thuở đời trước, làm đại thần thân cận quốc vương, chuyên hành bạo ác, nên chịu báo đây, làm quỷ cầm gậy để hầu Diêm La vương sai khiến.


Thực tiểu nhi Quỷ : Quỷ ăn con nít do luyện thần chú phép thuật, để lấy tài vật của người, giết hại heo dê gà vịt, chết đoạ địa ngục, sau chịu báo đây, thường ăn tiểu nhi.


Thực nhân tính khí quỷ : Quỷ ăn tinh khí người, dối trá làm bạn thân, hứa rằng : ta vì bảo hộ cho người thúc hối người rán sức ra mặt trận mà chết, rốt chẳng cứu hộ gì cả nên chịu báo đây.


La sát quỷ : bởi đời trước giết nhiều sanh mạng để làm tiệc đại hội, nên chịu cái báo bị lửa đói đốt cháy đây.


Hoả thiêu thực quỷ : Quỷ ăn lửa cháy, do cái tâm sẽn tiếc, ganh ghét, che dấu, ưa ăn vật thực của chúng tăng trước đoạ địa ngục ra nên chịu lò lửa đốt thân.


Bất tịnh hạn mạch quỷ : Quỷ ăn đồ bất tịnh nơi đường hẻm, bờ ruộng, do kiếp trước đem vật thực không sạch thí cho nhà Tăng phạm hạnh ăn nhân đoạ báo đây ăn đồ bất tịnh.


Thực phong quỷ : quỷ ăn gói, do thấy nhà Khất sĩ đến xin, hứa mà chẳng cho, vật thực chi cả, nhân chịu báo đây, thường bị cái bịnh đói khát, như chịu khổ nơi địa ngục.


Thực thán quỷ : Quỷ ăn than, do làm chủ ngục hành hình cấm chẳng cho tù nhân uống nhân chịu báo đây thường ăn lửa than.


Thực độc quỷ : Quỷ ăn chất độc, do trước kia đem độc thực cho người ăn chết, nhân đó đoạ địa ngục sau ra làm quỷ thường chịu đói khát hằng ăn lửa độc cháy thân.


Khoáng dã quỷ : Quỷ đồng rộng, giữa đồng rộng minh mông, có kẻ đào ao hay giếng nước để thí nước cho khách đi đường giải khát, mà có người thốt lời độc ác rằng quyết phá ao nước khiến người chịu khát, nên chịu báo đây, thường bị bịnh đói khát, lửa đốt cháy thân.


Trủng gian thực khổi thổ quỷ : Quỷ ăn đất tro giữa gò mã, do trộm lấy bông hoa cúng Phật, đem bán lấy tiền để sanh nhai, nên chịu báo đây, thường ăn đất tro nóng nơi chỗ thiêu thây của người chết.


Thụ hạ trú quỷ : Quỷ ở nơi gốc cây do thấy người ta trông cây để thí bóng mát kẻ đi đường nghĩ mát, mà sanh ác tâm đốn chặt cây đi, lấy cây để xài dùng nên đoạ làm quỷ ở nơi cây để chịu cơn lạnh dữ nóng hung.


Giao đạo quỷ : Quỷ nơi đường giao thông do trộm lấy lương thực của người đi đường, bởi vì ác nghiệp đó, thường bị cưa sắt dứt dứt thân, nhân đồ người ta cúng tế rồi đem bỏ nơi đường ngã giao thông, lấy ăn để tự sống.


Ma la thân quỷ : Quỷ thân Ma la là Trời Ma vương do hành tà đạo, chẳng tin đạo chánh chân, nhân đoạ làm Ma la quỷ phá hại những người tu pháp lành.