Bài 81-90

Tuesday, 02 June 20208:54 PM(View: 2567)
Bài 81-90

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 81

GHATIKARA


I. TOÁT YẾU 


Ghatìkàra Sutta - Ghatìkàra the Potter
.


The Buddha recounts the story of the chief lay supporter of the past Buddha Kassapa
.


Thợ gốm Ghatìkàra
.


Phật thuật câu chuyện về người cư sĩ ngoại hộ chính thức của Phật Ca Diếp thời quá khứ.


II. TÓM TẮT 


Đang du hành ở Kosala, Phật mỉm cười nhớ lại đây là nơi phồn thịnh vào thời Phật Ca Diếp. Lúc ấy, Ngài là một thanh niên quý tộc tên Jotipala [1] chơi thân với một người thợ gốm. Một hôm thợ gốm rủ Jotipala đi nghe pháp, Jotipala không đi nói có ích gì để yết kiến sa môn trọc đầu [2]. Sau nhiều lần năn nỉ không được, thợ gốm nắm đầu tóc của Jotipala mà kéo đi [3]. Ngạc nhiên vì thái độ phạm thượng của người thợ gốm, Jotipala tò mò đi theo. Sau thời pháp, Jotipala hỏi bạn sao không xuất gia, thợ gốm bảo còn phải nuôi cha mẹ già mù. Jotipala xin xuất gia theo Phật và được thọ đại giới [4].


Nghe tin Phật đã đến Ba la nại, vua Kiki thỉnh Phật về thọ trai. Khi Phật dùng cơm xong, vua mời Phật đến an cư mùa mưa tại Ba la nại để vua được cúng dường. Phật từ chối vì đã nhận sự cúng dường của thí chủ khác. Vua Kiki thất vọng buồn rầu hỏi Phật, ai là người ngoại hộ may mắn hơn vua như thế.

Phật cho biết đó là thợ gốm, và kể ra những đức tính của thợ gốm cho vua nghe:


1. Không có phiền não như vua nếu bị từ chối.


2. Đã quy y Tam bảo thọ trì năm giới.


3. Có lòng tin bất thối đối với Phật pháp, không còn hoài nghi về khổ, tập, diệt, đạo.


4. Ăn ngày một bữa, sống phạm hạnh, theo thiện pháp, từ bỏ vàng bạc, không đào cuốc đất đai.


5. Nuôi cha mẹ già mù với nghề nắn đồ gốm bằng đất lở nơi bờ đê, không mua bán [5] mà chỉ đổi lấy gạo.


6. Thợ gốm đã đắc quả Bất hoàn, sẽ hóa sinh và nhập Niết bàn không còn trở lui đời này.


Phật kể lại cho vua nghe chuyện một lần Ngài đã đến nhà thợ gốm, trút hết phần cơm của ông. Khi thợ gốm trở về nghe cơm của mình đã được Phật dùng, thợ gốm và cha mẹ hoan hỷ cho đến 7 ngày liền. Một lần khác Ngài sai đệ tử đến trút hết mái tranh về sửa am thất. Khi về biết chuyện, thợ gốm vui mừng suốt nửa tháng, và trong ba tháng mùa mưa ấy, cái chòi của người thợ gốm không bị mưa dột, nắng chói mặc dù không còn mái tranh. Nghe xong vua cho chở nhiều xe thực phẩm đến tặng thợ gốm [6].


Phật dạy Jotipala chính là tiền thân của Ngài.


III. CHÚ GIẢI 


1. Ở đoạn cuối kinh này, Phật cho biết Jotipàla thời ấy chính là Ngài. Trong kinh Tiểu bộ, vị trời Thợ Gốm đến thăm Phật và nhắc lại tình bạn cũ với Ngài.


2. Đây có vẻ là một từ ngữ bôi bác mà các gia chủ bà la môn thường dùng để ám chỉ các vị xuất gia trọn đời, trái ngược với lý tưởng của họ là nối dõi tông đường.


3. Ở Đông phương, một người thuộc giai cấp dưới mà sờ đầu người thuộc giai cấp trên làđiều tối kỵ. Kinh sớ giải thích, thợ gốm sẵn sàng đánh liều vi phạm quy luật để làm cho thanh niên Jotipala phải đến gặp Phật.


4. Theo kinh sớ, bồ tát xuất gia theo Phật giữ giới thanh tịnh, học giáo lý, thực hành thiền định và tu tập tuệ quán cho đến khi đạt được trí thuận thứ, anulomanàna. Nhưng họ không nỗ lực đạt đến đạo và quả, vì làm vậy thì sự nghiệp bồ tát của họ sẽ chấm dứt.


5. Một người còn tại gia như thợ gốm mà giữ giới như vậy thì không khác gì một tỳ kheo. Theo kinh sớ, thợ gốm không bán sản phẩm mà chỉ trao đổi với láng giềng.


6. Theo kinh sớ, do thiểu dục thợ gốm đã từ chối. Anh nhận ra rằng sở dĩ vua gởi thực phẩmđến vì đã nghe Phật ca tụng đức hạnh của mình, nhưng anh nghĩ: ta không cần thực phẩm này. Với những gì ta kiếm được bằng công việc của mình, ta cũng đủ nuôi cha mẹ và cúng dường.


IV. PHÁP SỐ 


3 ngôi báu, 4 sự thật, 5 giới tại gia
.


V. KỆ TỤNG 


Tại xứ Kosala
Trong khi đang du hành
Phật mỉm cười nhớ lại
Nơi này xưa phồn vinh
Vào thời Phật Ca Diếp
Một thanh niên quý tộc
Tên Jotipala
Kết giao cùng thợ gốm.
Thợ gốm là phật tử
Nên rủ bạn đi chùa
Nhưng thanh niên từ chối
Ích chi gặp trọc đầu
Sau nhiều lần năn nỉ
Thanh ni
ên không chịu đi
Thợ gốm nắm tóc bạn
Buộc phải c
ùng theo đi.
Thái độ chưa từng có
Của người bạn ngh
èo hèn
Khiến thanh niên quý tộc
Tò mò đi thử xem.
Sau khi nghe thuyết pháp
Ch
àng thanh niên hỏi bạn
Sao anh không xuất gia
Nuôi cha mẹ mù già.
Thanh niên xin xuất gia
Và được thọ đại giới.
Phật đến Ba la nại
Vua thỉnh Phật thọ trai
Vua mời Phật an cư
Ở th
ành Ba la nại
Để vua được cúng dường
Phật Ca Diếp từ chối
V
ì Ngài có thí chủ
Vua buồn rầu thất vọng
Muốn biết thí chủ nào
Được may mắn hơn vua
Phật nói về thợ gốm
Và đức tính của ông:
Không phiền n
ão như vua
Nếu bị Ngài từ chối.
Thọ trì năm cấm giới
Có l
òng tin bất thối
Đối với Phật Pháp Tăng
Hết ho
ài nghi về Pháp
Thợ gốm ăn một bữa
Sống đúng theo chính pháp
Từ bỏ v
àng và bạc,
Không đào cuốc đất đai.
Với nghề nắn đồ gốm
Bằng đất lở bờ đ
ê
Thợ gốm đổi lấy gạo
Nuôi cha mẹ gi
à mù
Thợ gốm đắc Bất hoàn
Khi chết sẽ hóa sinh
Tại đấy nhập Niết bàn
Một đi không trở lại.
Phật Ca Diếp lại kể
Có lần đến khất thực
Ng
ài lấy hết phần cơm
Để dành cho thợ gốm
Khi thợ gốm trở về
Nghe Phật đến lấy cơm
Thợ gốm v
à cha mẹ
Bảy ngày vui dầm dề
Ngài lại sai đệ tử
Đến chòi của thợ gốm
Rút hết mái tranh che
Để về sửa am thất
Khi trở về biết chuyện,
Thợ gốm vui dào dạt
Ròng rã hai tuần liền
Tâm ông tràn hỉ lạc.
Suốt ba tháng mùa mưa
Cái chòi ông trú ngụ
Không mưa dột, nắng hanh
Mặc dù không còn tranh.
Vua Ki ki nghe qua
Cho chở nhiều thực phẩm
Đến nơi nhà thợ gốm
Tặng phẩm của nhà vua.
Và Phật bảo A nan
Thanh niên quý tộc kia
Bạn của người thợ gốm
Chính là tiền thân Ngài.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 82

RATTHAPALA

I. TOÁT YẾU 


Ratthapàla Sutta - On Ratthapàla
.


The story of a young man who goes forth into homelessness against the wishes of his parents and later returns to visit them.


Về Ratthapàla
.

Chuyện về một thanh niên cưỡng lại ước muốn của cha mẹ mà đi tu, và sau trở về thăm cha mẹ.


II. TÓM TẮT 


Khi Phật đến thuyết pháp tại thị trấn Thullakotthita, thanh niên con nhà giàu nên Ratthapàla xin cha mẹ theo Phật xuất gia. Cha mẹ không cho, Ratthapàla bèn tuyệt thực gần chết nên cha mẹ buộc lòng cho phép. Ratthapàla được xuất gia, thọ đại giới [1]. Chẳng bao lâu ông chứng quả A la hán [2]. Sau khi chứng quả, tôn giả Ratthapàla xin Phật về nhà thăm cha mẹ.


Khi về đến làng cũ, Ratthapàla tuần tự khất thực đến nhà cha mẹ. Người cha không nhận ra nên mắng nhiếc xua đuổi, nghĩ chính những người này đã khiến con mình bỏ nhà ra đi. Khi tôn giả bỏ đi, trông thấy người tớ gái đem cháo thiu [3] đi đổ, ông bảo hãy trút vào bát của mình. Nữ tỳ đến gần để trút cháo, nhận ra tiểu chủ bèn vào báo tin. Ông bà chạy ra, bảo: "Ồ con, có chứ [4] ... sao ngồi đấy ăn cháo thiu mà không đi vào nhà của con?" Tôn giả nói ông không có nhà, ông có đến khất thực song chỉ nhận được những lời mắng nhiếc. Rồi ông nhận lời cha mẹ hôm sau đến dùng cơm.


Người cha sửa soạn đón tôn giả, cho chất vàng bạc của cải thành đống, lấy màn che lại; và bảo các bà vợ cũ của tôn giả trang sức lộng lẫy để đón tiếp. Khi tôn giả vào nhà, ông chỉ đống vàng mà khuyên tôn giả hãy hoàn tục tu tại gia, làm phước bố thí. Tôn giả khuyên hãy đổ tất cả xuống sông, vì đấy là nguồn gốc của sầu bi khổ não cho gia chủ. Kế đến, các bà vợ đi ra ôm chân tôn giả mà hỏi có phải vì mê thiên nữ nên đi tu để được lên đấy. Tôn giả bảo thưa bà chị, không phải vì mục đích sanh thiên mà bần tăng xuất gia tu phạm hạnh. Khi ấy các bà vợ cũ lăn lóc nói chồng bây giờ lại gọi mình bằng bà chị. Tôn giả bảo gia chủ muốn bố thí đồ ăn thì hãy dọn ra, chớ có phiền nhiễu ngài. Người cha mời tôn giả ăn.


Ăn xong tôn giả đọc một b
ài kệ nói đến tính dơ uế, khổ, vô thường của thân xác nhưng lại được tô điểm [5] để lừa bịp kẻ ngu. Rồi ngài đi vào rừng của vua để nghỉ trưa. Vua Koravya nghe tôn giả [6] trở về bèn cho thắng cỗ xe đến thăm. Khi gặp tôn giả, vua hỏi người đời vì bốn sự suy vong mà đi tu, là lão suy, bệnh suy, tài suy, thân suy. Nay tôn giả không có bốn cái suy ấy thì cớ gì xuất gia. Tôn giả đáp vì bốn điểm thuyết giáo của đức Thế tôn:


1. Thế giới vô thường, đi đến hủy diệt [7], 
2. Vô hộ vô chủ [8], 
3. Vô sở hữu [9],
4. Luôn luôn thiếu thốn khát khao [10]. 


Vua rất hoan hỉ với lời giải thích của tôn giả.


III. CHÚ GIẢI 


1. Phật công bố vị này là bậc nhất trong những vị xuất gia với lòng tin, vì ông đã sẵn sàng liều chết để được cha mẹ cho phép đi tu. Có những vần thơ của ông trong Trưởng lão kệ 769-93.


2. Mặc dù kinh nói "Chẳng bao lâu" nhưng theo Kinh sớ, Lại Tra Hòa La phải mất 12 năm mới đắc quả A la hán. Điều này có vẻ đúng khi ta xét sự kiện rằng thân phụ không nhận ra ông khi ông vừa trở về.


3. àbhidosikam kummàsam, Nanamoli dịch kummàsam là bánh mì, nhưng ở đây rõ ràng nó có chỉ một thức ăn thuộc chất lỏng. Theo Kinh sớ, thức ăn này làm bằng lúa mạch.


4. Người cha muốn nói: Này con thân yêu, chúng ta có tài sản, không phải là những kẻ bần cùng; vậy mà con lại ngồi ăn cháo thiu tại đây một nơi như thế này. Tuy nhiên vì quá đau buồn ông ta không thể nói hết câu.


5. Bài kệ rõ ràng ám chỉ những bà vợ cũ trang sức xinh đẹp để dụ tôn giả hoàn tục. Một điều lạ là trước khi ông xuất gia, kinh không nói gì đến những bà vợ.


6. Kinh sớ: Nhắc đến tôn giả, vua thường ca tụng ngài với đình thần rằng, thanh niên ấy đã làm việc khó làm, là từ bỏ một tài sản lớn mà ra đi, không ngoái lui cũng không nhìn hai bên.


7. upanìyati loko addhuvo. Kinh sớ: Thế giới bị cuốn phăng về hướng già chết.


8. attàno loko anabhissaro. Kinh sớ: không ai có thể cho nó một chỗ trú hay an ủi nó với một chỗ ẩn nấp. Lời này dĩ nhiên không phủ nhận một chỗ nương tựa thoát khỏi thế tục, tức là cái mà diệu pháp đem lại.


9. assako loko sabbam pahàya gamanìyam. Không có gì của mình, phải từ bỏ tất cả để đi tới.


10. uno loko atitto tanhàdàso.


IV. PHÁP SỐ 


4 sự suy vong: thân suy, tài suy, lão suy, bệnh suy; 

điểm thuyết giáo: vô thường, vô ngã, khổ và không. 

Năm dục tăng trưởng.


V. KỆ TỤNG 


Thanh niên con nhà giàu
Tên Ratthapàla
Xin theo Phật xuất gia
Cha mẹ không cho phép.
Chàng thanh niên tuyệt thực
Với ý định thiết tha
Sẽ chết hoặc xuất gia
Cha mẹ đ
ành đồng ý.
Xuất gia thọ đại giới
Chẳng bao lâu chứng quả
Th
ành vị A la hán
Ông xin về thăm nhà.
Khi trở về làng cũ
Tuần tự đi khất thực
Ông đến nh
à cha mẹ
Người cha không nhận ra
Bị mắng nhiếc xua đuổi
Tôn giả b
èn bỏ đi
Lại gặp người nữ t
ì
Đem cháo thiu đi đổ.
H
ãy trút bỏ cháo ấy
Vào bát của bần tăng
Khi nữ tỳ tiến lại
Liền nhận ra chủ nhân.
Nghe nữ tỳ hô hoán
Ông b
à vội chạy ra
- Ồ con, nhà con đấy
Tại sao không v
ào nhà?
"Bần tăng không nhà cửa
Có đến để xin ăn
Nhưng không được đồ ăn
Chỉ được lời nguyền rủa."
Cha mẹ mời tôn giả
Hôm sau đến d
ùng cơm
Và trở vào chuẩn bị
Dụ con về cố hương.
Ông chất vàng thành đống
Che khuất sau tấm m
àn
Và bảo các con dâu
Trang sức để đón chàng.
Khi tôn giả vào nhà
Người cha khuyên hoàn tục
- Tất cả tài sản này
Tha hồ con làm phúc
"Nếu gia chủ cho tôi
Hãy đổ xuống sống Hằng
V
ì đấy là nguồn gốc
Của sầu khổ đau thương"
Các b
à vợ bước ra
Khóc ôm chân tôn giả
- Phải chăng vì thiên nữ
Mà chàng bỏ đi tu.
"Thưa n
ày các bà chị
Bần tăng đi xuất gia
Không phải v
ì mục đích
Được tái sinh thiên giới."
Các bà vợ lăn khóc
- Ối giời, l
àng nước ơi
Chồng chúng ta dở hơi
Gọi chúng ta bằng chị.
Tôn giả thưa cha mẹ:
"Thưa gia chủ nếu muốn
Hãy bố thí đồ ăn
Chớ phiền nhiễu bần tăng."
Sau khi đ
ã ăn xong
Tôn giả đọc b
ài kệ
Nói thực chất thân xác
Bất tịnh, khổ, vô thường
Dù điểm phấn tô son
Chỉ kẻ ngu sa lưới.
Rồi ng
ài đi vào rừng
Vừa khi vua đi tới.
Vua đến gặp tôn giả
V
à nói: - Người ở đời
Thường từ bỏ thế tục
Vì bốn sự suy vong:
Có người vì già yếu
Có kẻ lắm bệnh tật
Người vì hết tiền bạc
Kẻ vì mất người thân.
Lão, bệnh, tài, thân suy
Cả bốn thứ suy vong
Nơi tôn giả đều không
Cớ g
ì bỏ thế tục?
"Tôi từ bỏ thế tục
Vì bốn điểm thuyết giáo
Của đấng đại đạo sư
M
à tôi thấy chân thực.
Một, thế gian vô thường
Hai, vô hộ vô chủ
Ba là vô sở hữu,
Bốn thiếu thốn khát khao
Thân này là vô thường
Đang đi đến hủy diệt
Khi thấy biết như vậy
Từ bỏ không vấn vương
Khi thân bị bệnh khổ
Có t
ài sản, huyết thống
Cũng không bớt đớn đau:
Thân 
vô hộ vô chủ.
Dù tiền của dẫy đầy
Chết đâu mang theo được
Ra đi b
àn tay trắng
Vô sở hữu, thân này.
Người ở địa vị nào
Cũng nô lệ tham ái
Luôn thiếu thốn khát khao
Vì lòng tham không đáy.
Thực chứng lời Phật dạy
Thấy nguy dục tăng trưởng
Tôi xuất gia tu h
ành
Hạnh sa môn tối thượng."
Nghe bốn điểm thuyết giáo
Của bậc thầy trời, người
Được tôn giả triển khai
Vua vô cùng hoan hỉ.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 83

MAKHÀDEVA

I. TOÁT YẾU 


Makhàdeva Sutta - King Makhàdeva
.


The story of an ancient lineage of kings and how their virtuous tradition was broken due to negligence
.


Vua Makhàdeva
.


Chuyện về một dòng vua ngày xưa, truyền thống tu hành của họ đã do phóng dật mà bị giánđoạn như thế nào.


II. TÓM TẮT 


Khi đến Mithila [1], Phật kể lại cho A nan xưa kia đây là lãnh thổ của vua Makhadeva [2]. Vua trị vì đúng pháp, sống an lập trong chính pháp [3], giữ trai giới vào các ngày bố tát [4]. Sau nhiều trăm ngàn năm, vua dặn thợ cạo khi thấy tóc bạc xuất hiện trên đầu [5] thì báo cho vua biết. Vua nhường ngôi cho con để xuất gia, dặn con trai phải trị vì đúng pháp, và khi thấy tóc bạc xuất hiện, nên biết đó là thiên sứ [6] báo hiệu sắp lên trời để hưởng thiên lạc. Khi ấy hãy trao lại ngai vàng cho con để xuất gia tu tập bốn phạm trú, mạng chung sinh lên Phạm thiên giới. Truyền thống này trải qua nhiều đời không gián đoạn cho đến đời vua Nemi.


Vua này, sau khi được chư thiên cõi trời 33 mời cỡi thiên xa theo Matàli đi thăm hai con đường [7] quả báo thiện ác, trở về cũng trao ngai vàng và dặn lại con trai, rồi xuất gia tu tập bốn phạm trú. Sau khi chết vua được sinh vào cõi Phạm thiên như các vua đời trước mình. Nhưng con của vua Nemi không theo lời vua cha dặn, đã cắt đứt truyền thống tốt đẹp ấy.


Phật dạy, vua Makhadeva thời ấy chính là Như lai bây giờ. Ngài đã lập truyền thống ấy, nhưng nó không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, niết bàn.


Bây giờ Ngài thiết lập một truyền thống tốt đẹp hơn, đưa đến yểm ly, giác ngộ, niết bàn, ấy là thánh đạo tám ngành: chánh tri kiến cho đến chánh định. Phật dạy các tỳ kheo hãy tiếp tục duy trì, chớ làm cho mình trở thành người tối hậu [8], nghĩa là người làm đứt đoạn truyền thống ấy.


III. CHÚ GIẢI 


1. Xem truyện Bản Sinh số 9 và 54. Vua Makhàdeva và vua Mithila đều là tiền thân của Phật Thích Ca.


2. Rừng này trước kia do Makhàdeva trồng nên vẫn còn mang tên ông.


3. Luận: Vị ấy được an lập trong 10 thiện hành.


4. Lễ Bố tát là ngày trai giới của xứ Ấn độ xưa, về sau Phật giáo cũng áp dụng.


5. Theo vũ trụ quan Phật giáo, thọ mạng con người thay đổi từ tối thiểu là 10 năm cho đến 10.000 năm. Makhàdeva sống vào thời mà con người có thọ mạng dài nhất.


6. Về các thiên sứ, hay những điềm báo già bệnh chết, xem kinh 130.


7. Màtali dẫn ông đi qua các địa ngục, rồi quay lui đưa ông đến các cõi trời.


8. Kinh sớ: Sự thực hành diệu pháp bị phá hủy bởi một tỳ kheo có giới khi vị ấy nghĩ mình không thể đắc quả A la hán, và do đó không nỗ lực. Sự thực hành ấy đang được tiếp tục bởi bậc hữu học, và đã được tiếp tục bởi vị A la hán.


IV. PHÁP SỐ 


4 phạm trú, thánh đạo 8 ngành, 10 thiện nghiệp
.


V. KỆ TỤNG 


Khi đến Mithila,
Phật bảo thầy A nan
Xưa đây l
à lãnh thổ
Vua Ma-kha-de-va.
Vua trị vì đúng pháp
Sống đúng theo chánh pháp
Trai giới ng
ày bố tát
Sống lâu nhiều ngàn năm
Vua dặn người thợ cạo
Khi n
ào thấy trên đầu
Tóc bạc đ
ã xuất hiện
Hãy báo cho vua biết.
Khi tóc bạc xuất hiện
Vua nhường ngôi cho con
Xuất gia tu phạm trú
Dặn trị vì đúng pháp.
V
à hãy làm như cha
Khi tóc bắt đầu bạc
N
ên biết là thiên sứ
Báo về hưởng thiên lạc.
Hãy trao lại ngai vàng
Và xuất gia tu tập
Chớ để truyền thống này
Gián đoạn do phóng dật.
Trải qua nhiều đời vua
Truyền thống ấy tiếp tục
Đến đời vua Nemi
Cũng l
àm như vua trước.
Ông trao lại ngai vàng
Và dặn dò con trai
Rồi xuất gia tu tập
Chết sinh Phạm thiên giới.
Nhưng con vua Nemi
Không theo lời cha dặn
Dứt truyền thống tốt đẹp
Sống phóng dật đến c
ùng.
Và Phật bảo A nan:
Vua Makhadeva
Chính là tiền thân ta
Thiết lập truyền thống ấy.
Dù nó rất tốt đẹp
Không đưa đến yểm ly
Ly tham v
à đoạn diệt
Đến giác ngộ niết bàn.
Nay ta lập truyền thống
Vô vàn tốt đẹp hơn
L
à thánh đạo tám ngành
Đến ly tham, giác ngộ.
Hãy tiếp tục duy trì
Chớ thành người tối hậu,
Nghĩa là người đoạn dứt
Truyền thống tối thượng n
ày.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 84

MADHURA

I. TOÁT YẾU 


Madhurà Sutta - At Madhurà
.


The venerable Mahà Kaccàna examines the brahmin claim that brahmins are the highest caste.


Tại Madhurà
.


Tôn giả Đại Ca Chiên Diên xét lại lời công bố của bà la môn rằng chỉ có giai cấp của họ là tối thượng.


II. TÓM TẮT 


Vua xứ Madhura đi đến tôn giả Ca Chiên Diên đang ở rừng Gundà [1] hỏi Ngài có ý kiến gì về chủ trương của các bà la môn: chỉ có bà la môn là dòng giống tối thượng, các dòng giống khác đều hạ liệt. Chỉ có bà la môn mới là con chính tông của Phạm thiên, sinh ra từ miệng Ngài. Tôn giả Ca Chiên Diên nói đấy chỉ là âm thanh suông không có giá trị gì, và đưa ra các lý do:


1. Người thuộc bất cứ giai cấp nào [2] khi có nhiều tài sản, đều có thể thuê mướn người thuộc ba giai cấp kia hầu hạ.


2. Người thuộc cả 4 giai cấp nếu phạm vào mười bất thiện đều bị đọa không phân biệt: đồng đẳng trong sự thọ lãnh ác báo.


3. Người thuộc cả bốn giai cấp đều sinh thiên giới nếu thực hành mười lành, từ bỏ mười ác: đồng đẳng trong sự thọ hưởng quả báo của nghiệp lành.


4. Trên đời, bất cứ người thuộc giai cấp nào phạm tội đều bị phạt: bình đẳng trước pháp luật.


5. Bất cứ người thuộc giai cấp nào khi xuất gia nghiêm trì giới luật, đều được cung kính lễ bái và đều được gọi là sa môn không phân biệt giai cấp thế tục: bình đẳng trên phương diện giải thoát.


Vua Madhura hoan hỷ với lời giải thích của tôn giả và xin quy y, nhưng tôn giả bảo vua hãy quy y Phật, mặc dù lúc ấy Phật đã nhập niết bàn.


III. CHÚ GIẢI 


1. Tôn giả Ca Chiên Diên được Phật xem là xuất sắc trong sự triển khai ý nghĩa một lời pháp vắn tắt. Kinh số 133 và 138 cũng do ngài diễn lời Phật dạy.


2. Từ đoạn kinh này, ta thấy mặc dù còn nặng tính phân biệt, hệ thống giai cấp ở Ấn lúc bấy giờ cũng còn khá linh động hơn hệ thống thế cấp được triển khai về sau.


IV. PHÁP SỐ 


3 nghiệp, 4 giai cấp hay chủng tánh theo Bà la môn giáo. 4 vật dụng (ăn, mặc, ở, bệnh), 10 ác nghiệp, 10 thiện nghiệp
.


V. KỆ TỤNG 


Vua xứ Madhura
Bạch ngài Ca Chiên Diên
- Những người bà la môn
Xem dòng khác hạ liệt.
Chỉ có bà la môn
Mới thực là cao thượng
Con chính thống của trời
Sinh ra từ miệng Ngài.
Tôn giả nghĩ thế nào?
"Đấy là âm thanh suông
Không chút nào giá trị
Vì những lý do sau:
Người thuộc giai cấp nào
Khi có nhiều tài sản,
Đều có thể thuê mướn
Kẻ hầu từ mọi dòng.
Người thuộc mọi giai cấp
Đều phải bị đọa lạc
Khi phạm mười bất thiện:
Đồng đẳng thọ ác báo.
Người thuộc giai cấp n
ào
Cũng được sinh thiên giới
Nếu bỏ ác làm lành:
Đồng đẳng hưởng quả vui.
Người thuộc giai cấp n
ào
Bất kể thấp hay cao
Phạm tội đều bị phạt:
B
ình đẳng trước pháp luật
Người thuộc mọi giai cấp
Khi từ bỏ gia đ
ình
Xuất gia trì giới luật
Đều được người kính lễ
Đều được gọi sa môn
Không kể d
òng quý tiện
Như trăm sông về biển:
B
ình đẳng trong giải thoát."
Vua vô c
ùng hoan hỷ
Với lời giải thích này
Xin quy y tôn giả
"Vua hãy quy y Phật."
- Phật bây giờ ở đâu
"Ng
ài đã nhập niết bàn"
- Con xin quy y Phật
Đang an trú niết bàn.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 85
BỒ ĐỀ VƯƠNG TỬ

 

I. TOÁT YẾU 


Bodhiràjakumàra Sutta - To Prince Bodhi
.


The Buddha counters the claim that pleasure is to gained through pain with an account of his own quest for enlightenment.


Nói cho vương tử Bồ đề
.


Phật bác lời tuyên bố rằng lạc có được nhờ khổ, bằng cách kể lại cuộc tầm cầu giác ngộ của chính Ngài.


II. TÓM TẮT 


Để khánh thành tòa nhà mới, Bồ đề vương tử [1] thỉnh Phật thọ trai. Ông trải một cuộn vải mới, thỉnh Phật dẫm lên cho ông được phước. Phật im lặng [2]. Khi vương tử thưa đến lần thứ ba, Phật nhìn tôn giả A nan. Tôn giả thưa vương tử hãy dẹp tấm vải, vì đức Thế tôn nghĩ đến những thế hệ mai sau [3]. Sau bữa ăn, Vương tử bạch Phật ông nghĩ rằng lạc có được là nhờ khổ [4].


Phật dạy lúc xưa khi mới xuất gia, Ngài cũng tưởng thế, nên đã theo hai vị thầy tu khổ hạnh, một người chứng Vô sở hữu xứ, một người chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ngài nhanh chóng đạt đến các định chứng này, được thầy mời ở lại cùng lãnh đạo. Nhưng Ngài đã ra đi để tìm cái tối thượng. Khi đến bên sông Ni liên thiền Ngài dừng lại tìm một địa điểm khả ái để ngồi thiền.


Một ví dụ khởi lên cho Ngài lúc ấy là, khúc gỗ khi còn ngâm trong nước hoặc vừa vớt lên khỏi nước, dù cọ xát cũng không thể bén lửa. Cũng vậy người không xả ly dục ái, thì dù thình lình cảm thọ khổ khốc liệt, cũng không thể chứng đắc.

Ngược lại, một khúc gỗ đã khô nhựa, đặt trên đất khô thì có thể bén lửa dễ dàng. Như người xả ly ái dục, nếu thình lình cảm thọ khổ hay không cảm thọ khổ, cũng có thể chứng đắc hỷ lạc thiền định.


Bởi vậy sau khi từ bỏ khổ hạnh như đã từ bỏ dục lạc trước đấy, Ngài ngồi thiền và đắc đạo. Sau khi đắc đạo, Ngài nghĩ pháp này sâu kín vi diệu, thật khó cho thế gian đang chìm đắm trong dục lạc có thể hiểu thấu. Bởi thế Ngài định nhập niết bàn. Do Phạm thiên cầu thỉnh, Ngài ra thuyết pháp, đầu tiên giảng cho 5 đệ tử về bốn đế, thánh đạo tám ngành. Nghe xong 5 vị đắc lậu tận thành A la hán.


Bồ đề vương tử hỏi Phật thời gian cần thiết để tu đắc đạo. Phật hỏi lại Vương tử, nếu một người muốn học cỡi voi mà không có lòng tin, nhiều bệnh, gian trá, biếng nhác, u mê đần độn, thì có thể học được không? Vương tử trả lời chỉ cần có một trong năm thói ấy cũng không thể học, huống hồ đủ cả năm. Phật dạy cũng vậy vị tỳ kheo muốn tu chứng phải có 5 tinh cần chi:


1. Tin Phật;
2. Có sức khỏe, ít bệnh;
3. Trung thực không gian trá;
4. Siêng năng từ bỏ các bất thiện và tu tập thiện pháp;
5. Có trí tuệ và sự sinh diệt của các pháp.


Vị ấy có thể đắc lậu tận trong bảy năm. Cũng có thể là sáu, năm, bốn, ba, hai, một năm, cho đến bảy tháng, sáu, năm, bốn, ba, hai, một, nửa tháng, cho đến bảy đêm ngày. Lại có thể có người được giảng dạy buổi sáng thì buổi chiều đã chứng đắc.


Khi nghe vậy Bồ đề vương tử thốt lên "Ôi thật là Phật, Ôi thật là Pháp, Ôi thật là khéo thuyết." Thanh niên hầu cận vương tử hỏi sao ông không xin quy y. Vương tử Bồ đề nói khi ông còn trong bụng mẹ, mẫu thân đã đến xin Phật quy y cho bào thai. Lần thứ hai ông được người vú ẵm đến Thế Tôn để xin quy y. Và nay là lần thứ ba, đối trước Phật, ông xin quy y, xin Thế Tôn nhận ông làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung ông trọn đời quy ngưỡng.


III. CHÚ GIẢI 


1. Bồ đề vương tử là con trai vua Udena xứ Kosambi; mẹ ông là con gái vua Candappajjota xứ Avantì. Một phần kinh này cũng được tìm thấy trong luật tạng, duyên khởi chế ra giới luật nói trong ghi chú sau.


2. Theo kinh sớ, vương tử Bồ đề không con, mong muốn có một con trai. Ông nghe nói cúng Phật thì có thể thỏa mãn ước nguyện, nên trải một tấm vải trắng và nguyện: nếu Phật dẫm lên tấm vãi, ta sẽ có con trai. Nếu Phật không dẫm lên tấm vải, ta sẽ không có con. Phật biết do ác nghiệp quá khứ, ông sẽ suốt đời không con, nên Ngài không bước lên trên tấm vải. Nhân đấy Ngài chế học giới cấm tỳ kheo dẫm lên vải trắng. Về sau Ngài chế lại giới luật này, cho phép tỳ kheo dẫm lên vải khi cần chúc lành cho gia chủ.


3. Theo kinh sớ, tôn giả A Nan nói lời này vì nghĩ: trong tương lai người ta sẽ xem việc kính tăng như một đường lối để thỏa mãn các mong cầu thế tục của họ; và họ sẽ mất niềm tin ở tăng già nếu cung kính mà không được thành công như ý muốn.


4. Đây là giáo điều căn bản của Ni kiền tử, như trong kinh 14.


IV. PHÁP SỐ 


3 thọ, 4 đến, 4 thiền, 4 không, 5 tinh cần chi: lòng tin, ít bệnh, chân thật, siêng năng, có trí. Thánh đạo 8 ngành
.


V. KỆ TỤNG 


Nhân Bồ đề vương tử
Khánh th
ành tòa lâu đài
Ông mời Phật thọ trai
Lót đường bằng vải mới
- Thỉnh Phật dẫm l
ên vải
Cho ông được phúc lành
Nhưng Ngài đứng lặng thinh
Không bước l
ên tấm vải
A nan thưa vương tử
- Hãy cuộn tấm vải này
Thế Tôn không dẫm nó
Vì thương tưởng hậu lai
Sau khi Phật thọ trai
Do vương tử cúng dường
Ông đến bên bạch Phật:
- Có khổ mới được vui.
Phật dạy: Lúc xưa kia
Như Lai cũng tưởng vậy
N
ên đã tu khổ hạnh
Chứng Vô sở hữu xứ
Rồi chứng Phi phi tưởng
Ngang hàng hai bậc thầy
Nhưng Ngài lại ra đi
Để tìm cái tối thượng
Gặp địa điểm khả ái
B
ên bờ sông Ni liên
Ngài khởi sự ngồi thiền
Từ bỏ tu khổ hạnh
Một ví dụ khởi lên:
Khúc gỗ còn ngâm nước
Hoặc vừa mới vớt lên
Không thể nào bén lửa
Cũng thế kẻ tu hành
Nếu chưa xa lìa dục
Dù có cảm thọ khổ
Đạo quả cũng không thành.
Như khúc gỗ khô nhựa
Sẽ bén lửa dễ dàng
Người xả ly ái dục
Đắc đạo không khó khăn.
Theo con đường Trung đạo
Tránh xa hai cực đoan
Ng
ài chứng đắc thiền lạc
Do ly dục phát sinh.
Khi đ
ã thành đạo quả
Ng
ài thấy người đắm say
Trong 5 thứ dục lạc
Khó hiểu được pháp n
ày.
Nói pháp không ai hiểu
Chỉ luống công nhọc sức
Với ý nghĩ như vậy
Phật toan nhập niết bàn
Phạm thiên cầu thỉnh Phật
Chuyển tứ đế pháp luân
Năm người nghe chứng quả
Được pháp nhãn ly trần.
Bồ đề vương tử hỏi
- Người muốn học pháp Ng
ài
Cần thời gian bao lâu
Để tu hành đắc đạo?
Phật hỏi lại Vương tử:
"Như ông huấn luyện n
ài
Nếu một người theo học
Mà không tin tưởng thầy
Lại có nhiều bệnh tật
Gian trá và biếng nhác
Thêm u mê đần độn
Th
ì có học được không?"
- Thưa không, bạch Thế tôn
D
ù chỉ có một thói
Cũng không thể học hỏi
Huống hồ đủ cả năm.
"Cũng vậy, vị tỳ kheo
Nếu không đủ năm đức
L
à năm tinh cần chi
Th
ì không thể chứng đắc
Trước hết l
à lòng tin
Sức khỏe và chân thật
Siêng năng với thiện pháp
Có trí về sinh diệt.
Đủ năm đức tính ấy
Bảy năm tu vi
ên thành
Có thể thời gian tu
Chỉ gồm trong bảy tháng
Có người tu nửa tháng
Hoặc chỉ bảy ngày đêm
Và lại cũng có em
Sáng nghe chiều đã chứng.
Vương tử thốt lên lời
- Ôi thật là đức Phật
Ôi, Pháp thật khéo giảng.
Con xin quy y Ng
ài.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 86

ANGULIMALA

I. TOÁT YẾU 


Angulimàla Sutta - On Angulimàla
.


The story of how the Buddha subdued the notorious criminal Angulimàla and led him to the attainment of arahanship.


Về Chuỗi Ngón Tay
.


Kể chuyện Phật hàng phục Chuỗi ngón tay, tên tội phạm nổi tiếng, và đưa ông ta đến chứng đắc A la hán quả.


II. TÓM TẮT 


Trong lãnh thổ vua Ba tư nặc, có kẻ cướp giết người tên Chuỗi ngón tay, vì ông đeo một xâu chuỗi làm bằng ngón tay người [1]. Một hôm Phật đi trên con đường gặp Chuỗi ngón tay, mặc dù nhiều người can ngăn. Chuỗi ngón tay chạy theo bảo Ngài đứng lại, Ngài bảo: "Ta đã vĩnh viễn đứng lại, chỉ có ngươi chưa đứng, vì ngươi không thể tự kềm chế mình." Nghe lời ấy ông liền được cảm hóa, biết Phật đã vì ông mà vào rừng [2], và xin xuất gia. Phật dạy: "Lại đây, tỳ kheo [3]."


Sau khi xuất gia Chuỗi ngón tay tu khổ hạnh ăn ngày một bữa, tinh cần tinh tấn. Vua Ba tư nặc một hôm đến viếng Phật với nét mặt lo âu vì chưa giết được tên cướp giết người nổi tiếng. Khi biết Chuỗi ngón tay đã xuất gia theo Phật, vua vô cùng thán phục Phật vì đã nhiếp phục một người mà với khí giới và binh lính, vua đã không nhiếp phục được.


Tôn giả Chuỗi ngón tay đi khất thực gặp một sản phụ đẻ khó đang lăn lộn giữa đường. Quá thương tâm, tôn giả trở về bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, thật đau khổ thay các chúng sinh."


Phật bảo ông hãy đến gần sản phụ mà nói: "Từ khi cha mẹ sinh ra, tôi chưa hề cố ý giết hại mạng sống của chúng sinh, mong rằng với sự thật này, bà chị sinh nở an toàn." Tôn giả bạch Phật, nếu nói như vậy thì thật là cố ý nói láo, vì ông đã cố giết hại mạng sống rất nhiều chúng sinh rồi.

Phật dạy: Vậy ông hãy nói: "Từ khi được thánh sanh tôi chưa hề cố ý giết hại mạng sống …" Tôn giả vâng lời, đến bên người sản phụ và nói: "Thưa chị, từ khi được thánh sanh tôi chưa hề cố ý giết hại mạng sống, mong với sự thật này chị sinh nở được an toàn [4]." Và quả nhiên, người sản phụ liền sinh nở được an toàn.


Tôn giả sống một mình, viễn ly, nhiệt tâm, không phóng dật, không bao lâu tự thân chứng đắc và an trú ngay hiện tại, mục đích của phạm hạnh. Vị ấy biết sanh đã tận phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui đời này nữa. Tôn giả thành một bậc A la hán. Một hôm, vào thành khất thực, tôn giả bị nhiều người ném đất, đá, sỏi, gậy gộc lên mình, lỗ đầu máu chảy, bát vỡ y rách. Tôn giả trở về bên Phật. Phật an ủi ông hãy kham nhẫn, vì ông đang gặt hái trong hiện tại, quả báo của nghiệp mà đáng lẽ ông phải chịu địa ngục nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm [5].


Trong khi sống độc cư tôn giả cảm thọ được giải thoát lạc và nói lên bài kệ [6]:


Ai trước phóng dật sau không phóng dật
Sáng chói đời này như trăng thoát mây
Ai l
àm ác nghiệp, nhờ thiện ngăn lại
Sáng chói đời n
ày như trăng thoát mây…
Ta t
ên Vô hại, trước ta sát hại [7]
Nay được chính danh, vì chẳng hại ai
Ta làm ác nghiệp đáng đọa cõi dữ
Quả trả xong rồi, không nợ ta ăn [8].


III. CHÚ GIẢI 


1. Chuỗi ngón tay là con trai của bà la môn Bhaggava, một cận thần của vua Ba Tư Nặc, xứ Câu Tát La. Ông có tên là Vô Não nghĩa là người không làm hại. Ông học với một vị thầy ở thành phố Takkasila, trở thành một học trò được thầy yêu chuộng. Các bạn bè do ganh tị, đã thưa với vị thầy rằng Vô Não ngoại tình với vợ thầy. Vị thầy cố hại Vô Não bằng cách ra lệnh cho ông đem về cho mình một ngàn ngón tay phải của người bị giết để làm lễ mãn khóa. Vô Não đến khu rừng Jàlini, tấn công những người đi đường, cắt mỗi người một ngón tay xâu thành chuỗi đeo cổ. Kinh này mở đầu vào lúc ông ta đã giết gần đủ ngàn người chỉ thiếu một, và quyết định sẽ giết người mình sắp gặp. Phật biết Vô Não sắp giết mẹ, và quán ông đủ duyên để chứng quả A La Hán, nên Ngài đã xen vào trước khi bà mẹ đến.


2. Theo Kinh sớ, Vô Não nhận ra vị Tỳ kheo trước mặt ông chính là Phật, và Ngài đã đến khu rừng cốt để cải hóa ông.


3. Theo Kinh sớ, do công đức nhiều đời trước, Vô Não được y bát do thần lực Phật biến hóa, vừa khi Ngài thốt lên: "Lại đây, Tỳ kheo."


4. Ngay cả ngày nay, câu này cũng thường được các tỳ kheo tụng đọc như một thần chú hộ mạng cho các sản phụ gần đến kỳ sinh nở.


5. Kinh sớ nói một hành vi cố ý, hay nghiệp, có thể đem lại ba loại quả báo: hiện báo hay quả báo được cảm thọ ngay hiện tại, trong đời sống mà hành vi ấy được làm; sinh báo là quả báo cảm thọ trong hiện hữu kế tiếp; và hậu báo là quả báo được cảm thọ trong bất cứ đời sống nào về sau, khi dòng sinh tử còn tiếp tục. Vì đã đắc quả A la hán, Chuỗi Ngón Tay giải thoát hai loại quả báo sau, nhưng không thoát khỏi quả báo đầu, vì A la Hán cũng phải chịu những quả báo của ác nghiệp trong đời hiện tại sau khi chứng quả.


6. Những bài kệ tiếp theo cũng xuất hiện trong kinh Pháp cú. Những bài kệ của Chuỗi Ngón Tay được tìm thấy trong Trưởng Lão Kệ 866-91.


7. Mặc dù Kinh sớ Trung Bộ nói Chuỗi Ngón Tay có tên là Vô Não, Luận Trưởng Lão Kệ lại nói ông vốn tên là Não Hại.


8. Trong khi tỳ kheo trì giới mà chưa chứng quả A La Hán ăn đồ khất thực như thừa hưởng gia tài của Phật, vị A La Hán ăn không nợ nần, vì đã tự làm cho
mình hoàn toàn xứng đáng nhận của cúng dường. Xem Thanh tịnh đạo 1.


IV. PHÁP SỐ 


4 sự cúng dường, 10 thiện nghiệp
.


V. KỆ TỤNG 


Xứ vua Ba tư nặc
Có kẻ cướp giết người
Mệnh danh Chuỗi ngón tay
Vì đeo xâu chuỗi ấy
Phật đi tr
ên con đường
Đến sào huyệt tên cướp
Nhiều người theo can Ngài
Phật ung dung tiến bước.
Tên cướp đuổi theo Ngài
Nhưng chạy hết tốc lực
Không đuổi kịp, cướp hô:
- Sa môn kia, đứng lại.
Phật ôn tồn dạy bảo:
"Ta đ
ã đứng từ lâu
Chỉ có ngươi chưa dừng
V
ì không tự kềm chế."
Năng lực đấng từ bi
Cảm hóa ngay t
ên cướp
Ăng gu li ma la
Xin theo Phật xuất gia.
"Lại đây, hỡi tỳ kheo"
Phật vừa thốt n
ên lời
Y bát liền đầy đủ
Do thần lực biến ra.
Sau khi được xuất gia
Chuỗi ngón tay khổ hạnh
Ăn một bữa, tinh cần
Trong giáo pháp bậc thánh.
Quốc vương Ba tư nặc
Một hôm viếng Thế tôn
Với nét mặt lo buồn
Chưa trừ được t
ên cướp
Khi biết Chuỗi ngón tay
Đã xuất gia đầu Phật
Vua vô c
ùng thán phục
Đức nhiếp hóa của Ngài.
Tỳ kheo Chuỗi ngón tay
Khất thực thấy sản phụ
Lăn lộn ở bên đường
Tôn giả k
êu khổ thay
Và lui về bạch Phật:
- Khổ thay các chúng sinh.
"Này ngươi Chuỗi ngón tay
Hãy đến gần sản phụ
H
ãy thốt lên lời này:
"Từ khi cha mẹ sinh
Tôi chưa hề cố ý
Hại mạng sống chúng sinh
Mong nhờ sự thật này
Sẽ làm cho bà chị
An toàn khi sinh nở."
Chuỗi ngón tay buồn bã:
- Nếu con nói lời ấy
Thành nói láo cố tình
Vì con đã cố giết
Rất nhiều mạng chúng sinh.
Thế thì này tỳ kheo
Ông hãy nói lời rằng:
- Từ khi được thánh sanh
Tôi chưa hề cố giết
Tôn giả vâng lời Phật
Đến bảo người sản phụ
"Từ khi được thánh sanh
Tôi chưa hề cố giết.
Mong với sự thật n
ày
Chị an toàn sinh nở."
Và tức thì quả nhiên
Sản phụ sinh được liền.
Tôn giả sống một m
ình
Viễn ly không phóng dật
Không bao lâu chứng đắc
Mục đích đời tu h
ành.
Vị ấy biết sanh tận
Phạm hạnh đã viên thành
Việc nên làm đã làm
Không còn đời nào khác.
Một hôm đi khất thực
Tôn giả bị h
ành hung
Bát vỡ y rách nát
Thân tàn về bên Phật.
"Tỳ kheo hãy kham nhẫn
Được gặt ngay hiện báo
Thay vì sa địa ngục
Nhiều trăm năm, ng
àn năm."
Tôn giả sống viễn ly
Cảm thọ giải thoát lạc
V
à cảm hứng nên lời
Ghi trong Trưởng lão kệ:
Ai trước từng phóng dật
Sau không còn phóng dật
Sáng chói trên đời này
Như trăng thoát mây che.
Ai đ
ã làm ác nghiệp
Nhờ thiện hành ngăn lại
Sáng chói tr
ên đời này
Như trăng thoát mây che…
Ta tuy t
ên Vô hại,
Nhưng đã từng sát hại
Nay mới được chính danh
V
ì chẳng còn hại ai
Xưa ta làm ác nghiệp
Đáng bị đọa cõi dữ
Quả báo trả xong rồi
Nay không nợ, ta ăn.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 87

ÁI SANH 

I. TOÁT YẾU 


Piyajàtika Sutta - Born from Those who are dear
.


Why the Buddha teaches that sorrow and grief arise from those who are dear.


Do người thân mà phát sinh
.


Vì sao Phật dạy sầu ưu khởi lên từ những người thân ái.


II. TÓM TẮT 


Một gia chủ có con chết, đau khổ không còn muốn làm gì, đi khắp nơi mà than khóc. "Con ở đâu, đứa con một của ta đâu?" Ông đi đến Phật kể lể như trên. Phật dạy: "Sầu bi khổ ưu do Ái sinh, hiện hữu từ nơi Ái."


Gia chủ nói ngược lại, hỷ lạc từ Ái sinh, hiện hữu từ nơi Ái. Ông bất mãn bỏ đi, gặp một nhóm người đang chơi cờ bạc, ông thuật lại lời Phật dạy: Sầu bi khổ não do Ái sinh (yêu là khổ). Những người đánh bạc đồng ý với ông rằng trái lại, yêu là vui.


Câu chuyện ấy truyền đến nội cung. Vua Ba tư nặc gọi hoàng hậu, nói lại cho bà nghe lời Phật dạy "yêu là đau khổ." Hoàng hậu nói Phật đã dạy thì tất nhiên là đúng. Vua Ba tư nặc bất mãn bảo, chính vì bà quá hâm mộ Gotama nên cái gì Sa môn nói, hoàng hậu cũng cho là phải.

Hoàng hậu sai người hầu đến yết kiến Phật để hỏi lại cho chắc có phải Ngài đã dạy như vậy không. Phật dạy đúng như thế. Xưa nay có nhiều người đã than khóc người thân chết: con trai con gái khóc cha mẹ, cha mẹ khóc con trai con gái, vợ khóc chồng, chồng khóc vợ, anh chị khóc em trai em gái, em trai em gái khóc anh chị… Vì quá thương mà phát điên cuồng, tâm tư bấn loạn, họ đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: "Có ai thấy cha tôi không, thấy mẹ tôi không, thấy vợ, chồng, con trai, con gái, anh, chị, em… của tôi không." Do vậy nên biết, sầu bi khổ ưu não từ ái mà sinh ra. Xưa có người phụ nữ có chồng bị bà con ép gả cho người khác. Người chồng đã chặt bà làm đôi rồi tự tử, nói: Hai chúng ta sẽ gặp nhau trong đời sau. Do vậy nên biết sầu bi khổ ưu não do Ái sinh.


Nghe những lời ấy, Mạt lợi phu nhân đi đến vua Ba tư nặc, hỏi: "Vua có thương công chúa Vajirì không, có thương hoàng hậu Vasabha, tướng quân Vidùdabha [1], có thương chính bà và dân chúng Kàsi, Kosala không." Vua nói có, hoàng hậu lại hỏi: "Nếu có sự biến dịch [2] đổi thay gì xảy đến cho những người ấy, vua có buồn khổ không?" Vua đáp đương nhiên là có. Phu nhân bảo, chính vì thế mà Phật dạy sầu bi khổ ưu não do Ái sinh.


Sau khi nghe hoàng hậu trình bày, vua Ba tư nặc đứng dậy sửa y phục, bảo phu nhân đưa cho vua nước phép [3] rồi hướng về Phật mà đảnh lễ.


III. CHÚ GIẢI 


1. Vidudabha là con trai của vua về sau đã lật đổ vua. Kàsi và Câu Tát La là các lãnh thổ vua trị vì.


2. Từ ngữ này thường dùng để chỉ bệnh nặng và chết.


3. Theo kinh sớ, ông ta dùng nước này để rửa tay chân và súc miệng trước khi chào Phật.


IV. PHÁP SỐ 


Không có.


V. KỆ TỤNG 


Một người vì con chết
Nỗi đau buồn không vơi
Đi khắp nơi than khóc
Con của ta đâu rồi.
Ông đến Phật thổ lộ
Phật dạy n
ên hiểu rõ:
"Sầu khổ do Ái sinh,
hiện hữu từ nơi Ái."
- Sa môn nói ngược đời
Có y
êu mới thật vui
Hỷ lạc từ Ái sinh
Do Ái, có hỷ lạc
Đến bọn người đánh bạc
Ông được họ tán đồng
"Thương y
êu là hỉ lạc"
Chuyện truyền vào nội cung.
Quốc vương Ba tư nặc
Bảo Mạt lợi phu nhân
Phật dạy "yêu là khổ"
Bà nghĩ có đúng không
- Phật đ
ã dạy điều nào
Tất nhiên điều ấy đúng
- Cái g
ì Cồ đàm nói
Đệ tử cũng hùa theo.
Phu nhân sai người hầu
Đi đến yết kiến Phật
Phật giải thích thế n
ào
Nhớ kỹ về thuật lại.
"Sầu khổ do Ái sinh
Hiện hữu từ nơi Ái
Không ái, không lo sầu
Đúng lời Ngài đã dạy.
Xưa nay đã lắm kẻ
Vì yêu nên khổ sầu
Nào con khóc cha mẹ
Nào chồng vợ khóc nhau
Vì yêu, chúng phát cuồng
Lang thang khắp nẻo đường
Với tâm tư bấn loạn
Mong t
ìm thấy người thương.
Vì quá đỗi yêu nhau
Có người chồng giết vợ
Rồi chính chàng tự tử
Hẹn tái ngộ kiếp sau."
Phu nhân nghe lời ấy
Liền đến hỏi vua rằng:
- Công chúa v
à thái tử
Vua thương nhiều, phải chăng
Nếu người vua y
êu mến
Bỗng dưng gặp tai biến
Vua cảm thấy thế nào?
- Ta sẽ rất sầu đau.
- Chính bởi v
ì lẽ ấy
Nên Phật mới dạy rằng
Sầu bi khổ ưu não
Là do Ái phát sinh.
Nghe phu nhân nói xong
Nhà vua chỉnh y phục
Hướng về nơi Phật ngự
Đảnh lễ đức Thế tôn.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 88

BAHITIKA

I. TOÁT YẾU 


Bàhitika Sutta - The Cloak
.


The venerable Ànanda answers King Pasenadi’s questions on the Buddha’s behaviour.


Cái áo choàng
.


Tôn giả A nan trả lời những câu hỏi của vua Ba tư nặc về hạnh của Phật.


II. TÓM TẮT 


Vua Ba tư nặc hỏi Anan, đức Thế tôn có bao giờ làm một thân hành có thể khiến người trí quở trách không [1]. Tôn giả đáp không. Về ngữ và ý hành cũng vậy.


Rồi vua hỏi thế nào là thân, ngữ, ý hành bị người trí quở trách. Tôn giả Anan trả lời, đó là những thân, ngữ, ý hành bất thiện. Bất thiện nghĩa là có tội, có hại, có khổ báo, đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai, và làm cho bất thiện tăng trưởng, thiện pháp giảm thiểu [2].


Vua hỏi có phải Phật chỉ khen ngợi sự từ bỏ tất cả bất thiện. Tôn giả đáp, đức Như Lai đã từ bỏ tất cả bất thiện, và thành tựu những thiện pháp [3].


Vua hỏi thế nào là thân, khẩu, ý hành không bị người trí quở trách; và tôn giả đáp đó là thiện thân hành, thiện ngữ hành, và thiện ý hành. Và thiện nghĩa là không có tội, không có hại, có lạc báo.


Sau cuộc đàm luận, vua muốn cúng dường tôn giả voi ngựa, hoặc cả một khu làng ân tứ, nhưng biết Tôn giả không được phép nhận những thứ này, nên xin cúng dường một cuộn hàng ngoại [4], quà tặng của vua A xà thế, để may y. Tôn giả từ chối vì đã có đủ 3 y. Vua năn nỉ tôn giả nhận 3 y mới, rồi tặng ba y cũ cho các vị tỳ kheo khác. Như vậy sự bố thí sẽ được lan rộng, như cơn mưa lớn làm nước sông chảy tràn lên bờ.


Tôn giả về thuật lại với Phật. Phật dạy thật hạnh phúc thay cho vua Ba tư nặc đã được yết kiến và được cúng dường tôn giả Anan.


III. CHÚ GIẢI 


1. Kinh sớ nói, vua hỏi câu này là ám chỉ trường hợp nữ du sĩ Tôn Đà Lợi lúc ấy đang được truy tầm. Vì muốn bôi nhọ Phật, một số du sĩ khổ hạnh thuyết phục Tôn Đà Lợi đến viếng vườn Kỳ Đà vào ban đêm để cho người ta thấy mình trở về lúc bình minh, làm cho mọi người nghi ngờ. Sau một thời gian, họ sai người ám sát bà ấy và chôn xác gần vườn Kỳ Đà. Khi người ta tìm thấy xác, họ lên án đức Phật. Một tuần sau sự vu cáo được tỏ rõ, khi những thám tử của vua tìm ra sự thật đằng sau vụ ám sát.


2. Nói ngắn gọn, đoạn này đưa ra năm tiêu chuẩn của nghiệp ác: nó là hành động thiếu lành mạnh và có hậu quả thiếu lành mạnh trên tâm thức; nó đáng quở trách vì bản chất xấu về phương diện đạo đức; nó đem lại khổ báo; nó có động lực bất thiện và đem lại những hậu quả tai hại lâu dài cho cả mình lẫn người. Thiện nghiệp thì ngược lại.


3. Câu trả lời của tôn giả A Nan vượt xa câu hỏi, vì Ngài cho thấy không những Phật tán dương sự từ bỏ tất cả bất thiện pháp, mà Ngài còn hành động phù hợp với lời nói của mình, nghĩa là đã từ bỏ tất cả bất thiện.


4. Kinh sớ giải thích nhan đề kinh này là một cái áo choàng được sản xuất ở nước khác.


IV. PHÁP SỐ 


3 hành, 3 nghiệp, 3 y
.


V. KỆ TỤNG 


Quốc vương Ba tư nặc
Hỏi tôn giả Anan
- Phật có bao giờ làm
Thân hành đáng quở trách
Tôn giả đáp rằng: "không,
Cũng thế về ngữ, ý
Tất cả bất thiện h
ành
Phật đều đã từ bỏ."
- Thế nào là thân hành
Bị người trí quở trách?
"Những thân hành bất thiện
Cũng vậy, ngữ ý hành.
Bất thiện là có tội
Có hại, có khổ báo
Đưa đến hại mình, người
Khiến ác tăng, thiện giảm.
- Phải chăng Phật chỉ khen
Sự từ bỏ bất thiện?
"Ng
ài từ bỏ bất thiện
Và thành tựu thiện pháp."
- Thế nào là hành vi
Người trí không quở trách?
"Đó là thiện thân hành
Thiện ngữ, thiện ý hành.
- Thế nào gọi là thiện?
"Thiện là bất cứ gì
Không có tội, vô hại
Có quả báo an vui."
Vua cúng dường cho Ngài
Một cuộn hàng ngoại hóa
Nhưng tôn giả từ chối:
"Tôi đã đủ ba y."
- Xin h
ãy nhận hàng này
Để may ba y mới
Rồi tặng ba y cũ
Cho các vị cần dùng
Như vậy sự bố thí
Sẽ được lan khắp cùng.
Ví như khi mưa lớn
Nước tràn ngập bờ sông.
Phật khi biết câu chuyện
Đã dạy: Hạnh phúc thay
Cho vua Ba tư nặc
Được cúng dường tôn giả.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 89

PHÁP TRANG NGHIÊM

I. TOÁT YẾU 


Dhammacetiya Sutta - Monuments to the Dhamma
.


King Pasenadi offers ten reasons why he shows such deep veneration to the Buddha.


Điện thờ Chính pháp
.


Vua Ba tư nặc đưa ra mười lý do ông bày tỏ lòng kính mộ sâu xa đối với Phật.


II. TÓM TẮT 


Trong lúc dạo chơi vườn ngự, trông thấy những gốc cây khả ái, mát mẻ thích hợp để ngồi thiền, vua Ba tư nặc nhớ đến Phật. Được người cận vệ Kàràyana [1] cho biết Phật ở cách không xa, chỉ chừng 3 do tuần [2], vua bèn sai thắng cỗ xe đi yết kiến Thế Tôn.


Đến nơi vua đi bộ, cởi bỏ binh khí và vành khăn bịt đầu trao cho người cận vệ để vào yết kiến Phật. Người cận vệ nghĩ, chắc vua muốn mật bàn chuyện gì đây, nên để ta ở lại [3]. Khi được gặp Phật, vua đảnh lễ, sờ chân Ngài và tự xưng tên. Phật hỏi do đâu mà vua có cử chỉ hạ mình tột bực như vậy. Vua kể những lý do sau đây:


1. Tỳ kheo sống phạm hạnh trọn đời không như các sa môn bà la môn ngoại đạo chỉ tu một thời gian rồi trở về hưởng dục. Do đấy vua nghĩ: Pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư tăng đệ tử khéo hành trì.


2. Trong tất cả các gia đình đoàn thể hội chúng, đều có tranh chấp [4], cãi lộn. Trái lại chúng tỳ kheo của Phật sống hòa thuận, không cãi lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính.


3. Các sa môn bà la môn ngoại đạo có vẻ bạc nhược, da xấu, gầy mòn khốn khổ, dường như họ không được hoan hỷ trong đời sống phạm hạnh hoặc có những ác hành được dấu kín. Khi vua hỏi họ tại sao có vẻ bạc nhược thì họ trả lời chúng tôi bị bệnh gia truyền. Ngược lại đệ tử Phật luôn luôn vui vẻ, các căn tịch tịnh.


4. Tuy làm vua, mỗi khi phát biểu ông vẫn thường bị các cận thần ngắt lời. Còn khi Thế Tôn thuyết pháp [5], không ai dám ho. Vua nghĩ không có một đồ chúng nào khéo được huấn luyện như vậy.


5. Nhiều học giả có trí sắp đặt câu hỏi sắc bén [6] để chất vấn Phật nhưng khi đến nơi Ngài, họ đều được Ngài cảm hóa thành đệ tử.


6. Cũng vậy, Phật cảm hóa được nhiều bà la môn có trí.


7. Cảm hóa được các gia chủ có trí.


8. Cảm hóa được cá sa môn có trí.


9. Vua có hai quan giữ ngựa [7] ăn lộc vua, sống nhờ vua, nhưng không kính vua bằng kính Phật. Một hôm nhân lúc hành quân cùng ở với vua trong một ngôi nhà chật, trước khi nằm xuống ngủ họ trở chân nơi vua, hướng đầu về phía mà họ biết Phật đang ngự. Vua nghĩ, thật sự phải có một cái gì tuyệt diệu trong giáo lý này nên các đệ tử mới có thái độ như thế.


10. Phật cùng thuộc dòng dõi chiến sĩ, cùng quê hương, cùng tuổi 80 như vua [8], nên ông sẵn sàng hạ mình tột bực để biểu lộ tình thân ái. Trình bày xong những lý do trên, vua đứng dậy đảnh lễ, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi [9].


Sau khi vua đi khỏi, Phật gọi các tỳ kheo và dạy: hãy thọ trì các pháp trang nghiêm [10] các pháp này liên hệ đến mục tiêu, và là căn bản của phạm hạnh.


III. CHÚ GIẢI 


1. Kàràyana là tổng tư lệnh quân đội vua Ba Tư Nặc. Ông là cháu của người tộc trưởng Mallas. Người tộc trưởng này trước kia là bạn vua Ba Tư Nặc, bị vua xử tử cùng với 32 người con trai vì đã âm mưu với đình thần thối nát. Kàràyana cũng âm mưu với thái tử con vua Ba Tư Nặc để giúp thái tử đoạt ngôi cha.


2. Ba do tuần tương đương khoảng 20 dặm Anh.


3. Kinh sớ nói ông ta nghĩ rằng: "Trước đây, sau khi bí mật hỏi ý kiến sa môn Cồ Đàm, vuađã bắt ông chú của ta cùng với 32 con trai của chú. Có lẽ lần này vua sẽ bắt ta." Ấn tín vua ban cho ông bao gồm cái quạt, lọng, và đôi hài. Ông vội vàng trở về kinh cùng với ấn tín ấy để phong vương cho thái tử.


4. Trong kinh Trung bộ 13, những tranh chấp này được nói là khởi lên do dục.


5. Như trong kinh 77.


6. Như trong kinh 27.


7. Isidatta và Puràna. Khi họ chết, đức Phật công bố cả hai đều chứng quả Bất hoàn. Xem Tăng chi 6.


8. Lời này cho thấy kinh này được thuyết vào năm cuối cùng trong đời đức Phật.


9. Khi vua Ba Tư Nặc trở về nơi địa điểm ông đã từ giã Kàràyana, thì chỉ còn người nữ tỳ kể lại tin tức. Vua vội vàng đến thành Vương xá để cầu viện cháu mình là vua A Xà Thế. Nhưng vì vua đến quá trễ nên cổng thành đã đóng. Kiệt sức vì cuộc hành trình, vua nằm nghỉ trong một cái nhà bên ngoài thành và chết trong đêm ấy.


10. Kinh sớ nói Dhammacetiya hay "điện thờ pháp" là danh từ biểu lộ sự tôn kính pháp. Mỗi khi biểu lộ sự tôn kính đối với một ngôi báu tức là cũng biểu lộ sự tôn kính cả 3 ngôi.


IV. PHÁP SỐ 


10 lý do vua kính nể Phật
.


V. KỆ TỤNG 


Quốc vương Ba tư nặc
Đang dạo chơi vườn ngự
Bỗng nhớ đến đức Phật
Khi nh
ìn những gốc cây.
Vua hỏi quan hầu cận:
- Này Ka-ra-ya-na
Thế tôn Chánh đẳng giác
Hiện trú tại nơi n
ào?
Tâu đại vương, không xa
Ở M
ê la đum pa
Có thể đi đến đấy
V
à về nội trong ngày.
Hãy thắng các cỗ xe
Ta muốn yết kiến Ngài.
Rồi vua với tùy tùng
Đến nơi Phật lưu trú.
Đến gần, vua bỏ kiếm
Bước nhẹ vào hương thất
Đảnh lễ dưới chân Phật
Lấy tay sờ chân Ngài
Phật hỏi lý do nào
Khiến vua của cả nước
Lại hạ mình tột bực
Khi ở trước thân này.
- Như Lai chính đẳng giác
Pháp được Ng
ài khéo giảng
Chư tăng khéo hành trì
Do đây con kính lễ.
Tỳ kheo đệ tử Phật
Sống phạm hạnh trọn đời
Không như các ngoại đạo
Tu h
ành chỉ một thời.
Trong các hội chúng khác
Có tranh chấp xô xát
Tỳ kheo đệ tử Phật
Sống h
òa thuận thương nhau.
Tu sĩ của ngoại đạo
Trông gầy m
òn khốn khổ
Dường như không được vui
Có ác h
ành che giấu.
Ngược lại đệ tử Phật
Không có vẻ bạc nhược
Nét mặt luôn vui h
òa
Với các căn tịch tịnh.
Mỗi khi vua phát biểu
Thường vẫn bị ngắt lời
Nhưng khi Phật thuyết pháp
Không kẻ n
ào dám ho.
Nhiều học giả có trí
Lúc đầu muốn bắt bí
Đến chất vấn Thế tôn
Rốt cùng thành đệ tử.
Cũng vậy, các sa môn
B
à la môn, gia chủ
Khi yết kiến Thế tôn
Tất cả đều quy phục.
Có hai quan giữ ngựa
Ăn lộc, sống nhờ vua
Nhưng lại không kính vua
Cho bằng ngưỡng mộ Phật.
Một hôm lúc h
ành quân
Ở trong ngôi nhà chật
Họ trở chân nơi vua
Quay đầu về hướng Phật.
Thấy vậy vua ngẫm nghĩ
Pháp v
à luật Thế tôn
Có lẽ còn vi diệu
Vượt ân sủng vua ban.
Lại nữa, Phật với vua
Cùng quê, cùng đẳng cấp
V
à cùng tuổi tám mươi
Nên tỏ tình thân ái.
Phật dạy các tỳ kheo
"Đây là pháp trang nghiêm
Căn bản của phạm hạnh
Các ngươi n
ên thọ trì."

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 90

KANNAKATTHALA

I. TOÁT YẾU 


Kannakatthala Sutta - At Kannakatthala
.


King Pasenadi questions the Buddha on omnisscience, on cast distinctions, and on the gods.


Ở Kannakatthala
.


Vua Ba tư nặc hỏi Phật về toàn tri, về phân biệt giai cấp, và về chư thiên.


II. TÓM TẮT 


Vua Ba tư nặc đến viếng Phật, sau khi đảnh lễ Ngài, ông chuyển lời vấn an của hai chị em Somà và Sakulà [1]. Phật hỏi sao họ không nhờ người nào khác đưa tin mà phải phiền đến nhà vua. Vua thưa chính vì họ nghe vua sắp đi yết kiến Phật. Vua hỏi có phải Phật đã tuyên bố: Không một sa môn bà la môn nào toàn tri toàn kiến, chứng được tri kiến viên mãn [2]. Lời ấy có đúng của Phật không, hay là xuyên tạc. Phật dạy đó là lời xuyên tạc.


Lời Phật dạy là: Không có sa môn bà la môn nào có thể biết và thấy mọi sự trong cùng một lúc.


Vua lại hỏi có gì khác nhau giữa bốn giai cấp. Phật trả lời có giai cấp được tôn sùng, có giai cấp bị chà đạp.


Khi ấy vua xác minh rằng ông không hỏi về hiện tại, mà ông hỏi về tương lai [3]. Phật dạy có 5 tinh cần chi [4] là lòng tin, ít bệnh, siêng năng, thành thực, và trí tuệ về sinh diệt của các pháp. Ai đủ những yếu tố ấy thì đều có thể đoạn tận khổ, bất luận thuộc giai cấp nào. Như những ngọn lửa cháy bằng các nhiên liệu khác nhau thì vẫn là lửa, không có gì khác giữa ánh sáng và tác dụng của chúng.


Kế đến vua hỏi chư thiên có sinh trở lại trong cõi người hay không. Phật đáp chư thiên nào còn tâm não hại thì còn sinh trở lại, hết tâm não hại thì không còn sinh trở lại [5].


Khi ấy thái tử Vidudabha hỏi, chư thiên sinh trở lại có thể đánh đuổi chư thiên không sinh trở lại hay không. Tôn giả A nan thay Phật trả lời bằng cách hỏi lại: Vua có thể trục xuất người tu hành tại các lãnh thổ không thuộc quyền của vua hay không. Thái tử nói không.


Tôn giả nói chư thiên có não hại tâm còn không thể thấy được chư thiên không não hại, làm sao đánh đuổi được. Vua hoan hỷ với những câu trả lời ấy, và xin cáo từ.


III. CHÚ GIẢI 


1. Hai chị em này là vợ của vua.


2. Không người nào có thể đồng lúc, trong một tâm duy nhất, biết tất cả mọi sự quá khứ hiện tại vị lai. Về vấn đề Nhất thiết trí mà truyền thống Thượng Tọa Bộ gán cho Phật, xem chú thích số 3 kinh 71.


3. Có nghĩa là ông ta không hỏi về địa vị xã hội mà về triển vọng tiến bộ tâm linh của họ.


4. Như trong kinh số 85.


5. Kinh sớ: câu trả lời này ngụ ý hạng chư thiên đầu là những bậc Bất Hoàn, hạng sau chưa chứng quả Bất Hoàn. Cũng vậy câu hỏi về các Phạm Thiên. Hai danh từ then chốt phân biệt hai hạng chư thiên là có não hại và không não hại, cũng có thể dịch là còn sân hận và hết sân hận. Kinh sớ chú thích hạng đầu chưa từ bỏ đoạn tận khổ ưu, hạng sau đã tận trừ ưu khổ. Vì cả hai cách hiểu đều có thể áp dụng cho những bậc Bất hoàn nên không khác gì nhau.


IV. PHÁP SỐ 


4 giai cấp, 5 tinh cần chi
.


V. KỆ TỤNG 


Khi viếng thăm Thế tôn
Vua Ba tư nặc hỏi
Con có nghe lời đồn
Phải chăng Ng
ài đã nói:
Không một sa môn nào
Là toàn tri toàn kiến
Chứng tri kiến viên mãn?
- Đó là lời xuyên tạc.
Lời Phật dạy như sau:
"Không có sa môn nào
Thấy biết hết mọi sự
Trong một lúc khởi tâm."
Lại hỏi bốn giai cấp
Có điểm gì khác nhau?
"Cấp dưới được tôn sùng
Cấp dưới bị chà đạp."
- Không nói về hiện tại
Con muốn biết tương lai.
"Năm tinh cần chi n
ày
Làm nên bậc tối thượng:
Lòng tin và ít bệnh
Siêng năng và thành thực
Có trí về sinh diệt
Của tất cả các pháp.
Ai đủ năm pháp ấy
Đều đoạn tận khổ đau
Bất luận giai cấp n
ào
Ở đây đều đồng đẳng.
Như những ngọn lửa cháy
Bằng nhi
ên liệu khác nhau
Bản chất lửa vẫn một
Là ánh sáng, hơi nóng."
- Chư thiên và Phạm thiên
Có sinh lại cõi này?
"Còn có tâm não hại
Thì còn sinh trở lại.
Chư thiên hết não hại
Thì không còn tái sinh."
- Chư thiên sinh trở lại
Có đuổi vị không sinh?
Tôn giả A nan nghĩ
N
ãy giờ vua hỏi Phật
Nay con vua xen vào
Ta sẽ đáp ông ấy.
Ng
ài hỏi lại thái tử:
- Có những người tu hành
Ở ngoài lãnh thổ vua
Vua trục xuất được chăng?
Thái tử thưa không được
- Chư thi
ên còn não hại
Không thấy những vị kia
Làm sao đánh đuổi được.
Vua hỏi t
ên người đáp
Được biết Ananda
Vua hoan hỷ tán thán
Rồi đảnh lễ cáo từ.

-ooOoo-