Bài 21-30

Monday, 01 June 20204:14 PM(View: 2367)
Bài 21-30

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 21

VÍ DỤ CÁI CƯA

I. TOÁT YẾU 


Kakacùpama Sutta - The simile of the saw
.


A discourse on the need to maintain patience when addressed with disagreeable words.


Ví dụ về cái cưa
.


Bài kinh về sự cần thiết phải kham nhẫn khi bị nói những lời khó chịu.


II. TÓM TẮT 


Nhân tôn giả Moliyaphagguna thường phẫn nộ bất mãn do thân cận, bênh vực các tỳ kheo ni, Phật quở trách và giảng kinh này, dạy ông phải từ bỏ dục vọng liên hệ thế tục, và phải sống với tâm từ bi.


Có mười loại ngôn ngữ: đúng thời hay phi thời; chân thực hay không chân thực; lợi ích hay không lợi ích; mềm mỏng hay thô bạo; từ tâm hay ác tâm.


Dù bị xúc phạm, tỳ kheo cũng không thốt lời ác, mới thực sự là người hòa nhã. (Phật kể chuyện một nữ chủ được tiếng hiền thục, nhưng nữ tỳ thử bê trễ vài lần đã bị bà đánh lỗ đầu). Khi bị xúc phạm, hãy trải tâm từ đến kẻ xúc phạm, rồi với người ấy làm đối tượng, tỳ kheo nên tu tập biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Tâm khi ấy như địa đại không ai phá nổi, như hư không không thể tô màu, như sông

Hằng không thể đun sôi bằng một bó đuốc cỏ khô (dụ cho lời nói xấu của kẻ khác)... Dù có kẻ hạ liệt xưa cưa xẻ chân tay, tỳ kheo cũng không thốt lời ác, nội tâm không sân hận. Nếu luôn nhớ đến ví dụ cái cưa này, thì tỳ kheo có thể kham nhẫn bất cứ loại ngôn ngữ nào người khác dùng để nói với mình.


III. CHÚ GIẢI 


Trong Kinh Tương ưng, Moliyaphagguna hỏi Phật nhiều câu, bị Ngài quở đặt sai vấn đề, về sau ông hoàn tục. Trong kinh này, sau đoạn giáo giới Moliyaphag-guna, có đoạn Phật khen ngợi sự thuần thục của chúng tỳ kheo ngày trước, với họ Ngài không cần dạy nhiều mà chỉ gợi ý. Theo bản sớ giải Trung bộ, Phật nhắc đoạn này là vì tôn giả Phagguna vẫn không chịu vâng lời mà tiếp tục chống đối Phật.


IV. PHÁP SỐ 


Bốn phạm trú
: từ, bi, hỷ, xả.

Năm loại ngôn ngữđúng thời, chân thật, lợi ích, từ tâm, mềm mỏng.


V. KỆ TỤNG 


Tỳ kheo Phắc gu na
Thân cận ni quá độ
Thường thô tháo phẫn nộ
V
ì bênh vực các ni.
Phật cho gọi quở trách
"Vì lòng tin xuất gia
Các dục hãy lìa xa
Trải từ tâm bình đẳng."
Lời người ta nói ra
Hoặc đúng thời, phi thời
Chân thực hay không chân
Có lợi, không lợi ích
Mềm mỏng hay dữ dằn
Với từ tâm, sân tâm
D
ù được nói thế nào
Tỳ kheo không sân hận.
Bất động như đại địa
Vô nhiễm như hư không
Quảng đại như sông lớn
Tỳ kheo h
ãy trú tâm.
Dù có bị xẻ cưa
Tay chân đều đứt đoạn
Không ôm l
òng sân hận
Mới thực hành Pháp ta.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 22

VÍ DỤ CON RẮN


I. TOÁT YẾU 


Alaggadùpama Sutta - The simile of the snake
.


A bhikkhu named Arittha gives rise to a pernicious view that conduct prohibited by the Buddha is not really an obstruction. The Buddha reprimands him and, with a series of memorable similes, stresses the dangers in misapplying and misrepresenting the Dhamma. The sutta culminates in one of the most impressive disquisitions on non-self found in the Canon
.


Ví dụ con rắn.


Một tỳ kheo tên Arittha khởi lên tà kiến cho rằng hành vi mà Phật cấm thực sự không phải là chướng ngại (cho giải thoát). Phật quở trách ông, và nói nhiều với nhiều ví dụ đáng nhớ, Ngài nhấn mạnh những nguy hiểm của việc áp dụng sai và giải thích Pháp một cách sai lạc. Cao điểm kinh này là một trong những thiên trường luận khởi sắc nhất về vô ngã được thấy trong Kinh tạng.


II. TÓM TẮT 


Do tỳ kheo Arittha khởi lên tà kiến "dâm dục không chướng ngại đạo như Phật đã nói." Phật quở và dạy kinh này, gồm các phần: mục đích chính của việc học Pháp; các cách nắm giữ sai lạc; nguy hiểm của dục; các kiến xứ và nguy hiểm của kiến chấp.


A) Phật quở Arittha xuyên tạc lời Ngài dạy. Ngài đã nhiều lần dạy về nguy hiểm của dục, vậy mà Arittha vẫn ôm giữ tà kiến "dục không chướng ngại đạo". Phật dạy, ai học pháp để hý luận và chỉ trích - như thái độ của Arittha - thì không đạt mục đích việc họ pháp và sẽ đau khổ lâu dài. Lại nữa, học pháp cần nắm vững ý nghĩa với trí tuệ, nếu nắm không vững, tức hiểu sai, sẽ vô cùng tai hại, như bắt rắn đằng đuôi bị rắn quay đầu cắn. Phật ví dụ pháp Ngài dạy như chiếc bè để qua sông, không phải để ôm giữ. Ngay cả Pháp cũng nên bỏ, huống hồ phi pháp [như các dục].


B) Kế tiếp Ngài dạy sáu kiến xứ, năm kiến xứ đầu là 5 uẩn tức nội thân, kiến xứ thứ sáu là ngoại giới hay đối tượng của năm uẩn, những gì được thấy, nghe, cảm, biết (kiến văn giác tri) qua sáu giác quan. Tất cả cần phải chân chính thấy là không phải "tôi", "của tôi" hay "tự ngã của tôi". Thấy như vậy gọi là thấy như thật với trí tuệ, sẽ đoạn trừ tham ái chấp thủ, đạt vô thượng an ổn khỏi các khổ ách. Nếu thấy có "tôi" và "của tôi" thì sẽ đau khổ khi mất mát do vô thường, biến hoại. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì đã vô thường, khổ thì không nên xem là "tôi" và "của tôi". Trong sáu kiến xứ, nếu thấy không gì là tôi hay của tôi, thì gọi là "xả pháp", trong khi phần trên nói dạy từ bỏ dục gọi là "xả phi pháp".


C) Vì bất cứ gì ta yêu mến đều không bền, thay đổi, nên "dục thủ" là khổ. Kiến thủ, Ngã luận thủ - chấp có ngã - cũng vậy đều là những hình thức chấp ngã, đều đưa đến khổ.


III. CHÚ GIẢI 


Nói "dục không chướng ngại đạo" là nói ngược lại một trong Bốn Vô úy của Phật.


Tự ngã của tôi
: một linh hồn trường cửu vẫn tồn tại sau khi chết.


IV. PHÁP SỐ 


Ba thủ
: dục, kiến, ngã luận.

Ba pháp ấn: vô thường, khổ, vô ngã.

Bốn quả sa môn 

Năm uẩn 

Sáu kiến xứ: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, và kiến xứ thứ sáu bao gồm tất cả những gì thấy nghe hay biết.


V. KỆ TỤNG 


A. Mục đích học Pháp 


1. Khởi nguyên của kinh này
Tà kiến A-ri-tha
"Dục không chướng ngại gì
Như Thế tôn thuyết giảng."
Phật gọi đến quở trách:
"Học pháp cần tư duy
Quán sát với trí tuệ
Để đạt được mục ti
êu
Mà pháp ấy nhắm đến.
Nếu người học Pháp ta
Cốt để m
à chỉ trích
Và khoái khẩu biện luận
Nắm giữ pháp sai lạc
Sẽ đau khổ lâu dài
Không đạt đến mục tiêu.

2. Ta đã nhiều lần dạy
"Dục vui ít khổ nhiều
Nguy hiểm càng nhiều hơn."
"Dục như khúc xương khô
Như vật dùng mượn tạm
Như ôm đuốc ngược gió
Như hố than đỏ hừng."
Nếu có ai bảo rằng
"Dục không chướng ngại đạo"
L
à xuyên tạc Như lai
Tại nên nhiều tổn đức
Sẽ đau khổ lâu d
ài.

B. Con rắn và chiếc bè 

3. Ví như người bắt rắn
Nắm lấy rắn đằng đuôi
Th
ì bị rắn quay lại
Cắn người ấy chết tươi.
Học Pháp cũng như vậy
Chấp thủ pháp sai lạc
Là thái độ nguy hiểm
Gây đau khổ lâu d
ài.

4. Lại như kẻ dùng bè
Vượt qua dòng sông rộng
Vác bè đi nghênh ngang
Là không biết dùng bè.
Pháp ta dạy cũng thế
Như bè để qua sông
Chính pháp c
òn nên bỏ
Huống hồ là phi pháp?

C. Sáu kiến xứ 
5. Đã bỏ dục - "phi pháp"
Lại còn nên bỏ "pháp"
Phật dạy sáu kiến xứ
Là để trừ pháp chấp.
Ph
àm phu không học Pháp
Đối với thân năm uẩn
Sắc, thọ, tưởng, h
ành, thức
Và những gì nhận biết
Qua sáu ngõ giác quan
Đều xem "tôi", "của tôi"
V
à "tự ngã của tôi"
Thường hằng, không biến đổi.

6. Thánh đệ tử ngược lại
Đối với cả năm uẩn
V
à kiến văn giác tri
Không xem "tôi", "của tôi"
Không thấy g
ì trường cửu
Đáng gọi "tự ngã tôi"
Do quán sát như vậy
Không phiền muộn, âu sầu.

7. Thân, tài sản không thực
Do xem "tôi", "của tôi"
Nên khi nó hư hoại
Kẻ phàm phu lo sầu.
Thân, tài sản không thực
Không xem "tôi", "của tôi"
Nên khi nó hư hoại
Thánh đệ tử không sầu.

8. "Tự ng
ã tôi trường cửu
Thế giới này thường hằng"
Ai ôm tà kiến ấy
Phải đấm ngực khóc than
Tưởng chừng như mất hết
Thế giới n
ày vỡ tan
Khi nghe Như lai dạy
"Ái diệt là niết bàn."

9. Ai không ôm tà kiến
"Tự ngã và thế giới
Trường tồn không biến chuyển"
Kẻ ấy không sầu muộn
Không than "ta mất hết
Còn chi nữa, ta ơi"
Khi nghe Như lai dạy
"Ái diệt là niết bàn."

D. Ba thủ 
10. Bất cứ người, vật gì
Ta vô cùng yêu mến
Đều vô thường, biến hoại:
Dục thủ l
à khổ đau.
Chỗ n
ào có chấp trước
Liên hệ đến bản ngã
Đều có khổ, sầu ưu:
Ng
ã luận thủ là khổ.
Chấp trước một quan điểm
Dựa kiến văn giác tri
Cũng đều l
à chấp ngã
Dưới hình thức tinh vi.
Đã không "tôi", "của tôi"
Mà còn có "tôi thấy"
Ấy gọi là kiến thủ
Thực hoàn toàn ngu si.

E. Ba pháp ấn 
11. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Năm uẩn đều vô thường
V
ì biến đổi, hoại diệt
Do vô thường n
ên khổ
Đã vô thường, đau khổ
Đừng xem "tôi", "của tôi".

F. Năm uẩn vô ngã 
12. Bởi thế, Phật đã dạy
Này hỡi các tỳ kheo
Các ngươi hãy từ bỏ
Cái không phải của ngươi:
Sắc không phải của ngươi
Ngươi nên từ bỏ sắc;
Các ngươi từ bỏ sắc,
Được an lạc dài lâu.
Thọ không phải của ngươi
Ngươi nên từ bỏ thọ;
Các ngươi từ bỏ thọ,
Được an lạc dài lâu.
Tưởng không phải của ngươi
Ngươi nên từ bỏ tưởng;
Các ngươi từ bỏ tưởng,
Được an lạc dài lâu.
Hành không phải của ngươi
Ngươi nên từ bỏ hành;
Hành nếu ngươi từ bỏ,
Được an lạc dài lâu.
Thức không phải của ngươi
Ngươi nên từ bỏ thức;
Các ngươi từ bỏ thức,
Được an lạc dài lâu.
Thánh đệ tử quán sát
Yểm ly đối với sắc
V
à thọ tưởng hành thức
Nên ly tham, giải thoát.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 23

GÒ MỐI

I. TOÁT YẾU 


Vammika Sutta - the ant-hill
.


A deity presents a monk with an obscure riddle, which is unravelled for him by the Buddha.


Một vị trời đặt cho một tỳ kheo một câu đố bí hiểm, được Phật giải thích.


II. TÓM TẮT 


Một đêm nọ, một vị trời xuất hiện trước tôn giả Kumara-kassapa đang ở trong rừng Andha (người mù), nói lên câu đố như sau. Có gò mối ban đêm phun khói, ngày chiếu sáng; một bà la môn bảo kẻ trí hãy cầm gươm đào lên. Kẻ trí làm theo lời bà la môn, tuần tự đào và lấy lên những vật sau đây:
1. một then cửa; 2. một con nhái; 3. một cái chĩa [đường hai ng
ã]; 4. một cái lọc; 5. một con rùa; 6. một con dao phay; 7. một miếng thịt. Cuối cùng gặp một con rắn hổ, và đảnh lễ nó. Vị trời bảo tỳ kheo hãy đến nhờ Phật giải ẩn ngữ trên, vì chỉ có Phật giải nổi.


Phật giải thích cho tỳ kheo: Gò mối là thân tứ đại; đêm phun khói là suy nghĩ; ngày chiếu sáng là ban ngày thực hiện những gì ban đêm đã nghĩ; Bà la môn là đức Như lai bậc Chính đẳng giác; kẻ trí là tỳ kheo bực hữu học; cây gươm là trí tuệ bực thánh. "Đào" là tinh tấn tinh cần. Then cửa là vô minh, "đem then cửa lên" là từ bỏ vô minh. Con nhái là phẫn nộ hiềm hận; cái chĩa hai ngã là nghi hoặc; đồ lọc là năm triền cái; rùa là năm thủ uẩn; dao phay là ngũ dục; miếng thịt là hỷ tham. "Đào lên" có nghĩa là từ bỏ tất cả thứ ấy. Cuối cùng con rắn hổ là vị đã diệt lậu hoặc, đáng đảnh lễ.


III. CHÚ GIẢI 


Ca diếp đồng tử
 - Kumàrakassapa là con nuôi vua Ba tư nặc xứ Kosala, con của một phụ nữ xuất gia làm ni trong lúc không biết đã mang thai.
Vào thời gian thuyết kinh này, ông còn ởđịa vị hữu học; và đã đắc quả A la hán sau khi thiền quán đề tài này. Luận nói vị trời trong kinh này là một vị Bất hoàn ở cõi Tịnh cư, một trong nhóm năm người cùng tu thiền trên một đỉnh núi.


IV. PHÁP SỐ 


Ba nghiệp 

Năm triền cái 

Năm thủ uẩn 

Năm dục trưởng dưỡng 


V. KỆ TỤNG 


"Gò mối đêm phun khói
Và chiếu sáng ban ngày
Một vị bà la môn
Đi đến người có trí
Bảo cầm gươm đ
ào bới
Gặp ngay then chắn cửa
Lấy ra rồi đào thêm
Lấy lên một con nhái,
Một cái chĩa hai ngã,
Một đồ dùng lọc sữa
Rồi đến một con rùa
Và một con dao phay
Cùng với một miếng thịt
Cuối cùng gặp rắn hổ
Bà la môn bèn bảo
Kẻ trí hãy dừng tay."
Hãy đến xin Phật giải
Một vị trời bảo vậy
Với Ca diếp đồng tử
Lúc đ
êm đã gần tàn.
Ca diếp đến nơi Phật
Đảnh lễ xin giải r
õ.
Phật giảng dạy như sau,
Bà la môn là Phật,
Kẻ trí bậc Hữu học
Gò mối thân tứ đại
Phun khói l
à suy nghĩ
Chiếu sáng là hành động,
Đ
ào bới dụ tinh tiến
Gươm là thánh trí tuệ
Then cửa dụ vô minh
Hãy lấy then cửa lên
Là "từ bỏ vô minh"
Con nhái là phẫn hận
Chĩa hai là nghi hoặc
Đồ lọc là năm triền
Con r
ùa là thủ uẩn
Dao phay là năm dục
Miếng thịt l
à hỷ tham
Đào lên ngần ấy thứ
Sẽ gặp cái cuối cùng:
Rắn hổ vị lậu tận
Để yên đừng động đến
Ấy việc l
àm đã xong.

-ooOoo-


TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 24

TRẠM XE

I. TOÁT YẾU 


Rathavivùta Sutta - the relay chariots
.


The venerable Punna Mantàniputta explains to Sàriputta that the goal of the holy life, final Nibbàna, is to be reached by way of the seven stages of purification.


Những cỗ xe tiếp vận
.


Tôn giả Phú lâu na giải thích cho Xá lợi phất biết rằng niết bàn, mục tiêu của đời sống phạm hạnh, được đạt đến là nhờ bảy giai đoạn thanh tịnh.


II. TÓM TẮT 


Xá lợi phất đến thăm Phú lâu na lần đầu. Hai vị tôn giả đã nghe tiếng nhau nhưng chưa từng gặp.

XLP: Mục đích sống đời phạm hạnh, có phải để viên mãn giới?

PLN: Không.

XLP: Có phải để đoạn nghi, để đạt tri kiến, để phân biệt được chính tà, để thấy biết đường chính, để có tri kiến.

PLN: Không.

XLP: Thế thì vì mục đích gì?

PLN: Vì đạt NB vô thủ trước.

XLP: Niết bàn vô thủ trước là gì, là giới thanh tịnh chăng?

PLN: Không, vì thế là còn thủ trước giới.

XLP: Là Tâm thanh tịnh chăng?

PLN: Không, vì thế là còn thủ trước định.

XLP: Là kiến thanh tịnh chăng?

PLN: Không, vì thế là còn thủ trước kiến.

XLP: Là đoạn nghi thanh tịnh chăng?

PLN: Không, vì thế là còn thủ trước đoạn nghi.

XLP: Là đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chăng?

PLN: Không, vì thế là còn thủ trước đạo phi đạo.

XLP: Là tri kiến thanh tịnh chăng?

PLN: Không, vì thế là còn thủ trước tri kiến.

XLP: Có cái gì ở ngoài những thứ ấy là vô thủ trước niết bàn?

PLN: Không.

XLP: Tại sao mỗi thứ đều không phải niết bàn vô thủ trước, mà ngoài những thứ ấy cũng không có niết bàn vô thủ trước?

PLN: Ví dụ sự di chuyển từ thành phố A đến thành phố B bằng bảy cỗ xe ngựa khác nhau. Khi đến đích, nếu ai hỏi có phải nhờ cỗ xe này mà di chuyển từ A đến B, người ngồi xe phải đáp "không", nhưng nếu bảo "không nhờ cỗ xe này mà đến" thì cũng không đúng. Về các thanh tịnh cũng vậy, nếu bảo giới, vv. "là" niết bàn vô thủ trước, thì thành "có" thủ trước (vào giới, vv.). Nhưng nếu bảo niết bàn vô thủ trước không phải những pháp ấy, thì tất cả phàm phu cũng đắc niết bàn, vì phàm phu không có những pháp ấy.


Sau khi nghe giảng giải, tôn giả Xá lợi phất hết lời khen ngợi và hỏi tính danh. Khi hỏi lại danh tính người đối thoại, Phú lâu na mới ngạc nhiên thốt lên:


- "Không dè tôi đang nói chuyện với một vị được xem là ngang hàng với đấng Đạo sư. Nếu biết trước, tôi đã không nói nhiều như vậy."


III. CHÚ GIẢI 


Mặc dù trong Trường Bộ kinh 3, 288, cũng nói đến bảy thanh tịnh và hai thanh tịnh khác nữa là tuệ và giải thoát, có điều lạ là không chỗ nào khác trong Nikàya đề cập Bảy thanh tịnh. Lạ hơn nữa, cả hai vị đại đệ tử này dường như đều thừa nhận Bảy thanh tịnh là một pháp số rất quen thuộc, một giáo điều cố định. Bảy thanh tịnh vả lại, cũng là cái sườn của toàn bộ Luận Thanh tịnh đạođã định nghĩa mỗi giai đoạn tu tập bằng cách giảng rộng theo truyền thống, về tịnh chỉ và tuệ quán.


Vắn tắt, "Giới thanh tịnh" là tuân giữ nghiêm túc các học giới đã thọ, mà Thanh tịnh đạo giải thích là "bốn cách làm thanh tịnh giới".


"Tâm thanh tịnh" là trừ năm triền cái nhờ đạt cận hành định và các thiền.


"Kiến thanh tịnh" là tuệ liễu biệt bản chất năm uẩn làm nên một chúng sinh.


"Đoạn nghi thanh tịnh" là hiểu rõ duyên sinh.


"Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh" là phân biệt đúng giữa tà đạo - kinh nghiệm hỷ lạc xuất thần - với chính đạo, tuệ quán liễu tri vô thường vô ngã.


"Đạo tri kiến thanh tịnh" là một loạt tuệ quán cao dần để đạt đến những đạo lộ siêu thế.


Và "tri kiến thanh tịnh" là các đạo lộ siêu thế.


IV. PHÁP SỐ 


Bảy thanh tịnh


V. KỆ TỤNG 

Nghe tin Phú lâu na
Sau khi viếng thăm Phật
Đ
ã vào rừng An-đa (Andhavana)
Thu tử cũng v
ào rừng.
Hai vị danh đức ấy
Chưa từng biết mặt nhau
C
ùng độc cư thiền định
Dưới cây trong rừng sâu.
Tôn giả Xá lợi phất
Đến b
ên Phú lâu na
Chào thăm rồi phỏng vấn
"Mục đích g
ì xuất gia?"
Có phải vì mục đích
Khiến 
Giới không tì vết
Được thanh tịnh vẹn toàn?
"Không phải đâu, hiền giả."
Có phải v
ì mục đích
Đạt đến 
Tâm thanh tịnh
Trừ chướng ngại, đắc định?
"Không phải đâu, hiền giả."
Có phải v
ì mục đích
Dứt sạch những hoài nghi 
Mà sống đời phạm hạnh?
"Không phải đâu, hiền giả."
Có phải v
ì mục đích
Phân biệt được chính 

Đạo phi đạo tri kiến? 
"Không phải đâu, hiền giả."
Có phải v
ì mục đích
Thanh lọc những thấy biết
Đạo tri kiến thanh tịnh? 
"Không phải đâu, hiền giả."
Có phải v
ì mục đích
Đạt 
tri kiến thanh tịnh
Các cảnh giới siêu thế?
"Không phải đâu, hiền giả."
Có phải v
ì mục đích
Đạt 
Cái thấy thanh tịnh
Thấy vô ngã khổ không?
"Không phải đâu, hiền giả."
Vậy với mục đích g
ì
Bạn theo đức Thế tôn?
"Hiền giả, với mục đích
Vô thủ trước niết b
àn."
Phải chăng Giới thanh tịnh
L
à vô trước niết bàn?
Không phải đâu, hiền giả
V
ì còn chấp vào Giới.
Phải chăng Tâm thanh tịnh
L
à vô trước niết bàn?
Không phải đâu, hiền giả
V
ì còn chấp vào Định.
Phải chăng Kiến thanh tịnh
L
à vô trước niết bàn?
Không phải đâu, hiền giả
V
ì còn chấp vào Kiến.
Hay Đoạn nghi thanh tịnh
L
à vô trước niết bàn?
Không phải đâu, hiền giả
V
ì còn chấp Đoạn nghi.
Đạo phi đạo tri kiến
L
à vô trước niết bàn?
Không phải đâu hiền giả
V
ì chấp đạo phi đạo.
Đạo tri kiến thanh tịnh
L
à vô trước niết bàn?
Không phải đâu hiền giả
V
ì còn chấp tri kiến.
Xá lợi phất lại hỏi
Ngoài các pháp ấy ra
Vô thủ trước niết bàn
Có thể đạt được chăng?
Phú lâu na đáp liền
"Không đâu, thưa hiền giả
Không thể có niết b
àn
Ngoài các pháp kể trên."
"Vậy do nhân duyên gì
Hiền giả đều phủ nhận
Vô thủ trước niết b
àn
Không phải mỗi pháp ấy?
Và lại còn xác định
Ở ngo
ài các pháp ấy
Cũng không thể có được
Vô thủ trước niết b
àn?"
Thưa hiền giả, nghe đây
Nếu nói Giới thanh tịnh
L
à vô trước niết bàn
Tức thì niết bàn ấy
Gọi là hữu thủ trước
Vì còn chấp vào Giới.
Với các "thanh tịnh" khác
Đều nên hiểu như vậy.
Nhưng nếu Thế tôn dạy
Ngoài các pháp ấy ra
Có vô trước niết bàn
Thì vô cùng phi lý
Vì tất cả phàm phu
Cũng sẽ được niết bàn
- Họ ở ngoài pháp ấy
tức hoàn toàn không tu -
Tôi xin lấy ví dụ
Như vua đi đường dài
Phải thay xe nhiều trạm
Ngồi cỗ xe cuối cùng
Để trở về hoàng cung
Đến nơi, khi được hỏi
Phải chăng cỗ xe n
ày
Đưa vua suốt đường dài?
Khi ấy muốn trả lời
Vua phải nói làm sao?
"Từ trạm xe thứ nhất
Ta lên xe khởi hành
Qua tất cả bảy trạm
Mỗi nơi đều đổi xe
Với cỗ xe thứ bảy
Ta về đến cung th
ành."
Cũng thế, thưa hiền giả
Giới là để có Định
Định để đạt đến Kiến
[- Thấy vô thường vô ngã.]
Kiến là để Đoạn nghi
[- Hiểu rõ lý duyên sinh]
Đoạn nghi là cốt được
Đạo phi đạo tri kiến
.
Đạo phi đạo tri kiến
[- Phân biệt được t
à chính]
Là chỉ cốt đạt được
Đạo tri kiến thanh tịnh
.
Đạo tri kiến thanh tịnh
[- lối thấy biết xuất thế]
L
à cốt đạt cho đến
Các cảnh giới si
êu thế
Tức tri kiến thanh tịnh.
Thấy biết trong sáng này
Có mục đích duy nhất:
Niết b
àn vô thủ trước.
Khi ấy Xá lợi phất
Hỏi tên Phú lâu na
Thưa hiền giả tên gì
Đồng đạo gọi là chi?
"Tôi tên Phú lâu na"
Đồng phạm hạnh còn gọi
"Di đa la ni tử."
C
òn hiền giả tên gì?
"Tôi tên U-pa-tis-sa"
Các vị đồng phạm hạnh
C
òn gọi tên "Thu tử"
Xá lợi phất là tôi.
"Không ngờ được đàm đạo
Với tướng quân chính pháp
Ngang h
àng đấng Đạo sư
L
ành thay, thưa hiền giả.
Nếu tôi sớm biết được
Ng
ài là Xá lợi phất
Chắc không dám ba hoa
Múa rìu qua mắt thợ."

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 25

BẪY MỒI

I. TOÁT YẾU 


Nivàpa Sutta - the bait
.


The Buddha uses the analogy of deer - trappers to make known to the Bhikkhus the obstacles that confront them in their effort to escape from Mara's control.


Miếng mồi
.


Phật dùng ví dụ những thợ bẫy nai để hiển thị cho tỳ kheo những chướng ngại họ gặp phải trong khi nỗ lực thoát khỏi sự khống chế của ma vương.


II. TÓM TẮT 


Thợ săn nai đặt mồi ngon cho nai đến không phải vì thương gì bầy nai, mà vì muốn hại. Cũng như thế là cạm bẫy ngũ dục mà ác ma [thiên ma] đặt để dụ người tu hành.


Phật đưa ra hình ảnh bốn đàn nai. Đàn thứ nhất tham ăn sa ngay vào mồi, nên bị kẻ giăng bẫy tóm trọn. Đàn thứ hai tránh vào rừng sâu, thiếu cỏ nước một thời gian dài không chịu nổi, trở ra vì đói khát tham ăn không coi chừng nên cũng sa vào cạm bẫy như đàn nai đầu. Đàn thứ ba, rút kinh nghiệm làm một chỗ nấp gần nơi giăng mồi để đến ăn một cách chừng mực rồi rút về chỗ ẩn. Người giăng bẫy không bắt được đàn nai, ra sức bao vây cuối cùng cũng tìm được nơi ẩn náu của chúng. Đến lượt bầy nai thứ tư, làm một chỗ nấp mà thợ săn không thể nào đến được, đến ăn mồi vừa phải rồi rút đi an toàn.


Đ
àn thứ nhất dụ cho những sa môn bà la môn tham đắm ngũ dục thế gian, bị ác ma tóm. Đàn thứ hai là sa môn bà la môn do tu khổ hạnh ép xác quá độ nên kiệt sức, không còn tinh tấn; do không còn tinh tấn, tâm giải thoát cũng bị kiệt quệ; do tâm giải thoát bị kiệt quệ, họ cũng sa vào thế lực ác ma như đàn đầu tiên. Đàn thứ ba dụ cho sa môn bà la môn không bị phóng dật theo ngũ dục như hai đàn trước, nhưng lại có tà kiến về thế giới thường vô thường, hữu biên vô biên, Như lai có, không tồn tại sau khi chết v.v. Tà kiến ấy ví như "một chỗ nấp mà thợ săn có thể tìm thấy". Như vậy họ cũng không thoát khỏi thế lực ác ma. Đàn thứ tư dụ cho tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú bốn thiền, bốn định vô sắc, Diệt thọ tưởng, khiến ác ma không tìm thấy được đường đi lối về của mình vì vị ấy không còn tham đắm bất cứ gì trên đời.


III. CHÚ GIẢI 


Tám định - 4 thiền 4 định - ở đây là căn bản cho tuệ. Khi tỳ kheo ở trong định này, ma vương không biết được tâm hành vị ấy. Tuy nhiên sự thoát khỏi ma lực ấy chỉ có tính cách giaiđoạn. Vị tỳ kheo chứng Diệt thọ tưởng, sạch lậu hoặc, vì không những tạm thời, mà vĩnh viễn giải thoát ảnh hưởng của ma; ma không thể đến gần vị ấy.


IV. PHÁP SỐ 


Bốn thiền 

Bốn không hay bốn vô sắc định 

Năm dục trưởng dưỡng 

Chín định thứ đệ, gồm bốn thiền bốn định và Diệt thọ tưởng.


V. KỆ TỤNG 


Khi thợ săn đặt mồi
Không v
ì thương đàn nai
Cốt làm chúng mê loạn
Vì miếng mồi ngon này.
Ác ma cũng giăng bẫy
Đặt mồi thơm ngũ dục
M
ê loạn người tu hành
Cho vướng vào ma lực.
Đàn nai đầu tiên đến
Tham đắm các thức ăn
Sa ngay v
ào cạm bẫy
Làm mồi cho thợ săn.
Đ
àn nai khác thấy vậy
Sợ bỏ vào rừng sâu
Đến nơi không cỏ nước
Đói khát lại âu sầu.
Thân h
ình càng tiều tụy
Nai ra tìm thức ăn
V
ì tham lam quá độ
Sa v
ào bẫy thợ săn.
Đ
àn nai thứ ba đến
L
àm chỗ nấp gần mồi
Ra ăn vừa đủ sống
V
ào ẩn nấp đợi thời.
Thợ săn l
ùng kiếm được
Chỗ ẩn nấp đ
àn nai
Gài bẫy giăng cùng khắp
Bắt trọn ổ không sai.
Chỉ đàn nai cuối cùng
Mới quả thực tinh khôn
Mồi ăn vừa đủ sống
V
ào rừng sâu tẩu bôn.
Nai đi đâu về đâu
Thợ săn n
ào biết được
Đường đi không dấu vết
Đ
àn nai thoát khổ sầu.
Có hạng tu ham dục
Như đàn nai tham ăn
Bị ác ma tóm bẫy
Mồi ngũ dục bủa giăng.
Có hạng do khổ hạnh
Khiến thân tâm kiệt sức
Trở lại tham năm dục
Không thoát bẫy ác ma.
Hạng ba không hưởng lạc
Cũng không quá ép xác
Nhưng lại có t
à kiến
Cũng gần với ác ma.
Ly dục trú bốn thiền
Và bốn định vô sắc
C
ùng định Diệt thọ tưởng
Diệt trừ hết lậu hoặc.
Tỳ kheo thứ tư n
ày
Làm ác ma mù mắt
Không ai tìm thấy được
Dấu vết của vị n
ày.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 26

THÁNH CẦU

I. TOÁT YẾU 


Ariyapariyesana Sutta - the noble search
.


The Buddha gives the Bhikkhus a long account of his own quest for enlightenment from the time of his life in the palace up to his transmission of the Dhamma to his first five disciples.


Sự tầm cầu cao thượng
.


Phật kể cho chúng tỳ kheo về sự tầm cầu giác ngộ trong đời Ngài, từ khi còn ở trong cungđiện cho đến khi truyền Pháp cho năm đệ tử đầu tiên.


II. TÓM TẮT 


Một số đông tỳ kheo đang hội họp ở tịnh thất của bà la môn Rammaka khi Phật đến. Ngài hỏi họ đang bàn chuyện gì, họ trả lời đang luận bàn về đức Thế tôn. Phật khen và dạy, khi tỳ kheo tụ hội chỉ có hai việc nên làm: hoặc bàn luận về Pháp, hoặc giữ sự im lặng của bậc thánh. Và Ngài giảng giải về hai sự tầm cầu. Một là trong khi mình đang bị sinh già bệnh chết, khổ sầu, ô nhiễm, lại đi tìm cầu những thứ cũng bị sinh già bệnh chết, khổ sầu, ô nhiễm; đó là vợ con, tôi tớ, vàng bạc, của cải.... Hai là khi thấy mình bị già chết, khổ sầu, ô nhiễm, bèn đi tìm những thứ vượt ngoài già chết, khổ sầu, ô nhiễm.... đạt đến niết bàn, thoát khỏi mọi khổ ách.


Phật kể lại, trong lúc tuổi trẻ, tóc còn đen nhánh, do thấy mình bị sinh, già chết, khổ sầu, ô nhiễm, nên Ngài đã ra đi tìm cái không già chết, khổ sầu, ô nhiễm. Lúc đầu, Ngài theo họcđạo sĩ Alara Kalama. Chỗ chứng đắc cao nhất của vị này là Vô sở hữu xứ. Sau một thời gian, Ngài cũng chứng được Vô sở hữu xứ, được thầy xem ngang hàng, mời ở lại cùng lãnh đạo đồ chúng, nhưng Ngài đã bỏ đi vì thấy Vô sở hữu xứ chưa phải Niết bàn. Vị thầy thứ hai là Uddaka Ramaputta, cho rằng chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ là tối cao. Ngài cũng nhanh chóng đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, được Uddaka khen ngợi, mời ở lại cùng lãnh đạo, nhưng Ngài đã từ chối vì biết Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng chưa phải là Niết bàn. Ngài rađi đến tụ lạc Uruvela xứ Ma kiệt đà, vào khu rừng khả ái ở bên sông để tinh tấn thiền định. Ngài đã chứng được cái không sinh, già, bệnh, chết, khổ sầu, cái không ô nhiễm; đạt đến Niết bàn, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.


Ngài suy nghĩ, Pháp Ngài chứng được thật sâu kín, siêu lý luận, chỉ bậc trí thấu hiểu; đối với quần chúng đam mê khoái lạc, rất khó thấy pháp Duyên khởi này, rất khó hiểu thấu sự tịnh chỉ tất cả hành, từ bỏ sinh yđạt đến ái diệt, ly tham, Niết bàn. Nếu thuyết pháp mà quần chúng không hiểu thì chỉ thêm phiền não. Do vậy tâm Ngài do dự không muốn thuyết pháp. Khi ấy Phạm thiên xuất hiện, cầu thỉnh Ngài vì chúng sinh mà mở cửa Pháp cam lồ vi diệu. Phật lại quán thấy có ba hạng chúng sinh, như ba hạng hoa sen: Có hạng còn chìm nghỉm; có hạng vươn lên ngang mặt nước; nhưng cũng có hạng đã vượt khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt. Chúng sinh cũng vậy, có hạng nhiều nhiễm bụi đời, có hạng ít nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, có hạng độn căn. Khi ấy Ngài quyết định ra thuyết pháp. Và hai người đầu tiên Ngài nghĩ đến là hai vị thầy của Ngài trước kia; nhưng chư thiên cho Ngài biết Alara Kalamađã từ trần cách đó bảy ngày, còn Uddaka Ramaputta vừa mới tạ thế. Khi ấy Ngài đi đến vườn Lộc uyển ở Ba la nại tìm năm anh em Kiều Trần Như để hóa độ. Trên đường đi, Ngài gặp ngoại đạo Upaka. Vị này trông thấy sắc diện thanh khiết của Phật, khen ngợi và hỏi Ngài thờ ai làm thầy. Khi nghe Phật trả lời Ngài không có thầy, Ngài đã tự chứng thành bậc Chínhđẳng giác trên đời không ai bằng, ngoại đạo Upaka lắc đầu bỏ đi. Khi đến vườn Lộc uyển, Ngài tìm gặp năm anh em Kiều Trần Như để thuyết pháp cho họ.


Ngài giảng về năm dục trưởng dưỡng là sắc thanh hương vị xúc. Những sa môn bà la mônnào bị chúng trói buộc thì phải rơi vào cạm bẫy Ác ma, như nai bị sập bẫy thợ săn vì tham ăn. Những sa môn bà la môn nào biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm dục thì không bị chúng trói buộc, không rơi vào cạm bẫy Ác ma, như nai không sập bẫy. Vị ấy có thể tu chứng bốn thiền, bốn không và Diệt thọ tưởng định, vượt khỏi tầm mắt của Ác ma, như nai không bị sập bẫy, vượt khỏi tầm tay thợ săn, có thể tung tăng trong rừng.


III. CHÚ GIẢI 


Sự im lặng của bậc Thánh
: Theo Luận giải kinh Trung bộ, "im lặng như thánh" là nhị thiền (không còn tầm tứ) và đề mục thiền căn bản của hành giả - ví dụ quán tứ niệm xứ. Người nào chưa đắc nhị thiền thì nên giữ sự "im lặng của bậc thánh" bằng cách bám sát đề mục thiền căn bản của mình.


Sinh y - upadhi
: Nghĩa gốc là nền tảng, cơ sở. Luận kể ra nhiều loại sinh y là năm uẩn, các đối tượng của dục lạc, các ô nhiễm, và nghiệp. Đại đức Bodhi diễn dịch sinh y là "đối tượng chấp thủ" hoặc chính sự chấp thủ. Niết bàn là sự từ mọi sinh y với cả hai nghĩa ấy.


Vàng bạc
 là thứ không bị sinh già bệnh chết sầu bi khổ... nhưng theo Luận, nó vẫn bị ô nhiễm vì có thể pha lẫn với kim loại kém giá trị hơn nó.


Vô sở hữu xứ - base of nothingness
Định thứ ba trong bốn định vô sắc - immaterial attainments, thuộc thiền chỉ - serenity meditation. Mặc dù là những chứng đắc cao siêu, bốn thiền bốn định vẫn còn thuộc thế gian, không đưa đến Niết bàn. Tuổi thọ ở Vô sở hữu xứ - chỗ tái sinh của thiền giả chứng Vô sở hữu - là sáu mươi ngàn kiếp, sau đó vẫn phải rơi xuống các cõi thấp và chịu luân hồi sinh tử, chưa thoát khỏi lưới bẫy của Ác ma.


Pháp
, theo Luận giải, chính là Bốn chân lý cao cả. Pháp này gồm hai điểm cốt yếu là Duyên khởi và Niết bàn. Duyên khởi bao gồm Khổ và Tập trong bốn chân lý, Niết bàn là Diệt và Đạo.


Không muốn thuyết pháp
: Luận nêu lên câu hỏi ở đây là, tại sao Bồ tát đã từ lâu phát nguyện tìm đạo để cứu chúng sinh, mà bây giờ tâm Ngài lại do dự. Lý do là, chỉ sau khi đắc đạo, Ngài mới thấy rõ sức mạnh của vô minh phiền não trong tâm chúng sinh, và sự sâu xa vi diệu của Pháp. Hơn nữa, Ngài chờ Phạm thiên cầu thỉnh mới ra nói Pháp, là cốt cho những người thờ Phạm thiên thấy được giá trị của Pháp và mong mỏi lắng nghe.


Ngoại đạo Upaka
: Luận nói ông này sau khi gặp Phật rồi bỏ đi, đã yêu một cô gái con thợ săn và cưới nàng. Chỉ sau khi bị đau khổ vì tình, Upaka mới trở lại tìm Phật. Ông đã gia nhập tăng đoàn, chứng quả thứ ba - Bất hoàn - và sinh vào cõi trời Avìha, nơi ông đắc quả A la hán.


Sa môn bà la môn
.... Đoạn này đề cập trở lại sự tầm cầu bất đáng nói ở đầu Kinh là tầm cầu năm dục, cốt để hiển là "tầm cầu cao thượng" hay thánh cầu, mà trong đời sống xuất gia vẫn có thể có những tầm cầu bất đáng, những tầm cầu đưa đến sinh già bệnh chết sầu khổ ô nhiễm.


IV. PHÁP SỐ 


Bốn thiền, Bốn không, Năm dục trưởng dưỡng, Chín định thứ đệ
.


V. KỆ TỤNG 


Tịnh thất Ra-ma-ka
Chúng tỳ kheo tụ tập
Đang bàn luận về Phật
Thì Thế tôn đến liền.
Khi biết chuyện, Phật khen:
Tỳ kheo lúc nhóm họp
Chỉ n
ên bàn luận Pháp
Hoặc như thánh mặc nhiên.
Có hai sự tầm cầu:
Thánh cầu và phi thánh.
Sinh, già, bệnh, chết, sầu,
Ô nhiễm là phi thánh.
Tìm năm dục trưởng dưỡng
Gọi l
à phi thánh cầu
Trong khi mình đã khổ
Lại rước thêm khổ đau.
Thế n
ào là thánh cầu?
Xưa kia khi hành đạo
Xét nguy hiểm của "sinh"
Ta đi t
ìm vô sinh.
Xét nguy hiểm của già
Ta tìm cái không già
Xét nguy hiểm của bệnh
Ta tìm cái không bệnh
Xét nguy hiểm của chết
Ta tìm cái bất tử
Tự mình bị khổ sầu
Ta tìm cái không sầu
Tự mình bị ô nhiễm
Ta tìm cái không nhiễm
Đạt niết bàn vô thượng
An ổn thoát khổ ách.
Ta cạo bỏ râu tóc
Trong độ tuổi thanh xuân
V
à từ bỏ gia đình
Đi tìm cái chí thiện.
Thầy đầu tiên ta gặp
Chứng Vô sở hữu xứ
Cho thế là tối cao.
Tín tấn niệm định tuệ
Trong ta lại thiếu sao?
Ta nỗ lực tinh cần
Chứng Vô sở hữu xứ.
Thầy vô c
ùng khen ngợi
Xem ta người ngang hàng
Mời trông coi đệ tử
Nhưng ta lại ra đi
V
ì thấy rõ pháp ấy
Không hướng đến yểm ly
Không đưa đến niết b
àn
Chỉ đến Vô sở hữu.
Kế tiếp ta đ
ã gặp
Út đa Ra-ma tử
Vị n
ày chỉ tuyên bố
Phi tưởng phi phi tưởng.
Ta cũng đắc pháp ấy
Biết chưa phải tối thượng
N
ên ta lại ra đi
T
ìm vô thượng niết bàn.
Tại xứ Ma kiệt đà
Trong khu rừng ven sông
Ta tinh cần tinh tấn
Đạt giải thoát bất động
Đây đời sống cuối c
ùng.
Ta chứng cái không sinh
Không già, bệnh, chết, sầu
Chứng cái không ô nhiễm:
Niết bàn khỏi khổ ách.
Rồi ta lại suy nghĩ
"Sao ta nói chính pháp
Được chứng ngộ khó khăn?
Những ai c
òn tham sân
Khó chứng ngộ pháp này
Đi ngược dòng, thâm diệu
Kẻ ái nhiễm vô minh
Không thấy được pháp này."
Bấy giờ vị Phạm thiên
Hiện xuống trước mặt ta
Chắp tay mà cầu thỉnh:
"Tại xứ Ma kiệt đà
Hiện ra pháp bất tịnh
Do suy tư tác thành.
Hãy mở cửa bất tử
Cho chúng được nghe pháp
M
à bậc thánh vô uế
Đã chân chính giác ngộ.
Như đứng trên tảng đá
Tại chót đỉnh núi cao
Đưa mắt nh
ìn chúng sinh
Quần chúng dưới chân mình.
Cũng vậy đấng Thiện thệ
Biến nh
ãn không sầu muộn
Lên lầu cao Chính pháp
Nhìn xuống đám quần sinh
Bị sinh gi
à áp bức
Bị ưu tư sầu khổ
Anh hùng, hãy đứng lên
Bậc Chiến thắng chiến trường
Vị trưởng đoàn lữ khách
Đấng thoát ly nợ nần
H
ãy thuyết vi diệu pháp
Sẽ có người nhờ nghe
Mà thâm hiểu diệu nghĩa."
Tại khu vườn Lộc uyển
Gặp nhóm năm tỳ kheo
Ta giảng về năm dục
Vị ngọt c
ùng nguy hiểm
Và xuất ly khỏi chúng
Ai bị dục trói buộc
Không thoát khỏi ác ma.
Tỳ kheo lìa ác dục
Chứng trú tám giải thoát
Cho đến diệt tận định
Ác ma không thấy được.
Như nai được tự do
Thoát tầm thợ săn bẫy.

(Lời thỉnh của Phạm thiên viết theo một bài giảng của HT Thiện Siêu)

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 27

TIỂU DỤ DẤU CHÂN VOI

I. TOÁT YẾU 


Cùlahatthipadopama Sutta - The shorter discourse on the simile of the elephant's footprint
.


Using the analogy of a woodsman tracking down a big bull elephant, the Buddha explains how a disciple arrives at complete certainty of the truth of his teaching. The sutta presents a full account of the step by step training of the Buddhist monk.


Bản kinh ngắn về ví dụ dấu chân voi
.


Phật lấy hình ảnh người thợ rừng theo dấu một con voi lớn để giải thích làm cách nào đệ tử đạt đến sự xác tín hoàn toàn đối với chân lý Ngài dạy.


II. TÓM TẮT 


Bà la môn Janussoni hỏi du sĩ Pilotika lý do vị này tôn sùng Phật. Pilotika đưa ra bốn dấu hiệu về sự tối thượng của Phật, giống như bốn dấu chân của một con voi chúa, đó là Ngài đã hàng phục được những người uyên bác nhất trong bốn chúng: sát đế lợi (giới quân sự), bà la môn (giới học giả), gia chủ (giới tại gia), và sa môn (giới xuất gia). Tất cả đều xác nhận "Thế tôn là bậc Chính đẳng giác, Pháp được Thế tôn khéo giảng, tăng chúng khéo hành trì", và họ trở thành đệ tử Phật. Sau khi nghe vậy, bà la môn Janussoni đi đến yết kiến Phật và kể lại ví dụ trên. Phật dạy ví dụ ấy chưa được đầy đủ, và Ngài giảng đến mức nào mới có thể kết luận "Thế tôn là bậc Chính đẳng giác... " Như một thợ rừng thiện xảo, thấy dấu chân voi, thấy những vật cao bị cọ xát, bị ngà voi cắt chém, nhưng chưa vội đi đến kết luận "đây là một con voi đực to lớn" cho đến khi lần theo dấu chân, thực sự trông thấy voi đực. Người theo Phật cũng thế, sau khi nghe Pháp, thấy tại gia là ràng buộc, phát tâm xuất gia từ bỏ gia đình, viên mãn giới, thành tựu chính niệm, gột rửa năm triền cái, chứng và trú thiền thứ nhất cho đến thứ tư. Đó là những vết cắt chém thứ nhất của Như lai, nhưng chưa đủ để kết luận. Vị ấy hướng tâm đến Túc mạng trí, nhớ hết các đời trước, là vết cắt chém thứ hai. Vị ấy hướng tâm đến Sinh tử trí, với thiên nhãn thuần tịnh thấy được sự sống chết của chúng sinh tùy theo nghiệp, là vết cắt chém thứ ba, nhưng vị thánh đệ tử cũng không đi đến kết luận "Thế tôn là bậc Chính đẳng giác... " Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí, tuệ tri Khổ, Tập, Diệt, Đạo; thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, tự biết "Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui đời sống này nữa." Đến đây, vị thánh đệ tử mới đi đến kết luận: "Thế tôn là bậc Chính đẳng giác, Pháp được Thế tôn khéo giảng, chúng tăng khéo hành trì." Như vậy, ví dụ Dấu chân voi mới thực được nói một cách rộng rãi đầy đủ.


III. CHÚ GIẢI 


Theo sử liệu xứ Tích lan, kinh này là bản kinh đầu tiên mà thượng tọa Mahinda đã giảng khi Ngài mới đến nước này.


Không đi đến kết luận
 về Ba ngôi báu, bởi vì bốn thiền và tuệ thuộc thế gian (túc mạng trí, biết các đời trước của mình, và sinh tử trí, biết việc sống chết của kẻ khác) thì ngoại đạo cũng có như Phật giáo. Kinh này hiển thị rằng, chỉ khi vị đệ tử đắc quả A la hán, việc làm đã xong, mới có thể đi đến kết luận thực chính xác về Tam bảo.


IV. PHÁP SỐ 


Ba ngôi báu, ba quy y, ba minh, ba lậu. Bốn sự thật, bốn thiền. Năm triền cái, năm thiền chi. Sáu căn
.


V. KỆ TỤNG 


Như người tìm tượng vương
Thấy dấu chân voi lớn
Chưa kết luận vội vàng
Vì thợ săn thiện xảo
Biết có loại voi cái
Thấp l
ùn, mà lớn chân.
Đi lần theo dấu chân
Thấy c
ành cao xơ xác
Bị ngà voi chém cắt
Người kia vẫn nghĩ rằng
"Có thể là voi cái
Với ngà lớn, chân to."
Thợ săn chưa dừng lại
Cứ rừng sâu lần d
ò.
Thấy cành cao gãy đổ
Voi chúa đang đi lại
Dáng dấp thật ung dung
"Tượng vương đang ở đó."
Người đệ tử xuất gia
Th
ành tựu thánh Giới uẩn
Từ bỏ năm triền cái
Chứng v
à trú bốn thiền
Dấu chân, vết cắt này
Của một con voi lớn
Nhưng chưa đủ kết luận
Tam bảo chính l
à đây.
D
ù chứng túc mạng minh
Hoặc đắc sinh tử trí
Vẫn chưa đủ kết luận
V
ì ngoại đạo thua gì.
Chỉ đến khi lậu tận
Sinh tận, phạm hạnh th
ành
Việc cần làm đã xong
Thành bậc A la hán
Kết luận này chính xác:
Thế tôn Chính đẳng giác
Pháp được Ng
ài khéo giảng
Chúng tăng khéo hành trì.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 28

ĐẠI KINH DỤ DẤU CHÂN VOI

I. TOÁT YẾU 


Mahàhatthipadopama sutta - The greater discourse on the simile of the elephant's footprint
.


The venerable Sàriputta begins with a statement of the four noble truths, which he then expounds by way of the contemplation of the four elements and the dependent origination of the five aggregates
.


Bản kinh dài về ví dụ dấu chân voi
.


Tôn giả Xá lợi phất khởi đầu bằng tuyên bố về Bốn chân lý, rồi giảng giải bốn chân lý qua pháp quán bốn đại chủng và lý duyên khởi về năm uẩn.


II. TÓM TẮT 


Tôn giả Xá lợi phất tuyên bố Bốn chân lý là lớn nhất trong tất cả thiện pháp, như dấu chân voi lớn nhất trong các dấu chân. Kế đến gồm các đoạn:


1. Phân tích chân lý về Khổ với những khía cạnh của nó, đặc biệt là năm uẩn bị chấp thủ.


2. Phân tích sắc uẩn do bốn đại tạo; lần lượt nói về bốn đại với hai khía cạnh trong và ngoài, nội đại chủng được phân tích chi tiết, đại chủng bên ngoài chỉ nói sơ qua để so sánh cho đầy đủ. Mỗi đại chủng được hiển thị như là một nền tảng để phát sinh tuệ quán "duyên sinh, vô thường, vô ngã" cùng các đức tính nhẫn, niệm và xả tương ưng với thiện.


3. Trở lại phân tích các khía cạnh của Bốn chân lý, liên hệ năm thủ uẩn: Các sở tạo sắc - mắt tai mũi lưỡi thân ý - phải lành mạnh, có sự xúc chạm với ngoại pháp đối tượng của chúng, và ngoại pháp phải ở trong tầm, thì thức phần tương ứng - cái biết của mắt, tai... - mới xuất hiện. Những pháp do duyên khởi ấy chính là năm thủ uẩn. Thế tôn đã dạy: "Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được Pháp; ai thấy được Pháp, người ấy thấy lý duyên khởi." Sự tham đắm năm thủ uẩn là Khổ tập; sự nhiếp phục, từ bỏ dục tham là Khổ diệt.


III. CHÚ GIẢI 


Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng
: Luận giải "niệm Phật" là nhớ lời Phật dạy về ví dụ cái cưa trong kinh số 21; "niệm Pháp" là nhớ lời khuyên của Ngài trong ví dụ cái cưa; "niệm Tăng" là nhớ đến đức nhẫn cu/a vị tỳ kheo có thể kham nhẫn những sự nhục mạ không phẫn hận.

Xả tương ưng với thiện là xả do tuệ, tức thái độ không ưa không ghét trước những đối tượng đáng ưa ghét xuất hiện qua sáu cửa ngõ giác quan. Nói một cách tuyệt đối, xả này chỉ bậc A la hán mới có, vị tỳ kheo hữu học thì đang hướng về đức tính này.


Ai thấy Duyên khởi
... Không thấy chỗ nào khác trong tạng Pàli dẫn Phật dạy lời này. Luận chú thích: "Ai thấy lý duyên khởi thì thấy các pháp do duyên khởi; ai thấy các pháp do duyên khởi thì thấy được lý duyên khởi." Chú giải này tuy rõ hơn [ám chỉ năm thủ uẩn là pháp duyên khởi] song không bao hàm hết ý nghĩa sâu sắc của lời Phật dạy, theo đó có thể hiểu toàn thể của Pháp là Duyên khởi và toàn thể của Duyên khởi là Pháp.


IV. PHÁP SỐ 


Bốn chân lý - Bốn đại chúng - Năm thủ uẩn - Sáu căn - Sáu trần - Sáu thức. Tám khổ
.


V. KỆ TỤNG 


Trong tất cả dấu chân
Dấu chân voi lớn nhất
Cũng vậy tất cả thiện
Bốn chân lý gồm thâu.
Khổ đế nói vắn tắt
Chính l
à năm thủ uẩn
Sắc thọ tưởng h
ành thức
Làm nên thân và tâm.
Sắc là thân tứ đại:
Địa, thủy, hỏa, v
à phong
Trong ngoài đều biến chuyển
Để đi đến diệt vong.
Khi thấy r
õ bốn đại
"Không tôi, không của tôi"
Sinh yểm ly, từ bỏ
V
à xả được an trú.
Do căn trần tiếp xúc
B
èn có "thức" hiện sinh
Năm thủ uẩn duyên sinh
Là chân lý về Khổ
Muốn rõ biết nguồn cơn
Tham dục là nguyên nhân
Bỏ đam mê thủ uẩn
Khổ diệt, chứng niết bàn.

-ooOoo-

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 29-30

THÍ DỤ LÕI CÂY
(đại kinh và tiểu kinh)


I. TOÁT YẾU 


Mahàsàropama, cùlasàropama Sutta - the greater and shorter discourse on the simile of the heartwood
.


These two discourses emphasize that the proper goal of the holy life is the unshakable deliverance of the mind, to which all other benefits are subsidiary.


Cả hai kinh này nhấn mạnh rằng mục đích chính của đời sống phạm hạnh là tâm giải thoát bất động, đối với mục đích này thì tất cả những lợi lạc khác chỉ là cặn bã.


II. TÓM TẮT 


Hai bản kinh cùng có nội dung như sau. Người ta có thể vì thấy khổ sinh tử nên phát tâm xuất gia tìm cách chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này, như người vào rừng tìm lõi cây. Nhưng có người, sau khi xuất gia, vì danh dự lợi dưỡng và sự tôn kính của người đời, đâm ra tự mãn, tham đắm, tự cho đã đạt mục đích. Người này ví như kẻ thay vì tìm lõi cây, lại đem về cành lá.


Có người xuất gia dù được danh dự lợi dưỡng cung kính cũng không phóng dật, sống có giới hạnh. Do thành tựu giới đức, vị ấy khen mình chê người, trở nên phóng dật: như người tìm lõi cây mà chỉ đem về vỏ ngoài.


Hạng thứ ba là người sau khi thành tựu giới, tập thiền định, do thành tựu thiền định, đâm ra tự mãn, khen mình chê người, trở nên phóng dật. Vị này giống như người đi rừng cốt lấy lõi cây nhưng chỉ đem về vỏ trong.


Hạng thứ tư không vì thành tựu thiền định mà phóng dật, nên có được tri kiến, và do tri kiến nên khen mình chê người: hạng này như người đi rừng chỉ đem về giác cây.


Hạng thứ năm nhờ có tri kiến nhưng không phóng dật, mà thành tựu giải thoát tạm thời và giải thoát vĩnh viễn. Tâm giải thoát bất động này chính là lõi cây, là mục tiêu của đời sống phạm hạnh.


III. CHÚ GIẢI 


Tri kiến
 theo Luận giải là thiên nhãn, khả năng thấy được những sắc vi tế mà mắt thường không thể trông thấy.


"Thành tựu thiền định" là điều kiện để đạt tri kiến; tri kiến là căn bản để đắc 4 thiền 4 định và chứng diệt thọ tưởng -- gọi là thời giải thoát, và lậu tận, gọi là phi thời giải thoát.


Thời giải thoát, samayavimokkha
: Giải thoát tạm thời, là bốn thiền, bốn định vô sắc và diệtđịnh.


Phi thời giải thoát, asamayavimokkha
, là bốn đạo bốn quả và niết bàn.


Tâm giải thoát bất động
 là quả vị A la hán. Như vậy, "phi thời giải thoát" có nghĩa rộng hơn là tâm "giải thoát bất động", được xem là mục đích duy nhất của đời sống phạm hạnh.


IV. PHÁP SỐ 


Bốn thiền, Bốn định
.


V. KỆ TỤNG 


Nhân Đề bà đạt đa
Bỏ tăng đo
àn của Phật
Lập riêng chúng xuất gia
Thế tôn dạy đại chúng:
Kẻ từ bỏ gia đ
ình
Muốn thoát khổ sinh tử
Như người tìm lõi cây
Khó đạt mục đích mình.
Hoặc tự mãn lợi danh
Mà trở thành phóng dật
Như lá cành vụn vặt
Lầm tưởng là lõi cây.
Hoặc khi thành tựu Giới
Tự xem không ai bằng
Như kẻ kiếm lõi cây
Chỉ đem về lớp vỏ.
Có người tiến tu l
ên
Khiến tâm được định tĩnh
Lại khen mình chê người
Không đạt được cốt lõi.
Có người nhờ định tâm
Đạt 
tri kiến sáng suốt
Hoan hỷ sinh kiêu căng
L
õi cây chưa tìm được.
Không tự m
ãn tri kiến
Chứng bốn thiền, bốn không
Đạt tạm thời giải thoát
Vị ấy c
òn mất mát.
Không tham đắm tri kiến
Tâm giải thoát bất động
Đây chính thực l
õi cây
Mục đích phạm hạnh này.

-ooOoo-