Chứng Đạo Ca (35-64)

Thứ Sáu, 03 Tháng Năm 20191:54 CH(Xem: 4056)
Chứng Đạo Ca (35-64)
Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác đã xuất hiện vào thời điểm rực rỡ của văn học thịnh Đường nên nó mang trong tự thân đặc tính văn hoá của thời ấy. Nhưng cao hơn thế, vì đây là ca từ của một thiền sư đạt Đạo viết ra nên nó chuyên chở được hơi thở nồng nàn của bậc chứng ngộ.

Huyền Giác đã viết khúc hát này theo thể nhạc phú, dài trên một ngàn tám trăm chữ, chia thành năm mươi sáu đoạn. Đây là một “Trường Thiên Ca” thất ngôn triết lý độc nhất của văn học sử Trung Quốc.

Ngoài đặc tính ca từ diễm ảo tài hoa , Chứng Đạo Ca còn có nội hàm sau lắng chất thiền, ngọt ngào hơi thở của văn học Phật Giáo Đại Thừa. Vì vậy, khúc hát này đã đi vào cõi thơ bát ngát như đại dương, và chơi vơi như trời thẳm . Người học có thể trượt trên ngôn ngữ diệu kỳ hoặc thể hội diệu lý để liễu đạt tự tâm, đột nhập và cảnh giới Như Lai, an nhiên bất động tùy căn cơ của từng thân phận con người. Tuy nhiên, cho dù tâm thức ở cấp độ nào, cũng đều hít thở được không gian tươi mát, sáng trong của trời xanh lồng lộng.

Thích Phước Tịnh
12/04/2002