- Phần Giới Thiệu
- Chương Thứ Nhất - Đề Mục Kinh
- Nhân Duyên Và Thời Điểm Phật Nói Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- PHẦN CHÁNH TÔNG
- Chương Thứ Hai - BẢY ĐOẠN PHẬT HỎI VỀ TÂM
- Chương Thứ Ba - Chỉ Rõ Tánh Thấy
- Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Nhất
- Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Hai
- Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Ba
- A Nan Đã Hiểu Được Chơn Tâm Nhưng Chưa Dám Nhận
- Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Tư & Năm
- Chương Thú Tư - A Nan Nghi “Chơn Tâm” Đồng Với Thuyết “Tự Nhiên” Của Ngoại Đạo
- Sau khi thành đạo, lần đầu tiên ở vườn Lộc Uyển, Như Lai có dạy cho năm anh em tỳ kheo A Nhã Kiều Trần Như rằng tất cả chúng sinh không thành Vô Thượng Bồ-đề mà chỉ thành A la hán, do vì phiền não khách trần làm mê hoặc. Lúc đó các ông nhân đâu mà được khai ngộ, thành tựu quả vị thánh? Ông Kiều Trần Như đứng dậy thưa :
- Bạch Thế Tôn! Nay hàng trưởng lão trong hàng đại chúng, chỉ riêng con được danh hiệu là Giải nghĩa là Hiểu. Nhờ ngộ được hai chữ khách trần mà thành tựu quả vị. Khách là người đi đường, khi cần họ vào quán trọ thuê phòng hoặc ở, hoặc ngủ, hoặc ăn. Ăn ngủ xong xếp hành lý lên đường, không ở luôn được. Còn người chủ thì vĩnh viễn không phải đi đâu nữa. Từ suy nghĩ đó, con hiểu rằng : Khách có đến, có đi; còn chủ thì ở luôn không đi đâu hết.
Về nghĩa chữ trần, thì lúc mặt trời mới lên, ánh sáng xuyên vào các kẽ hở, lỗ thủng của mái nhà. Nhìn theo làn ánh sáng trong khoảng hư không yên lặng ấy, con thấy vô số bụi trần li ti loạn động, cuồn cuộn tung bay; còn hư không thì đứng lặng. Thế nên con suy nghĩ, trong lặng gọi là hư không còn lay động là trần.
Nếu người Phật tử chịu tư duy quán chiếu tức là có thiền định thì sẽ hiểu rằng tại sao trong đại chúng rộng lớn mà Phật lại dùng pháp môn khách trần của ông Kiều Trần Như. Đức Phật đã dạy quá rõ ràng rằng cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái biết, cái xúc hay nói một cách tổng quát là những tác dụng nhận thức của sáu giác quan không phải là chơn tâm, nhưng chúng cũng không rời ngoài chơn tâm mà có. Chơn tâm thì thường hằng bất biến, lúc nào cũng có cũng như chủ khách sạn. Ngược lại vọng thức thì có đến có đi giống như khách vào quán trọ. Tiền trần luôn luôn thay đổi lúc có lúc không thì sự hồi tưởng lại cái tướng của tiền trần (thọ uẩn) cũng sinh sinh diệt diệt.
Vì vậy Đức Phật gọi sự hồi tưởng bóng dáng tiền trần vào trong ký ức phân biệt chỉ là vọng tâm, là những phiền não khách trần. Vì là khách cho nên có đến có đi và vì là trần nên không có giây phút nào yên lặng. Trong sự loạn động quay cuồng của trần, còn có hư không yên lặng không hề lay chuyển. Do đó sự nhận thức của sáu giác quan luôn luôn thay đổi từng sát na, từng giây, từng phút, nhưng bên trong sự thay đổi sinh diệt đó, con người còn có một cái thường trụ, bất sinh bất diệt là sự thanh tịnh thường hằng bất biến mà được gọi là chơn tâm. Vì thế nếu ngộ thì trong vọng tâm con người sẽ tìm thấy chơn tâm thường trú.
Ngược lại nếu còn mê thì chỉ có toàn vọng tưởng, bóng dáng của tiền trần. Thí dụ như bây giờ mắt chúng ta nhìn ra ngoài đường, thấy xe chạy, cảnh giới náo nhiệt nên tâm duyên theo mà có sự phân biệt ý niệm. Vài phút sau, điện thoại reo và tai bắt đầu nghe biết bao câu chuyện nhân tình thế thái khác. Tâm lại duyên theo âm thanh mà khởi thêm ý niệm phân biệt. Cái tâm thấy biết được thay thế bởi cái tâm nghe điện thoại và như thế vọng tâm liên tục đến đi, đi đến trong tâm của chúng ta. Do đó nếu là chơn tâm thì lúc nào cũng vậy, không lên bổng xuống trầm, không bị sống chết đổi thay cũng như hư không yên lặng mặc cho bụi trần tha hồ loạn động. Vì thế không chạy theo tiền trần mà quay về sống với chơn tâm thì con người có được thanh tịnh Niết bàn. Ngược lại, quên bỏ chơn tâm chạy theo lục dục thất tình thì cuộc sống sẽ đeo mang hệ lụy phiền não khổ đau.
Phật bảo : Đúng vậy.
Khi ấy Như Lai ở trong đại chúng co năm ngón tay lại, co rồi lại mở, mở rồi lại co. Rồi hỏi A Nan :
- Nay ông thấy gì?
- Con thấy bàn tây Phật, nắm lại rồi mở ra. A Nan đáp. Đức Phật hỏi :
- Ông thấy tay tôi có nắm có mở hay cái thấy của ông có nắm có mở?
A Nan thưa :
- Tay Phật có nắm có mở, chớ cái thấy của con làm sao có nắm có mở được!
Phật lại hỏi :
- Cái nào động, cái nào tịnh?
A Nan thưa :
- Thưa, Bàn tay của Phật không yên, chớ cái thấy của con còn không có tịnh thì làm chi có động! Phật bảo : Đúng vậy.
Đây là lần đầu tiên Phật khen A Nan nói đúng. Mặc dầu ông A Nan chưa hoàn toàn ngộ về bản tâm, nhưng đây là những bước căn bản vững chắc đưa ông ta đến chỗ ngộ. Bấy giờ từ trong lòng bàn tay, Như Lai phóng đạo hào quang báu chiếu đến vai bên phải của A Nan, A Nan liền quay đầu qua bên phải để nhìn. Đức Phật lại phóng một hào quang khác qua vai trái, A Nan liền quay sang bên trái để nhìn. Đức Phật bảo A Nan :
Nay đầu ông tại sao lại lay động?
A Nan thưa :
- Con thấy hào quang của Phật phóng ra bên phải và bên trái của con. Đầu con lay động bởi ngó theo hào quang của Phật. Phật hỏi :
- Đầu ông lay động quay bên phải bên trái. Vậy cái đầu ông động mà cái thấy của ông có động chăng? Bạch Thế Tôn! Đầu con tự lay động, chớ cái thấy còn không biết ở chỗ nào, thì lấy gì mà lay động! Phật bảo : Đúng vậy.
Đức Phật dùng một thí dụ khác để trắc nghiệm về sự ngộ chơn tâm của A Nan. Nếu tánh thấy mà cố định, không dời đổi theo tiền trần thì cái tánh thấy này là chủ nhân ông, còn sự lay động của cái đầu chỉ là khách trần tức là vọng tưởng. Hai lần hỏi, A Nan nói đúng cả hai nên được Phật khen.
Bấy giờ, Phật bảo ông A Nan :
- Mọi người ai cũng có thể nhận biết : Không ở luôn là khách, chủ thì vĩnh viễn không đi đâu. Bụi trần thì lay động còn hư không tuyệt nhiên yên lặng. Có nắm có mở là tay, cái thấy thì không có nắm mở. Quay qua quay lại là đầu, tánh thấy thì không hề xoay chuyển.
Vậy mà các ông hiện nay lấy cái động làm thân, cái động làm tâm, lấy cái động là cảnh, bỏ mất đi tâm tánh chân thường, bất động, yên lặng nó thường ở luôn với mình. Hằng ngày làm những việc trái ngược, nhận vật làm thân, nhận vọng tưởng làm tâm, xoay vần trong đó nên bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Sau khi Phật gạn hỏi A Nan nhiều lần cái gì thấy, mắt thấy hay là tâm thấy? Tâm thấy cách nào hoặc là tâm ở đâu? Phật đã đặt ra bao nhiêu câu hỏi cho đến chỗ lý cùng trí tận để giúp A Nan và đại chúng tỏ bày được chơn tâm. Đức Phật đã nhắc lại rằng khách và trần đều là động, một ở bên ngoài và một ở bên trong. Ngoại trần là do gió nghiệp tạo thành nên luôn luân chuyển, biến đổi. Vì tâm duyên theo cảnh bên ngoài nên phát sinh ra muôn vàng ý niệm. Những ý niệm này là khách vì chúng luôn biến đổi, không bao giờ ở một nơi nào cố định, vừa thấy đó đã biến mất. Vì thế nếu chúng sinh không sống với bản tâm thanh tịnh, với chơn tâm thường trú mà chạy theo khách trần động niệm làm cho tâm sinh ra thương yêu, giận hờn, đố kỵ, ghen ghét, tham muốn rồi tự gây ra bao nhiêu nghiệp chướng để phải chịu trôi nổi trong sinh tử luân hồi.
A Nan Cầu Phật Chỉ Dạy ở Nơi Thân Này cái Nào “Chơn”, Cái Nào “Vọng”
Khi ấy A Nan và đại chúng nghe Phật chỉ dạy, thân tâm thư thái, nghĩ mình từ vô thỉ đến nay quên mất bản tâm, nhận lầm sự phân biệt bong dáng duyên trần phân biệt làm tâm. Ngày nay được Phật khai ngộ, như trẻ thơ khát sữa bỗng gặp được mẹ hiền, đồng chắp tay lễ Phật, cầu xin chỉ cho chỗ chân vọng hư thực và phát minh tánh sinh diệt cùng không sinh diệt nơi thân tâm. Bấy giờ vua Ba Tư Nặc đứng dậy thưa :
- Bạch Thế Tôn! Xưa khi chưa được Đức Phật chỉ dạy, con gặp bọn ngoại đạo Ca Chiên Diên (chấp các pháp cũng có cũng không), Tỳ La Chi Tử (chấp mãn kiếp tự nhiên đắc đạo) đều nói rằng: Thân này chết rồi là mất hẳn, gọi đó là Niết bàn. Nay tuy được gặp Phật, nghe pháp, nhưng con vẫn còn hồ nghi. Làm sao để phát huy thực chứng tánh không sanh không diệt nơi tâm này? Hiện nay hàng hữu lậu trong đại chúng đều mong được nghe điều ấy.
Ông A Nan nghe Phật khai thị về khách trần ở đoạn trên để nói rõ thân cảnh động thì cũng là bất động, hay có sinh diệt cũng có nghĩa là không sinh diệt. Tuy đã lãnh hội nhưng ông A Nan vẫn còn nhận tâm phân biệt duyên trần (tâm phan duyên) làm chơn tâm nên chưa thấy được thể tánh bất sinh bất diệt. Vì thế ông cùng đại chúng ước mong đức Thế Tôn lúc bấy giờ chỉ bày thế nào là chân thật? thế nào là hư vọng? thế nào là sinh diệt? và cái gì là không sinh diệt? khiến cho hai thể “chân vọng” được thấu hiểu rõ ràng. Một lần nữa tâm nguyện của A Nan vẫn còn lờ mờ chưa sáng tỏ. Vì thế mà vua Ba-tư-nặc nhân đó mà thỉnh thị.
Trước khi gặp Đức Phật, vua Ba-tư-nặc tôn sùng ngoại đạo Ca-chiên-diên mà vị giáo chủ tên là Ca-la-cưu-đà. Giáo phái này chủ trương con người khi chết thì mất hết và sự mất hẳn này chính là Niết bàn. Họ nghĩ rằng :”Tu nhơn đức già đời cũng chết, hung hăng bạo ngược tận số cũng chẳng còn”. Vì tin tưởng như thế mà luật nhân quả luân hồi đối với họ không còn ý nghĩa nên họ mặc tình làm điều tội lỗi. Đây là tư tưởng “đoạn kiến” vậy. Ngoài ra nhà vua còn nghe theo phái ngoại đạo khác tên là San-xà-dạ-tỳ-la-chi-tử. Phái này chấp các pháp là tự nhiên có nghĩa người chết sẽ sanh ra người, thánh nhân chết sẽ trở lại làm thành nhân, có tu hay không tu cũng như nhau. Họ không sợ tội ác nên chẳng cần làm thiện. Đây là tư tưởng “thường kiến”.
Đối với tư tưởng đoạn kiến tức là chết rồi mất hẳn được phổ biến rất nhiều nơi ngoài Ần độ. Họ quan niệm rằng khi người chết rồi thì khí trong bay lên trời, khí đục thì quay về đất, còn tánh linh thì trở về với hư không. Đây là tà kiến đoạn diệt bởi vì nếu tánh linh thật sự trở về với hư không thì làm sao có nhân quả? Mà nhân quả là chân lý khách quan của nhân sinh vũ trụ chớ đâu chỉ riêng cho Phật giáo. Vào thế kỷ thứ 18, thi hào Tố Như viết như sau:
“…Rằng: Những đấng tài hoa
Thác là thể phách, còn là tinh anh”
Phách là thân tứ đại thì mất, tan rã. Cái duy nhất còn lại của con người mà thi hào Tố Như gọi là tinh anh thì có thể hiểu là cái linh hồn, thần thức, giác linh hay linh tri…Nhưng sau khi chết thì cái đó sẽ ở đâu và sẽ đi về đâu? Con người từ vô thỉ đến nay đã tác tạo biết bao nghiệp, thiện cũng có mà ác cũng nhiều. Khi một ý tưởng, một lời nói hay một hành động vừa thực hiện thì đã được giữ lại trong Tạng thức (A lại da thức) của con người. Vì thế tất cả những chủng tử trong A lại da thức này sẽ được chuyển qua đời sau và nó sẽ là kết quả của tất cả những khổ vui của chúng sinh trong đời kế tiếp.
Tuy gặp Phật nhưng vua Ba-tư-nặc vẫn còn chấp theo tập quán cũ, chỉ biết sau khi chết rồi thì mất hẳn. Nay nghe được tánh không sanh không diệt của tâm mà vẫn còn hồ nghi cho nên mới thỉnh Phật chỉ dạy. Tuy kinh Lăng Nghiêm nói về chơn tâm, nhưng trong Duy Thức học cũng phân tích rõ ràng về cái tâm để chúng sinh tư duy quán chiếu.
Tâm pháp hay còn được gọi là tâm vương vì những món tâm này rất thù thắng, tự tại và tự chủ cũng như vị vua. Tâm vương gồm có tám món :
1) Nhãn thức : Cái biết của con mắt. Vì thức này nương theo sụ thấy biết của mắt mới khởi ra tác dụng sự phân biệt nên gọi là nhãn thức.
2) Nhĩ thức : Cái biết của lỗ tai. Vì thức này nương theo âm thanh mà tai nghe được mới khởi ra tác dụng phân biệt nên gọi là nhĩ thức.
3) Tỷ thức : Cái biết của mũi. Vì thức này dựa theo bát địa Bồ-tát của Đại thừa. Đến đây thì tàng thức chỉ chứa toàn các chủng tử vô lậu. Các hạt giống hữu lậu của phiền não, nghiệp báo luân hồi sinh tử không còn nữa và A lại da thức bây giờ chuyển thành “Vô cấu thức”. Vô cấu thức cũng còn cái tên khác là Yêm-ma-la thức, Bạch tịnh thức, Thanh tịnh thức, Chân như thức, Như Lai tạng thức hay thức thứ chín. Tuy có rất nhiều tên như thế nhưng chúng quy cũng chỉ có một ý nghĩa “thanh tịnh”.
Khi chúng sinh đạt đến quả vị A la hán hay bát địa Bồ-tát thì các chủng tử hữu lậu làm chướng ngại chân tâm sẽ bị hủy diệt, nhưng thật ra vẫn còn những chủng tử hữu lậu vi tế nằm tiềm ẩn trong thức thứ tám này. Chỉ khi nào các vị A la hán hay bát địa Bồ-tát tiếp tục tiến tu pháp tối thắng vô phân biệt trí, được gọi là Thắng Pháp Không Quán, để vượt qua khỏi bậc Bồ-tát Thập địa mà đến bậc Đẳng Giác và khởi Kim Cang Dụ Định mà đạt tới Phật quả thì thức thứ tám này mới xóa tan hoàn toàn tất cả các vô lậu thậm thâm vi tế và chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí. Khi đó các chủng tử vô lậu, cấu nhiễm đã hết, thức này chuyển thành trí thanh tịnh chiếu khắp mười phương các cõi nhiều như vi trần nên gọi là Đại Viên Cảnh Trí. Đây chính là cái thể thanh tịnh của Chơn Tâm cũng như mặt gương sáng chiếu soi tất cả vạn pháp một cách chân thật mà nhà Phật gọi là “như thị bất khả tư nghì”.
Chúng sinh vì có những nghiệp báo khác nhau nên khi đi thọ báo tái sinh họ sống trong những môi trường, những tin tưởng, những mục đích, những chọn lựa và những hành động khác nhau. Chính vì có sự khác biệt về sinh lý, tâm lý và vật lý mà Đức Thế Tôn phải tùy theo trình độ, căn cơ của mỗi hạng người mà phương tiện chỉ bày ra những pháp môn thích hợp ngỏ hầu giúp họ có thể hội nhập Phật tri kiến. Tuy con người căn nghiệp, tánh nết không đều cũng như tu có mau có chậm, nhưng khi giác ngộ được chân tánh thì đồng một thể chân như. Trong Truyền Tâm Pháp Yếu, tổ Hoàng Bá đã dạy rằng :
- Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Cũng giống như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như ánh sáng mặt trời chiếu khắp thiên hạ. Khi mặt trời lên thì chiếu sáng khắp nơi mà hư không chưa từng sáng. Đến lúc mặt trời lặn, u tối khắp nơi mà hư không cũng chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tánh của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy. Nếu quán Phật mà thấy cái tướng thanh tịnh, quang minh, giải thoát và nếu quán chúng sinh mà thấy cái tướng ô nhiễm, ám muội, sinh tử thì với kiến giải như thế, trải qua hằng hà vô số kiếp vẫn không chứng đạt được đạo quả Bồ-đề. Đó cũng vì còn chấp sắc tướng vậy. Tức tâm là Phật. Tâm đó là vô tâm nghĩa là biết xa rời mọi tướng để thấy biết rằng chúng sinh và Phật không hề khác nhau. Chỉ cần được vô tâm tức thì thành Đạo. Người học đạo nếu không có được cái vô tâm thì tu hành kiếp kiếp cũng không thành “Đạo” được. Tu hành có mau có chậm. Có kẻ mới nghe pháp liền được vô tâm. Có kẻ phải tu hành đến thập tín, thập trụ, thập trụ, thập hồi hướng mới được vô tâm. Lại có kẻ đến hàng thập địa mới được vô tâm. Tóm lại, dù mau dù chậm, hễ chúng sinh có được vô tâm là sẽ an trụ ở đó chứ chẳng còn gì để tu, để chứng nữa. Thật chẳng có gì sở đắc. Sự thật như vậy, quả không hư dối.
Sau cùng Chân Như tuyệt đối chỉ có đạt được bằng công năng tu trì và thiền quán nhằm loại bỏ các tập nhiễm từ thô đến tế có từ vô thỉ để đưa tâm thức trở về với tự tánh thanh tịnh bản nhiên tức là bản lai diện mục. Chỉ khi ấy chúng sinh mới nhận chân ra cái cảnh giới như thị, không thể nghĩ bàn mà chư Phật trong tam thế mười phương đã chứng đắc.