Phẩm Thứ Bảy: Bổn Vô

Thursday, 04 August 202210:25 AM(View: 776)
Phẩm Thứ Bảy: Bổn Vô

SỐ 226
KINH BÁT-NHÃ BA LA MẬT SAO
Hán dịch: Phù Tần, Thiên Trúc Sa môn Đàm-Ma-Ty và Trúc-Phật-Niệm
Dịch Hán ra Việt: Thích nữ Tâm Thường

(Ni viện Diệu Quang – Nha Trang)

 

Quyển thứ tư

Phẩm thứ bảy: Bổn vô 


T
u Bồ Đề bạch Phật:


– Kính bạch Thiên Trung Thiên, các pháp theo thứ tự của nó, đó là sự trình bày pháp không bị tổn giảm. Các pháp không có đầu mối và tướng của các pháp không chướng ngại, như “không pháp” là không sanh, các pháp có sanh không thể đạt được, đó là pháp sanh nên không thể đắc.


Các Thiên tử cõi Dục, cõi Phạm đồng bạch Phật:


– Tịch tịnh là đệ tử Phật. Nay tôn giả Tu Bồ Đề nói tất cả đều không.


Tu Bồ Đề bảo các Thiên tử:


– Vì đó là theo lời dạy của Như Lai.


Phật bảo Tu Bồ Đề:


– Làm thế nào để biết đó là lời dạy của Như Lai?


Tu Bồ Đề thưa:


– Như Lai vốn không, đó là theo lời dạy của Như Lai. Các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại thảy đều không.

Phật dạy:


– Người theo vốn không là theo lời dạy của Như Lai. Các pháp cũng vốn không. Như các pháp vốn không, Như Lai cũng vốn không. Tất cả vốn không, hoàn toàn vốn không. Đó là Tu Bồ Đề đã theo lời Như Lai dạy. Không khác với vốn không, đó là Như Lai dạy. Không khác, không có khác theo Như Lai dạy, đó là theo vốn không.


Vốn không, đó là Như Lai. Chỗ an trụ mà Tu Bồ Đề an trụ là theo lời dạy của Như Lai. Như Như Lai vốn không, không chướng ngại, các pháp cũng vốn không, không chướng ngại. Vậy nên Tu Bồ Đề là người vâng theo lời dạy của Như Lai, vì giống như Như Lai vốn không, nên đối với các pháp cũng vốn không, hoàn toàn vốn không, giống nhau không khác.


Ngã, cũng không tác giả. Vốn không, cũng không tác giả. Tất cả đều vốn không, lại cũng không vốn không, như vốn không, vốn không ngã, cũng như vậy. Tu Bồ Đề là người theo lời Như Lai dạy. Như Như Lai vốn không, không khác, không có khác. Thế nên các pháp cũng vốn không, không khác, không có khác. Đó là Như Lai vốn không, cũng không hư hoại, cũng không mục nát, không thể đắc. Vậy nên Tu Bồ Đề là người vâng theo lời dạy của Như Lai. Như Lai cùng các pháp đều vốn không, không khác, cũng không khác. Vốn không cũng không có khác. Vốn không, hoàn toàn là vốn không. Như Tu Bồ Đề  đã vâng theo, đã nhập không thể tính toán. Người cũng vô sở nhập, đó là theo lời dạy của Như Lai.


Như Lai đó là vốn không. Cũng không quá khứ, vị lai, hiện tại và các pháp đều là vốn không, nên cũng không quá khứ, vị lai, hiện tại. Như vậy nên Tu Bồ Đề là người vâng theo lời dạy của Như Lai. Do Như Lai vốn không, liền nói Như Lai dạy. Như Lai tức là vốn không, vị lai cũng vốn không, quá khứ cũng vốn không, hiện tại cũng vốn không. Do quá khứ vốn không, Như Lai dạy đó là vốn không. Do vị lai vốn không, Như Lai dạy đó là vốn không. Do hiện tại vốn không, Như Lai dạy đó là vốn không. Do như quá khứ, vị lai, hiện tại vốn không, nên Như Lai dạy đó là vốn không. Do như quá khứ, vị lai, hiện tại vốn không, Như Lai dạy đó là vốn không, chúng giống nhau không khác.


Như các pháp vốn không,vậy nên này Tu Bồ Đề, chúng giốngnhau không khác. Vì theo Như Lai dạy, chúng giống nhau không khác. Đó là vốn không của chơn Bồ tát đạt đến Vô thượng Bồ đề. Cũng đều vốn không giống nhau. Do như vốn không nên liền đắc tên Như Lai vốn không.


Đất liền chấn động sáu cách. Như Lai nhơn vốn không này màđược thành tựu. Thế nên Tu Bồ Đề là người vâng theo lời dạy của Như Lai.

Lại nữa Tu Bồ Đề! Vì không theo sắc, vì không theo thọ – tưởng – hành thức, cũng không theo Tu-đà-hoàn đạo, cũng không theo Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích Chi Phật đạo. Vậy nên Tu Bồ Đề là người vâng theo lời dạy của Như Lai.


Xá Lợi Phất bạch Phật:


– Kính bạch Thiên Trung Thiên! Bổn vô rất thậm thâm.


Phật dạy:


– Đúng như vậy! Bổn vô rất thậm thâm.


Khi thuyết về Bổn vô, ba trăm Tỳ kheo đều đắc A-la-hán, năm trăm Tỳ kheo ni đều đắc Tu-đà-hoàn đạo, năm trăm chư thiên và người đều đắc được Vô sanh pháp nhẫn, sáu chục Bồ tát đều đắc A-la-hán đạo.


Phật bảo Xá Lợi Phất:


– Hạng Bồ tát này đã từng cúng dường năm trăm đức Phật quá khứ, đã làm việc bố thí, giữ gìn tịnh giới, thành tựu nhẫn nhục, tinh tấn và đầy đủ thiền định. Bởi không đắc phương tiện quyền xảo của Trí độ nên tuy là đại Bồ tát có đạo ý thể nhập vào không, vô tướng, vô nguyện, vì xa lìa phương tiện quyền xảo, giữa đường đã cho là cứu cánh nên chứng đắc Thanh văn.


Này Xá Lợi Phất! Ví như có con chim lớn, thân của nó hoặc bốn ngàn dặm, hoặc tám ngàn dặm, một vạn hai ngàn dặm, một vạn sáu ngàn dặm,  hoặc ba vạn dặm, từ trên trời Đao Lợi muốn đi đến Diêm Phù Đề, nhưng con chim này vì không có cánh để bay, nó bèn từ trên trời Đao Lợi lộn nhào xuống đất. Thế nào, Xá Lợi Phất! Con chim này giữa đường muốn quay trở lại trên trời Đao Lợi có thể được không?


Xá Lợi Phất thưa:


– Kính bạch Thiên Trung Thiên, không thể được.


Phật dạy:


– Con chim này rơi đến cõi Diêm Phù, muốn thân nó không bị đau đớn, có thể được không?


Xá Lợi Phất thưa:


– Không thể được, kính bạch Thiên Trung Thiên! Con chim này rơi đến đất, thân nó không thể không bị đau đớn. Hoặc là nó sẽ chết, hoặc nó sẽ bị hôn mê cực độ. Vì sao? – Vì thân nó rất lớn mà lại không có cánh.


Phật dạy:


– Đúng như vậy, Xá Lợi Phất! Giả sử đại Bồ tát làm việc bố thí, hộ trì tịnh giới, thành tựu nhẫn nhục, việc làm tinh tấn, thiền định nghiêm túc, phát tâm rất lớn, trải qua kiếp số như cát sông Hằng, muốn độ tất cả thành Vô thượng Bồ đề, nhưng không có phương tiện quyền xảo của Trí tuệ độ nên giữa đường bị rơi trở lại địa vị Thanh văn Bích Chi Phật.


Như vậy, này Xá Lợi Phất! Đại Bồ tát đối với Phật quá khứ, hiện tại, vị lai vì không trì giới, thiền định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến huệ, mà trở lại phát sanh tưởng, đó là không giữ giới, thiền định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến tuệ của Như Lai. Vì không biết lời dạy của Như Lai nên không hiểu không biết, chỉ nghe trên lời nói mà tưởng như vậy. Như điều đã nghe, muốn trở thành Vô thượng Bồ đề, điều đó không thể nào đạt được, nên giữa đường chứng đắc địa vị Thanh văn, Bích Chi Phật đạo. Vì sao? – Vì như vậy là không đắc phương tiện quyền xảo của Trí độ.


Xá Lợi Phất bạch Phật:


– Con nhớ Phật có dạy: lìa phương tiện quyền xảo của Trí tuệ độ, không thể đạt đến Vô thượng Bồ đề. Đại Bồ tát nào muốn đắc Vô thượng Bồ đề nên sáng suốt học tập phương tiện quyền xảo của Trí tuệ độ.


Các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc đồng bạch Phật:


– Trí độ thật sâu xa, khó hiểu, khó rõ, bỗng nhiên không thể đắc được Vô thượng Chánh giác.


Phật bảo các Thiên tử:


– Đúng như vậy! Trí độ thậm thâm khó hiểu rõ, bỗng chốc không thể đắc Vô thượng Chánh giác.


Tu Bồ Đề bạch Phật:


– Kính bạch Thiên Trung Thiên! Trí độ khó hiểu rõ. Như con nghĩ: người có trí tuệ như vậy mới có thể đắc Vô thượng Chánh giác. Vì sao? – Vì cũng không ngay nơi đó có người đắc Chánh giác nên nói là “pháp không”, không tạo nên Chánh giác. Do pháp không, nên đối với pháp cũng không thể đắc, sẽ tạo nên Chánh giác, nên các pháp đều không. Ngay nơi các pháp không có sở hữu, đó là pháp ngữ. Không tạo nên Chánh giác nên gọi đó là pháp không. Không tạo nên Chánh giác, cũng không đắc Chánh giác. Người nghĩ tất cả pháp đều không, người học theo như vậy. Kính bạch Thiên Trung Thiên, bỗng chốc đắc Vô thượng Chánh giác, thành bậc Chánhgiác.


Xá Lợi Phất bảo Tu Bồ Đề:


– Như thầy đã nói, bỗng chốc đắc Vô thượng Chánh giác, điều đó thật là khó. Vì sao? – Vì “không”  không nghĩ rằng ta sẽ tạo nên Vô thượng Chánh giác, thành bậc Chánh giác. Pháp như vậy dễ đắc Chánh giác. Vì sao? – Vì các Bồ tát nhiều như cát sông Hằng, làm sao xoay trở lại?


Tu Bồ Đề thưa:


– Nên biết như vậy. Không vì bỗng nhiên, khó đắc Vô thượng Chánh giác.


Tu Bồ Đề hỏi Xá Lợi Phất:


– Vì trở lại sắc không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?


Đáp:


– Thưa không.


– Vì trở lại thọ, tưởng, hành, thức, không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?


Đáp:


– Thưa không.


– Có thể có sắc khác đắc pháp thì không trở thành  Vô thượng Chánh giác phải không?


Đáp:


– Thưa không.


– Có thể có thọ, tưởng, hành, thức khác đắc pháp thì không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?


Đáp:


– Thưa không.


– Sắc vốn không thì không  trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?


Đáp:


– Thưa không.


– Thọ, tưởng, hành, thức vốn không thì không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?


Đáp:


– Thưa không.


– Thế nào, Xá Lợi Phất! Có thể có sắc khác vốn không, đắc pháp đó thì  không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?


Đáp:


– Thưa không.


– Có thể có thọ, tưởng, hành, thức khác vốn không, đắc pháp đó thì trở lại không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?


Đáp:


– Thưa không.


– Thế nào, Xá Lợi Phất! Vốn không thì không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?


Đáp:


– Thưa không.


– Có thể có vốn không nào khác nữa, đắc pháp đó thì  không trở thành Vô thượng Chánh giác phải không?


Đáp:


– Thưa không.


– Giả sử ngay nơi pháp này không đắc, thì pháp nào bị thối chuyển trở thành Vô thượng Chánh giác?


Xá Lợi Phất bảo Tu Bồ Đề:


– Pháp như  thầy đã thuyết thì không có Bồ tát trở thành Bất thối chuyển.


Tu Bồ Đề thưa:


– Bồ tát là người có ba đức. Đó là Như Lai dạy:


Là Phật hành hạnh Bồ tát không kể ba đức trên. Như Tu Bồ Đề đã nói.


Phần Nậu Văn Đà Ni Phất thưa ngài Xá Lợi Phất:


– Thầy Tu Bồ Đề thuyết Nhứt đạo nhưng phải hỏi việc đó.


Ngài Xá Lợi Phất bảo Tu Bồ Đề:


– Thưa ngài Tu Bồ Đề, muốn hỏi điều ngài thuyết về Nhứt đạo và hỏi về việc Phật hành Bồ tát.


Tu Bồ Đề thưa:


– Thế nào, ngài Xá Lợi Phất! Ngay trong vốn không có thể thấy hai đạo, đó là Thanh văn đạo và Bích Chi Phật đạo không?


Phật bảo Xá Lợi Phất:


– Trong vốn không không thấy được hai việc ấy.


Tu Bồ Đề thưa:


– Thế nào, ngài Xá Lợi Phất! Vốn không là một phải không? Cho nên nói đắc. Nếu đại Bồ tát nào nghe vốn không, không giải đãi, thì đại Bồ tát này đã thành tựu Bồ tát.


Phật dạy:


– Lành thay! Lành thay! Tu Bồ Đề! Giống như thầy đã thuyết không khác, là chỗ oai thần chư Phật đạt đến. Đây là đại Bồ tát vốn không, không có khác.
Nếu Bồ tát nào không giải đãi thì biết đã thành tựu Bồ tát.


Xá Lợi Phất bạch Phật:


– Sao gọi là Bồ tát?


Phật dạy Xá Lợi Phất:


– Chính là người thành tựu Vô thượng Chánh giác vậy.


Tu Bồ Đề bạch Phật:


– Sao gọi là Đại Bồ tát muốn thành tựu? Trụ ở chỗ nào?


Phật dạy:


– Thấy tất cả mọi người đó bình đẳng không khác. Không có ý làm hại, lòng từ thương xóùt mọi người như đối với chính mình không khác. Tâm người đó nhu hòa thương xót, không giận hờn, không chướng ngại, không nhiễu loạn, xem mọi người như cha mẹ mình không khác. Đó là chỗ trụ của tâm Bồ tát. Nên học như vậy.