Kinh Biến Chiếu Bát Nhã Ba La Mật

Thursday, 04 August 202210:50 AM(View: 902)
Kinh Biến Chiếu Bát Nhã Ba La Mật

SỐ 242

KINH PHẬT THUYẾT BIẾN CHIẾU BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Thi Hộ
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh



Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Thế Tôn được trí Kim cang Tam-muội của tất cả Như Lai, được các mão báu tối thượng đầy đủ của tất cả Như Lai, được trí Kim cang tương ứng với đại tự tại của tất cả Như Lai, nhận được trí ấn của tất cả Như Lai quán đảnh trong ba cõi, cho đến viên mãn tất cả những điều mong muốn của chúng sinh bằng tất cả trí tuệ bình đẳng sáng suốt biến hóa. Đại Tỳ-lô-giá-na này thường trụ trong ba đời, bình đẳng với ba nghiệp thân, ngữ, ý Kim cang của tất cả Như Lai, được tất cả Như Lai khen ngợi.


Bấy giờ, Thế Tôn an trụ nơi cung trời Tha hóa tự tại ở cõi Dục. Cung trời này được trang trí bằng các ngọc báu ma-ni màu sắc vi diệu, các châu báu anh lạc, các cờ lọng báu, treo các linh báu, đầy đủ các thứ như vậy. Có các Đại Bồ-tát tên là Bồ-tát Kim Cang Thủ, Bồ-tát Quán Tự Tại, Bồ-tát Hư Không Tạng, Bồ-tát Kim Cang Quyền, Bồ-tát Đồng Tâm Chuyển Pháp Luân, Bồ-tát Nga Nga Nẵng Hiến Nhạ, Bồ-tát Phá Nhất Thiết Ma Vương, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. Sáu mươi tám ức các Đại Bồ-tát như vậy đều cung kính vây quanh nghe Phật thuyết pháp, đầu, giữa, cuối đều thiện, nghĩa lý sâu xa ngôn từ khéo léo, thuần nhất không xen tạp, đầy đủ rõ ràng. Phật giải thuyết tất cả các pháp môn thanh tịnh của Bồ-tát rằng:


“Các hữu tình nào đối với dục mà thanh tịnh là Bồ-tát, lưới ái thanh tịnh là Bồ-tát, tất cả hành thanh tịnh là Bồ-tát, thấy tánh thanh tịnh là Bồ-tát, ái lạc thanh tịnh là Bồ -tát, tham thanh tịnh là 
Bồ-tát, sân thanh tịnh là Bồ-tát, si thanh tịnh là Bồ-tát, tạng thanh tịnh là Bồ-tát, văn tự thanh tịnh là Bồ-tát, ý lạc thanh tịnh là Bồ-tát, quán thanh tịnh là Bồ-tát, thân thanh tịnh là Bồ-tát, ngữ thanh tịnh là Bồtát, ý tịnh là Bồ-tát, sắc thanh tịnh là Bồ-tát, thanh thanh tịnh là Bồtát, hương thanh tịnh là Bồ-tát, vị thanh tịnh là Bồ-tát, xúc thanh tịnh là Bồ-tát. Ý ông nghĩ sao? Tất cả pháp tự tánh rỗng không, tự tánh thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật tự tánh cũng là không, tự tánh thanh tịnh.”