- 50 Bài Tụng Duy Biểu
- Chương 1 - Thứ Thứ Tâm (Tàng Thức)
- Bài Tụng 01-05
- Bài Tụng 06-10
- Bài Tụng 11-15
- Chương 2 - Thức thứ bảy (Mạt-na thức)
- Bài Tụng 16-22
- Chương 03: Thức thứ sáu (Ý thức)
- Bài Tụng 23-27
- Chương 04: Năm thức cảm giác
- Bài Tụng 28-30
- Chương 05: Bản chất của thực tại
- Bài Tụng 31-35
- Bài Tụng 36-40
- Chương 06: Con đường tu tập
- Bài Tụng 41-45
- Bài Tụng 46-50
Trong năm bài tụng từ bài 23 tới 27, chúng ta sẽ học về các tính chất và đặc điểm của thức thứ sáu hay Ý thức (manovijñāna).
Như chúng ta đã biết, Mạt-na là căn của Ý thức. Trong bản chất, Mạt-na có các nhận thức sai lạc (là tư lượng) nên nhiều nhận thức của Ý thức cũng sai lạc. Vì Mạt-na bị ngăn che, mê mờ (hữu phú), ý thức của ta cũng thường bị che phủ bởi các vọng tưởng. Khác với Mạt-na, Ý thức có thể có những nhận thức khác: nhận thức trực tiếp (hiện lượng) hay có suy luận (tỷ lượng). Khi thức thứ sáu có thể nhận thức sự vật một cách trực tiếp, ta có thể tiếp xúc với chân như.
Phương pháp huấn luyện ý thức của ta để nó có các nhận thức trực tiếp là thực tập chánh niệm. Đây là đóng góp đáng kể nhất của ý thức. Khi chúng ta tỉnh thức, khi chúng ta có ý thức về mọi hành động, lời nói và tư tưởng của ta, thì ta có thể hành động, nói năng và tư duy theo hướng thiện lành, không đi về hướng bất thiện.Với năng lượng chánh niệm trong ý thức, chúng ta có thể tránh không tưới tẩm các hạt giống giận hờn, tham lam và ngu si trong tàng thức, và chúng ta cũng có thể nuôi dưỡng được những hạt giống của an vui, hạnh phúc. Vì vậy, thực tập để ý thức luôn có chánh niệm là chuyện rất quan trọng.