Lời Kệ của Thiền Sư Giác Hải

Monday, 25 February 20191:37 PM(View: 2772)
Lời Kệ của Thiền Sư Giác Hải

III.- Lời Kệ của Thiền Sư Giác-Hải


Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa lại được đề cập tới trong bài kệ của thiền sư Giác-hải (sống khoảng cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ thứ 12).

春來花蝶善知時,
花蝶應須共應期.
花蝶本來皆是幻,
莫須花蝶向心持.

Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
Hoa điệp ứng tu cộng ứng kỳ.
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.

Ngô Tất Tố đã dịch sang thơ Việt ngữ như sau:

Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,
Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ.
Nên biết bướm hoa đều huyền ảo,
Thây hoa mặc bướm, để lòng chi.

Người dịch thứ hai là Lê-mạnh-Thát:

Xuân đến bướm hoa khéo biết thì,
Cần nhau hoa bướm biết nhau khi.
Bướm hoa vốn thảy đều hư huyễn,
Chớ đem hoa bướm giữ lòng chi.

Sự sống chết của con người đối với vũ trụ không khác gì hoa và bướm đối với mùa xuân. Hoa cũng như bướm vốn quen biết thời gian nên khi mùa xuân tới hoa sẽ nở và bướm sẽ lượn bay đúng kỳ hạn. Tuy nhiên, cái mà chúng ta gọi là hoa, là bướm lại chỉ là huyễn ảo mà thôi, chứ không là thực, cho nên chúng ta không nên bận tâm đến chúng làm chi. Sự sống chết của con người cũng vậy. Còn nghiệp duyên thì con người còn sống; nếu hết, con người sẽ chết. Sự sống chết của con người vì thế cũng chỉ là cảnh huyễn ảo, đâu phải là thực tướng của vũ trụ! Vì vậy chúng ta cũng chẳng nên quá lo lắng, bận tâm về cái sống hay cái chết của mình nữa.

Nói tóm lại, ba bài kệ của các thiền sư Chân-không, Mãn-giác và Giác-hải mượn cảnh xuân để hướng dẫn mọi người tìm được con đường tự giải thoát những đau khổ của mình do sự lầm tưởng cảnh và thực cũng như sự tách biệt mình và vũ trụ gây ra. Con đường tự giải thoát đó là phải coi mọi sự vật chung quanh mình và chính thân xác mình là huyễn ảo, để khỏi quá bận tâm đến sự sống chết, đến thân xác hủy hoại của mình, đến trạng thái phù du của cuộc đời tạm bợ và ngắn ngủi của con người, mà cho rằng đời người cô đơn, cô lập, bé nhỏ để rồi sinh ra bi quan yếm thế; trái lại phải biết tham dự vào cuộc tuần hoàn của vũ trụ, biết hội nhập vào sự vĩnh cửu của trình tự thiên nhiên.

Chú Thích:

(1) Nguyễn-Đăng-Thục, Thiền Học Việt Nam, Lá Bối, Sài-gòn, 1967, Xuân Thu, Los Alamitos, California, in lại (không ghi năm in lại), tr. 325.

Send comment
Your Name
Your email address
Wednesday, 11 January 2023(View: 407)
Wednesday, 27 February 2019(View: 8837)
Thiên nhiên trong thơ Trần Nhân Tông đậm đà màu sắc đồng quê. Có khóm liễu xanh cùng tiếng chim hót: “Chim hót véo von liễu nở đầy – Thềm hoa chiều ảnh bóng ‘mây bay”
Wednesday, 27 February 2019(View: 7891)
Hồn thơ Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn hướng về Chân, Thiện, Mỹ, luôn hướng đến sự hoàn thiện và tự hoàn thiện.
Monday, 25 February 2019(View: 3422)
Những bài thơ xuân đầu tiên trong văn học Việt nam mà hiện nay vẫn còn tồn tại lại là những bài kệ xuân của ba thiền sư thời nhà Lý (1009 - 1225)...
Sunday, 24 February 2019(View: 3295)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ, biết rõ đường lối tu hành
Sunday, 24 February 2019(View: 3203)
Bồ-tát Di-lặc người Nam Ấn, sanh trong nhà Bà-la-môn, sau theo Phật Thích-ca xuất gia tu hành.
Sunday, 24 February 2019(View: 3378)
Tại sao gọi là Xuân Di Lặc? Lý do là ngày khánh đản của đức Phật Di Lặc đúng vào ngày mùng một Tết, ngài xuất hiện giữa mùa xuân của thế nhân với chân tướng:
Sunday, 24 February 2019(View: 3299)
Mùa xuân không sanh không diệt, nhưng vẫn có hoa tàn hoa nở, vẫn cho chúng sanh có sống có chết.
Sunday, 24 February 2019(View: 3261)
Mùa xuân không sanh không diệt, nhưng vẫn có hoa tàn hoa nở, vẫn cho chúng sanh có sống có chết.
CONTACT US